1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải mã các ca khúc của Beatles

Chủ đề trong 'The Beatles' bởi barrygibson, 14/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Beatles For Sale
    [​IMG]
    Sau thành công vượt bậc của ?o A Hard Day?Ts Night?, Beatles có 2 tháng để sáng tác và thu âm album tiếp theo. Với một quĩ thời gian eo hẹp như thế thì John và Paul dẫu có tài thánh cũng không thể sáng tác toàn bộ album đựoc. Trong số 14 ca khúc của album, chỉ có 8 bài là của John và Paul, 6 bài còn lại là những ca khúc rock and roll mà nhóm hay chơi khi còn ở Hamburg và Liverpool. So với A Hard Day?Ts Night, Beatles For Sale đánh dấu một sự trưởng thành về mặt hoà âm phối khí và sự đa dạng về chủ đề trong sáng tác. Nhóm bắt đầu ý thức được tầm ảnh hưởng của mình nên viết những ca khúc mang nhiều tính tự sự hơn là đơn thuần theo công thức ?oboy meets girl?, một công thức mà hầu như các nhóm nhạc pop thời bấy giờ đều rập khuông theo. Ảnh hưởng của Bob Dylan có thể thấy rõ trong album này nhất là trong các ca khúc của John về ca từ và cách hát. John Lennon luôn thần tượng Bob Dylan, nhất là sau khi gặp được Bob trong chuyến lưu diễn ở Mỹ.
    Ảnh bìa album đựơc Robert Freeman chụp bốn chàng trai tứ quái mệt mỏi và bơ phờ. Nó phần nào lột tả được những gì đằng sau ánh hào quang của Beatlemania. Phát hành ngày 4/12/1964, album nhanh chóng lên thẳng ngôi đầu bảng thay thế A Hard Day?Ts Night và trụ lại 9 tuần lễ. Ở Mỹ, album đựoc phát hành dưới cái tên Beatles ?T65 gồm 8 bài do nhóm sáng tác và một bài lấy từ album trước. Trong tuần đầu tiên, album này đã bán được trên 1 triệu bảng. Dường như tất cả những gì có liên quan tới Beatles đều có thể biến thành vàng cả.
    I Feel Fine
    (Lennon 10)
    UK Chart 1/ US Chart 1
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: rhythm, lead, hát chính
    Harrison: lead guitar, hát bè
    Starr: drums
    Được phát hành dưới dạng single tháng 11/64 (ngày 23 ở Mỹ và 27 ở Anh), đây là đĩa đơn đầu tiên của Beatles được phát hành trước ở Mỹ. Nếu như cách đây chưa đầy một năm, các hang đĩa lớn ở Mỹ luôn từ chối phát hành đĩa của Beatles vì không tin tưởng vào mức độ thành công của nhóm nhạc Anh này trên đất Mỹ thì đến cuối năm 1964, họ lại chầu chực mong được kí hợp đồng phát hành đĩa cho Beat.
    John viết đoạn riff của ca khúc này dựa trên ca khúc ?oWatch Your Step? của Bobby Parker năm 1961. Theo lời của Ringo thì anh có giúp John hoàn tất phần lời của bài hát, tuy nhiên khi đăng kí quyền tác giả, bài này vẫn được đăng kí với cái tên Lennon/McCartney chứ không phải là Lennon/Starkey. Một điều nữa thường hay bị ngộ nhận về ?oI Feel Fine? là tiếng feedback của cây guitar nghe ở đầu bài không phải của George mà là của John. John tựa cây đàn Gibson của mình vào loa sau khi tập và vô tình tạo hồi âm. Thay vì loại bỏ nó như những lần thu âm trước, John đề nghị ông George Martin giữ lại và thế là bài hát được mở đầu bằng tiếng feedback như một kĩ thuật thu âm mới. Sau này Jimi Hendrix và Pete Townshend của the Who khai thác triệt để tiếng feedback khi chơi guitar live.
    She?Ts A Woman
    (McCarney 9/ Lennon 1)
    US Chart 4
    McCartney: bass, piano, hát chính
    Lennon: rhythm guitar
    Harrison: lead guitar
    Starr: drums,maracas.
    Paul sáng tác bài này ngày 8/10/1964 tại khu St John?Ts Wood và thu âm cùng ngày hôm đấy. Đây là nỗ lực của Paul bắt chứơc ?oLucille? của Little Richard và cũng là bài đầu tiên của Beatles ám chỉ đến việc sử dụng ma tuý (turn me on when I get lonely). Được phát hành ở Mỹ dưới dạng single, bài hát này lúc đầu không được đón nhận nồng nhiệt cho lắm vì nhiều người cho rằng Paul hát lạc tone.
    Eight Days a Week
    (McCartney 7/ Lennon 3)
    US chart 1
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: rhythm, hát chính
    Harrison: lead
    Starr: drums
    Sau thành công của A Hard Day?Ts Night, ông Epstein muốn Beatles làm them một bộ phim nữa, Eight Days a Week được viết như là bài hát chính cho bô phim tiếp theo. Tuy nhiên khi nhóm quyết định sử dụng Help! để làm ca khúc chủ đề cho bộ phim mới thì Eight Days a Week bị loại. Theo John thì tựa bài hát lấy từ câu than phiền của Ringo về tình trạng làm việc quá tải. Còn Paul thì cho rằng đó là câu nói của tài xế riêng của mình. Ringo không có ý kiến. John luôn chê bài hát này là một bài hát dở. Anh bảo rằng: ?oĐây là nỗ lực của Paul viết một ca khúc nghe được làm chủ dề cho bộ phim sắp tới, nhưng may mà tôi đã sáng tác ?oHelp!? và thế là nó bị cho ra rìa?. Nhiều người cho rằng Eight Days a Week là ca khúc đầu tiên sử dụng kĩ thuật fade-in (hát nhỏ lần khi kết thúc) trong thu âm.
    No Reply
    (Lennon 10)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: rhythm, hát chính
    Harrison: lead, hát chính
    Starr: drums
    Một bài hát nữa rất John, ghen tuông và đau khổ. John nói rằng bài này được viết dưới sự ảnh hưởng của ca khúc ?oSilhouettes? của nhóm Rays năm 1957 về chuyện một chàng trai khi đến nhà người yêu thì thấy bong của cô gái và một chàng trai khác hắt lên tường. Câu ?oI Saw the Light? lấy ý từ bài hát cùng tên năm 1948 của ca sĩ nhạc đồng quê Hanks William. Tuy nhiên bài hát của William là bài hát mang tính chất tôn giáo, the light trong bài đó có nghĩa là ánh sáng cứu rỗi, còn trong ca khúc của John, anh nhìn lên phòng cô gái, thấy ánh đèn nhưng cô bảo rằng không có nhà. Khi nghe bài hát này, Dick James, một nhà biên tập âm nhạc đồng thời là bạn thân của George Martin đã bảo John rằng : ?oCuối cùng thì cậu cũng đã viết được một ca khúc có cốt truyện hoàn chỉnh!?
