1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải đố đi!

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi kankuli, 04/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ bạn đọc khong kĩ hoặc mình diễn đạt không được tốt lắm, những mình đâu nói là photon không có động lương mà chỉ nói rằng động lượng đó là xác định khi vận tốc của nó là xác định, mà vận tốc của ánh sáng không hề bị ảnh hưởng bởi hấp dẫn.
    Việc hạt mưa có chuyển động cong đâu phải là thuộc cơ học cổ điển. Đó là một điều suy ra từ lí thuyết tương đối đấy chứ. Nếu một người chỉ biết đến cơ học cổ điển thì sẽ nói giọt nước bị uốn cong đường đi vì có áp lực của môi trường khi tàu chuyển động. Còn cách giải thích này là cách giải thích theo chuyển động tương đối trong hệ qui chiếu quán tính của vật, cơ học cổ điển Newton không thể nào giải thích đầy đủ như thế được. Do đó mình không nghĩ là mình mâu thuẫn. Còn đoạn sau mà như bạn trích thì công nhận mình giải thích hơi lù mù và khó hiểu cũng như... khó tin mà có lẽ do kiến thức cũng còn hơi lù mù. Thừa nhận sự cong phải phụ thuộc MT, nhưng chắc chắn nó có phụ thuộc chuyển động của TĐ. nếu bạn đến một hành tinh khác của hệ MT, bạn sẽ thấy độ cong của tia sáng là khác đi. Độ cong này đến nay cũng đã tính được bằng nhiều kết quả thực nghiệm nhưng quả thật mình cũng chưa rõ lắm về phương pháp.
    Còn chính là nói sức hút của MT lớn đến nỗi làm ánh sáng bị uốn cong mới là sai hoàn toàn. Không ai bảo photon không có động lượng nhjưng nói hấp đãn lam nó mất đi động lượng là sai.
    Lần sau xin hãy đọc kĩ bài hơn trước khi phản bác. một điểm nữa là chính bạn mới là người mâu thuẫn khi sau khi tổng hợp 2 công thức để tính khối lượng của photon lại lấy ngay kết quả áp dụng cho cơ học Newton. cách giải thích định lương là rất quan trọng vì nó cho phép tính chính xác các kết quả cần thiết, nhưng sẽ là rất nguy hiểm nếu bạn không biết cách áp dụng hợp lí các hệ thức do không hiểu hết bản chất vấn đề.
    Thôi kết thúc ở đây, có cãi nhau thêm cũng vô ích. Những chỗ tôi còn lúng túng tôi đã thừa nhận, còn những gì tôi đã nói thì tôi hiểu rất rõ nó là gì, cònn bạn thì cũng thế thôi, có nói thêm cũng vô ích, bạn nhắc mình về sự mâu thuẫn nhưng thực chất những gì bạn nói cho thấy cách tư duy của bạn hoàn toàn là cách tư duy của cơ học Newton mà mình thì không thể giỏi đến mức giải thích cho bạn về cách tư duy được, bạn sẽ tự hiểu nó khi đã đọc và suy nghĩ nhiều hơn về vật lí tương đối tính. Chúng ta kết thúc ở đây.
  2. Larra

    Larra Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/10/2002
    Bài viết:
    2.015
    Đã được thích:
    0
    Hoàn toàn chấp nhận được. Động lượng photon thay đổi đâu có nghĩa là vận tốc nó thay đổi hả Rag na rok. Khối lượng nó thay đổi chứ. Điều đó cũng có nghĩa là tần số của nó thay đổi.
    Khi photon đi vào vùng hấp dẫn lớn thì thế năng nó giảm, động năng nó tăng. Không có gì mâu thuẫn ở đây cả.
  3. tuanno1

    tuanno1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/10/2003
    Bài viết:
    3.227
    Đã được thích:
    0

