1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải đố đi!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi kankuli, 04/04/2002.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Tại sao lại không được vậy, my good friend.
    À mà mình muốn nói thêm: photon có khối lượng, nhưng cái khối lượng này phải được làm rõ ý nghĩa của nó - nó được sinh ra do có chuyển động, khác với khối lượng nghỉ, (tức là khối lượng khi mà vật đứng yên.)
    Khối lượng nghỉ của photon phải bằng 0, vì nếu không bằng không nó sẽ không bao giờ đạt đến vận tốc c.
    Nhưng dù sao thì photon cũng có khối lượng, do đó nó mới bị mặt trời hút, và cả lỗ đen hút nữa.
  2. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    À, vậy mình có được "sao" không bạn nhỉ, nếu chưa được bạn nhớ "chấp vấn" tiếp mình nhé, rồi mình sẽ cố trả lời tiếp để được "sao". Đói quá, bụng chẳng có gì cả: hu hu hu hu...
  3. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Không cần phải khổ thế đâu :)
    Vote bạn 5 sao gọi là để khuyến khích.
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Ta biết rằng động lượng là một hàm của vận tốc, vậy theo bạn động lượng của photon thay đổi , thế thì dứt khoát vận tốc của nó phải thay đổi. Điều đó có thể chấp nhận được không? Ánh áng đã mất đi năng lượng và thay đổi cả vận tốc để rơi vào MT ư? Thuyết tương đối không cho phép điều đó xảy ra dù hấp dẫn có lớn đến đâu chăng nữa.
    (Đợi chút, bài sau post tiếp)
  5. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Bây giờ là lúc phải trả lời câu hỏi trên rồi.
    Ta hãy xem lại lí thuyết tương đối và hệ quả cuỉa nó tôi đã nói ở trên là nguyên lí tương đương
    Nội dung ta tạm hiểu của thuyết tương đối để áp dụng cho trường hợp này như sau:
    Bất cứ một định luật vật lí nào đã đúng với một hệ qui chiếu thì cũng sẽ đúng với một hệ qui chiếu bất kì chuyển động với vận tốc bất kì đối với hệ qui chiếu đó.
    Còn đây là nguyên lí tương đương:
    Không thể dùng bất cứ một thí nghiệm vật lí nào để phân biệt chuyển động của một vật dưới tác dụng hấp dẫn bất kì với chuyển động của vật đó trong một hệ quan tính được gia tốc một cách thích hợp.
    Hay: sự gia tốc của một chuyển động bất kì trong một hệ qui chiếu bất kì đều đống nghĩa với sự tồn tại của hiện tượng hấp dẫn.
    Bản thân cách giải thích ta vẫn thấy nhiều nơi nhác đến cũng khác với cách giải thích của bạn mà tôi đã nêu lên sự vô lí ở trên. các sách đó thường nói ánh sáng bị uốn vào trong lỗ đen không phải vì động lượng của nó thay đổi mà vì không gian đã bị trường hấp dẫn của lỗ đen làm cho cong đén gần như vô hạn nên làm thay đổi đường đi của tia sáng. Thực chất đó chỉ là cách giải thích dễ hiẻu để hạn chế thắc mắc của độc giả. Sự giải thích đầy đủ của việc này như sau:
    Trước hết là ví dụ đã nhỉ, hãy tưởng tượng bạn đang ngồi trên một con tàu chuyển động. Ngoài trời đang mưa, các giọt nước mưa bắn vào cửa kính con tàu của bạn. Nó vach ra trên cửa kính đó những tia nước chạy thành đường chéo. Nếu con tàu chuyển động đều thì những tia đó hoàn toàn thẳng. Còn nếu tàu có gia tốc thì bạn sẽ thấy các tia nước này có những chỗ bị uốn cong do chuyển động gia tốc đó. Điều này hiển nhiên không hề phụ thuộc vào vận tốc và khối lượng của giọt nước. Do đó các tia sáng cũng vậy, nó sẽ bị uốn cong khi ta chuyển động có gia tốc , việc này không làm ảnh hưởng gì đến năng lượng và vận tốc của các photon. Khi ta chuyển động tương đối với Mặt Trời có gia tốc thì các tia sáng đối với ta sẽ bị uốn cong. Mặt khác theo nguyên lí tương đương thì sự gia tốc đó tương đương với sự tồn tại hấp dẫn, và điều dó có nghĩa là dứt khoat các tia sáng bị hấp dẫn của Mặt Trời làm lệch hướng. Đây mới chính là sự giải thích chính xác của việc người ta nói không gian cong là như thế nào (như đã nói, mục đích chính là để hạn chế thắc mắc).
    Thế thôi nhé. to Hùng Thắng: cũng hơi bực với cái kiểu chầy của ông rồi đấy, nhưng dù sao cũng là một cuộc tranh luận thú vị, vote 5*
    À mà nói thế thôi đừng giận, còn gì thắc mắc cứ nói nhé.
  6. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn RAGNAROK!
    Mình nghĩ rằng cách giải thích của bạn có thể là đúng.
    Và như mình biết đây gọi là giải thích định tính.
    Nhưng mình cũng không tin là cách giải thích của mình sai (định lượng).
