1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giai điệu ký ức (tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) [Bản sửa đổi]

Chủ đề trong '1980 - Hội Khỉ Sài Gòn' bởi VanLyDocHanhDienBaQuang, 18/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VanLyDocHanhDienBaQuang

    VanLyDocHanhDienBaQuang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2004
    Bài viết:
    455
    Đã được thích:
    0
    Giai điệu ký ức (tưởng nhớ cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn) [Bản sửa đổi]

    Đã lâu lắm rồi tôi không cắm hoa, đơn giản chỉ bởi vì lười. Không phải lười cắm hoa mà là lười dọn những bình hoa đã tàn. Cắm hoa bao giờ cũng cho mình một trạng thái tinh thần phấn chấn, nhưng khi dọn bình hoa trên bàn, tôi luôn có một cảm giác lười biếng và mệt mỏi, và ở trong một trạng thái rất thụ động bắt buộc phải dọn dẹp. Một ngày, tôi bỗng thấy mình nhẹ nhõm và rất yêu đời, tôi nảy ra ý tưởng cắm hoa đặt lên tất cả những mặt bàn, mặt tủ trong nhà. Tôi lôi hết từ trong tủ đủ loại bình và bắt đầu như thể từ lâu lắm rồi mình mới gặp lại một khuôn mặt cũ, có những tiếng reo vui òa vỡ, những khuôn mặt của thời mình bắt đầu chép vào cuốn sổ tay :

    ?oMưa tôi chả về bong bong vỡ đầy tay??
    Với ý tưởng muốn làm mới cho tâm hồn, muốn trang điểm một chút khuôn mặt của cuộc sống, tôi bỏ công đi tìm những chiếc lá trường sinh, dương xỉ, thủy trúc?, những cành cây khô, và mua rất nhiều hoa? Đắm chìm vào thế giới của sự tạo hình, tôi có thể nghiêng đầu ngắm tác phẩm của mình dần hình thành và tự cho nó một ý nghĩa, một chủ đề nào đó để đặt tên, tôi cũng có thể hát nho nhỏ một vài bài hát?
    Và bỗng dưng, tình cờ mở một ngăn tủ đựng những đồ vật cũ, tôi lượm được tận đáy ngăn, nơi cùng khuất nhất của một xó góc tôi tạm quên lãng đã nhiều mùa, một tấm hình. Tôi cầm tấm hình trên tay và nhìn nó, một dấu tích úa héo, đã chết, vô nghĩa lăn lóc rất xa ngoài vùng trí nhớ, có một thoáng hương kỉ niệm phảng phất bay lên, tất cả như một luồng điện? Diện tích trắng và trống trên tấm hình không chỉ là phiến rời của một thời đã mất, một phần đời đã có, đã đi qua, tấm hình thắp sáng dần trong tôi những xâu chuỗi liên tưởng và hồi tưởng tràn đầy về những vùng biển và vùng trời của quá khứ.
    Tôi thấy mình bắt đầu từ cái ngày tập tễnh cầm lấy cây đàn guitar. Cây đàn to đến nỗi tôi phải đặt nó nằm ngang. Ban đầu tôi đặt cây đàn trên chiếc bàn salon. Rồi đặt nó lên đùi. Trên cây đàn tôi đã đặt những mẩu giấy ghi rõ những nốt đô, rê, mi? Tôi bắt đầu từ bài hát có giai điệu ở cung la thứ. Cung la thứ là cung đơn giản nhất khi bắt đầu một bài tập, không có nốt thăng, nốt giáng. Bàn tay nho nhỏ của tôi có thể bấm và khảy được hết những nốt trong bài tập. Mười ba tuổi tôi già đi nhiều quá khi lọ mọ bấm từng nốt nhạc và hát theo :
    ?oMột ngày như mọi ngày, em trả lại đời tôi?
    hay
    ?Gọi nắng trên vai em gầy, đường xa áo bay??
    Sau đó tôi còn tập thêm những bài hát ở cung đô trưởng cũng không hề có nốt thăng hay nốt giáng :
    ?oChiều nay em ra phố về, thấy đời mình là những chuyến xe??
    Nhưng khó hơn cả là những ngón tay nhỏ và ngắn của tôi phải bấm nhiều nốt ở dây số năm :
    ?Chúa đã bỏ loài người, Phật đã bỏ loài người??
    Tôi nhịp bàn chân theo nhịp 3-4 khó hơn nhiều so với nhịp 4-4 của bài tập đầu tiên. Tôi ngồi lẩm bẩm một mình với những âm thanh khô và non nớt phát ra từ thùng đàn guitar gỗ. Đôi lúc tôi có cảm giác mình đã níu mạnh sợi dây đàn như chực đứt.
    Mười ba tuổi, những âm thanh phát ra trong thùng đàn có tiếng súng từ xa vọng về, hay tiếng đại bác thật to phát ra từ khu quân sự nằm sát cạnh trường học. Tôi thấy cả một đám bạn bè ôm chặt ***g ngực, có đứa bịt chặt tai, có đứa ngất xỉu. Cô giáo đứng trên bục ngừng giảng bài, đi về phía cuối lớp học ôm vào lòng đứa học trò đang xanh xám mặt mày visợ hãi. Thầy giáo các lớp bước hẳn ra ngoài hành lang với vẻ mặt hoang mang, lo lắng, có cô giáo đã bị ngất xỉu đang được dìu về phòng giáo vụ. Tiếng đại bác vẫn ình ình, sân trường im ắng, nhìn thấy được cả những chiếc lá vàng run rẩy trong sân, có bầy chim sẻ ngơ ngác, hoảng hốt bay loạn xạ từ những tàng hoa sứ tìm vội vàng một chỗ khuất trên mái ngói để ẩn náu? Tôi khẩy những nốt nhạc trơn tru đúng nhịp hơn và nghe rõ giai điệu buồn :
    ?Anh nằm xuống sau một lần đã đến đây, đã vui chơi trong cuộc đời này??
    Tiếng súng lẫn trong từng nốt nhạc vang ra trong thùng đàn năm tôi mười ba tuổi.
    Từ những âm thanh yếu ớt đầu tiên của từng nốt nhạc, tôi tiến dần đến hợp âm khi những ngón tay đã với gần hết bề rộng của cần đàn và dần ôm được cây đàn đúng tư thế. Tôi bắt đầu rải hợp âm hết sáu dây đàn với những ngón tay gần như đau rát từ cung la thứ, chuyển sang rê thứ rồi sang mi bảy? Mười ba tuổi tôi đã tự đệm đàn, hát nhưng hình như?T chẳng hiểu ý nghĩa của những bài mình hát :
    ?oHạt bụi nào hóa kiếp thân tôi??
    Để chuyển dần bài tập sang điệp khúc ở cung trưởng và từ đó tôi đi xa hơn tôi hát với những bài hát :
    ?oTrong cuộc bể dâu ôi trăm ngày phố xá cũng trôi theo, trong hội trần gian bao nhieu ngày yêu dấu cũng không còn? từng dòng nước mắt sẽ tiếc cho ngày vui??
    Mà không hề biết rằng tất cả những điều mình hát sẽ nghiệm đúng trong bất kì giai đoạn nào khi đã lớn.
    Tiếng súng vẫn vọng về từ xa trong đêm. Tiếng súng đại bác vẫn ình ình phát ra từ khu quân sự sát cạnh trường học. Một vài thầy giáo từ biệt học sinh để ra đi, một vài cô giáo chuyển trường vì không chịu nổi tiếng đại bác trong giờ học. Tôi bắt đầu những bài hát có giai điệu khó hơn với nhiều nốt thăng, nốt giáng :
    ?oĐừng bỏ tôi đi, hai mươi năm rồi, còn gì cho anh, còn gì cho em, không còn gì, còn lại chiến tranh?
    Thầy giáo dạy tôi môn hóa học là thầy Minh. Thầy Minh dạy chúng tôi hát những bài hát trong tập CA KHÚC DA VÀNG, tôi say sưa, mải miết với những bài hát có giai điệu rất khó đệm đàn và hát đối với tuổi mười ba của tôi :
    ?oNgười nằm co, như loài thú khi mùa đông về? Người nhìn mãi theo từng chuyến xe ngựa qua rồi, người nhìn dấu xe lăn đi, dấu lăn trên đời, ngựa xa rồi, người vẫn ngồi? Người còn đó nhưng trong tim máu tuôn ra ngoài nhuộm đất này, nhuộm đất hồng hạt mầm trót vay?
    Tôi được chọn vào ban văn nghệ nhà trường để hát đơn ca trong bài hợp ca của lớp tám đi dự thi ?oHội diễn văn nghệ các trường trung học trong tỉnh?. Tôi nhỏ nhất trong dàn đồng ca, đứng chính giữa, hàng trước bên dưới. Nhạc bắt đầu trỗi lên, rồi dừng lại khi tôi bước ra micro đặt ở phía trước, lĩnh xướng :
    ?oNơi đây tôi chờ, nơi kia anh chờ, trong căn nhà nhỏ, mẹ cũng ngồi chờ??

