1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải Đố Phú Thọ

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi hilittlesunshine, 02/11/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LegiS

    LegiS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Chồng Bà Trưng là chồng Bà Trưng chứ còn là ai nữa.
    Nếu em muốn hỏi rằng, xin bạn hãy cho biết sơ yếu lý lịch của chồng bà Trưng, thì phải đặt câu hỏi cho rõ ràng nhé:))
    (gợi ý trả lời, câu này liên quan đến Tô Định đây)

    Được LegiS sửa chữa / chuyển vào 12:18 ngày 03/11/2004
  2. shortcut

    shortcut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Mình có số di động của chồng Bà Trưng đây này: 0912000xxx. Ai cần cứ gọi điện mà hỏi.
    Những nZm đầu Công nguyên từ miền đất Mê Linh đã xuất hiện hai người con gái kiệt xuất Trưng Trắc, Trưng Nhị và ở Chu Diên là chàng trai Thi Sách dũng mãnh. Bởi thế, mùa xuân nZm ấy, khi mùa sZn ở Mê Linh bắt đầu, quan lạc tướng Chu Diễn đã cho con trai là Thi Sách dẫn theo một toán thân binh tới Mê Linh để kết thân với họ Trưng. Y'' quan lạc tướng Chu Diên đã rõ, hai miền đất Mê Linh và Chu Diên liên kết được với nhau thì chẳng phải chỉ tốt lành cho chuyện nhân duyên của đôi trẻ Thi Sách - Trưng Trách mà sức mạnh của người Việt sẽ được nhân lên. Sức mạnh ấy có thể xoay chuyển tình thế, lật đổ ách đô hộ của nhà Hán, khôi phục lại nước cũ của người Việt. I''t lâu sau, trong niềm hoan hỉ của mọi người, Trưng Trắc đã cùng thi Sách kết nghĩa vợ chồng.
  3. hilittlesunshine

    hilittlesunshine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    0
    Cực kì xuất sắc, còn hơn câu trả lời mà Hili mong đợi. Tự nhiên thấy vui lạ lùng trước câu trả lời của bác. Hình như học thêm được một cái gì đó. Cám ơn bác nha!
  4. LegiS