    Mình còn có một bằng chứng khác nói về sự tồn tại động lượng của photon: Áp Suất Ánh Sáng.
    Khi ánh sáng đập vuông góc vào một tấm phẳng, nó sẽ gây ra áp suất cho tấm phẳng đó.
    Nếu tấm phẳng này phản xạ toàn phần ánh sáng, nó sẽ có lực lớn gấp đôi so với trường hợp tấm hấp thụ hoàn toàn ánh sáng.
    Người ta cũng có riêng một công thức rất rõ ràng về áp suất ánh sáng (bạn có thể xem trong cuốn sách Vật Lí Cơ Sở Tập 5).
    Nếu bạn muốn chứng minh công thức này, rất đơn giản chỉ cần quan niệm photon có động lượng.
    Bằng chứng thứ hai: Hiệu ứng Compton (không tiện nói ở đây), nhưng về cơ bản, đó là sự va chạm của photon với electron, photon được nói đến chính xác là một hạt, nếu muốn giải thích nó, chứng minh nó, rút ra công thức thì đơn giản thôi, coi photon có động lượng.
    Nếu bạn nghĩ photon không có động lượng, thì trước hết bạn phải tìm cách phản biện lại hai điều trên.
    Được hung_thang_999 sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 27/07/2004
  7. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Còn nữa, cho mình hỏi lại: cách giải thích của bạn về hạt mưa bị uốn cong (cổ điển), rồi suy ra ngay cho photon (hiện đại) có phải là một suy luận không logic không?
    Bạn nên nhớ, với vận tốc cỡ ánh sáng, thì cơ học cổ điển không thể áp dụng được nữa. Và bước đi của bạn không có căn cứ, không logic. bạn tưởng mình đang đi trên con đường bằng phẳng, nhưng nên nhớ ở giữa đường đấy có một cái hố rất to
  8. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Bạn có nói đến gia tốc của trái đất so với mặt trời làm lên sự cong của tia sáng:
    Nguyên văn:
    Vậy nếu trái đất chuyển động nhanh hơn (gia tốc lớn hơn) thì tia sáng sẽ càng cong à?
    Như vậy thì sự cong sẽ phụ thuộc vào cả tốc độ chuyển động của trái đất, và do đó mặt trời chỉ là một phần nhỏ của nguyên nhân gây ra sự cong của ánh sáng?? Hoàn toàn sai, sự cong chỉ xảy ra do Mặt Trời. Trái đất có thế nào đi chăng nữa thì mặt trời cũng luôn luôn là nhân tố mấu trốt, sự cong ánh sáng không phụ thuộc trái đất (khi ánh sáng đi ngang qua mặt trời), hoặc nếu có thì rất, rất, rất...nhỏ.
    Cậu cho mình hỏi: nếu giả sử có một cách nào đó để cậu đứng yên, không quay quanh mặt trời (tách ra khỏi trái đất), thì cậu có thấy ánh sáng cong không? câu trả lời: có mặc dù cậu không chuyển động so với mặt trời.
  9. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Bạn có nói đến gia tốc của trái đất so với mặt trời làm lên sự cong của tia sáng:
    Nguyên văn:
    Vậy nếu trái đất chuyển động nhanh hơn (gia tốc lớn hơn) thì tia sáng sẽ càng cong à?
    Như vậy thì sự cong sẽ phụ thuộc vào cả tốc độ chuyển động của trái đất, và do đó mặt trời chỉ là một phần nhỏ của nguyên nhân gây ra sự cong của ánh sáng?? Hoàn toàn sai, sự cong chỉ xảy ra do Mặt Trời. Trái đất có thế nào đi chăng nữa thì mặt trời cũng luôn luôn là nhân tố mấu trốt, sự cong ánh sáng không phụ thuộc trái đất (khi ánh sáng đi ngang qua mặt trời), hoặc nếu có thì rất, rất, rất...nhỏ.
    Cậu cho mình hỏi: nếu giả sử có một cách nào đó để cậu đứng yên, không quay quanh mặt trời (tách ra khỏi trái đất), thì cậu có thấy ánh sáng cong không? câu trả lời: có mặc dù cậu không chuyển động so với mặt trời.
    Vậy là gia tốc không đóng vai trò quan trọng gì nhé!
  10. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Một điểm nữa: tui cũng cảm thấy bị xúc phạm. Nhưng không thành vấn đề, cãi nhau với ông cũng thích thật.
    Tôi cũng vote lại cho ông 5 sao.
    Tôi nghĩ chúng ta nên kết thúc vấn đề này ở đây.
    Còn bây giờ tôi có một câu đố mới - tuy là câu đố nhưng tôi cũng chưa biết câu trả lời (coi như vừa đố vừa hỏi).
    Ai trả lời hay nhất, tôi sẽ vote cho 10 sao luôn.:
    Câu hỏi: tại sao các hành tinh lại có hình tròn, hay elip mà nó lại không có dạng hình hộp chữ nhật, hay hình tứ diện đều, vv..
    Được hung_thang_999 sửa chữa / chuyển vào 14:52 ngày 27/07/2004

Chia sẻ trang này