    I?Tm a Loser
    (Lennon 10)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: acoustic guitar, harmonica, hát chính
    Harrison: lead guitar, hát bè
    Starr: drums
    Trong một buổi gặp gỡ với nhà bào Kênneth Allsop trong tiệc chiêu đãi của đài BBC tháng 3 năm 1964, Allsop đã khuyên John đừng viết theo lối mòn của nhạc pop thời bấy giờ mà nên viết theo đúng những gì mình nghĩ. Lời khuyên này có ảnh hưởng rất lớn đối với John và có thể nói đổi với cả âm nhạc sau này vì sau khi John viết ?oI?Tm a Loser? như một lời tâm sự, nhạc pop mới thật sự có chiều sâu và chiều rộng về mặt nội dung. Một ảnh hưởng nữa đối với ?oI?Tm a Loser? là phong cách Bob Dylan. John và Paul sau khi gặp Bob và nghe album the Freewheelin?T Bob Dylan đã tìm mua bằng được các album của Bob và nghe từ đầu đến cuối trong suốt hai tuần liền. Chất giọng nhừa nhựa và lối chơi harmonica của John trong bài này cũng là do ảnh hưởng của Bob Dylan mà ra. Lần đầu tiên Lennon công nhận rằng mình là một gã tồi, không như vẻ bề ngoài bảnh bao trên sân khấu.
    Baby?Ts in Black
    (Lennon 5/ McCartney 5)
    McCartney : bass, hát bè
    Lennon: rhythm, hát chính
    Harrison: lead guitar
    Starr: drums, tambourine
    Bắt đầu từ đầu năm 1964, John và Paul ít khi viết chung với nhau vì mỗi người đều hình thành một tư duy âm nhạc riêng. Cả hai đều không cảm thấy thoải mải làm việc chung với nhau như trước vì họ luôn sợ cái tôi của mình bị cái tôi của người kia chèn ép. Baby?Ts in Black là một ca khúc hiếm hoi được John và Paul viết cùng với nhau. Tuy nhiên ảnh hưởng của John vẫn rõ nét hơn Paul trong bài này.
    I?Tll Follow the Sun
    (McCartney 10)
    McCartney: acoustic guitar, hát chính
    Lennon: acoustic guitar, hát bè
    Harrison: hát bè
    Starr: bongos
    Được viết năm 1959 sau cái chết của Buddy Holly như một lời tri ân mà Paul dành cho thần tượng của mình. Buddy Holly và nhóm Crickets của ông có ảnh hưởng rất lớn đối với Beatles vì không như các ca sĩ khác, Buddy Holly thành công không nhờ bề ngoài bảnh bao mà do tài sáng tác ca khúc. Chính đôi kính cận của Buddy Holly đã khiến John tự tin hơn vì có thời gian anh luôn mặc cảm khi phải đeo kính. Bài hát còn phản ánh triết lí về tình yêu của Paul. Khác với John, Paul không cho mình là nạn nhân mà luôn nắm quyền chủ động trong tình thế. Về mặt nội dung, ?oI?Tll Follow the Sun? gần giống với ca khúc ?oFree Bird? của nhóm Lynnyrd Skynnyrd sau này.
    Every Little Thing
    (McCartney 9/ Lennon 1)
    McCartney: bass, piano, hát chính
    Lennon: acoustic guitar, hát chính
    Harrison: lead guitar
    Starr: drums, tympani
    Paul viết bài này tặng cho Jane Asher, rủi thay đây lại là bài Jane rất ghét vì theo cô, Paul muốn cô hi sinh sự nghiệp riêng để làm một người nội trợ bình thường. Trên thực tế, Paul chưa bao giờ ủng hộ sự nghiệp điện ảnh của Jane và đó cũng là điều khiến hai người tan vỡ. Lúc đầu bài này được dự định phát hành dưới dạng đĩa single nhưng sau bị loại vì theo George Martin, nó quá đơn giản về mặt nội dung. Theo cuốn B-List, Harrison không tham gia thu âm bài này và John là người chơi solo guitar thay George.
    I Don?Tt Want to Spoil the Party
    (Lennon 10)
    McCartney: bass, hát chính
    Lennon: acoustic guitar, hát chính
    Harrison: lead, hát bè
    Starr: drums, tambourine
    John viết bài này ngày 24/8/1964 trong chuyến thăm Los Angeles ngắn hạn của Beatles. Trong hai ngày ở Los Angeles, nhóm Beatles mệt nhoài với những buổi họp báo với hơn 200 phóng viên và buổi diễn ở Hollywood Bowl, vì thế đêm cuối cùng ở Los, John đã từ chối tham gia buổi tiệc chiêu đãi ở nhà của Burt Lancaster. Paul, George và Ringo đều đến tham dự buổi tiệc nói trên. Bài hát thể hiện sự mệt mỏi và chán chường muốn xa lánh những chỗ đông người của John sau mỗi buổi diễn.
    What You?Tre Doing
    (McCartney 9/ Lennon 1)
    McCartney: bass, hát chính
    Lennon: rhythm, hát bè
    Harrison: lead, hát bè
    Starr: drums
    George Martin: piano
    Đến lựơt Paul là người than thở về người yêu của mình theo cách của John. Bài hát phần nào tiết lộ những rạng nứt trong mối quan hệ của Paul và Jane Asher. Được thu âm ngày 24/9/64, bài hát bị bỏ quên đến tận gần một tháng sau mới đựoc hoàn tất và đưa vào album. Tim Riley, tác giả của cuốn Tell Me Why ca ngợi bài này như là một đột phá về mặt thu âm của nhạc pop.
  2. haitrieu165

    haitrieu165 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Quá nhiều lưu diễn quá nhiều họp báo đã vắt kiệt sức của BEATLES trong giai đoạn này
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Được haitrieu165 sửa chữa / chuyển vào 12:31 ngày 19/05/2006
  3. SimplyShady

    SimplyShady Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    Tội nghiệp, nổi tiếng quá cũng bất cập nhỉ! Nhìn cái mặt Beatles ỉu xìu thế kia thấy mà thương.
  4. haitrieu165

    haitrieu165 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Tội nghiệp lắm .thêm vài tấm
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Help!
