1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải đố đi!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi kankuli, 04/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. sedna153

    sedna153 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    hêhê! bác thữ tính lại xem F hấp dẫn= MmG/R2
    có gì lạ ko? tui tính đến khõang cách rồi đó chứ
    Được sedna153 sửa chữa / chuyển vào 12:34 ngày 24/07/2004
  2. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Mình nói rằng nếu như trái đất không quay quanh mặt trời thì 100% nó sẽ rơi vào mặt trời mà.
    Mình nói đến khoảng cách vì: lực hút giảm khi cách tăng, trong khi lực li tâm tăng khi khoảng cách tăng.
  3. sedna153

    sedna153 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/03/2004
    Bài viết:
    143
    Đã được thích:
    0
    chời! bao giờ mới chịu hiểu đây??????
    đúng là như vậy nhưng ỡ khoãng cách xa hơn lực hấp dẫn vẫn lớn hơn.......
    trái đất đứng yên thì nói làm dzì???
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Các bạn đưa ra câu mới hơi sớm đấy, tôi đâu có dở hơi mà đưa ra một câu hiỏi có thể giải thích theo kiến thức cấp 2 như thế nhỉ?
    Câu trả lời của bạn hung_thang sai hoàn toàn. Mời các bạn tiếp tục suy nghĩ nhé.
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Bây giờ xin trả lời cho câu hỏi của các bạn, thứ nhất câu về chuyển động của Mặt Trăng và các sao, nó không liên qua gì đến gần hay xa cả, vì sự quay biểu kiến như thế là sự thay đổi về góc nhìn gây ra, sự thay đổi này chủ yếu do hoạt động tự quay của TĐ, do đó không thể khẳng định gì về việc khoảng cách liên quan gì đến vận tốc quay.
    Câu tiếp về việc TĐ rơi vào Mặt Trời thì câu này là câu hỏi... "không hợp pháp" vì đơn giản là vì bạn phải trả lời trước câu hỏi về bản chất sự quay của TĐ quang Mặt Trời. Sự quay đó chẳng qua là sự rơi tự do, cùng như sự rơi như chúng ta vẫn biết. Có điều nó là sự rơi vô hạn, tức là sẽ không bao giờ nó rơi được vào MT cả. Lí do: Trái Đất chị hấp dẫn rất mạnh của MT, mà các vật chuyển động do hấp dẫn đèu được gọi là rơi. Thực chất là nó có rơi, nhưng sự rơi này vô hạn vì nó là tổng hợp giữa sự rơi thông thường và tốc độ quán tính của Trái Đất.
    Vấn đề này lần sau tôi sẽ giải thích rõ hơn về sự rơi tự do vô hạn.
  6. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Có lẽ các đại ca là những người rất thông minh, và là những người thích chứng minh với những bằng chứng cụ thể... (các nhà khoa học thì thường như vậy mà). Vậy mà mình trả lời quá lỏng nẻo. Rút kinh nghiệm vậy. hihi
    Vì vậy mình xin trả lời lại câu hỏi thứ hai: tại sao Trái Đất không rơi vào mặt trời dù bị mặt trời hút bằng một lực gấp đôi so với lực hút của mặt trăng lên trái đất?
    Thứ nhất chúng ta đều biết: Trái Đất và các hành tinh luôn chuyển động quay quanh mặt trời, mà như các bác đã biết cái chuyển động quay này gây ra một gia tốc hướng tâm. Vì vậy nếu như xét trong hệ qui chiếu gắn với tâm Mặt Trời thì sẽ có lực gọi là Lực Li Tâm có xu hướng kéo trái đất ra khỏi mặt trời để bù vào cái gia tốc hướng tâm ấy. Khi ta coi Trái Đất chuyển động trên đường tròn (thực ra là elip, tuy nhiên độ lệch giữa hai bán trục của elip không đáng kể, nên có thể coi gần đúng là tròn) thì lực đó được tính theo công thức:
    F=mv^2/R, với m là khối lượng, v là vận tốc trái đất theo hướng vuông góc với R , còn R là bán kính quĩ đạo của chuyển động Trái Đất quanh Mặt Trời. Thông thường cái lực này chính bằng lực hút của trái đất với mặt trời. (nhưng thực ra lúc lớn hơn một chút, lúc nhỏ hơn một chút, và do đó quĩ đạo mới có dạng hình elip) Chính do cái lực này mà trái đất không thể rơi vào mặt trời.
    Còn nếu vận tốc v bằng không, thì sẽ không có lực li tâm, kết quả là trái đất bị hút vào mặt trời.
    Như vậy mình nghĩ chưa đủ để giải thích cho câu hỏi.