    Câu hỏi: tại sao các hành tinh lại có hình tròn, hay elip mà nó lại không có dạng hình hộp chữ nhật, hay hình tứ diện đều, vv..
    Như bạn biết chúng ta đang sống trong một không gian 3 chiều bởi vậy nên các hành tinh chuyển động tự xoay quanh nó nên tạo ra một lực ly tâm làm cho vật chất bị văng đều ra mọi hướng vì vậy các hành tinh, ngôi sao trong vũ trụ như bạn thấy đều
    có dạng cầu, hoặc dạng cầu hơi dẹt ( tiện đây cũng xin nhắc lại với bạn lachùngb ta đang sống trong một ko gian 3 chiều cho nên cái mà bạn gọi là "hình tròn hay elip"hoàn toàn ko có trong vũ trụ một hành tinh hay ngôi sao nào có hình dạng như bạn nói cả mong lần sau bạn lên chú ý tới văn phạm hơn nữa)
  4. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    to Larra: khối lượng thay đổi , có thể lắm. nhưng cho phép em hỏi bác một câu, câu này không phải vặn vẹo gì các bác mà thật sự là em chưa rõ lắm nên mong được chỉ dạy:
    theo như những gì ta biết từ lí thuyết Einstein, khối lượng của các hạt chuyển động với vận tốc rất lớn ta có thể tính theo hệ thức:
    m = m[sub]0[/sub] / [(1 - v2 / c2) 1/2]
    Với m[sub]0[/sub] là khơi lượng nghỉ của photon. Bác nào giải thích giúp thế thì ta có thể nói gì về khối lượng của photon? Các bác hãy thử thay các giá trị vào hệ thức trên và cho em xem kết quả nhé.
    Trả lời câu hỏi: Khi mới hình thành các hành tinh cũng như các sao đều có nhiệt độ vô cùng lớn, chúng ở thể lỏng hoặc thể khí chứ không phải là thể rắn. Ngoài ra, các ngôi sao đều có tính chất quay ngay từ khi hình thành, các hành tinh của chúng cũng chịu ảnh hưởng của mômen này nên cũng đều quay quanh trục, lực li tâm tác dụng từ tâm các ngôi sao ra phía bề mặt của chúng, do còn ở thể lỏng hoặc khí (các hành tinh sau đó nguội dần còn các sao thì luôn là khí) nên lwục li tâm đó làm cho vật chất của các thiên thể này phân bố đều về mọi phía và do đó chúng đều có hình cầu hoặc cầu dẹt.
    Hình cầu dẹt theo như tôi hiểu chính là cái mà bạn gọi là elip ở đây, ví dụ như Trái Đất có hình cầu dẹt do lực quán tính li tâm ở xích đạo lớn hơn ở 2 cực vì những điểm càng xa trục quay càng chịu ảnh hưởng lớn của lực li tâm (lục này tỷ lệ với khoảng cách)
  5. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Bác trả lời đúng được 1/2: ban đầu các hành tinh ở thể lỏng và khí chứ không phải rắn, và đó là thời điểm mà hình dạng các hành tinh dễ thay đổi nhất. 5 sao cho cậu.
    Còn vì sao có dạng tròn thì chưa đúng. Mình sẽ voite cho 10 nếu ai tìm ra câu trả lời đúng.
  6. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Tiện mình cũng nói thêm: cái lực li tâm thực chất nó chỉ làm cho hành tinh mất đi hình dáng đẹp (hình cầu), do đó mà phần lớn các hành tinh có dạng elip xoay tròn.
    Giả sử nhá: nếu ban đầu hành tinh có dạng cái bánh dẹp (như bánh rán chẳng hạn) thì lực li tâm sẽ làm cái bánh đó càng ngày càng to và dẹp hơn.
    Chuyện cũ: Ánh sáng bị hút bởi mặt trời.
    Cậu đã công nhận ánh sáng là hạt có năng lượng và động lượng rồi nhé.
    Bây giờ mình sẽ chứng minh ánh sáng có khối lượng nha.
    Chắc bạn biết hiện nay có một cách tạo điện năng với công suất rất lớn đi kèm với sự nguy hiểm: điện hạt nhân.
    Tại sao nó lại cung cấp được một nguồn năng lượng lớn như vậy? Nguyên nhân chính là độ hụt về khối lượng sau phản ứng hạt nhân. Vậy khối lượng đó đã đi đâu: nó đã biến thành bức xạ điện từ theo công thức:
    E=mc^2
    Nói một cách nôm na: khối lượng đã được chuyển đi nơi khác thông qua sóng điện từ, sóng điện từ mang khối lượng, hay photon mang khối lượng trên mình của nó.
    Như vậy chúng ta sẽ thấy dễ hiểu hơn về việc tại sao khối lượng giảm, khối lượng cũng chính là năng lượng của photon. Nếu không có cách giải thích này, định luật bảo toàn khối lượng và năng lượng bị vi phạm.
    Về có bản, có một định luật bảo toàn tổng quát hơn: bảo toàn khối năng lượng (khối lượng + năng lượng), đó mới là định luật bảo toàn tổng quát. (cpr: hungthang999)
    Như vậy cuối cùng photon sẽ mang trên mình nó khối lượng.
    Và cái khối lượng này phải bằng khối lượng hụt của hạt nhân.
    Cái công thức đã cho không phải là khó hiểu:
    m=hf/c^2 ​
    Vì vậy photon bị mặt trời hút là chuyện phình phường!
    Được hung_thang_999 sửa chữa / chuyển vào 10:07 ngày 28/07/2004
  7. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Theo mình cách giải thích này không hợp lí lắm. theo mình thì phải nói là do ánh sáng co tính chất nhị nguyên sóng - hạt. Khi các phản ứng hạt nhân xảy ra chúng phát ra các bức xạ dưới dạng hạt, cho mình thời gian đọc lại về hạt nhân nhé, lâu quá quên béng rồi. Tuy nhiên nếu một phản ứng giải phóng photon nếu theo bạn nói phải có khối lượng cụ thể để định luật bảo toàn không vi phạm thì tại sao trong sản phẩm người ta không viết cả sự có mặt của photon, bởi vì như thế thì nó phải tính là một sản phẩm mà?
  8. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Gợi ý tiếp cho câu hỏi của tui: ngoài lực li tâm, còn có một lực khác nữa.
    Còn bây giờ tiếp tục với chủ đề cũ:
    Cái khối lượng của photon không thể dùng công thức trên được.
    bạn chú ý rằng công thức trên chỉ áp dụng cho những vật có vận tốc < vận tốc ánh sáng (vì ngoài photon có vật nào chuyển động với vận tốc bằng vận tốc ánh sáng đâu ) Muốn áp dụng cho photon ta phải dùng phép tính Limit (về nhà tui sẽ xem lại)
    Cái khối lượng nghỉ của photon bằng 0, còn khối lượng chuyển động như đã tính qua cái công thức trên và nó là khác không.
  9. hung_thang_999

