1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải đố đi!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi kankuli, 04/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Sao lại có thắng thua ở đây. Và nếu cs thì tôi không nghĩ tôi thua đâu bạn ạ. Tại sao bạn lại nói nếu không quay thì sẽ rơi vào Mặt Trời? Phải nói là chính vì có hấp dẫn nên Trái Đất mới quay quanh MT còn nếu không thì chẳng có một sự quay nào hét và cũng chẳng có sự ra đời của tôi và bạn.
    Bạn hỏi vêcàc tốc độ vũ trụ thì tôi xin trả lời, vì tôi nói gì cũng có cơ sở cả:
    _Tốc độ vũ trụ cấp một (7,9km/s): với tốc độ này thì một con tàu (hay một vật bất kì ) sau khi phóng sẽ chuyển động tròn quanh TĐ như một vệ tinh.
    Nếu 7,9<v<11,2km/s thì vật sau khi phóng sẽ chuyển động quanh TĐ theo quỹ đạo elip mà TĐ nằm tại một trong hai tiêu điểm của elip quỹ đạo.
    _Tốc độ vũ trụ cấp hai(11,2km/s): Vật sau khi được phóng với tốc độ này sẽ thoát khỏi quỹ đạo Trái Đấtvà chuyển động quanh MT như một hành tinh nhân tạo. Quỹ đạo trong trường hợp này là 1 nhánh parabol.
    _Tốc độ vũ trụ cấp ba(16,6km/s): Vật sẽ đủ khả năng thoát li khỏi hệ Mặt Trời để tiến đến một ngôi sao khác.
    *Nguyên tắc để tạo được tốc độ vũ trụ là phải tạo được tên lửa chuyển động bằng phản lực.
    Nếu vật A có khối lượng M phóng ra vật m với tốc độ v thì A sẽ chuyển động ngược chiều với chiều phóng với tốc độ:
    V=mv/M
    Chuyển động của vật A như vậy được gọi là chuyển động bằng phản lực. Tuy nhiên công thức trên chỉ sử dụng cho trường hợp lượng vật chất được phóng ra tức thời. Muốn cho chuyển động có tốc độ lớn thì lượng vật chất phóng ra phải nhiều và như vậy phải kéo trong một khoảng thời gian dài. Trong trường hợp này chuyển động bằng phản lực được tính theo công thức:
    V=2,3lg (M1/M2)
    Bạn cũng nhắc đến vấn đề tư duy, thế thì tôi khẳng định những điều tôi nói đã được chứng minh. Cách tư duy logic của bạn là cách tư duy của cơ học cổ điển Newton, tuy nhiên bạn hãy nhớ rằng các định luật của cơ học Newton không thể áp dụng trong vật lí tương đối tính. Bản thân sự rơi tự do vô hạn nằm trong giới hạn của cơ học Newton, nhưng nó không phải cái được suy ra từ thời Newton mà chỉ được suy ra cùng với sự ra đời của vật lí tương đối tính.. các phương pháp lập luận theo cơ học Newton hoàn toàn có ứng dụng tốt trong cuộc sống đời thưòng và nói chung khi làm thực nghiệm bạn sẽ thường thấy nó đúng, tuy nhiên đó là cách suy luận hoàn toàn dựa vào cảm nhận trực giác, các định luật và các nền tảng để xây dựng nên các định luật đó cũng là từ cảm nhận trực giác mà ra. Chính vì cái lí do đó mà đã có cái hồi người ta nói tất cả mọi lực trong tự nhiên dều phải truyền qua ete vì người ta không thể tin rằng lại có cái loại lực có thể truyền khi không có môi trường được (những người theo thuyết tác dụng gần).
  2. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Bổ sung thêm, những gì không nổi tiéng lắm là vì
    1- Nó ít ứng dụng trong cuộc sống nên giáo dục cho bạn học, sự chính xác và sự nổi tiếng là hoàn toàn khác nhau
    2- Đọc xong bài của bạn thì tôi thấy có lẽ phải vứt bỏ ngay cái ngành vật lí lí thuyết vì đã là lí thuyết thì luôn "mơ hồ " mà
  3. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Vậy cho mình hỏi:
    -bạn lấy những tốc độ này từ đâu ra?
    -bạn có biết những cái này tính ra được là nhờ theo tính toán không?
    -Và nếu cần phải chứng minh lại, bạn có chứng minh được bằng lập luận không?
    Và cả những công thức về phản lực nữa, bạn có chứng minh được không? (Tất nhiên là mình đã từng chứng minh các công thức này)
    Mình thích những công thức toán học hơn là sự lập luận.
    Trong hai cách giải thích, cách giải thích bằng công thức và lập luận, mình sẽ chọn cách dùng công thức.
    Tiện mình cũng xin lỗi các bạn vì những lời nói nặng của mình.! Bỏ qua nhé!
