1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải đố đi!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi kankuli, 04/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Ok, không có gì phản đối. Nhưng hình như bạn không đọc kĩ những gì tôi viết, dù gì đi nữa bạn vẫn không thể nói là nếu không quay Trái Đất sẽ bị hấp dẫn MT hút vào nó vì rõ ràng là chính vì có hấp dẫn mới có chuyển động quay, nói như bạn là ngược. Chuyển động quay của Trái Đất không thể dừng chừng nào Mặt Trời còn tồn tại và hấp dẫn nó, còn quán tính của nó thì không thể mất đi được. Đúng là không một ngành kĩ thuật nào tính chính xác hoàn toàn các yếu tố nhưng cách nói như thế là nguỵ biện vì ta đang nói trong trường hợp cụ thể là Trái Đất, với Trái Đất thì chuyển động quay là chuyển động tổng hợp của chuyển động do hấp dẫn và chuyển động quán tính. Không thể loại bỏ quán tính để cố giải thích nó theo hấp dẫn và các lực li tâm được. Chính vì tốc độ quán tính của Trái Đất đạt một mức thích hợp cũng như vận tóc vũ trụ đã nói trên nên nó không rơi vào MT mà luôn chuyển động quanh nó. Do đó dù có thay đổi khối lượng của Trái Đất đi bao nhiêu lần chăng nữa mà lại cho nó dược một tốc độ quán tính sao cho tỷ lệ giữa tốc độ này và gia tốc hấp dẫn từ Mặt Trời không đổi thì nó vẫn cứ quay quanh Mặt Trời cho dù có cố đưa nó đén gần Mặt Trời bao nhiêu lần đi nữa.
  2. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Tôi đi sâu vào môn vật lý nên tôi sẽ nói cho bạn nghe các bước để có một công thức:
    quan sát hiện tượng + tiến hành đo đạc + phán đoán nhờ kết quả.
    Và tất nhiên phải nhờ cả toán học nữa.
    Ví dụ: định luật II newton, định luật vạn vật hấp dẫn, định luật Culong đều có nguồn gốc như trên.
    Một số công thức khác = công thức có trước + toán học
    Nếu bạn nói là dùng lập luận: hãy chứng minh ba định luật trên bằng lập luận đi???
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Vậy bạn hãy trả lời, các công thức đó từ đâu mà có? Nó tự nảy sinh và cứ công thức này đẻ ra công thức kia chăng?
    Bạn hãy phân biệt khái niệm "không hiểu" và "không tin". Ngay cả khi đưa ra một công thức mới chắc chắn người ta sẽ hỏi bạn đã lấy cơ sở nào để đưa ra nó, khi đó bạn có thể dùng các công thức khác để suy ra được không? (các công thức được suy ra từ công thứ cũ thì không được tôi gọi là công thức mới đâu)
    Tôi biết bạn có vẻ khoái cơ học Newton, vậy theo bạn, vào cái thời đó, Newton đã dùng một công thức khác để chứng minh về giá trị của hằng số G được chăng?
  4. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    OK, Có lẽ chính bạn không chú ý tới những gì tôi nói thì phải!
    Chuyển động quay của trái đất là tổng hợp của hai chuyển động do hấp dẫn và chuyển động quán tính: đúng, nhưng hơi mơ hồ.
    Vì cái này không có tính toán, không có công thức tính cụ thể gì cả.
    Còn khái niệm lực li tâm của tôi là có công thức cụ thể, và nó sẽ dẫn tới những tính toán cụ thể được.
    Cả cái chuyển động của vệ tinh cũng dùng lực li tâm đấy. Cả vận tốc vũ trụ cũng tính theo qui tắc này. Không dùng cách của bạn để suy ra được đâu!!!!
  5. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Các công thức đó có nhờ thực nghiệm, quan sát, và được thực tế kiểm nghiệm. - Công thức mới nào cũng vậy.
    Bạn đọc lại đi, tôi nói có hai loại công thức:
    -Gốc: được thực tế chứng minh và đã qua kiểm nghiệm - phải tin - không thể dùng lý luận được.