    Giọng tôi cao vút lên phá tan sự im lặng trên sân khấu :
    ?oAnh lính ngồi chờ trên đồi hoang vu, người tù ngồi chờ, bóng tối mịt mù...?
    Rồi các bạn hợp xướng theo với giai điệu hùng tráng và mạnh mẽ :
    ?oChờ mai này ta dậy trong tiếng hò reo, chờ cho lòng căm thù đến lúc chìm sâu, chờ hòa bình tới, chờ tiếng bom rơi? chờ ngày Việt Nam thống nhất chuyến xe qua ba miền?
    Bài hợp ca chiếm giải nhì, đem về cho trường lá cờ thêu màu vàng hình tam giác, và chúng tôi mỗi người được thầy giáo chiêu đãi một tô phở trong đêm hội diễn.
    Tôi lên lớp chín, lao vào học hành để lớp mười thi ban toán. Những đêm khuya học bài xong, tôi ôm cây đàn ra ngoài sân thượng bắt đầu hát những tình khúc có giai điệu mượt mà :
    ?Nắng có hồng bằng đôi môi em, mưa có buồn bằng đôi mắt em??
    Tôi bắt đầu có chút buồn man mác khi nhìn lá vàng rụng đầy sân trường, cảm nhận sự nhẹ nhõm của tâm hồn khi nhìn ánh nắng lung linh, nhảy nhót trên cành cây, mây trời pha màu nắng, những chiếc lá rộn ràng trên cành trong gió, hay thả rơi trong sân :
    ?oTrời ươm nắng, cho mây hồng, mây qua mau em nghiêng sầu??.
    Những tình khúc, với những lời thơ óng ả trong cung nhạc độc đáo ấy thấm dần vào tâm hồn đưa tôi lớn lên, như lời ru cho tuổi vừa lớn :
    ?oTrời xanh trong mắt em sầu, mây xuống vây quanh giọt sầu??
    Có những "lá thư tình? là những mẩu giấy nhỏ viết vội trong giờ học chuyền tay nhau một cách kín đáo trong giờ ra chơi. Ngồi trong lớp học thỉnh thoảng tôi cũng thả hồn một chút ra ngoài khung cửa sổ, náo nức khi nhìn cây phượng sắp trổ hoa, nắng lung linh, nắng trong trẻo làm tôi buột miệng hát nho nhỏ :
    ?Màu nắng hay là màu mắt em??
    Thầy giáo bước xuống đến bên cạnh từ lúc nào, cốc nhẹ lên đầu tôi, đặt lên bàn viên phấn :
     Lên bảng giải toán.
    Tôi giật mình, bối rối một chút, cầm viên phấn đi lên bảng, bên dưới có tiếng cười khúc khích của bạn bè?
    Tôi lên lớp mười, học được hết một học kì, đất nước hòa bình ngừng hẳn tiếng súng, chấm dứt hẳn tiếng đại bác, không còn khu quan sự sát cạnh trường học. Mùa hè năm đó tôi tham gia dạy xoá mù chữ cho một xã ở vùng nông thôn. Thời gian này tôi có ba người bạn trai là ?ođồng nghiệp?. Đức chỉ tôi đánh khúc nhạc dạo đầu cho cung mi thứ, Nhã chỉ cho tôi cách hát bè, Chiến chỉ cho tôi đánh lấy một nốt nhạc khi bấm cung rê trưởng. Tôi bắt đầu đệm và hát những bài tình ca có giai điệu mượt mà, với một chút buồn man mác :
    ?Ngày tháng nào, đã ra đi khi ta còn ngồi lại??
    hay
    ?oÔm lòng đêm, nhìn vầng trăng mới về??
    Đêm cắm trại cuối cùng để chia tay mùa hè, chấm dứt ba tháng hè ở vùng nông thôn, chúng tôi hát suốt đêm từ những ca khúc rộn ràng, vui tươi đến những giai điệu sâu lắng, và ôn lại cả một thời có tiếng đại bác ình ình trong khu quân sự cạnh trường học.
    Tôi lao vào học hành và nuôi dưỡng tâm hồn bằng những bài hát trong đêm khuya sau khi học bài xong với cây đàn guitar. Vào đại học, ở đây tôi gặp tình yêu đầu tiên, có đầy ắp những kỷ niệm đẹp của một thời, những đêm lửa trại, những buổi tối cùng nhau đàn hát trong ký túc xá. Tôi hát trên nông trường khi lao động, trên bãi tập vào mùa học quân sự.
    ?oChiều trên quê hương tôi có khi đầy một trời mưa bay, có nơi đây đồi thông nắng đầy, có trên sông bờ xa sương khói??
    Bốn năm rồi qua mau, tôi ở lại Sài Gòn thêm vài năm nữa, sống với bạn bè trên căn gác ban ngày nóng như một lò bánh mì của nhà người dì ruột. Hồi đó, chị họ tôi có một cái cassette âm thanh mono và chỉ có độc nhất một cuốn băng. Tôi lang thang tìm việc và học thêm? Buổi tối cả bọn kéo nhau về túm tụm trên căn gác nhỏ và nghe đến thuộc những tình khúc lãng mạn cuối cùng của thời chiến tranh.
    ?oMột đêm bước về căn gác nhỏ??
    hay
    ?oTôi như người lạc trong đô thị.??
    Từ căn gác này chúng tôi bắt đầu có những giọt nước mắt khóc cho một cuộc tình, có đứa khóc cho công việc làm, cho những điều đã vuột khỏi tầm tay.
    ?oTưởng rằng đã quên, cuộc tình sẽ yên??