    [​IMG]
    Sau thành công của ?oA Hard Day?Ts Night?, bộ phim thứ hai của Beatles được thực hiện vào năm đầu năm 1965 là một bộ phim màu, một điều khá xa xỉ thời đó. Bộ phim được quay từ tháng 2 đến tháng 5 năm 1965 ở nhiều địa điểm khác nhau như London, vùng núi Alps ở Áo và đảo quốc Bahamas ở vùng biển Caribean. Trong bộ phim này, Ringo trở thành nhân vật chính, nạn nhân bất đắc dĩ của một giáo phái tà đạo ở Ấn Độ vì chiếc nhẫn anh đeo là chiếc nhẫn hiến tế. Tham gia bộ phim còn có nữ diễn viên Eleanor Bron và một số diễn viên chuyên nghiệp khác. Tuy nhiên khi bộ phim ra đời, nhóm Beatles đều tỏ ra thất vọng về nó. Paul cho rằng nhóm Beatles trong bộ phim này giống như những diễn viên quấn chúng hơn là những nhân vật chính. John gọi nó là đồ rác rưởi và vai trò của nhóm Beatles trong bộ phim giống như những con nghêu trong một bộ phim về loài ếch. Tuy nhiên album Help! lại là một album hay của Beatles. So với các album trước, Help! Có khuynh hướng thiêng về folk rock và nặng tính tự sự hơn. John đóng góp hai ca khúc quan trọng là ?oHelp!? và ?oYou Gotta Hide You Love Away? và Paul với một ?oYesterday? bất hủ. George Harrison cũng có dịp trổ tài sáng tác với ?oI Need You? và ?oYou Like Me Too Much?. Cũng trong album này, Paul thử sức với vị trí lead guitar qua ?oTicket to Ride? và ?oAnother Girl? còn George lần đầu tiên làm quen với âm thanh quyến rũ kì ảo của cây đàn sitar 21 dây của Ấn Độ. Một điều quan trọng nữa xảy ra với nhóm Beatles trong thời gian này là việc thành lập công ty Northern Song Ltd., chịu trách nhiệm giữ bản quyền các ca khúc của nhóm. Lí do John và Paul để cho Northern Song Ltd. giữ bản quyền là vì trong thập niên 60-70, nghệ sĩ ở Anh phải nộp thuế rất nặng đến 85% tiền bản quyền. Việc lập ra một công ty giữ bản quyền là một hình thức trốn thuế của nhóm Beatles. Nhưng cũng vì việc này mà sau khi nhóm Beatles tan rã, John và Paul không có quyền kiểm soát việc phát hành các bài hát của mình thời Beatles.
    Help! được phát hành ở Anh ngày 6/8/1965 và lên ngôi quán quân trong suốt 11 tuần. Ở Mỹ album được phát hành ngày 13/8/65 với 7 bài trong phim, mặt B của đĩa là 6 bản hoà tấu đựơc sử dụng làm nhạc phim. Còn những bài còn lại được phát hành trong album ?oYesterday and Today?. Nhóm Beatles rất bất mãn với tình trạng album của họ ở Mỹ bị xào nấu một cách vô tội vạ mặc dù nó mang lại cho nhóm nhiều tiền hơn.
    Yes It Is
    (Lennon 10)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: acoustic, hát chính
    Harrison: lead, hát bè
    Starr: drums
    John không thích ca khúc này. Anh gọi nó là một bản sao thất bại của ?oThis Boy? và cho rằng mình sáng tác bài này chỉ để đáp ứng thị hiếu của thính giả lúc bấy giờ.
    I?Tm Down
    (McCartney 9/ Lennon 1)
    McCartney: bass, hát chính
    Lennon: Hammond organ, hát bè
    Harrison: lead, hát bè
    Starr: drums, bongos
    Đây là nổ lực của Paul bắt chước ?oLucille? của Little Richard. Trong nhóm Beatles, Paul là fan trung thành nhất của Little Richard và chịu ảnh hưởng rất lớn của nghệ sĩ rock and roll đàn anh này. Năm 1962, nhóm Beatles có dịp được gặp gỡ với Little Richard khi ông trình diễn tại Hamburg,. Trong tour diễn cuối cùng ở Mỹ, Beatles thường chơi ?oI?Tm Down? để kết thúc buổi diễn của mình.
    Help!
    (Lennon 10)
    UK Chart 1/ US Chart 1
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: rhythm, hát chính
    Harrison: lead, hát bè
    Starr: drums, tambourine
    John luôn coi bài hát này là một trong những ca khúc tâm đắc nhất của mình. Đây là lần đầu tiên, John bỏ đi cái vẻ ngoài kiêu ngạo khinh khỉnh của mình để cất lên lời kêu cứu. Bài hát được viết tại nhà riêng của John ở Kentwood trong giai đoạn mà John gọi là giai đoạn ?oElvis béo phì? của mình. Ước mơ ở trên đỉnh cao của thế giới cuối cùng đã đạt được, ở tuổi 25, John có tất cả trong tay, tiền tài, danh vọng, gia đình nhưng anh cũng phải trả cái giá của việc trở thành ngôi sao. Những chuyến lưu diễn và họp báo kéo dài khiến John mệt mỏi. Anh bắt đầu sử dụng chất kích thích và tăng cân do tiệc tùng vô độ. Maureen Cleave, nhà báo kiêm nhân tình của John giúp John hoàn tất phần lời của ca khúc này. Điều duy nhất John không bằng long với ?oHelp!? là anh phải chơi bài này theo nhịp nhanh theo kiểu ?oShe Loves You? để thoả mãn thị hiếu của các fan trong khi John muốn chơi nó theo phong cách của Bob Dylan.
    The Night Before
    (McCartney 10)
    McCartney: bass, hát chính
    Lennon: piano điện, hát bè
    Harrison: lead, hát bè
    Starr: drums
    Paul không nhớ gì nhiều về bài hát này, chỉ nhớ là nó được viết cho bộ phim theo yêu cầu của đạo diễn. Phần ngoại cảnh của bài hát này được quay tại cánh đồng Salibury trong một ngày rét cắt da với tứ quái trong bộ quân phục bị bao vây bởi xe tăng của đối phương.
    You?Tve Got to Hide Your Love Away
    (Lennon 10)
    McCartney: acoustic guitar
    Lennon: acoustic guitar, hát chính
    Harrison: acoustic guitar,
    Starr: tambourine
    Session musician: sáo
    John viết bài này theo phong cách Bob Dylan nhằm ám chỉ đến những mối quan hệ đồng tính của ông bầu Brian Epstein. Trong nhóm Beatles, John luôn là người tai quái nhất. Ở Anh, đồng tính luyến ái được coi là phạm pháp cho tới năm 1967 vì thế các mối quan hệ của ông Epstein đựoc giữ rất kín nhưng John là người luôn tìm cách bơi móc ra. Cũng có người cho rằng John viết về những mối tình vụng trộm của mình. Giả thuyết nào cũng có cái lí của nó nhưng giả thuyết về Brian Epstein đươc John úp mở thừa nhận. Đây là bài hát đầu tiên nhóm Beatles sử dụng nhạc sĩ phòng thu để thu âm phần nhạc cụ mà mình không chơi được. Nó cũng là bài hát đầu tiên bị hát sai lời nhưng không sửa. John viết ?ofeeling two foot tall? nhưng khi hát lại hát thành ?otwo foot small?. Paul phát hiện ra điều này nhưng bảo John cứ đề thế vì nghe sáng tạo hơn. Trong năm 65, một nhóm nhạc folk có tên là Silkie đã thu âm lại bài này với sự trợ giúp của John, Paul và George. Paul và George chơi guitar cho bản cover còn John sản xuất bài này dưới dạng đĩa đơn. Phiên bản của nhóm Silkie lọt vào top 40 Billboard ở vị trí 29.