    LegiS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    1) Tên chồng bà Trưng Trắc: Theo bộ Đại Việt sử ký toàn thư (phần ?oNgoại kỷ?, quyển 3 tờ 2a), được bộ Việt sử thông giám cương mục dựa vào đó chép lại (phần ?oTiền biên?, quyển 2 tờ 10),(6) chồng bà Trưng tên là Thi Sách. Sau đây là lời của Toàn thư: ?oTên huý là Trắc, họ Trưng. Nguyên là họ Lạc, con gái của Lạc tướng huyện Mê Linh, Phong Châu, vợ của Thi Sách ở huyện Châu Diên.(7)
    Khi viết tên chồng bà Trưng là Thi Sách, Ngô Sĩ Liên đã dựa vào tiểu truyện Hai Bà Trưng trong các sách Lĩnh Nam chích quái (Trích những chuyện quái ở đất Lĩnh Nam, thế kỷ 15), Việt điện u linh tập (Tập chuyện u linh ở Việt điện, thế kỷ 14) (8) và xa hơn nữa là bộ sử của Trung Hoa do Phạm Việp viết là Hậu Hán thư (Sách về đời Hậu Hán, viết vào thế kỷ thứ 5).(9) Ngành viết sử của nước ta chỉ bắt đầu vào thế kỷ 13, nên những đoạn sử trước đó, người xưa đều sử dụng tài liệu Trung Hoa.
    Trong phần chính văn bộ Hậu Hán thư của Phạm Việp, có đoạn về Hai Bà Trưng như sau: ?oHựu Giao Chỉ nữ tử Trưng Trắc, cập nữ đệ Trưng Nhị phản công đầu kỳ quận. Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố man di giải ứng, khấu lược Lĩnh ngoại lục thập dư thành, Trắc tự lập vi vương.? (nghĩa là: ?oỞ Giao Chỉ có người đàn bà tên là Trưng Trắc và em gái là Trưng Nhị nổi lên làm loạn, đánh phá trong quận. Người man di ở các quận Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố đến hưởng ứng, cướp phá hơn 60 thành ở Lĩnh ngoại. Trắc tự xưng vương.?) (10)
    Vào thế kỷ thứ 6, một tác giả khác tên là Lịch Đạo Nguyên, đã du lịch sang cổ Việt, đến thăm vùng Mê Linh. Khi trở về Trung Hoa, ông viết sách Thuỷ kinh chú, trong đó ông có đề cập đến chuyện Hai Bà Trưng và viết như sau: "...Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê...? (nghĩa là: ...Con trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ...[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem quân đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê...) (11)
    Dựa vào tài liệu Thuỷ kinh chú, trong khi chú thích phần chính văn viết về Hai Bà Trưng của Hậu Hán thư, thái tử Lý Hiền (12) đời nhà Đường, vào thế kỷ thư 8, đã chú thích rằng: ?oTrưng Trắc giả, Mê Linh huyện Lạc tướng chi nữ dã, giá vi Châu Diên nhân Thi Sách thê, thậm hùng dũng.? (nghĩa là: ?oTrưng Trắc là con gái Lạc tướng huyện Mê Linh được gả làm vợ một người huyện Châu Diên là Thi Sách, bà rất hùng dũng.?(13)
    Cần lưu ý là sách chữ Nho ngày xưa viết không có chấm câu, nên người đọc có thể không biết câu văn dừng lại ở chỗ nào, và rất dễ lẫn lộn câu nầy qua câu khác. Trong chú thích cuả mình, thay vì viết tên ?oThi? như Thuỷ kinh chú, thái tử Hiền đã viết thành ?oThi Sách?.
    Cách viết của thái tử Hiền về tên chồng bà Trưng dẫn đến cách viết của các tác giả Việt, từ Việt điện u linh tập, đến Việt sử lược,(14) qua Lĩnh Nam chích quái, rồi đến các bộ chính sử Toàn thư và Cương mục, nghĩa là các sách nầy đều cho rằng chồng bà Trưng tên là Thi Sách. Sự lầm lẫn nầy không phải do các tác giả Việt tự ý viết ra, mà do ảnh hưởng của lời chú thích Hậu Hán thư của thái tử Hiền bên Trung Hoa.
    Người phát hiện ra sự lầm lẫn về tên chồng bà Trưng trong chú thích của thái tử Hiền là học giả Huệ Đống, vào thế kỷ thứ 18, dưới đời nhà Thanh (Trung Hoa).(15) Khi so sánh chú thích của thái tử Hiền trong Hậu Hán thư và câu văn nguyên thuỷ của Thuỷ kinh chú, Huệ Đống viết như sau: ?oCứu Triệu Nhất Thanh [16] viết ?oSách thê? do ngôn thú thê. Phạm sử tác: ?oGiá vi Châu Diên nhân Thi Sách thê? mậu hỉ. Án Thuỷ kinh chú ngôn ?otương Thi?, ngôn ?oTrắc Thi?, minh chỉ danh Thi.? (nghĩa là: ?oXét Triệu Nhất Thanh nói: ?osách thê? còn có nghĩa là ?ocưới vợ?; các sử học Phạm chép ?oGả làm vợ người Châu Diên là Thi Sách? là sai. Xem Thuỷ kinh chú thấy nói ?otương Thi?, rồi nói ?oTrắc Thi?, chỉ rõ ràng tên ông đó là Thi.?(17)
    Trong Thuỷ kinh chú, Lịch Đạo Nguyên viết: ?o...Châu Diên lạc tướng tử danh Thi sách Mê Linh lạc tướng nữ tử danh Trưng Trắc vi thê. ? (nghĩa là: ?oCon trai của lạc tướng Châu Diên tên là Thi, hỏi [sách] con gái lạc tướng Mê Linh tên là Trưng Trắc làm vợ.?). Trong câu nầy, nếu Thi Sách là họ và tên thì vế thứ nhì của câu nầy thiếu động từ, trở nên tối nghĩa. Như Huệ Đống đã viết, đọc tiếp đoạn Thuỷ kinh chú về Hai Bà Trưng, sự cân đối trong cách dùng từ sẽ cho thấy rõ tên của chồng bà Trưng. "... Trắc vi nhân hữu đảm dũng, tương Thi khởi tặc; Mã Viện tương binh thảo, Trắc Thi tẩu nhập Cẩm Khê...? (...[Bà] Trắc là người can đảm, cùng [ông] Thi nổi dậy làm giặc; Mã Viện đem quân sang đánh, [ông bà] Trắc Thi chạy vào Cẩm Khê...) Tác giả Lịch Đạo Nguyên dùng tên Trắc, vậy thì chữ Thi theo sau đó cũng phải là tên chứ không thể là họ. Lịch Đạo Nguyên đã đến Mê Linh vào thế kỷ thứ 6 và phát hiện tên chồng bà Trưng tên là Thi, vậy tốt nhất nên trở về đúng tên ban đầu của chồng bà Trưng, tức là ông Thi.
  5. hilittlesunshine

    hilittlesunshine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    0
    Thật không hối tiếc vì đã mở topic này. Hili học được rất nhiều từ mọi người!
  6. LegiS