    Thời gian này tôi không đủ cảm xúc để hát những tình khúc của thời mới tập tễnh học đàn, tôi đã thực sự bước vào đời và tập nhấm nháp dần những vị mặn đắng của cuộc đời. Một thời gian rất dài, tôi không hát và cũng không muốn nghe những giai điệu của tuổi mười ba ngày xưa nữa. Đơn giản thôi ! Tôi đã thật sự vào đời. Trong thời gian này, có lúc rảnh rỗi, để thoát khỏi sự bế tắc, tôi mua mực tàu, ngòi bút lá tre và giấy trắng, tôi chép đến bốn tập nhạc, mỗi tập cả trăm trang, đẹp như bản in mà sau này bạn bè cứ chuyền tay nhau, đến khi nó bắt đầu cũ, tôi mới thu hồi lại, bây giờ tôi giữ kín, không dám khoe với ai vì sợ bị ?ochôm?.
    Ngày quyết định về Nha Trang làm việc, tôi nhớ mình đã lang thang suốt một buổi chiều trên đường phố Lê Lợi chỉ để tìm mua một quyển sách và ghi vào trong đó dòng chữ : ?Giã từ Sài Gòn, thành phố của một thời tuổi trẻ?. Tôi có tám năm sống ở Sài Gòn với đủ những vui buồn lẫn lộn, tám năm đủ để tôi thấy Sài Gòn vừa rất gần, vừa rất xa và Sài Gòn bao giờ cũng là một ray rứt trong tôi : ở Nha Trang tôi lại nhớ Sài Gòn, vào Sài Gòn tôi lại thấy mình lạc lõng. Cứ như thế, nhiều năm trong cuộc đời, Sài Gòn quen thuộc đối với tôi từng đường đi lối về, những vẻ tráng lệ của Sài Gòn làm tôi luôn có cảm giác mình là dân tỉnh lẻ. Người ta nói được đi là một điều hạnh phúc, nhưng được trở về là điều hạnh phúc hơn. Đối với tôi cho đến bây giờ : Nha Trang ?" Sài Gòn luôn là hai điều hạnh phúc : được đi và được trở về. Nha Trang nơi tôi ở bao giờ cũng êm đềm, êm đềm đến mức có những buổi chiều chủ nhật tôi chợt nhớ đến Sài Gòn, lấy cây đàn trên vách, quét bụi bặm, nhện giăng, tôi hát :
    ?oNhớ Sài Gòn những chiều lộng gió, lá hát như mưa suốt con đường đi, có mặt đường vàng hoa như gấm, có không gian màu áo bay lên? Nhớ phố xưa quen biết tên bàn chân, nhớ đèn đường từng đêm thao thức??.
    Thời nào đó, tôi theo anh cùng ra quán ngồi, tôi và bạn bè lang thang tren phố suốt những chiều thứ bảy, mùa thi với những ngày chôn chân trong thư viện. Bạn bè ở bên kia bán cầu gửi thư về : ?Có những đêm không ngủ nhớ Sài Gòn đến nức lòng?. Tất cả những thành phố tôi đã đi qua, cho tôi nhớ lại và Sài Gòn luôn là những buổi chiều, tạm quên đi những bận bịu lo toan thường nhật, thả hồn lãng đãng một chút, tôi bấm cung mi thứ và hát :
    ?oEm còn nhớ hay em đã quên, nhớ Sài Gòn mưa rồi chợt nắng?
    Thời gian dần trôi. Tôi bắt đầu tập viết, chẳng mơ ước to tát gì, chỉ mong được giải tỏa và tô điểm thêm cho cuộc sống. Một ngày, đọc lại tất cả những truyện ngắn đã đăng trên báo, tôi giật mình sao thấy mình bị ảnh hưởng những giai điệu kí ức hơi nhiều. Tôi cho một nhân vật nam mỗi khi buồn thì hát :
    ?Hôm nay tôi nghe có con chim về gọi. Về giữa trời về hót giữa đời tôi. Hôm nay tôi nghe tôi cười như đứa bé mới lớn lên giữa đời sống kia?
    Nhân vật tôi mỗi buổi sáng đi làm thoa hai vòng thỏi son và hát nho nhỏ :
    ?Sau lưng ngày con gái, môi son đừng biếng lười?
    Một nhân vật nữ sống cuộc sống ở trọ, khi nhắm mắt lại là nỗi buồn
    ?oTrăm năm ở trọ nghìn năm, đêm tôi ở trọ chung quanh nỗi buồn??
    Sau này thỉnh thoảng có những lúc thật rảnh rỗi, vô tình tôi lơ đễnh lật lại một vài bài hát trong các tập nhạc mới in sau này và ngạc nhiên khi thấy có một vài giai điệu khác với ngày xưa, không biết có phải người nhạc sĩ đã sửa chữa lại để làm mới những dòng nhạc cũ, và phù hợp hơn với xu thế hiện đại, hay vì một lí do nào khác ?
    Tôi có một cuốn sổ, trong đó tôi cắt và dán tất cả những hình ảnh, bài báo về một nhạc sĩ. Bạn bè tôi thắc mắc :
     Sao không ra nhà sách mua một cuốn có đầy đủ tất cả, làm chi mất công vậy ?
    Tôi chỉ cười và nhủ thầm : tôi muốn tự làm cho mình một cuốn album, bằng tất cả tình yêu của tất cả người hâm mộ đối với người đã sáng tác ra những giai điệu nuôi tâm hồn tôi lớn lên.
    Ngôi nhà tràn ngập những bình hoa, trên bàn, trên tủ, trên kệ sách. Trong không gian yên tĩnh của buổi chiều, tôi bật máy vi tính, có hàng trăm bài hát nằm trong một đĩa nhạc nền của một nhạc sĩ mà tôi chưa bao giờ có thì giờ nghe hết. Những lời hát từ rất xa trở về, mơ mơ, hồ hồ, lãng đãng chiêm bao. Cuối cùng là như thế ! Tôi lục lại trong ngăn kéo kí ức một tấm hình cũ, tưởng tượng ngậm ngùi. Làm sao có thể nhớ hết được tất cả giai điệu của kí ức ? Tất cả đã chìm vào quá khứ, nhưng những giai điệu thì còn mãi, còn mãi đến muôn đời. Tôi đặt tên cho một bình hoa vàng rực rỡ, điểm xuyến một vài đóa hoa nhỏ màu hồng, màu trắng, có cành mai gầy guộc vươn lên, có lá trường sinh nằm bên dưới một chủ đề : khúc tưởng niệm.

