1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải KHKT thanh niên: Không có công trình khoa học

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi ConCay, 28/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Giải KHKT thanh niên: Không có công trình khoa học

    Giải KHKT thanh niên: Không có công trình khoa học
    20:21'' 26/04/2004 (GMT+7)
    (VietNamNet) - Chiều nay 26/4, tại Hội trường KHKT thanh niên ở Hà Nội đã diễn ra lễ trao Giải KHKT thanh niên lần thứ 14. Năm nay, không có công trình khoa học nào đoạt giải, mà chỉ có các... công trình kỹ thuật. Tại sao?

    Từ 36 đề tài đăng ký dự thi, sau khi tiến hành ba vòng tuyển chọn, Hội đồng chấm giải đã thống nhất trao giải cho năm công trình kỹ thuật sau:

    Kết quả nghiên cứu, thiết kế và chế tạo thử nghiệm thiết bị ADSL đầu cuối (CPE) của nhóm kỹ sư thuộc Công ty Thiết bị Điện thoại VITECO (Hà Nội). Công trình này bao gồm modem ADSL cho phép truy cập Internet tốc độ cao (Upload 512 Kbps-1 Mbps; Download 1 Mbps) trên đôi dây điện thoại thường.

    Kết quả nghiên cứu công nghệ nuôi trồng nấm linh chi trên bã mía của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Di truyền Nông nghiệp (Hà Nội). Công trình này giúp cho năng suất nấm linh chi cao hơn, đồng thời làm tăng thành phần acid amin và protein của nấm so với khi trồng theo phương pháp cũ là mùn cưa.

    Phần mềm hỗ trợ thiết kế đường dây tải điện của tác giả Văn Xuân Anh, thuộc Công ty Tư vấn Xây dựng Điện I (Hà Nội). Đây là phần mềm hỗ trợ quá trình tính toán, thiết kế phần điện và cơ lý đường dây một cách tương đối toàn diện và có tính hệ thống cao, đáp ứng yêu cầu tính toán thiết kế nhanh, chính xác và tin cậy. Ngoài ra, nó còn giúp quản lý cơ sở dữ liệu thiết kế, tạo cơ sở cập nhật để mở rộng các công cụ tính toán.

    Xây dựng Atlas lông tóc sử dụng trong giám định pháp y của tác giả Nguyễn Văn Lợi, thuộc Viện Pháp y Quân đội (Hà Nội). Với sự hỗ trợ của máy tính và các trang thiết bị hiện đại như kính hiển vi điện tử, kính hiển vi quang học có độ phân giải cao, công trình được xây dựng như một cẩm nang hình ảnh và các khái niệm trong công tác nhận định dấu vết điều tra, nghiên cứu tại hiện trường cũng như trong phòng thí nghiệm. Bên cạnh đó, Atlas này còn có thể được sử dụng như một giáo cụ giảng dạy và huấn luyện cho nhân viên pháp y.

    Sử dụng công nghệ gien để biểu hiện Glucoamylase trên bề mặt tế bào nấm men nhằm ứng dụng trong lên men rượu trực tiếp từ tinh bột và trong chế biến của tác giả Đặng Phương Thảo, ĐH Khoa học Tự nhiên TP.HCM.

    36 đề tài tham dự Giải thưởng năm nay vẫn là một con số quá ít so với hàng trăm trường đại học và hàng chục viện nghiên cứu trên toàn quốc. Thử nhìn lại cuộc thi sáng chế nông cụ ở Ấn Độ hồi đầu năm nay và làm thử một phép so sánh: Hàng trăm ý tưởng đã được gửi đến cho Ban tổ chức, và tất cả đều mang tính thực tiễn rất cao, từ chiếc máy thái chuối, máy kéo cải tiến làm bằng... xe máy đến máy vắt sữa xách tay. Và các tác giả của chúng đều là nông dân 100%. Vậy mà tại Giải thưởng KHKT thanh niên năm nay ở Việt Nam, trong số 36 công trình KHKT gửi đến dự giải, không có công trình khoa học nào đoạt giải - tất cả năm giải thưởng đều được trao cho các giải pháp kỹ thuật.