    I Need You
    (Harrison 10)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: acoustic, hát bè
    Harrison, lead, hát chính
    Starr: drums.
    Lần đầu tiên pedal wah-wah được sử dụng để thu âm trong lich sử nhạc rock. Tiếng wah-wah sau này trở thành thứ âm thanh vô cùng thịnh hành trong thập niên 60 và 70 với thể loại psychedelic và disco. Nhiều quyển sách về Beatles cho rằng George viết bài này cho Pattie khi nhóm quay phim ở Bahamas. Trên thực tế điều này không thể xảy ra vì cảnh quay bài hát này trên cánh đồng Salibury cùng với ?oThe Night Before? được quay trước khi nhóm đến Bahamas. Bài này cùng với ?oYou Like Me Too Much? là hai bài duy nhât mà George không nhắc đến trong cuốn tự truyện ?oI Me Mine? xuất bản năm 1980 của mình.
    Another Girl
    (McCartney 10)
    McCartney: bass, hát chính, lead guitar (phần outro)
    Lennon: acoustic guitar, hát bè
    Harrison: lead, hát bè
    Starr: drums
    Paul viết bài hát này trong kì nghỉ 10 ngày ở Tunisia tại toà nhà nổi tiếng Sebastian?Ts Villa, nơi dừng chân của nhiều danh nhân như nhà văn Hemmingway, F. Scott Fitzgerald, thủ tướng Anh Churchill và vua Edward II. Bài hát phần nào tiết lộ sự rạng nứt trong mối quan hệ giữa Paul và Jane Asher. Trước công chúng, hai người vẫn tay trong tay nhưng trên thực tế, Paul bắt đầu hò hẹn với những cô gái khác. Phát biểu về ca khúc này, John nói : ?oKể từ giờ trở đi, mỗi ca khúc của Beatles đều chứa đựng một sự thật, có thể vui có thể buồn. Chúng tôi sẽ chỉ viết với những cảm xúc cá nhân chân thật. Chúng tôi chán ngầy việc sáng tác theo đơn đặt hang rồi.? Phần video của bài này được quay ở Bahamas trên hòn đảo Balmoral với cảnh John chơi trống và Ringo thì ôm guitar của John.
    You?Tre Gonna Lose that Girl
    (Lennon 10)
    McCartney: bass, piano, hát bè
    Lennon: acoustic guitar, hát chính
    Harrison: lead guitar, hát bè
    Starr: drums, bongos
    Nếu trong ?oShe Loves You?cách đó hai năm, John đứng ra làm người hoà giải giữa một cặp tình nhân, bảo chàng trai hãy xin lỗi người yêu của mình thì trong ?oYou?Tre Gonna Lose That Girl?, John công khai tuyên bố rằng mình sẽ tán cô nàng nếu chàng trai kia không liệu mà gìn giữ cho tốt. George thu âm bài này bằng cây guitar Fender Stratocaster màu xanh nước biển mới đặt từ Mỹ. Cây đàn này sau được sơn lại theo phong cách psychedelic và đặt tên là Rocky.
    Ticket to Ride
    (Lennon 10)
    UK Chart 1/ US Chart 1
    McCartney: bass, lead guitar, hát bè
    Lennon: rhythm guitar, tambourine, hát chính
    Harrison: lead guitar, hát bè
    Starr:Drums
    John gọi bài này là một trong những ca khúc heavy metal được thu âm do nhịp trống mạnh và tiếng guitar biến dạng phát ra từ cây đàn Epiphone Casino của Paul. Nội dung bài hát vẫn là chủ đề quen thuộc của John: bị người yêu phản bội. Tuy nhiên, theo Don Short, một kí giả âm nhạc người đã từng quen với Beatles những ngày còn ở Hamburg, cụm từ ?oticket to ride? trong tiếng long của người Đức ám chỉ giấy chứng nhận không có bệnh truyền nhiễm và bệnh hoa liễu của gái mại dâm. Ở Đức, mại dâm đựoc hợp pháp hoá và các cô gái bán hoa phải đi khám bác sĩ định kì. Nếu được chứng minh là không có bênh, các cô sẽ được cấp cho một ?oticket to ride?, một giấy chứng nhận của bác sĩ để tiếp tục hành nghề. Don Short cho rằng, mặc dù John không ám chỉ đến vấn đề đó, nhưng cụm từ ?oticket to ride? chắc chắn lấy cảm hứng từ những ngày sống trong khu đèn đỏ ở Hamburg.
    It?Ts Only Love
    (Lennon 10)
    McCartney: bass
    Lennon: acoustic guitar, tambourine, hát chính
    Harrison: lead guitar
    Starr: drums
    John ghét cay ghét đắng bài này vì ca từ của nó sáo rỗng và giả tạo. Trong bài này John cưa sừng làm nghé mô tả lại cảm giác hồi hộp trong lần hò hẹn đầu tiên. Bài này sau được George Martin dung để thu âm cho dàn nhạc giao hưởng với cái tựa ?oIt?Ts a Nice Hat?, tựa đầu tiên của bài hát.
    You Like Me Too Much
    (Harrison 10)
    McCartney: piano, hát bè
    Lennon: acoustic guitar, piano điện
    Harrison: lead guitar, hát chính
    Starr: drums, tambourine
    George Martin: piano (chơi cùng với Paul trên một chiếc piano)
    George viết bài này về mối tình của mình và Pattie Boyd, tuy nhiên trong I Me Mine, George không bình luận gì về ca khúc này. John thì gọi đây là một ca khúc ?ovứt đị? không đáng thu âm. Lúc đầu nó đựoc dự định đưa vào bộ phim ?oHelp!? nhưng sau đó đạo diễn Dick Lester chọn ?oI Need You? để thay thế.
    Tell Me What You See
    (McCartney 10)
    McCartney: bass. Piano điện, hát chính
    Lennon: washboard guitar (không biết là loại nhạc cụ gì, tìm không thấy thong tin trên net), hát chính
    Harrison: lead guitar, tambourine
    Starr: drums, claves (song lang)
    Paul đánh giá về bài này như một ?obài tập về nhà? hơn là một bài hát thực sự. Chính vì vậy, khi nó bị loại ra khỏi bộ phim ?oHelp!? anh đã không phàn nàn gì.
