1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải đố đi!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi kankuli, 04/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Hơn nữa mình muốn nói thêm: sách không có công thức tính toán là những cuốn sách chỉ trình bày về những kết quả nghiên cứu, mà sự tính toán đã được giấu đi, bạn chỉ biết kết quả mà không hề biết tại sao có kết quả đó. Đúng vậy không?
    Đó là lý do tại sao có công thức rõ ràng, chứng minh cụ thể lại quan trọng hơn đối với những nhà nghiên cứu.
  2. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Và những cuốn sách có công thức thường là những cuốn sách không hay, khó đọc nhưng lại mang lại nhiều lợi ích trong thực tiễn.
    Còn những cuốn sách không có công thức thường là những cuốn sách hay,dễ đọc, dễ hiểu, lợi ích của nó làm tahiểu biết hơn, nhưng hạn chế về ứng dụng cụ thể trong thực tiễn.
  3. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Đọc bài này thấy hơi bị xúc phạm. Nhưng thôi, chúng ta lại quay về vấn đề tư duy cá nhân.
    Bạn nghĩ là chỉ các sách có công thức mới dành cho người chuyên nghiệp ư? Tôi thì tất nhiên không chyên nghiệp rồi. Có điều nếu bạn nghĩ thế là sai hoàn toàn, tôi có những cuốn sách mà tôi tin không phải là ai cũng hiểu nổi đâu. Đó là các sách trình bày về sự giải thích các hiện tượng, tìm hiểu bản chất của nó chứ khôg phải sách dạy làm toán. Bạn đừng nên hiểu đã là khoa học tự nhiên thì phải đồng nghĩa với công thức, như thế là sai lầm hoàn toàn. Thật sự tôi nghĩ không thể nói cho bạn hiểu theo cách này được , bức xúc quá thì viết bài thôi. Bạn có biết cách làm việc của Stephane Howking? Ông rất ít xem các bài tính toán phức tạp và ngay cả khi còn sinh viên cũng gần như không bao giờ dùng giáo trình (sách "Stephane Howking- vinh quang và số phận", thuật lại cuộc đời và quá trình nghiên cứu của Howking). Tôi không nói đấy là cách làm việc chuẩn mà chỉ đưa ra đẻ minh hoạ cho một cách làm việc cũng rất hiệu quả. Ông chỉ sử dụng khả năng tư duy logic kết hợp với những lí thuyết đã có mà ông cho là chuẩn mực cùng với những kết quả cần thiết đã có để đưa ra giải thích và tóm lược chúng để đi đến kết quả.
    Thôi thế này nhé, để chứng minh cho nhjững điều mình nói, tôi xin lấy một ví dụ, cũng là câu đố mới luôn:
    Hãy cho biết từ đâu người ta có thể khẳng định tia sáng bị lệch về phía MT khiến cho hình ảnh ta nhìn thấy về các ngôi sao là thiếu trung thực từ khi chưa thấy tận mắt bằng thực nghiệm khi có nhật thực?
    Tôi sẽ vote 5* cho câu trả lời đúng mà tôi đã biết và khoảng vài chục sao cho bạn nào dùng công thức để giải thích nó, mà chỉ cần cho biết bạn dùng công hức nào thôi, không cần tính đâu
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Ráttttt Naaaaaa Rốccccccccccc
    Có nhìn thấy cái này không hả. Hỏng hết bánh kẹo rồi
    Được Larra sửa chữa / chuyển vào 12:27 ngày 25/07/2004
    [/QUOTE]
    Chết chết, mà sao bác lại xoá hết phần trả lời đi thế?
    Xin lỗi bác nhé, bây giờ nghĩ kĩ thì hiểu rồi, thôi để em cố gắng kiếm đủ nick vote cho cbác cho nó thành 3 số 9 nhé, nhưng chắc còn lâu lắm đấy, 900 cái nick thì đăng kí mệt lắm
  5. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    He he, xin lỗi nhé!
    Nhưng chúng ta đang tranh luận mà!
    Mình thử trả lời cho câu hỏi của bạn, và nếu sai bạn dừng ... chê mình nha.
    Ngày xưa mình có nghe nói Anhxtanh chính là người đã đưa ra dự đoán về hiện tượng ánh sáng bị lệch khi đi qua mặt trời, đó là hệ quả của thuyết tương đối.