    Xem Kiến thức ngày nay thấy bài này hay hay nen post len cho bà con xem.
  2. captain

    captain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2001
    Bài viết:
    2.746
    Đã được thích:
    0
    Bài dài mà chữ lại khó đọc, chẳng đọc được gì hết.
    Bắt đầu biết đến và nghe Trịnh là nhờ em, nhớ cái ngày anh ngồi đàn, em hát, rồi anh cũng ngêu ngao. Ngày đó xa quá rồi, anh và em giờ mỗi người một hướng. Nhưng cảm ơn em rất nhiều vì đã mang nhạc Trịnh đến anh. Tôi yêu nhạc Trịnh, yêu những nét sâu sắc trong từng khuông nhạc, trong từng ca từ của ông. Bây giờ tôi không còn nghe nhạc Trinh nhiều như ngày xưa nữa bởi nhạc Trịnh có gì làm tôi buồn và nhớ lại ngày xưa. Nhưng tôi vẫn bồi hồi cảm nhận những tinh tế khi thoáng nghe một chút nơi xa nét nhạc Trịnh Công Sơn.
    Vẳng đâu đây lời của Khánh Ly "Anh là hình, tôi là bóng.............."

  3. sunli

    sunli Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Oài ,bài dài quá Tèo ui , để hôm nào dũng cảm chút rùi đọc hen .
    Nhạc Trinh khó hiểu đến thế mà sao ai cũng thích , mình cũng vậy , nhưng chỉ một số bài thôi
  4. fallingsnow

    fallingsnow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0
    Hik cái bài này sao anh ko viết bình thường cho dễ đọc ah???? em cũng thích biết về nhạc Trịnh lắm vè lúc nào nghe nó cũng da diết muốn đọc bài của anh để hiểu hơn nhưng mà em nhìn được 2 dòng đầu mắt đã hoa hết cả lên rồi nên ko dám thử sức với mắt mình tiếp. Anh có thể sửa lại cái bài viết của anh để cho em và mọi người cùng dễ đọc hơn được không ah???
  5. venus_mars

    venus_mars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2003
    Bài viết:
    3.078
    Đã được thích:
    0
    mở topic này ra để tưởng nhớ TCS mà, cứ nhớ theo cách của mình là được đâu cần thiết là fải đọc hết bài mở đầu.
    Em thì biết đến nhạc Trịnh qua 1 người bạn từ năm ngoái, nhưng mà thực ra nghe tử tế thì năm nay mới nghe được, đợt vừa rồi làm ctrình thì chú ý hơn một chút.
    Bài đầu tiên của TCS mà em thấy ấn tượng là Ngẫu Nhiên, nó gợi 1 cảm zác zì đó kiểu như là chết chóc, nhưng mà vẫn thích. Rồi bài Xin Trả nợ người là bài thứ 2, nghe thấy não nề quá, kiểu như là bị thất tình, nhưng vẫn thích. (Văn kém chả bít viết cái zì nữa)
    Nhưng nói thế thôi, cả nhà cả cửa mượn được của đứa bạn cái đĩa mp3 gần 200 bài thì mới nghe được hơn một nửa, mà nghe rồi cũng ít nhớ được tên bài nào bài nào, chịp chịp.......

  6. fallingsnow

    fallingsnow Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    788
    Đã được thích:
    0

    Nhóc ah chị nghĩ trong topic này chúng ta không chỉ nhớ về TCS mà nếu có thể zúp chúng ta có thể hiểu hơn về nhạc Trịnh, rồi xuất xứ của mỗi bài hát, ý nghĩa của nó thì cũng hay đấy chứ...
    Thế nên bác nào có tí kiến thức nào về nhạc trịnh thì không biết có thể share nó với anh em được không ah???em chỉ biết nghe chứ chả hiểu zì về nhạc Trịnh lắm đâu ah..
  7. mEoHoAng_87

    mEoHoAng_87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    1.398
    Đã được thích:
    0
    Nghe nhạc Trịnh từ nhỏ,chắc thấm nhuần từ ba,hùi mèo còn nhỏ,bé xíu,chắc mới chập chững biết đi,ba cũng đã cho nghe những bài nhạc thời của ba,nghe riết thành thói quen,giờ kiu mèo nghe nhạc teen,mèo nghe hông lọt lỗ tai,mình có già quá hông ta???
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Tôi đến với nhạc Trịnh rất tự nhiên. Có lẽ từ từ hồi bé cơ. và tôi cảm thấy ghê sợ khi nghe nhạc Trịnh trong những đêm mất ngủ. Sau này, tôi lại vì một người khác mà mê nhạc Trịnh, mê chỉ xem tại sao em mê? Rồi tôi cũng sa vào cái sự "mê" ấy.
    nếu nói vì em mà tôi nghe Trịnh cũng có phần đúng đấy.
  9. mEoHoAng_87