    hung_thang_999 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/06/2004
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Có chứ, có mặt của photon (tia gamma) mà! Nhưng nếu không cần thiết ta có thể coi như nó toả nhiệt luôn mà không cần nhắc đến gamma:
    phản ứng HN (phân rã HN) -> tia gamma - > nhiệt (hay dạng năng lượng khác)
    Bao giờ cũng phải có gamma sinh ra đầu tiên mà.
  10. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Chắc bạn đã đọc về một loại hạt là mêzon, nó là đặc trưng của mọi phản ứng hạt nhân. Sự hụt khối như bạn nói chính là sự giải phóng loại hạt này. Tuy nhiên hạt mezon có đời sống rất ngắn, cỡ 1 phần vài tỷ giây, nó nhanh chóng phân rã thành các photon. Điều này không có nghĩa là photon là loại hạt có khối lượng, khối lượng của mezon sau khi phân rã biểu hiện dưới dạng năng lượng của photon. Ở đây ta có sự tương đương giữa khối lượng và năng lượng. Một điều nữa là như có một mâu thuẫn: theo như bác Larra nói thì động lượng thay đổi có thể tương đương với khối lượng thay đổi chứ chưa hẳn là vân tốc, thừa nhận điều này , em không nhớ ra việc khối lượng cũng có thể thay đổi, tuy nhiên hung thang lại không guiải thích được điều này khi tôi thắc mắc tại sao động lương lịa thay đổi khi vận tốc xác đinh, và nếu như theo cách giải thích rằng đó là khối lượng thay đổi thì nó lại mâu thuân với việc ban nói sau đó rằng photon giải phóng phải có khối lượng chính bằng sự hụt khối trong phản ứng hạt nhân (hoặc ngược lại khi phản ứng nào đó hấp thụ photon và khối lượng sau phản ứng lớn hơn trước phản ứng).
    Còn câu kia thì tớ chịu, không nghĩ ra được còn lực nào ngoài lực li tâm và lí do thể khí, hungthang giải đáp đi cho anh em biết với nhé.
    Câu hỏi tiếp xin hẹn bài sau, hiện chưa nghĩ ra!

Chia sẻ trang này