    I?Tve Just Seen a Face
    (McCartney 10)
    McCartney: acoustic guitar, hát chính
    Lennon: acoustic guitar,
    Harrison: acoustic electric guitar
    Starr: drums, maracas
    Cô Ginnie của Paul thích giai điệu của bài hát này nên Paul gọi nó với cái tên thân mật là ?oAuntie Gin?Ts theme? Cô Gin của Paul là em út của ông James McCartney và là người được Paul rất yêu quí. Trong bài ?oLet Them In? của Paul với nhóm Wings sau này, tên của người cô này cũng được nhắc đến. Bài này đựơc George Martin thu âm cho dàn nhạc giao hưởng với cái tên ?oAuntie Gin?Ts Theme?
    Yesterday
    (McCartney 10)
    US Chart 1 (Ở Anh bài này đến năm 1976 mới được phát hành dạng đĩa đơn)
    McCartney: acoustic guitar, hát chính
    Nhạc đệm do dàn nhạc dây bốn người thực hiện. Đây là bài hát đầu tiên của Beatles được thu riêng lẻ không có sự hợp tác của các thành viên khác. Tuy nhiên khi diễn live, bài hát được phối lại để John, George và Ringo cũng có thể tham gia. Paul khi chơi bass, khi chơi guitar gỗ bài hát này khi diễn live.
    Ca khúc nổi tiếng nhất của Beatles, đến mức những người không biết Beatles là ai cũng phải biết ca khúc này. Đối với fan của Beatles, có lẽ câu chuyện Paul thức dây với giai điệu của bài hát trong đầu và bắt đầu ngồi xuống cây đàn piano để viết bài hát này với tựa để ?oScrambled Egg? đã quá quen thuộc. Thực ra xung quanh bài hát này có khá nhiều giai thoại. Một trong những giai thoại về ?oYesterday? Paul sau khi viết xong phần nhạc đã bỏ ra một tháng trời để hỏi những người trong nghề rằng có ai đó đã nghe bài này bao giờ chưa vì theo Paul, bài hát này quen thuộc với anh tới mức, anh nghĩ rằng mình nghe nó ở đâu đó rồi và nhớ lại chứ không phải tự sáng tác. Sauk hi chắc chắn là mình không đạo nhạc của ai, Paul mới bắt đầu sáng tác lời. Phải mất them một tháng nữa lời bài hát mới hoàn thành khi Paul và Jane Asher đang nghỉ mát ở Lisbon, Bồ Đào Nha. Trong thời gian đóng phim ?oHelp!? Paul thường ngồi hàng giờ bên cây piano trong phòng thu và ngâm nga ?oScrambled eggs, oh you?Tve got such lovely legs? khiến cho đạo diễn Dick Lester phát bực. Ông bảo Paul nếu không viết tiếp đươc thì bỏ đi chứ cứ ngâm nga kiểu này, ông sẽ cho mang cây piano ra khỏi trường quay.

    Mặc dù luôn được đánh giá là một ca khúc có ca từ đẹp, không ai có thể chắc chắn rằng bài hát này nói về cái gì. Bài hát mang một nét đẹp mơ hồ và trừu tượng, man mác nổi buồn hoài cổ chứ không cụ thể như các bài hát trước của Beatles. Nó đánh dấu bước phát triển về mặt tư duy trong sáng tác của Beatles và chính vì điều này, ?oYesterday? mở đường cho Beatles tấn công thị trường âm nhạc của người nghe nhạc nghiêm túc (Adult Contemporary Music).
    Một giai thoại ít đựơc người biết đến về ca khúc này có liên quan tới tính ?othù dai? của Paul. Iris Carweld, bạn gái cũ của Paul, người được xem là nguồn cảm hứng của ?oI Saw Her Standing There? nhớ lại rằng cô và Paul chia tay nhau tháng 3 năm 1963 vì Paul không cho cô nuôi chó. Sau này Paul hối hận và gọi điện thoại cho Iris để làm lành. Tuy nhiên, bà Violet, mẹ của Iris trả lời điện thoại bảo rằng con gái mình không muốn tiếp tục quen với một người ?okhông có linh hồn? như Paul. Ngày 1/8/1965, bà Violet nhận đựoc một cú điện thoại, người ở đầu dây bên kia không ai khác hơn là Paul McCartney. Bằng giọng đắc thắng, Paul nói: ?ohãy mở đài lên mà nghe ?oYesterday? rồi xem bà còn có thể bảo tôi là người không có linh hồn nữa không??
    Một chuyện khá thú vị nữa về ?oYesterday? là năm 2003, một nhà báo Liverpool tên Spencer Leigh phát hiện ra rằng phần lời của bài hát này khá giống với lời của bài ?oAnswer Me? của Nat King Cole năm 1953, trong đó có đoạn: ?oYesterday I believed that love was here to stay/ Won?Tt you tell me that I?Tve gone astray? Văn phòng đại diện của Paul bác bỏ lời suy đoán này, bảo rằng hai bài chẳng có gì liên quan với nhau cả.
  6. haitrieu165

    haitrieu165 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    Tư liệu về phim Help thì có 1 trang web nói về phim này ,có tất cả mọi chuyện từ nội dung ,hình ảnh , cốt truyện, đỉa nhạc ăn theo bài hát trong phim,chuyện bên lề....nhưng rất tiếc nó die mất rồi(tôi nghĩ trang này đang sữa chửa lại) nếu nó hoat động lại thì sẽ giới thiệu với các bạn còn những hình trong phim Help thì có nhiều nhưng để lung tung nên sẻ post những tấm mình được
    [​IMG]
    các bạn thấy tư thế của beatles trong tấm hình này giống bìa album Help không?
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Còn tiếp xin chờ
  7. haitrieu165

    haitrieu165 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    CÓ AI Ý KIẾN GÌ KHÔNG
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. SimplyShady

    SimplyShady Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    George có cãi mũ tương đối xấu.
    Này anh Barry, I Need You rõ là viết cho Patti còn gì nữa. Giống như bài You Like Me Too Much ấy, cả For You Blue cũng là viết cho Patti mà? Em nghĩ chẳng qua George hay ngượng nên không dám nhận đấy thôi, như bài Something ấy là viết cho Patti nhưng George lại giả tảng là không phải, chứ hồi trước thì khoe oanh liệt lắm.