    mEoHoAng_87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    1.398
    Đã được thích:
    0
    Một Cõi Đi Về
    (Tường thuật đám tang Trịnh Công Sơn)
    Mờ sáng, trời Sài Gòn rất đẹp, đẹp để tiễn đưa Sơn. Mà cả mấy ngày nay không mưa để hoa xếp hàng ngoài ngõ nhà Sơn không bị ướt và nẫu đi. Một rừng hoa hôm nay đã được đưa lên xe chuyển dến nghĩa trang nơi "Một người sẽ nằm xuống". Đội trật tự do mọi người tự tổ chức có sự hỗ trợ của lực lượng Công An không vất vả chút nào ở lễ măc niệm vì rừng người kéo đến rất đông, nhưng rất tự giác giữ trật tự. Ngôi nhà Sơn không rộng nhưng vẫn đủ chỗ cho mọi tấm lòng yêu mến, hâm mộ và tiếc thương.
    Tôi có mặt lúc 5h30, đã có nhiều người đến trước tôi để được cái may mắn vào thắp hương trước linh cữu Sơn. Mỗi người chỉ thắp một nén hương, nhưng riêng tôi xin phép thắp 3 nén vì trong đó có một nén cho Phan Đình Diệu ở Hà Nội. Một nén chung cho các Anh chị đã có yêu cầu tôi . Tôi xin lỗi chỉ thắp được có một nén thôi, vì nếu theo đúng yêu cầu của tất cả các anh chị thì bao nhiêu nén cho đủ, và làm sao đếm được tình cảm ? ( Sau đó thì phải tạm ngừng để các nhà sư thực hành những nghi lễ ).
    Đúng 6h10, nhạc sĩ Trần Long Ẩn, bạn của Sơn, một người trong nhóm "Những người bạn" mà Sơn là Anh Cả, phó Tổng thư ký Hội Nhạc sĩ thành phố đọc điếu văn.
    Vì tôi đã theo dõi hầu như tất cả những bài đã viết về Sơn trên báo và chưa thấy bài nào nói được điều mà mình nghĩ, nên nghe Trần Long Ẩn, tôi thấy cảm động và sau đó, tôi có đến bắt tay cám ơn Trần Long Ẩn. Tôi cám ơn vì nội dung có đánh giá Sơn là một nhạc sĩ THIÊN TÀI...và một vài điều khác.
    Ẩn có nói ngay với tôi "Em cảm động quá không kịp in ra để đưa cho Anh và cho các nhà báo, họ đòi dữ quá. Như thế cũng có nghĩa là tạm được !"
    Sau điếu văn và lời cám ơn của Hà, em Sơn thay mặt cho gia đình, các nhà sư bắt đầu tụng kinh siêu linh tịnh độ. Đúng 7 h00 thì động quan, rất chính xác về thời gian.
    Đi theo linh cữu, Trần Mạnh Tuấn cất lên tiếng kèn xác-xô-phôn bài "Cát Bụi", bên cạnh Tuấn tôi cố kìm để thả hồn mình theo tiếng kèn, nhưng nỗi nhớ Sơn khiến nước mắt giàn dụa, tai ù đi.
    Đến giữa chừng của ngõ nhà Sơn , Tuấn lại thổi bài "Một cõi đi về", tôi đưa chai nước cho Tuấn uống để lấy giọng, thì vừa ra đến đầu ngõ, Tuấn thổi một bài tiếp nữa. đường Phạm Ngọc Thạch (tức là đường Duy Tân cũ) như lặng đi, xe cộ dừng hết cả lại ( vì quá xúc động tôi không nhớ ra là bài gì nữa, chỉ biết đó là bài mình vẫn hát).
    Linh cữu Sơn được đưa lên xe tang. Các em Sơn ngồi bên cạnh. Xe đi một vòng, đưa Sơn qua đường Trần Quốc Thảo, nơi có trụ sở Hội Nhạc sĩ mà ngày ngày Sơn vẫn hay qua lại, sau đó đoàn xe đi về phía nghĩa trang Gò Dầu, nơi có mộ của mẹ Sơn.
    Một dòng sông xe máy, xe ô tô, xe đạp ... trôi từ từ trên đường điện Biên Phủ và tăng tốc dần. Có lẽ đáng nói nhất là đoàn xe máy, xe"của những người hâm mộ" những công chúng vô danh vĩ đại mà tôi cho là tuyệt vời nhất, họ thực sự chiếm lĩnh con đường đưa Sơn về chốn "xa xăm cuối trời" của Sơn, và dòng sông xe cứ thế trôi. Thật hạnh phúc biết bao cho một nghệ sĩ có được một công chúng hâm mộ như vậy.