    -Số còn lại: rất nhiều so với số trên - suy ra từ toán học.
    Hằng số G được suy ra từ thực nghiệm, và nó đã dùng để "cân trái đất". Nó thuộc loại thứ nhất - thông qua thực tế và được kiểm nghiệm.
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Thế nào là cách của tôi? Cái gì mơ hồ? Có lẽ khó có thể giải thích cho bạn hiểu được, bạn quá máy móc, vậy bạn thử trả lời xem thuyết tương đối được xây dựng bằng định luật toán học nào? Nếu có và có cả hiện tượng thì hiện tượng đó có kết quả được đo bằng cách nào?
    Người ta không thể đo trực tiếp vận tốc quán tính của Trái Đất nhưng khi người ta biết vận tốc nó chuyển động quanh MT và lục hấp dẫn MT tác động lên nó (thực ra phải tính cả hấp dẫn của câcchánh tinh khác) thì người ta sẽ tính được tốc độ quán tính của nó, cái này thì tôi chưa tính chính xác, nhưng rõ ràng việc đó không quá khó. Còn lực tâm thì tôi thừa nhận là có sự tham gia của nó, nhưng nó chỉ đóng vai trò nhỏ và trong phép tổmg hợp lực này thì nó có vectơ cùng phương với vectơ hấp dẫn, do đó ta chỉ giải thích chuyển động này qua 2 vectơ hấp dẫn và quán tính.
  7. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Rồi, OK luôn, chúng ta có một điểm chung:
    cái quán tính của ông chính là cái li tâm mà tôi nói đến.
    Hai cái chẳng qua là một.
    Chỉ có điều chúng ta hiểu theo những cách khác nhau thôi.
    OK?
  8. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Và mình muốn nói thêm: mấy công thức về lực li tâm là những công thức có sẵn, đã được chứng minh từ trước. Khi áp dụng vào bài này, mình không nói rõ về nó vì sợ sẽ dài.
    OK?
  9. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    OK luôn, lâu lắm mới có người cãi nhau cũng vui thật. Có thể do cách trình bày còn chưa rõ ràng lắm nên có hiểu nhầm đôi chút, hẹn hôm nào họp hành cãi nhau tiếp nhé.
    Quên mất, mình đã đọc một số sách như "Lược sử thờid gian", "các lực trong tự nhiên" , "7 bước đến vật lí hiện đại", nó đưa ra rất nhiều kiến thức đáng quan tâm và những bài viết rất hay mà gần như không có công thức nào cả
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 15:21 ngày 25/07/2004
  10. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Ừ, mình cũng công nhận thế. Sách rất hay. Và bổ ích.
    Bên cạnh đó mình thấy: trong khoa học có hai loại giáo dục, đó là giáo dục để làm việc và giáo dục để biết.
    Khi chúng ta nhào vô giáo dục để làm việc chúng ta va vấp với những công thức và tính toán (rất nhiều, đi cùng với nó là sự đau đầu luôn) Đó là những gì mà các nhà khoa học đang làm.
    Còn giáo dục để biết thì đó chính là sự giáo dục cho những người không chuyên môn. Cách nói của những tác giả này rất hay, và họ rất biết cách diễn đạt để cho những người không đi sâu cũng có thể hiểu những hiện tượng, những vấn đề.
    Theo mình: đối với những nhà khoa học, một cuốn sách mà không có công thức sẽ không có giá trị bằng một cuốn sách có công thức. Nếu chọn một trong hai, họ sẽ chọn một cuốn sách có công thức. Vì như thế thực tiễn hơn.
    Nhưng với những người không đi sâu, họ phải làm những việc khác quan trọng hơn thì họ sẽ chọn cách hai, bởi vì như thế hay hơn, dễ hiểu hơn. Ví dụ như tôi đọc về thiên văn chẳng hạn, nên tìm loại sách không có công thức tính toán.
    Được hung_thang_999 sửa chữa / chuyển vào 19:20 ngày 25/07/2004

Chia sẻ trang này