  9. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Rubber Soul
    [​IMG]
    Nhiều nhà phê bình âm nhạc xem Rubber Soul như một trong những album hay nhất và ?ochin? nhất về mặt tài năng của Beatles nhất là khi nhóm phải làm việc với một thời khoá biểu vô cùng khắc nghiệt để cho ra đời album vào dịp Giáng Sinh năm 1965. Bắt đầu thu âm ngày 12/10/65, John và Paul chỉ có khoảng 4 bài hát trong khi đòi hỏi lần này là phải có trên 10 bài và không được cover lại những bài hit khác. Trong thời gian 4 tuần, hai tay sáng tác chính phải vừa thu âm vừa sáng tác để kịp thời hạn, và cũng do vì gấp rút như thế nên George Harrison mới có cơ hội đóng góp 2 bài trong tổng số 12 bài của album. Trong thời gian thu âm album này, mâu thuẫn giữa John và George với Paul ngày càng căng thẳng. Lí do chính là Paul trở nên ?olộng hành? nắm quyền lãnh đạo. Anh thường bắt nhóm bỏ ra hang giờ để sửa theo đúng ý của mình. Rất nhiều lần Paul đã thu lại phần solo guitar của George vì không vừa ý. Bên cạnh cây bass, Paul luôn mang theo cây guitar để sẳn sang tranh phần thu của John và George. Điều này làm George cảm thấy bị xúc phạm nặng nề. John cũng rất bất mãn vì đôi lúc Paul thay ông George Martin chỉ đạo việc mix và sắp xếp ca khúc theo ý của mình. Với thiết bị thu âm hiện đại nhất thời bấy giờ là máy thu âm bốn line, các thành viên của Beatles có thể thu riêng rẽ phần của mình rồi mix lại với nhau. Phần lớn các track của John và George đều được Paul tự tiện sửa theo ý mình. Cái tựa đề ?oRubber Soul? cũng là do Paul đặt. Đựoc phát hành năm tháng 12 năm 1965, album lên thẳng hạng nhất bảng xếp hạng Giáng Sinh ở cả Anh lẫn Mỹ. Đây là album đầu tiên của Beatles được phát hành với âm thanh mono và stereo.
    Day Tripper
    (Lennon 8/ McCartney 2)
    UK chart 1/ US chart 5
    McCartney: bass, hát chính
    Lennon: rhythm, tambourine, hát chính
    Harrison: lead guitar
    Starr: drums
    John viết bài này dưới áp lực của việc thị trường lên cơn khát một single mới của Beatles vào mùa Giáng Sinh. Theo John, cách anh xây dựng bài hát này cũng giống như bài ?oI Feel Fine? với đoạn riff guitar làm nền. Về nội dung, ?oDay Tripper? úp mở về chuyện nhóm Beatles đã dung chất kích thích LSD và ám chỉ về ********. Câu ?oShe?Ts a big teaser" lúc đầu được viết là ?oShe?Ts prick teaser? nhưng khi thu âm phải đổi lại để tránh scandal vì những vấn đề ******** đối với thời bấy giờ vẫn là một điều cấm kị trong các ca khúc.
    We Can Work It Out
    (McCartney 7/ Lennon 3)
    US Chart 1
    McCartney: bass, hát chính
    Lennon: acoustic guitar, harmonium, hát bè
    Harrison: tambourine
    Starr: drums
    Nhiều người cho rằng bài hát này nói về những xung đột giữa Paul và John trong nhóm Beatles, nhưng thật ra, bài hát này nói về mối quan hệ giữa Paul và Jane Asher. Khi nhóm Beatles chuẩn bị thu âm album ?oRubber Soul?, Jane Asher quyết định tham gia công ty điện ảnh Bristol Old Vic Company và theo công ty này đến miền tây của nước Anh quay phim. Điều này khiến Paul suy sụp vì anh không muốn Jane tiếp tục sự nghiệp diễn viên. Nhưng là một cô gái có cá tính mạnh, Jane quyết định theo đuổi con đường đã chọn hơn là núp sau cái bong của Paul để rồi được biết đến như ?ongười tình của một tay Beatles?. Trong bài hát này, Paul mặc dù xuống nước năn nỉ nhưng vẫn không nhượng bộ. Anh muốn Jane đặt mình vào vị trí của Paul để nhận ra những việc cô làm là sai trái. Đoạn điệp khúc ở giữa ?oLife is very short, and there?Ts no time for fussing and fighting my friend? là của John. Phát biểu về ca khúc này, John nói :? Paul luôn tỏ ra lạc quan ngay khi căng thẳng nhất còn tôi thì dễ mất kiên nhẫn, cuộc đời đối với tôi lúc nào cũng quá ngắn? Đoạn này lúc đầu được chơi theo nhịp 4/4 nhưng George đã đề nghị chuyển sang ¾ để nghe có vẻ gấp gáp hơn.
    Drive My Car
    (McCartney 7/ Lennon 3)
    McCartney: bass, piano, hát chính
    Lennon: tambourine, hát chính
    Harrison: lead guitar, hát bè
    Starr:Drums
    Paul gặp khó khăn trong khi viết ca khúc này và khó khăn đó đã được John giải quyết. Lúc đầu, Paul viết ?o I can give you diamond rings, I can give you everything? nhưng John chê là không sáng tạo. Anh gợi ý sao không viết một cái gì đó cụ thể và rõ rang hơn như là ?odrive my car? chẳng hạn. Bài hát phần nào phản ánh mối quan hệ giữa Paul và Jane và tham vọng ?owanna be a star? của Jane. Đây cũng là ca khúc đầu tiên Beatles chơi slide guitar phần solo.
    Norwegian Wood
    (Lennon 8/ McCartney 2)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: acoustic, hát chính
    Harrison: sitar
    Starr: tambourine
    Trong thời gian sống chung với Cynthia, John có vô số mối quan hệ ?ongoài luồng? với hang trăm người đẹp khác nhau và Cynthia mặc dụ biết rõ về những mối quan hệ đó vẫn phải giả ngơ cho yên chuyện. John viết ?oNorwegian Wood? khi đi trượt tuyết ở Thuỵ Sĩ với vợ năm 1965 như một lời thú tội với Cynthia về việc lăng nhăng của mình. Tuy nhiên người con gái trong bài hát này vẫn là một ẩn số. Có người cho đó là Maureen Cleave, kí giả và nhân tình của John. Người thì quả quyết rằng đó là nữ diễn viên Eleanor Bron, người cùng đóng phim ?oHelp!? với Beatles. Còn có người thì cho rằng nàng thơ trong bài hát này là nữ ca sĩ nhạc folk nổi tiếng Joan Baez của Mỹ, người từng là bạn đồng hành của Bob Dylan. John khá láu cá khi đổ thừa rằng mình là người bị dụ dỗ chứ không phải là kẻ dụ dỗ (I once had a girl or should I say, she once had me) và kết quả là mình bị bỏ rơi (when I awoke I was alone this bird has flown). Từ một kẻ đáng trách John biến mình thành nạn nhân. Lúc đầu John gọi bài hát này là ?oThis Bird Has Flown? và kết thúc ở chỗ chàng trai bị bỏ rơi. Nhưng Paul đề nghị viết them đoạn anh chàng điên tiết đốt những vật dụng bằng gỗ Na Uy trong nhà của cô gái để hả giận ( so I lit the fire, isn?Tt it good, Norwegian wood) Dĩ nhiên trò đùa tinh quái này lập tức được John hưởng ứng. Cái tên Norwegian wood là sản phẩm của Paul vì nội thất trong phòng khách của Peter Asher được làm toàn bằng thứ gỗ này. Tuy nhiên theo Peter Shotton, một người bạn thân của nhóm Beatles, việc đốt bàn ghế để sưỏi ấm là một thói quen của John lúc còn học tại trường Mỹ Thuật Liverpool. Căn hộ của John trọ nhỏ đến mức nếu có người đến chơi thì khách hoặc chủ phải ngủ trong bồn tắm.Việc này cũng được nhắc đến trong bài hát.Bài hát cũng còn được biết đến nhiều với tiếng sitar của George Harrison, lần đầu tiên một thứ nhạc cụ phương đông được đưa vào thu âm trong nhạc pop phương Tây. Lúc đầu George đã định bỏ cuộc vì chơi sitar quá khó, nhưng John thách thức George khiến anh quyết tâm chơi bằng được sau nhiều giờ thu không thành công. Sau này lời của ?oNorwegian Wood? được đưa vào tuyển tập thơ Anh Quốc như một bài thơ hay đương đại.