    LegiS Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2004
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Tôi lớn lên bên cạnh những quả đồi trồng đầy những cây cọ gai góc, thứ cây có lẽ chỉ có ở vùng đất trung du quê tôi. Tôi rất thích những chiếc lá của loài cây này. Nó thật to và vững chãi. Buổi trưa nắng tôi có thể khoan khoái ngồi dưới tán lá của nó để tránh những tia nắng gây gắt của mặt trời. Ngày mưa tới, nếu bất chợt quên áo mưa, khi ra đồi tôi có thể yên tâm nép mình bên chiếc lá cọ mà không sợ tối nay bị cảm lạnh.
    Ấy thể mà có một người rất ghét loài cây này. Hắn là một anh chàng sinh ra và lớn lên ở thành phố. Nơi đây là quê nội của hắn nên hàng năm cứ vào dịp nghỉ hè là hắn lại về thăm nội và ở chơi cả tháng. Những lúc ấy, bà nội hắn thường gởi gắm hắn cho tôi, bảo tôi đưa hắn lên đồi cọ chơi. Tuy kém hắn hai tuổi nhưng tôi không kêu hắn bằng anh, mà ngược lại còn bắt hắn kêu bằng chị. Hắn không chịu thì tôi dọa sẽ không cho hắn đi theo, nên hắn đành ngoan ngoãn nghe lời. Lẫn đầu tiên tôi bắt nạt được một gã con trai, lại là con trai thành phố nên tôi khoái chí lắm, đâu biết hắn rất bực bội trong lòng.
    Lần đầu tiên nhìn thấy cây cọ, thấy một chùm quả chín mọng lủng lẳng trên cây, hắn khoái quá nhào đến chụp lấy thật nhanh. Bỗng nhiên hắn kêu ối lên một tiếng thật to và ôm lấy bàn tay rên rỉ. Thoạt nhìn, tôi biết ngay là gai cọ đã đâm vào tay hắn. Đáng đời! Tôi định bụng kêu hắn cầu cứu thì mới giúp đỡ, nhưng hắn cũng gan lắm. Thấy tôi cứ nhìn hắn cười cười, hắn tức mình chạy một hơi về nhà mách với bà hắn. Từ đó, hắn ghét luôn cây cọ.
    Thế nhưng hắn lại không ghét tôi, dù hắn nói với bà rằng tôi giống như cái gai cây cọ, vừa nhọn vừa sắc. Nghe bà hắn kể lại như vậy, tôi buồn cười quá. Trong làng này chẳng ai ví tôi như thế bởi tôi khá xinh và tốt bụng, chỉ hơi bướng bỉnh một chút. Sau lần lên đồi chơi ấy, tôi tưởng hắn giận không thèm đi chơi với tôi nữa. Nhưng một buổi chiều, mẹ tôi bảo lên đồi hái ít quả cọ về ngâm muối ăn thì tôi lại nghe tiếng hắn gọi, lại gọi bằng tên chứ không phải bằng chị như tôi đã yêu cầu hắn. Hóa ra hắn muốn được đi cùng tôi. Thế là tôi lại có dịp bắt nạt hắn, nhưng lần này hắn nhất định không kêu tôi bằng chị. Hắn bảo không thể vô lý thế được và mặc cho tôi phản đối, hắn cứ đi theo tôi. Tôi đành phải chịu thua.
    Cứ thế, hắn và tôi trở thành đôi bạn thân thiết. Hắn rất ghét cây cọ nhưng hắn lại thích ăn quả cọ. Mỗi lần mẹ tôi mang sang biếu bà nội hắn là hắn mong mẹ tôi về thật nhanh, để hắn có thể chén những quả cọ ấy một cách thích thú. Rồi hắn phải trở lại thành phố để bước vào năm học mới.
    Đêm cuối cùng ở quê, trăng thật sáng. Tôi rủ hắn lên đồi cọ ngồi chơi. Hắn bảo có lẽ hè sang năm hắn không về được. Hỏi tại sao, hắn nói hắn sẽ đi du học khi tốt nghiệp cấp III. Nghe hắn nói vậy, tự nhiên tôi thấy buồn lạ lùng dù biết tôi và hắn chỉ gặp nhau có một tháng hè. Những gì chúng tôi có với nhau thật chẳng dễ quên. Tôi nhớ đến vẻ mặt hoảng sợ của hắn khi bị gai cọ đâm vào tay, nhớ cái lần đầu tiên hắn gọi tôi bằng chị mà lòng nao nao khó tả. Hắn bảo, hắn không muốn đi nhưng đó là ước muốn của ba mẹ nên hắn phải nghe theo. Hắn sẽ chẳng bao giờ quên mùa hè ở đây, nhất là tôi, người bạn gái thân thiết đầu tiên của hắn.
    Hắn đi rồi, tôi vẫn tiếp tục công việc của một cô gái nông thôn. Những lúc lên đồi chăm sóc vườn cọ, tôi lại nhớ hắn đến nao lòng. Đã nhiều mùa hè qua hắn không trở lại nơi này và hình như hắn cũng đã quên tôi. Tôi thoáng chút giận hờn nhưng rồi lại cho qua, bởi tôi biết đâu phải mọi lời hứa người ta đều có thể giữ được. Chỉ mong hắn đừng quên quê hương, đừng quên cái vị ngọt bùi của cây cọ là tôi được an ủi phần nào rồi.
    (Mai Sương)
    -------------------------------------------------------------------------------
    Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt/nắng chói sông Lô hò ô tiếng hát/Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca...
    Quả cọ ăn thật bùi và ngon. Và nó còn được dùng để làm..........???
  7. hilittlesunshine