    Mình xin nói thêm vấn đề nữa:
    Các bác thấy rằng nếu như m, v là không đổi, F sẽ tỉ lệ nghịch với R, trong khi đó lực hút tỉ lệ nghịch với R bình phương, tức là khi R tăng thì lực hút sẽ giảm nhanh hơn lực li tâm, do đó ảnh hưởng của lực hút cũng sẽ suy giảm so với lực li tâm, đó là ý của mình. Mình muốn so sánh lực li tâm với lực hút, chứ không phải muốn nói riêng lực hút. Nếu R tăng, đến một giá trị nào đó lực hút sẽ không còn đủ sức để "chọi" với lực li tâm, và trái đất sẽ bay ra vô cùng (nếu giả sử có trường hợp này). Đó cũng là lí do tại sao trái đất không quay quanh một ngôi sao khác mà lại xoay quanh mặt trời. Cụ thể hơn: nếu giả sử có một ngôi sao cách rất so với khoảng cách giữa trái đất và mặt trời, nhưng khối lượng rất lớn đủ để hút trái đất 1 lực bằng lực hút giữa trái đất với mặt trời, thì trái đất cũng sẽ không quay quanh nó mà vẫn quay quanh mặt trời....
    Thôi nói thế là đủ rồi.
    Kết luận: chính do trái đất chuyển động quanh mặt trời và khoảng cách của nó khá lớn, nên nó không bị rơi vào mặt trời.
    Chà! có lẽ mình phải về nhà học lại cách ăn nói!
    Mà bạn RAGNAROK có nói về rơi tự do vô hạn, mình thấy hay đấy, mình chưa nghe về cái này bao giờ, hay cậu post cái bài ấy lên để mọi người cùng đọc xem.
    Chào nhé!
    Được hung_thang_999 sửa chữa / chuyển vào 18:06 ngày 24/07/2004
  7. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Thực sự em chỉ nghĩ đến thế, và thêm một điều nữa là: chúng ta ngồi trên chiếc xe trái đất Khổng Lồ "êm" hơn là đi trên cái tàu hoả -> khó phát hiện ra mình đang chuyển động Khi Không Nhìn Ra Bên Ngoài, em không thể nghĩ tiếp được nữa. Hết!!!!
    Còn nếu như vậy cũng chưa đủ thì đơn giản chúng ta ngồi trên tàu mà thấy nó chuyển động vì từ bé chúng ta đã đứng ở ngoài con tàu, nhìn vào con tầu, rồi vào tầu rồi từ tầu nhìn ra, ý thức chúng ta đã công nhận rằng tàu chuyển động với mặt đất.
    Còn khi chúng ta ở trái đất, thì chúng ta vẫn cứ bẹp dí ở trái đất, có ra ngoài bao giờ đâu, vậy thì sao nghĩ trái đất chuyển động được!!!
    Đến đây em không còn câu trả lời nào khác.
    Các đại ca khác nhớ trả lời xong hai câu hỏi này nhé, nếu em sai thì các đại ca chữa bài cho em, rồi chúng ta cùng nhau qua câu hỏi khác??
    Được hung_thang_999 sửa chữa / chuyển vào 18:07 ngày 24/07/2004
  8. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0

    Ráttttt Naaaaaa Rốccccccccccc
    Có nhìn thấy cái này không hả. Hỏng hết bánh kẹo rồi
    Được Larra sửa chữa / chuyển vào 12:27 ngày 25/07/2004
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Tôi đã nói rồi, không thể qui về lực hấp dẫn đã hút TĐ được. Theo như bạn nói thì tát cả chỉ vẫn là hấp dẫn nhưng thực tế cái quan trọng ở đây là quán tính của Trái Đất mà như tôi đã nói tổng hợp của chúng gọi là sự rơi vô hạn. Khi bạn ném một hòn đá, ném càng mạnh hòn đá sẽ càng bay xado nó nhận được quán tính lớn hơn (tất nhiên tốc độ của nó lớn hơn). Nếu bạn ném hòn đá với vận tốc đủ lớn thì nó sẽ có thể không bao giờ bị rơi (tốc độ vũ trụ), đó chihlá nguyên tắc để chế tạo các vệ tinh nhân tạo, khi phóng chúng với vận tốc thích hợp thì sự rơi của chúng là vô hạn, đến đây thì bạn hiểu rằng chắc chán bạn không thể giải thích về các vệ tinh như cách trên được.
    to Larra: Phần 1 của bác đã nói gần đúng, mà chắc là đúng nhưng bác chưa giải thích cụ thể. Trái Đất của chúng ta chính là một hệ quán tính chuyển động. Ởđây chúng ta cần chú ý đến một hệ quả của lí thuyết tương đối Einstein, đó là nguyên lí tương đương. Nguyên lí này tạm phát biểu như sau: Không thể dùng bất cứ một thí nghiệm vật lí nào để phân biệt chuyển động của một vật dưới tác dụng hấp dẫn bất kì với chuyển động của vật đó trong một hệ quan tính được gia tốc một cách thích hợp.