    You Won?Tt See Me
    (McCartney 10)
    McCartney: bass, piano, hát chính
    Lennon: tambourine, hát bè
    Harrison: lead guitar, hát bè
    Starr: drums
    Mal Evans: Hammond organ
    Bài này là một bài hát nữa của Paul nói về việc mâu thuẫn với Jane Asher. Trong thời gian Jane Asher đóng vở kịch Great Expectation tại Theatre Royal, Bristol, Paul thường gọi điện cho cô nhưng Jane không tiếp điện thoại. Nhiều lần như thế khiến chàng Paul lạc quan trở nên cáu giận và doạ rằng khi cô về thì sẽ không còn gặp anh nữa. Bài hát chịu ảnh hưởng của ?oIt?Ts the Same Old Song? của nhóm the Four Tops, một nhóm soul Motown.
    Nowhere Man
    (Lennon 10)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: acoustic guitar, hát chính
    Harrison: lead guitar, hát bè
    Starr:Drums
    Với chủ đề tương tự như ?oHelp!? đây là tự sự khá chân thành của John Lennon về bản thân mình. Mặc dù có tất cả nhưng không có gì làm thoả mãn đựoc John, anh vẫn là một ?onowhere man? sống trong ?onowhere land? với những kế hoạch chẳng đi tới đâu. John thú nhận với người viết tiểu sử của mình là Hunter Davies rằng khi viết Nowhere Man, anh muốn buông xuôi tất cả vì quá mệt mỏi sau 5 giờ đánh vật với các ý tưởng sáng tác không thành công. Đây là bài hát đầu tiên của Beatles không nói về tình yêu.
    Think For Yourself
    (Harrison 10)
    McCartney: fuzz bass, hát bè
    Lennon: tambourine, hát bè
    Harrison: hát chính, lead guitar
    Starr: drums, maracas
    Sáng tác của George khá hằn học về những lời nói dối. George không nhớ rằng mình viết bài hát này cho ai, nhưng chắc chắn không phải cho cô vợ mới đính hôn Pattie Boyd vì lúc đấy tình cảm của hai người còn rất mãnh liệt. Điều thú vị về ca khúc này là Paul đã thử dung bộ phận fuzz distortion của guitar cho cây bass Rickenbacker của mình để tạo âm thanh rất đặc biệt ở đầu một đoạn.
    The Word
    (Lennon 6/ McCartney 4)
    McCartney: bass, piano, hát chính
    Lennon: rhythm guitar, hát chính
    Harrison: lead guitar, hát chính
    Starr: drums, maracas
    George Marin: harmonium
    Khi Beatles viết bài này, phong trào hippie bắt đầu trở thành một hiện tượng của thập niên 60. Mọi người bắt đầu nói về tình yêu, về hoà bình và về ma tuý. ?oThe Word? được xem như là thong điệp đầu tiên của Beatles với thế giới hippie. Nó còn đựoc xem như bước chuyển tiếp giữa những bản tình ca kiểu cổ như ?oShe Loves You? với những bài hát mang tính kêu gọi về một tình yêu theo nghĩa rộng kiểu ?oAll You Need Is Love?.
    Michelle
    (McCartney 65/ Lennon 35)
    McCartney: bass, hát chính
    Lennon: acoustic guitar, hát bè
    Harrison: acoustic guitar, hát bè
    Starr: drums
    Nhạc của bài này được Paul viết từ những năm Beatles còn ở Liverpool mà cảm hứng chính có lẽ những buổi tiệc theo kiểu Pháp của Austin Michell, thầy giáo mỹ thuật của John tổ chức. Đầu những năm 60, Liverpool chịu ảnh hưởng khá sâu sắc bởi văn hoá Pháp. Sinh viên mỹ thuật Liverpool ăn mặc theo kiểu Pháp, đội beret, để râu theo kiểu Pháp và cầm baton. Đôi khi họ lại hát một số bài hát mang âm hưởng Pháp với giọng giả Pháp. Paul viết ?oMichelle? như một bài hát ?onhái? kiểu Pháp thời đó. Tuy nhiên, John thích giai điệu bài này và đề nghị Paul viết lời một cách nghiêm túc. Phần tiếng Pháp của bài hát được Jan Vaughan, vợ của Ivan Vaughan, lúc bấy giờ là một giáo viên dạy tiếng Pháp viết. (Ivan là người giới thiệu Paul với John năm 1957). Đoạn giữa ?oI love you? được John viết với chữ ?olove? ngân dài bắt chước theo bài ?o I Put a Spell on You? của Nina Simone. Riêng Paul rất tự hào với phần đệm guitar thùng độc đáo theo phong cách Chet Atkins trong bài ?oTrambone? năm 1961 và hợp âm ?okhó? F7#9 học được từ Jim Gretty, một chủ hiệu đàn ở Liverpool.