    Nghĩa trang nơi có mộ mẹ Sơn là một nghĩa trang nhỏ, chưa bao giờ có một đám tang cỡ này cho nên đến đây thì có sự gay go. Phải có sức mạnh lực sĩ mới chen nỗi vào nghĩa trang vì những người hâm mộ và yêu mến Sơn đã đến từ trước, họ chiếm lĩnh trận địa, kể cả bà con lối xóm ở gần nghĩa trang cũng kéo đến chật cứng. Tôi đành phó mặc số phận mình cho sự đưa đẩy của dòng thác người, trước mắt thấy thấp thoáng chiếc khăn tang của Tịnh, em Sơn, người cao nhất, thế là biết rằng cuối cùng mình cũng sẽ trôi đến nơi cần thiết.
    Lễ hạ huyệt, trước lúc đó, Bửu Ý đọc lời tiễn biệt của Huế, nơi Sơn đã dành một phần lớn trái tim mình. Lời nhiều, nhưng ý ít nên tôi không kể vào đây. Cảm động nhất vẫn là điệu kèn xác-xô-phôn của Trần Mạnh Tuấn . Cả không gian như quánh đặc lại cùng với tiếng kèn của "lời thiên thu gọi". Tôi đã thực hiện yêu cầu của các anh chị là NÉM XUỐNG MỘ SƠN NHỮNG ĐÓA HỒNG TRẮNG, VÀ VÌ KHÔNG XIN ĐỦ HỒNG TRẮNG BAN TANG LỄ MANG THEO, TÔI NÉM XUỐNG NHỮNG BÔNG HOA HUỆ. ( thôi thì đành vậy, anh chị nào chọn bông hoa nào cho mình thì xin cứ tâm nguyện "Làm sao ta gặp, làm sao ta gặp được nhau"! )
    Điều tôi muốn kể là tiếng hát đồng ca của đám tang, hát theo tiếng kèn của Mạnh Tuấn thì chỉ khe khẽ trong tim, nhưng sau đó thì đám đông trầm lắng trong "Biển Nhớ", và nhất là trong "Nối vòng tay lớn". Nhưng bài hát cứ vậy kéo dài mãi, và cứ thế người ta nói với người nghệ sĩ yêu mến của mình "Sơn ơi, Anh đâu có chết, anh vẫn có mặt trên cõi đời này" . Bài "Hát cho một người nằm xuống" được ai đó cất lên và cả đám tang lặng đi trong những lời hòa đồng nối tiếp.
    Một thảm hoa hồng trắng và hồng nhạt trải trên mộ Sơn. Mấy cô gái tài hoa và tỉ mỉ chọn những cánh hồng nhung đỏ thắm kết thành chữ "ANH SƠN" trên thảm hồng trắng nhạt. Và rồi. người ta nhặt những nhánh hồng và huệ cắm chung quanh thảm hoa đắp trên mộ Sơn làm thành một vườn hoa hồng và huệ. Tôi không nghĩ đây là sự sắp đặt trước của ai đó. Mà đây là ngẫu hứng của những bạn bè, những người hâm mộ đã liên cảm được với tâm hồn nhà nghệ sĩ tài hoa đang mỉm cười dưới chiếc thảm hoa mà cuộc đời đang đắp cho Anh đấy thôi, thảm hoa nằm giữa một vườn hoa ? Tôi lãng mạn quá chăng? Nhưng có điều này thì hình như trái với điều mà Sơn cảnh báo: "đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng". Tôi sai chăng?
    Một anh bạn thân của tôi, anh Nguyễn Trọng Huấn nhặt một bài thơ trên giấy trắng đặt trên tấm thảm hoa đắp cho Sơn. Tác giả, một sinh viện đại học Khoa học Xã Hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh ngăn lại "Đừng chú ơi. Cháu muốn để đấy cho Anh Sơn đọc.Vì cháu viết cho anh ấy mà. Nếu chú thích thì cháu đọc cho chú chép vậy."
    Và đương nhiên là anh bạn tôi chép, và vừa rồi đã đọc qua điện thoại cho tôi vì biết tôi đang thông tin cho các bạn. Bài thơ như sau:
    KÍNH VIẾNG ANH SƠN
    Bao năm giữa chốn vô thường
    Người đi bỏ lại con đường vô vi
    Một đời hát khúc tình si
    Một ngày gió bụi cuốn đi phong trần
    Cát bụi kia, cũng một lần
    Phôi pha để trả nợ nần thế gian
    Cuộc đời rồi cũng sang ngang
    Một đời rồi cũng lỡ làng một phen.
    Trước khi về nhà, tôi đã kịp đưa cho Hà , em Sơn, những thư các anh chị gửi cho tôi mà tôi đã in ra , nhờ Hà đặt trên bàn thờ Sơn. Thôi thì cũng là "Ngàn dâu cố quận muôn trùng nhớ thương...Bỏ xa xôi yêu và gần gũi. Bỏ mặc tôi buồn..."
    Tương Lai
  10. mEoHoAng_87