    Nguyên nhân nào khiến cho giải thưởng kém hấp dẫn và chưa tạo được sự chú ý của số đông những người làm KHKT trẻ tuổi? Phải chăng công tác tuyên truyền chưa được thực hiện tốt? Hay vì giải thưởng chưa đủ cao để trở thành sức hấp dẫn (12 triệu đồng cho mỗi giải KH và 7 triệu đồng cho mỗi giải KT)? Chỉ xin lưu ý: Nếu trở thành một hoạt động thường niên với sự tham gia của đông đảo thanh niên, chắc chắn giải thưởng sẽ phát huy được sức sáng tạo của đội ngũ KHKT trẻ vào công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước.

    Được biết Viện KHCN Việt Nam và Trung ương Đoàn TNCSHCM đã cam kết hỗ trợ cho các đề tài nghiên cứu có triển vọng, tạo điều kiện cho tác giả hoàn thành công trình của mình. Bên cạnh đó, hai phía sẽ giúp đỡ cho các cử nhân và kỹ sư trẻ mới tốt nghiệp loại ưu, đặc biệt là những người đã đoạt giải, được vào làm việc tại một trong 18 viện nghiên cứu thuộc Viện KHCN Việt Nam.

    Được biết năm 1990, nhân kỷ niệm ngày sinh của Bác Hồ, từ khởi xướng của GS Viện sĩ Nguyễn Văn Hiệu về việc hình thành "Giải thưởng KHKT thanh niên", Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ quốc gia (nay là Viện KHCN Việt Nam) cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã hưởng ứng nhiệt tình và phối hợp triển khai từ năm 1991 đến nay. Qua 14 năm, đã có 626 giải thưởng được trao cho 50 tác giả tuổi dưới 40 trên cả nước, kể cả thanh niên thuộc các lực lượng vũ trang, với những công trình khoa học và giải pháp kỹ thuật xuất sắc thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau.

    Tin, ảnh: Khánh Hà


    Lời bàn: vậy thì tại sao kô có giải thưởng khoa học? các giải pháp kỹ thuật, công nghệ tỏ ra vượt trội hay các ngành khoa học cơ bản không có gì đáng quan tâm.? Hay ....? mời bạn thử lý giải và cho ý kiến của mình
  2. Tem

    Tem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2004
    Bài viết:
    176
    Đã được thích:
    0
    Tôn vinh giá trị thực tế của khoa học
    39 công trình trong tổng số 140 công trình dự thi nhận giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2003 vào tối qua thuộc nhiều lĩnh vực khoa học khác nhau, gồm cơ khí tự động hoá, sinh học, công nghệ vật liệu mới hay công nghệ thông tin... Song hầu như toàn bộ các công trình đều có điểm chung có tính ứng dụng cao hay đã được áp dụng hiệu quả trong thực tiễn sản xuất.
    "Giải Nobel" khoa học của Việt Nam

    Giải thưởng Sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam (giải thưởng) năm 2003 cũng là năm thứ 9 được dành cho các công trình khoa học thuộc 5 lĩnh vực: cơ khí tự động hoá, sinh học phục vụ sản xuất và đời sống, công nghệ vật liệu mới, công nghệ nhằm bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên, công nghệ thông tin.