    Theo thuyết tương đối thì ánh sáng tạo bởi các photon sẽ có khối lượng :
    m=h.f/c^2​
    với h là hằng số Plank, f là tần số ánh sáng, c là vận tốc ánh sáng.
    Áp dụng thêm công thức hấp dẫn của Newton:
    F=Gm1m2/ r^2​
    là sẽ tính được lực hút rất cụ thể .
    Được hung_thang_999 sửa chữa / chuyển vào 11:07 ngày 26/07/2004
  6. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Đúng là đó là công thức tính hấp dẫn, nhưng nó chẳng liên quan gì đến việc giải thích tại sao ánh sáng bị uốn cong cả, vì theo bạn thì lực hút là bao niêu thì mới có thể "hút" được ánh sáng?
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Cái công thức bạn đưa ra đâu phải từ thuyết tương đối mà do bạn tự ghép công thức Einstein với công thức Plank đấy chứ. Với lại mình nhớ bạn đang hỏi bên vật lí về việc có tính được khối lượng của photon hay không, vậy thì bạn sẽ lấy kết quả nào để thay vào chỗ khối lượng của photon trpng phương trình hấp dẫn đấy? Không thể dùng công thức như trên do bạn tổng hợp cả tương đối và lượng tử vào để tính khối lượng như thế được
    Được RAGNAROK sửa chữa / chuyển vào 14:20 ngày 26/07/2004
  8. X_ray

    X_ray Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Bài viết:
    86
    Đã được thích:
    0
    He , cũng đúng thôi , vì photon cũng có khối lượng mà . Tuy nhiên hiện tượng tia sáng bị uốn cong ở những vật có khối lượng lớn ( tức là có trường hấp dẫn lớn ) thì giải thích bằng sự cong của không gian tại đó ! ( người ta lợi dụng nó là một thấu kính hấp dẫn trong quan trắc thiên văn )
    Không biết tôi nói thế có đúng không nhỉ ! nếu đúng thì thưởng tôi 1 cốc bia nhé , nếu " sao" có thể làm đồ nhậu được thì cho tôi luôn mấy sao đi .....:D
  9. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Thôi được rồi, mình thấy nói với cậu thật là khó đấy.
    Nhưng mình cũng thích như vậy. Tốt nhất chúng ta nên đi từ từ.
    OK? Bạn nói đúng: mình đã ghép cả thuyết lượng tử và thuyết tương đối cho trường hợp này.
    1.Hạt Photon có năng lượng đúng không? Cái này đã được anhxtanh đưa ra:
    E=h.f​
    trong đó h là hằng số Plank, f là tần số ánh sáng.
    -------Thuyết lượng tử ánh sáng------------
    2.Hệ quả của thuyết tương đối của Anhxtanh là một công thức nổi tiếng:
    E=mc^2​
    ---------------thuyết tương đối------------------
    Hai cái công thức này đã được thừa nhận.
    3.Kết hợp hai cái này lại ta có khối lượng của photon là:
    m=h.f/c^2.
    Được hung_thang_999 sửa chữa / chuyển vào 21:37 ngày 26/07/2004
  10. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Mình phải khen bạn rằng bạn hỏi khá hay đấy. Nếu không cẩn thận đến đây sẽ ... tịt cho mà xem.
    Nhưng mình xin chữa cháy như sau:
    Theo công thức về thuyết tương đối, thì có một mối liên hệ về động lượng với năng lượng, áp dụng riêng cho photon ta sẽ có:
    pc=E, trong đó E là năng lượng photon. bạn phải tin mình, bởi vì đây là một công thức rất đúng.
    Do đó ta sẽ có:
    p=E/c=h.f/c​
    Bây giờ thì giải thích tại sao lại lệch nhé:
    1.Photon bị mặt trời hút (cái này đã được công nhận vì photon có khối lượng).
    2.Lực hút vào hạt sẽ gây ra biến đổi động lượng của hạt. Cái này chính là phương trình cơ bản nhất của động lực học.
    3.Vậy photon sẽ thay đổi động lượng, tức là bị hút về mặt trời.
    OK?

Chia sẻ trang này