    mEoHoAng_87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/04/2004
    Bài viết:
    1.398
    Đã được thích:
    0
    Tỉểu sử về Trịnh Công Sơn
    Trịnh Công Sơn sinh ngày 28 tháng 2 năm 1939 tại Lạc Giao (cao nguyên miền Trung Việt Nam). Ông mất vào 12g45 sáng ngày 1 tháng 4, 2001, tại Sài Gòn.
    Ông lớn lên ở Huế, tốt nghiệp tú tài ban Triết tại Chasseloup Laubat, Sài Gòn.
    Trịnh Công Sơn tự học nhạc, bắt đầu sáng tác năm 1958 với tác phẩm đầu tay Ướt Mi (NXB An Phú in năm 1959). Cho đến nay, nhạc sĩ đã sáng tác hơn 600 tác phẩm, có thể được phân loại dưới 3 đề mục lớn: Tình Yêu -- Quê Hương -- Thân Phận.
    Quan niệm sáng tác: "Tôi chỉ là 1 tên hát rong đi qua miền đất này để hát lên những linh cảm của mình về những giấc mơ đời hư ảo..."
    MỤC LỤC NHỮNG BÀI HÁT CỦA TRỊNH CÔNG SƠN
    Bà Mẹ Ô Lý
    Bài Ca Cho Những Xác Người
    Bay Đi Thầm Lặng
    Bên Đời Hiu Quạnh
    Bến Sông
    Biển Nghìn Thu Ở Lại
    Biển Nhớ
    Biết Đâu Nguồn Cội
    Bốn Mùa Thay Lá
    Bống Bồng Ơi
    Bống Không Là Bống
    Buồn Từng Phút Giây
    Ca Dao Mẹ
    Cánh Chim Cô Đơn
    Cánh Đồng Hòa Bình
    Cát Bụi
    Chỉ Có Ta Trong Cuộc Đời
    Chiếc Lá Thu Phai
    Chiều Một Mình Qua Phố
    Chiều Trên Quê Hương Tôi
    Chìm Dưới Cơn Mưa
    Chính Chúng Ta Phải Nói
    Cho Đời Chút Ơn
    Cho Một Người Vừa Nằm Xuống
    Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói
    Chuyện Đóa Quỳnh Hương
    Chưa Mất Niềm Tin
    Chưa Mòn Giấc Mơ
    Có Một Giòng Sông Đã Qua Đời
    Có Một Ngày Như Thế
    Có Nghe Đời Nghiêng
    Có Những Con Đường
    Cỏ Xót Xa Đưa
    Con Mắt Còn Lại
    Còn Ai Với Ai
    Còn Có Bao Ngày
    Còn Mãi Tìm Nhau
    Còn Thấy Mặt Người
    Còn Tuổi Nào Cho Em
    Cũng Sẽ Chìm Trôi
    Cuối Cùng Cho Một Tình Yêu
    Cuối Xuống Thật Gần
    Dã Tràng Ca
    Dân Ta Vẫn Sống
    Dấu Chân Địa Đàng
    Diễm Xưa
    Du Mục
    Dựng Lại Người Dựng Lại Nhà
    Đại Bác Ru Đêm
    Để Gió Cuốn Đi
    Đêm Bây Giờ Đêm Mai
    Đêm Thấy Ta Là Thác Đổ
    Đi Mãi Trên Đường
    Đi Tìm Quê Hương
    Đóa Hoa Vô Thường
    Đoản Khúc Thu Hà Nội
    Đời Cho Ta Thế
    Đời Gọi Em Biết Bao Lần
    Đợi Có Một Ngày
    Đôi Khi
    Đôi Mắt Nào Mở Ra
    Đồng Dao 2000
    Đồng Dao Hòa Bình
    Đường Xa Vạn Dặm
    Đừng Mong Ai Nghi Ngại
    Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên
    Em Đã Cho Tôi Bầu Trời
    Em Đến Từ Nghìn Xưa
    Em Đi Bỏ Mặc Con Đuờng
    Em Đi Trong Chiều
    Em Hãy Ngủ Đi
    Gần Như Niềm Tuyệt Vọng
    Gia Tài Của Mẹ
    Giọt Lệ Thiên Thu
    Gọi Tên Bốn Mùa
    Góp Lá Cho Mùa Xuân
    Hạ Trắng
    Hai Mươi Mùa Nắng Lạ
    Hành Ca
    Hát Cho Tôi
    Hát Trên Những Xác Người
    Hãy Cố Chờ
    Hãy Cứ Vui Như Mọi Ngày
    Hãy Đi Cùng Tôi
    Hãy Khóc Đi Em
    Hãy Nhìn Lại
    Hãy Sống Giùm Tôi
    Hãy Yêu Nhau Đi