    Trong mỗi lĩnh vực, Ban tổ chức xét trao 1 giải nhất, 2 giải nhì, 3 giải ba cùng nhiều giải khuyến khích. Điều thú vị là kết quả của giải thưởng năm nay được các nhà tổ chức giữ "bí mật" đến những phút cuối cùng.
    Chung cuộc, giải nhất lĩnh vực công nghệ vật liệu mới được trao cho công trình "Nghiên cứu thiết kế công nghệ sản xuất lốp ôtô Radian" của thạc sĩ Nguyễn Quốc Anh và cộng sự thuộc Công ty công nghiệp caosu miền Nam;
    Giải nhất lĩnh vực công nghệ thông tin được trao cho nghiên cứu "Nâng cao chất lượng hệ thống thông tin vệ tinh..." của ThS Hoàng Đình Chiến thuộc Đại học Bách khoa TPHCM;
    "Nghiên cứu, thiết kế, ứng dụng vòi phun đốt than bột dạng UD cho lò hơi Nhà máy nhiệt điện Ninh Bình" của kỹ sư Nguyễn Tuấn Nghiêm thuộc Viện Năng lượng đoạt giải nhất lĩnh vực công nghệ nhằm bảo vệ môi trường;
    Trong lĩnh vực sinh học phục vụ sản xuất và đời sống, nghiên cứu "Sinh sản nhân tạo cua biển loài Scylla serrata (Forskal)" của thạc sĩ Nguyễn Cơ Thạch - Trung tâm Nghiên cứu thuỷ sản III giành giải nhất
    Giải nhất lĩnh vực cơ khí tự động hoá được trao cho công trình "Nghiên cứu và thiết lập các giải pháp công nghệ hợp lý để chế tạo các tàu hàng đi biển cấp không hạn chế có trọng tải đến 11.500 tấn" của kỹ sư Chu Thế Hưng thuộc Nhà máy đóng tàu Bạch Đằng.
    Các công trình đoạt giải khác
    Cùng với các giải thưởng trên, Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) cũng trao bốn giải thưởng trị giá 1.000USD/giải cho công trình khoa học xuất sắc của nhóm tác giả công trình "Nghiên cứu sinh sản nhân tạo cua biển loài Scylla serrata" cho nhà khoa học nữ xuất sắc Võ Thị Hạnh với công trình "Nghiên cứu sản xuất hai chế phẩm Probiotic Bio I và Bio II gồm hỗn hợp các vi sinh vật sống và enzyme tiêu hoá dùng trong chăn nuôi và nuôi trồng thuỷ sản"; cho tài năng trẻ xuất sắc nhóm sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội, tác giả công trình "Nghiên cứu và chọn lọc các nguồn kaolinite trong nước để tổng hợp các vật liệu có chứa zeolite, đồng thời xây dựng công nghệ nhằm bảo vệ môi trường thuỷ sản ở Việt Nam". Ngoài ra, Tổ chức WIPO còn trao Cúp WIPO cho doanh nghiệp xuất sắc nhất là Cty caosu Sài Gòn - Kymdan.
    Mặc dù thừa nhận số lượng 140 công trình tham dự giải là chưa nhiều, chưa đại diện cho toàn bộ nền khoa học công nghệ VN, song theo GS Vũ Tuyên Hoàng - Trưởng ban Tổ chức giải, các công trình tham dự giải chưa nhiều một phần do số các nhà khoa học còn đắn đo, e ngại sẽ lộ bí quyết công nghệ dù thể lệ cuộc thi đảm bảo giữ bí mật công nghệ cho các tác giả.
    Một phần cũng hạn chế các công trình tham dự do giải chỉ mới xét đến 5 lĩnh vực. Theo GS Vũ Tuyên Hoàng, về lâu dài, giải thưởng có thể sẽ mở rộng sang nhiều lĩnh vực mới mẻ khác như khoa học kinh tế hay lĩnh vực quản lý...
    Khoa học là ứng dụng
    Điểm chung nhất của các công trình đoạt giải năm nay, theo đánh giá của ông Lê Xuân Thảo - Trưởng ban Thư ký giải, đều có tính ứng dụng cao và được áp dụng thực sự hiệu quả trong sản xuất. Cũng có lẽ vì trong các tiêu chí chấm giải, tiêu chí "thực tế" được đánh giá rất cao, đặc biệt với các công trình có hiệu quả kinh tế xã hội cũng như có khả năng sản xuất, ứng dụng quy mô công nghiệp.
    Cẩm Văn
    (Theo Tin tức Việt nam 22-04-2004)

Chia sẻ trang này