    Chắc có nhiều bạn đã đọc qua ví dụ được gọi là cái "thang máy Einstein": ví dụ đó cho biết, nếu bạn đang đứng trong một chiếc thang máy đóng kín chẳng hạn (ở đây là chiếc thang êm như chiếc tàu của bác Larra nhé) thfi dù thang đang chuyển động với vận tốc bao nhiêu chăng nữa bạn cũng không có bất cứ một thí nghiệm vật lí nào để xác định được nó có đang chuyểnđộng hay không, đây là một điều được suy ra từ nguyên lí tương đương. Trên Trái Đất thực tế ta vẫn thấy các vì sao chuyển động dù chậm đấy chứ (do đó không ói đến vật mốc), tuy nhiên trong hệ quán tính Trái Đất, mọi vật trong đó có chúng t, dù chúng ta chuyẻnđộng như thế nào đi nữa nhưng chừng nào chưa thoát khỏi phạm vi của hệ này thì quán tính và gia tốc của tất cả chúng ta và Trái Đấtlà như nhau, do đó không chỉ là cảm nhận trực quan mà ngay cả các phép đo vật lí cũng không cho phép xác định TĐ đang chuyẻn động. Ở đây có thể sẽ có người thắc mắc nên trả lời trước rằng trước đây Copernics suy được ra TĐ quay quanh MT là do tư duy logic chứ không phải do thực nghiệm. Còn ngày nay người ta khẳng định được cũng là nhờ các phép đo chính xác ngoài Trái Đất và các lập luận chặt chẽ hơn theo những quan sát chính xác hơn chứ không phải do các thí nghiệm vật lí.
    5* cho Larra
  10. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Tôi không hiểu????
    Cách giải thích của tôi dựa trên những công thức toán học và những định luật vật Lý đã được rất nhiều người công nhận và biết đến.
    Cách giải thích của bạn chỉ là lập luận. Mà là lập luận thì không phải khi nào cũng đúng.
    Bạn không có bất kỳ một công thức nào cả. Vậy bạn đã thua, bạn sẽ không thể nói cho tôi biết vệ tinh cần có tốc độ bao nhiêu (chính xác) để không bị hút về trái đất không? Bạn sẽ không bao giờ biết được điều đó nếu chỉ dung lập luận. Phải có công thức tính toán cụ thể.
    Lấy ví dụ về lập luận, tôi sẽ chỉ ra một ví dụ về sự sai nếu chỉ dùng lập luận: thỏ đuổi rùa, mỗi khi thỏ chạy đến vị trí hiện tại của rùa thì rùa đã chạy đến vị trí khác xa hơn. Và khi thỏ chạy đến vị trí mới của rùa, rùa đã đến vị trí xa hơn rồi. Cứ như vậy thỏ sẽ không bao giờ đuổi được rùa. Nhưng thực tế không như vậy, và nếu bạn chỉ dùng lập luận bạn sẽ bị thua trong việc giải thích hiện tượng này. Và toán học cùng các công thức sẽ đi đến chiến thắng lập luận trên bằng phép tính lim.
    Nói thêm: những nhà khoa học cũng sẽ chẳng bao giờ dám phóng vệ tinh nếu họ không thể biết được cần phải đưa vệ tinh nên độ cao chính xác bằng bao nhiêu, cầng tốc độ chính xác thế nào, hướng ra sao,... Những cái đó có thể rút ra từ lập luận được không hả bạn. Không bao giờ, nó chỉ có khi có sự kết hợp chặt chẽ giữa tính toán và định luật vật lý.
    Bạn nói với cách tính của tôi thì không bao giờ giải thích được về các vệ tinh là sai lầm. Việc tính toán với các vệ tinh đối với tôi đã quá nhàm chán, đến mức tôi đã nghĩ không còn có bài nào khác để làm nữa. Và cũng 100% bằng các công thức toán học, định luật vật lý, kết quả là những con số cụ thể chứ không mơ hồ theo cách giải thích của bạn.
    Còn nữa: cái thuyết rơi tự do vô hạn của bạn tôi chưa hề biết đến, cho nên co lẽ nó cũng không nổi tiếng lắm và ít người biết đến.
    Cuối cùng: trong nhiều lĩnh vực vật lý, có một điều giới hạn đối với việc nghiên cứu: toán học phức tạp. Nếu bạn học về cơ học lượng tử, bạn sẽ thấy quay đi quay lại có rất ít trường hợp ứng dụng được phương trình Schrodinger một cách cụ thể, đơn giản vì quá phức tạp về toán học.
    À mà đây là chúng mình đang tranh luận thôi, còn bình thường chúng ta vẫn là bạn của nhau nhé!
    Được hung_thang_999 sửa chữa / chuyển vào 09:49 ngày 25/07/2004

Chia sẻ trang này