    Được hung_thang_999 sửa chữa / chuyển vào 10:14 ngày 25/07/2004
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Thế thì bạn hoàn toàn sai lầm. Công thức không thể suy ra khi không có lập luận được. Các giá trị trên tất nhiên không phaỉ do tôi tính mà là những giá trị được tính ra từ lâu mà ai cũng biết. Tôi chưa bao giờ nói công thức và lập luận cái nào quan trọng hơn cái nào nhưng vấn đề ở đây là vấn đề tư duy. Bản thân tôi có thể khẳng định rằng vấn đề bạn nói về việc Trái Đất rơi vào Mặt Trời khi nào là sai vì vấn đề ở đây hiển nhiên không phải là con số hay công thức mà trước hết muốn tính được nó bạn phải giải thích được chuyển động của Trái Đất, và cách giải thích của tôi thì hoàn toàn có cơ sở rõ ràng trong khi bạn chưa giải thích đã đưa ra công thức, bạn không thể áp dụng công thức khi bạn không hiểu bản chất của chuyển động. Mỗi chuyêndộng trong vũ trụ đều là tổng hợp của nhiều gia tốc khác nhau, do đó khi chưa giải thích cặn kẽ được các thành phần chuyẻn động thì chắc chắn các công thức không có ý nghĩa gì vì bạn khoong thể biết các công thứ đó có đúng không và nếu nó đã đúng với chuyển động đó thì nó có phải duy nhất hay không, tức là như thế đã đủ chưa. Bạn hiểu tôi muốn nói gì chứ?
  5. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Trời không chịu đất thì đất phải chịu trời vậy!
  6. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0

  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Đừng nói vậy chứ, đây là tranh luận cơ mà, chẳng có ai chịu ai ở đây cả,chúng ta chỉ cùng tranh luận và đưa ra ý kiến để tìm chân lí thôi. với lại nói thẳng là như thế này: khi tranh luận, ai tôi muốn người tranh luận với tôi sẽ cãi nhau với tôi đến khi hoặc tôi thua hoặc dù không nói ra nhưng tôi hiểu người kia đã hiểu những gì tôi nói (họ hiểu là họ nhầm) nhưng lại rất bực khi người ta bảo "thôi thua mày, cãi thêm cũng vô ích" theo cái ý là chán rồi.
    Thật sự là như thế đấy. Tuỳ bạn thôi, dù sao cũng chỉ là tranh luận khoa học, không có gì là xích mích ở đây cả
  8. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Thế thì chúng mình lại tiếp tục nhé!
    He he..
    Thứ nhất để mình nói cho bạn nghe về cái vận tốc vũ trụ: nó được tính ra nhờ hai định luật cơ bản:
    -Vạn vật hấp dẫn.
    -Định luật II Newton.
    Và cách tính thông dụng nhất là sự cân bằng của lực li tâm với lực hấp dẫn như tôi đã nói ở bài trước.
    Các nhà khoa hoc cũng dùng cách tính như vậy đó.!!!
  9. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng công nhận với bạn rằng đó là điều không thể vượt qua được của toán học. Cho đến ngày nay phần lớn các bài toán trong khoa học kỹ thuật đều chỉ là tính toán gần đúng.
    Việc bỏ qua những ảnh hưởng nhỏ của các yếu tố bên ngoài sẽ làm đơn giản đi tính toán, nhưng kết quả vẫn có độ chính xác đáng tin cậy. Không tin bạn cứ nhìn vào các ngành khoa học kỹ thuật ngày nay ấy: điện tử viễn thông, thiên văn học, cơ khí học, vv.. luôn luôn có những tính toán gần đúng, xong kết quả mang lại rất to lớn.
  10. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Đối với tui, công thức toán học là quan trọng hơn lập luận.
    Nếu không có toán học, các ngành khoa học sẽ bó tay, và chúng ta không thể đi sâu vào các vấn đề khoa học được.
    Bạn có biết:
    -Các ngành khoa học sẽ ra sao nếu không tính được tích phân, không giải được phương trình vi phân.
    -Và những phương trình đạo hàm riêng không thể giải được??
    Chắc chắn chúng ta sẽ không thể đi sâu vào việc nghiên cứu môn vật lý và nhiều môn khác.
    Toán học là công cụ để nghiên cứu khoa hoc. Nó làm cho mọi thứ trở lên rõ ràng hơn chứ không như lập luận.
    Đơn giản nhất là bạn hãy xem lại ví dụ thỏ đuổi rùa của tôi.
    Thêm ví dụ khác: định luật Keepler trong thiên văn học của các bạn đã được nhà khoa học cùng tên khám phá ra.
    Nhưng nếu như không có toán học chứng minh cụ thể định luật này, mà chỉ dùng lập luận chắc sẽ ít người tin.
    -Bạn sẽ nghĩ sao nếu trong các cuốn sách vật lý của bạn không hề có bất kỳ một công thức nào.

Chia sẻ trang này