  10. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1

    What Goes On
    (Lennon 6/McCartney 2/Starr 2)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: rhythm guitar, hát bè
    Harrison: lead guitar
    Starr: drums, hát chính
    Được viết từ năm 1963 và là 1 trong 4 bài được Beatles chơi cho ông George Martin khi gặp mặt. Tuy nhiên ông Martin không thích bài này nên nó bị bỏ quên tới năm 1965. Paul và Ringo lôi nó ra để them thắt chút ít phần điệp khúc và để cho Ringo hát chính. Khi được hỏi về đóng góp của mình cho ca khúc này, Ringo bảo ?otôi them vào đựơc khoảng 5 chữ!?T

    Girl

    (Lennon 10)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: acoustic, hát chính
    Harrison: hát bè
    Starr: drums
    John mơ về một cô gái thông minh, sắc sảo, nhưng cũng khá lạnh lung và tàn nhẫn. Đó là mẫu người mà John mong muốn khi anh đã chán ngấy cô vợ ngoan ngoãn ở nhà và hang tá các cô gái hâm mộ chỉ biết dâng hiến vô điều kiện. Có lẽ vì vậy mà sau này John mới mê mẫn Yoko Ono vì cô khá giống với cô gái trong ca khúc này. Đây có lẽ là ca khúc được John nói đến nhiều nhất trong các cuộc phỏng vấn thời hậu Beatles. Trong bài hát, John châm biếm giáo điều Cơ Đốc giáo về việc khuyên tín đồ phải chịu nhẫn nhịn và đau khổ trong cuộc sống để được hưởng thanh bình trên thiên đàng (that the man must break his back to earn his day of leisure, does she still believe it when he?Ts dead). Chỉ 4 tháng sau bài hát này ra đời, John lại tiếp tục chọc giận tín đồ thiên chúa giáo với cuộc phỏng vấn ?oBeatles nổi tiếng hơn Chúa Cứu thế?. Phần guitar chơi mô phỏng theo tiếng đàn bouzouki của dân nhạc Hi Lạp chịu ảnh hưởng từ lối chơi của Marcello Minerbi trong bài ?oZobra?Ts Dance?. Còn phần hát nền ?otit tit tit tit? nhái theo bài ?o You?Tre So Good to Me? của Beach Boys
    I?Tm Looking Through You
    (McCartney 10)
    McCartney: bass, hát chính
    Lennon: acoustic guitar, hát bè
    Harrison: lead guitar, tambourine
    Starr: drums, Hammond organ
    Mặc dù đây là ca khúc của Paul, nó có vẻ khá cay đắng và có cái gì đó rất giống những ca khúc của John. Vẫn bị ám ảnh bởi việc ra đi của Jane Asher, Paul bắt đầu tán tỉnh những cô gái khác để thế chỗ nhưng anh nhận ra mình vẫn còn yêu Jane rất nhiều. Paul tiết lộ với Hunter Davies rằng anh biết mình là người ích kỉ nhưng không thể thừa nhận điều đó vì sợ mất mặt vì thế anh phải tìm cách đổ thừa rằng Jane là người thay đổi để trút bớt gánh nặng trong long.
    In My Life
    (Lennon 6,5/ McCartney 3,5)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: hát chính
    Harrison: lead guitar
    Starr: drums
    George Martin: piano
    John viết lời bài này dưới dạng một bài thơ năm 1964 mang đầy tính hoài niệm và tự sự. Trong thời gian còn ở Beatles, John ít khi nào chịu để lộ con người thật giàu tình cảm của mình. Anh luôn tìm cách che giấu nó bằng cái vẻ bên ngoài nổi loạn khó gần để tránh bị xem như uỷ mị, yếu đuối. ?oIn My Life? là một dip hiếm hoi để John bộc lộ những tình cảm thật của mình. Mặc dù đi khắp thế giới, John vẫn yêu mến quê hương Liverpool của mình. Anh luôn giữ những kỉ vật thời thơ ấu và trong năm 1974, John đã viết thư nhờ dì Mimi tìm cho anh chiếc cà vạt đồng phục của trường Quarry Bank để gửi sang New York cho John. Bài hát này có nhiều điểm tương đồng về mặt cảm xúc với bài thơ ?oThe Old Familiar Faces? của nhà thơ lãng mạn thế kỉ 18 của Anh là Charles Lamb. Phần solo piano theo phong cách baroque là đóng góp của George Martin để tôn them vẻ đẹp của bài hát. Nó được thu âm với nhịp chậm sau đó chơi ngựơc lại với tốc độ nhanh gấp đôi để tạo hiệu ứng đặt biệt. John rất thích đóng góp này của George Martin, anh gọi đó là ?omột tác phẩm nghệ thuật thật sự? Bản thảo của bài hát này được Elliot Minz, người mà Yoko mướn để thống kê tài sản của John sau khi anh bị ám sát, tìm được trong một cuốn sổ to, trong đó John lưu giữ nhiều bản thảo của các ca khúc. George rất thích ca khúc này, anh đã hát lại nó trong buổi diễn năm 1974 của mình với câu? In my life, I love you more? được đổi thành ?oI love God more? khiến các fan của Lennon không vừa ý.

    Wait

    (Lennon 5/ McCartney 5)
    McCartney: bass, hát chính
    Lennon: tambourine, hát chính
    Harrison: lead guitar
    Starr: drums
    Paul viết bài hát này khi quay bộ phim Help! ở Bahamas, tuy nhiên bài hát này không được đưa vào bộ phim hay album Help!. Nếu album Rubber Soul mà không thiếu một bài, chắc có lẽ nó cũng sẽ bị rơi vào quên lãng. Cả John và Paul đều không thích bài này vì nó quá tầm thường. Đây cũng là bài hát ít được biết đến nhất của Beatles.
    If I Needed Someone
    (Harrison 10)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: tambourine, hát bè
    Harrison: lead guitar, hát chính
    Starr: drums
    George Martin: harmonium
    George viết bài này dành cho Pattie Boyd trong thời kì trăng mật của đôi trai tài gái sắc này. Khi nhân viên chịu trách nhiệm về báo chí của Beatles là Derek Taylor chuẩn bị sang Los Angeles để làm việc với nhóm the Byrds, George đã nhờ nhắn lời với nhóm Byrds rằng ?oIf I Needed Someone? chịu ảnh hưởng từ hai ca khúc ?o The Bells of Rhymney? và ?oShe Don?Tt Care About Time? của nhóm Byrds.
    Run For Your Life
    (Lennon 10)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: acoustic, hát chính
    Harrison: lead guitar, hát bè
    Starr: drums
    George Martin: tambourine
    John lấy câu mở đầu ?o I?Td rạther see you dead little girl than to be with another man? từ bài hit năm 1955 của Elvis Presley ?oBaby, Let?Ts Play House?. Tuy nhiên, trong bài ?oLet?Ts Play House? câu này có ý nghĩa khá trìu mến thể hiện cảm xúc sâu đậm của chàng trai đối với cô gái. Nhưng khi qua miệng John, nó trở nên một lời đe dọa khá đáng sợ. John công nhận rằng mình là một người ác độc (wicked guy) với tính ghen bẩm sinh ( I was born with a jealous mind) và nếu người con gái mà anh yêu để anh bắt gặp với người con trai khác thì đó là sự kết thúc (that?Ts the end). Sau này John luôn bảo đây là một trong những ca khúc dở nhất mà anh đã từng viết do áp lực của việc phải cho ra đời các bài hát mới liên tục.

Chia sẻ trang này