    hilittlesunshine Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/04/2004
    Bài viết:
    502
    Đã được thích:
    0
    Nếu đây là một câu chuyện cổ tích với kết thúc có hậu thì Hili nghĩ nó giải thích vì sao người ta thường lấy lá cọ để trang trí trong các đám cưới. Bác Legis biết nhiều chuyện tình cảm mà có ý nghĩa ghê!
    Hili có nghe nói đến: dầu cọ, nhưng không biết đó có phải là câu trả lời cho câu hỏi của bác không? mà Hili bó tay đấy, bác cứ chơi hai mặt, Hili chẳng biết đằng nào mà lần. Một mặt thì bác tỏ ra ngù ngờ, mặt kia thì đúng là thiên tài. Bác có phải là nhà sử học hay văn học gì không thế?
  8. TTVietNamOnline

    TTVietNamOnline Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Cọ... om
    Nghe có vẻ lạ tai bởi ta chỉ quen nghe và thưởng thức trám om chứ mấy ai đã được ăn cọ om. Xuất xứ quê hương của món ăn này có lẽ là quê hương của ?orừng mặt trời xanh? Phú Thọ.
    Lợi ích của cây cọ chắc hẳn ai cũng biết, nhưng còn cái ngon của quả cọ om thì với nhiều người là lần đầu. Cứ đến cữ tháng 9 cây cọ bắt đầu ra hoa và đến vài ba tháng sau thì cho quả. Quả cọ non thì chưa om được, phải đợi đến khi quả cọ già, da chuyển màu xanh sậm.
    Quả cọ rửa qua, cho vào nồi lưng lưng nước, đặt lên bếp, đun nhỏ lửa. Cái giống cọ không ưa to lửa, bởi nếu ai nóng ruột đun lửa to cho chóng chỉ có làm hỏng món cọ om mà thôi, bởi khi ấy cọ rất chát, lửa càng to thì cọ càng chát. Vậy nên khi đun nhỏ lửa, vị chát của cọ được ?othôi? ra, cho đến khi thấy quả cọ mềm là được. Cọ om ăn bùi, ngậy không kém trám om. Cầu kỳ hơn, cọ om đem kho cá, nêm gia vị ăn cũng rất lạ.
    (Theo VHNT Ăn Uống)
  9. TTVietNamOnline

    TTVietNamOnline Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/08/2004
    Bài viết:
    310
    Đã được thích:
    0
    Dùng làm bài thuốc trị bệnh:
    - Cao huyết áp
    - Thành phần: Vỏ quả cọ 9-18 gam.
    - Cách chế: Đun sắc.
    - Công hiệu: Chữa cao huyết áp.
    - Cách dùng: Uống mỗi ngày 2-3 lần.
    ------------------------------
    dùng để điều trị chứng bệnh phì đại tiền liệt tuyến là một bệnh lý thường gặp ở nam giới trên 60 tuổi...
    Thuốc được trích từ cây quả cọ lùn (serenoa repens) thuộc nhóm thuốc thực vật, được đánh giá là an toàn, ít tác dụng phụ, có thể uống dài ngày (một vài tháng) nhưng hiệu quả chữa lành cũng không chắc chắn. Đại diện trong nhóm thuốc này và thông dụng nhất là Tadenan (từ pygeum africanum),
  10. captain

    captain Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2001
    Bài viết:
    2.746
    Đã được thích:
    0
    Về Trưng Trắc, Trưng Nhị và Thi Sách, mọi người có thể tìm đọc cuốn "Anh Hùng Lĩnh Nam" và "Cẩm Khê Di Hận". Một số tài liệu rất hay có thể tìm tại www.vnthuquan.net
    Chúc vui vẻ.

Chia sẻ trang này