    Hòa Bình Là Cơm Áo
    Hoa Vàng Mấy Độ
    Hoa Xuân Ca
    Hôm Nay Tôi Nghe
    Huế, Sài Gòn, Hà Nội
    Huyền Thoại Mẹ
    Im Lặng Thở Dài
    Khói Trời Mênh Mông
    Lại Gần Với Nhau
    Lặng Lẽ Nơi Này
    Lời Buồn Thánh
    Lời Của Dòng Sông
    Lời Mẹ Ru
    Lời Ở Phố Về
    Lời Ru Đêm
    Lời Thiên Thu Gọi
    Mặt Trời Đã Lên
    Mẹ Đi Vắng
    Môi Hồng Đào
    Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui
    Một Buổi Sáng Mùa Xuân
    Một Cõi Đi Về
    Một Lần Thoáng Có
    Một Ngày Như Mọi Ngày
    Một Ngày Vinh Quang
    Mùa Áo Quan
    Mùa Phục Hồi
    Muôn Trùng Biển Ơi
    Mưa Hồng
    Mưa Mùa Hạ
    Nắng Thủy Tinh
    Này Em Có Nhớ
    Ngẫu Nhiên
    Ngày Dài Trên Quê Hương
    Ngày Mai Đây Bình Yên
    Ngày Nay Không Còn Bé
    Ngày Về
    Nghe Những Tàn Phai
    Nghe Tiếng Muôn Trùng
    Ngủ Đi Con
    Ngủ Đi Em
    Ngụ Ngôn Mùa Đông
    Người Con Gái Việt Nam Da Vàng
    Người Đi Hành Hương
    Người Già Em Bé
    Người Về Bỗng Nhớ
    Nguyệt Ca
    Nhân Danh Việt Nam
    Nhìn Những Mùa Thu Đi
    Nhớ Mùa Thu Hà Nội
    Như Cánh Vạc Bay
    Như Chim Ưu Phiền
    Như Một Lời Chia Tay
    Như Một Vết Thương
    Như Tiếng Thở Dài
    Nhưng Hôm Nay ...
    Những Ai Còn Là Việt Nam
    Những Con Mắt Trần Gian
    Những Giọt Máu Trổ Bông
    Những Giọt Mưa Khuya
    Níu Tay Nghìn Trùng
    Nối Vòng Tay Lớn
    Nước Mắt Cho Quê Hương
    Ở Trọ
    Phôi Pha
    Phúc Âm Buồn
    Quê Hương Đau Nặng
    Quỳnh Hương
    Ra Đồng Giữa Ngọ
    Rồi Như Đá Ngây Ngô
    Ru Đời Đã Mất
    Ru Đời Đi Nhé
    Ru Em
    Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng
    Ru Ta Ngậm Ngùi
    Ru Tình
    Rừng Cây Trút Lá
    Rừng Xanh Xanh Mãi
    Rừng Xưa Đã Khép
    Sao Mắt Mẹ Chưa Vui
    Sẽ Còn Ai
    Sóng Về Đâu
    Ta Đi Dựng Cờ
    Tạ Ơn
    Ta Phải Thấy Mặt Trời
    Ta Quyết Phải Sống
    Ta Thấy Gì Đêm nay
    Thành Phố Mùa Xuân
    Thí Dụ (Rơi Lệ Ru Người)
    Thiên Xứ Bâng Khuâng
    Thuở Bống Là Người
    Thương Một Người
    Tiến Thoái Lưỡng Nan
    Tiếng Hát Dạ Lan
    Tình Ca Người Mất Trí
    Tình Khúc Ơ Bai
    Tình Nhớ
    Tình Sầu
    Tình Xa
    Tình Xót Xa Vừa
    Tình Yêu Tìm Thấy
    Tôi Biết Tôi Yêu
    Tôi Đã Mất
    Tôi Đang Lắng Nghe
    Tôi Ơi Đừng Tuyệt Vọng
    Tôi Ru Em Ngủ
    Tôi Sẽ Đi Thăm
    Tôi Tìm Tôi
    Trong Nỗi Đau Tình Cờ
    Tự Tình Khúc
    Từng Ngày Qua
    Tuổi Đá Buồn
    Tuổi Đời Mênh Mông
    Tuổi Trẻ Việt Nam
    Tưởng Rằng Đã Quên
    Ướt Mi
    Vàng Phai Trước Ngõ
    Vẫn Có Em Bên Đời
    Vẫn Nhớ Cuộc Đời
    Về Thăm Mái Trường Xưa
    Về Trong Suối Nguồn
    Vết Lăn Trầm
    Vì Tôi Cần Thấy Em Yêu Đời
    Việt Nam Ơi Hãy Vùng Lên
    Vườn Xưa
    Xa Dấu Mặt Trời
    Xanh Lòng Phai Tàn
    Xin Mặt Trời Ngủ Yên
    Xin Trả Nợ Người
    Yêu Dấu Tan Theo


Chia sẻ trang này