1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải mã các ca khúc của Beatles

Chủ đề trong 'The Beatles' bởi barrygibson, 14/05/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1

    All You Need Is Love
    (Lennon 10)
    UK Chart 1/ US chart 1
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: harpsichord, hát bè, hát chính
    Harrison: violin, guitar, hát bè
    Starr: drums
    George Martin: piano
    Dàn nhạc đệm: 2 trumpets, 2 trombones, 2 saxophones, 1 accordion, 4 violins và 2 cellos.
    Tham gia hát bè gồm có: Mick Jagger, Gary Leeds, Keith Richards, Marianne Faithful, Janes Asher, Pattie Harrison. Keith Moon, Graham Nash, Eric Clapton, Brian Epstein và Mike McGear.

    Tháng 5/1967, Beatles được đài BBC chọn để đại diện nước Anh tham gia vào chương trình ca nhạc tạp kĩ đa quốc gia lần đầu tiên được phát song trên toàn thế giới qua vệ tinh nhân tạo mang tên Our World. Paul và John được phân công viết một ca khúc với ca từ và giai điệu dễ nhớ dễ thuộc nhưng phải giàu ý nghĩa để mọi người cùng hát theo. Paul và John mỗi người viết một ca khúc riêng biệt và ?oAll You Need Is Love? của John được chọn vì nó phản ánh đúng đắn không khí của năm 1967 với phong trào đấu tranh vì hoà bình của các nhóm hippie. Để bài hát mang tính quốc tế hoá cao, ông George Martin đã sử dụng một phần nhạc của các bài La Marseillaise của Pháp, In the Mood của Mỹ, Brandeburg concerto của Đức và Greensleeves của Anh trong phần intro và outro. Phần nhạc nền của bài hát được thu sẳn ở Abbey Road studio, khi nhóm Beatles được thu hình biểu diễn để phát song, phần nhạc nền được chơi playback trong khi nhóm hát live theo. Khi được hỏi về cảm hứng sáng tác bài hát này, John nói: ?oTôi thích viết những bài hát từ những khẩu hiệu hoặc biến những bài hát của mình thành những khẩu hiệu chính trị. Tôi rất thích xem quảng cáo trên truyền hình vì những nhà quảng cáo thường có những khẩu hiệu hay. Là một nghệ sĩ vì hoà bình, tôi muốn sử dụng những bài hát của mình như những khẩu hiệu quảng cáo cho hoà bình.? Đó là lí do sau này John viết những ca khúc mang tính khẩu hiệu kiểu ?oGive Peace a Chance? hay ?oPower to the People? khá thành công.

    Baby You?Tre a Rich Man
    (Lennon 5/ McCartney 5)
    US chart 34
    McCartney, bass, piano, hát bè
    Lennon: clavioline, piano, hát chính
    Harrison: tambourine, hát bè
    Starr: drums, maracas
    Session musicians: vibes
    Bài hát này được viết theo dạng ?o A Day In the Life? có nghĩa là nó được hình thành từ hai bài hát không hoàn chỉnh của John và Paul ghép lại với nhau. Phần đầu của John được gọi là ?o One of the beautiful people? ca ngợi những nhóm hippie, còn phần của Paul là ?oBaby you?Tre a rich man? nhằm ám chỉ ông bầu Brian Epstein. ?oBeautiful people? là cụm từ phổ biến trong thập niên 60 để chỉ những nhóm hippie cổ suý cho phòng trào hoà bình, tự do ******** và tự do sử dụng ma tuý. Những thành viên của các nhóm này thường dung từ ?obeautiful? để nói về những gì mình thích. Phần của Paul thì lại nhằm vào ông Brian Epstein. Như một qui luật bất thành văn, bất cứ nơi nào muốn mời nhóm Beatles đến diễn, ngoài tiền công trả cho nhóm và ông Epstein trong hợp đồng, người tổ chức còn phải trao cho ông Epstein them từ $25000-50000 tiền mặt trước mỗi buổi diễn. Số tiền này được gói cẩn thận trong một bao giấy màu nâu. Khi biết được về số tiền này, các thành viên Beatles cảm thấy mình bị bóc lột, nhất là Paul. Còn riêng ông Epstein, từ khi Beatles ngừng lưu diễn, dĩ nhiên là ông bị mất đi một khoảng thu nhập đáng kể từ những túi giấy màu nâu như thế. Vì thế chuyện cái túi giấy màu nâu đựng tiền của ông Epstein được Paul đưa vào bài hát của mình trong đoạn: ?oYou keep all your money in the big brown bag inside the zoo, what a thing to do!? Trong băng demo thu âm ca khúc này, John còn cay độc hơn khi cố tình hát câu : ?obaby you?Tre a rich man too? thành ?obaby you?Tre a rich fag Jew?.
    Ngày 7/8 năm 1967, George và Pattie khi đến Haight Ashbury, San Francisco, thủ phủ của dân hippie đã hát lại ca khúc này dưới sự cổ vũ của hàng trăm ?obeautiful people? đang trong tình trạng lâng lâng say thuốc.
    Hello, Goodbye
    (McCartney 10)
    UK Chart 1/ US chart 1
    McCartney: bass, bongos, congas, piano, hát chính và hát bè
    Lennon: lead guitar, organ, hát bè
    Harrison: lead guitar, tambourine, hát bè
    Starr: drums, maracas,
    Session musicians: 2 violas
    Alistair Taylor, trợ lí của ông Epstein kể về việc ra đời của ca khúc này như sau: ?oPaul khoe với tôi cây đàn harmonium được chạm trổ khá tinh xảo bằng tay mà anh mới mua được. Sau đó Paul bắt đầu ngồi xuống và chơi một giai điệu và bắt tôi phải hát tiếp theo những câu Paul hát với bằng những từ trái nghĩa.? Tuy nhiên theo Alistair, bài hát ?oHello Goodbye? mà Paul sáng tác lúc đó có giai điệu hoàn toàn khác với giai điệu của bài hát được phổ biến. Ông nói: ?oJohn và Paul luôn có sẳn những giai điệu đẹp trong đầu, cũng như những cái kén tháng Năm vậy. Tuy nhiên, một số giai điệu được chắp cánh và hoá **** bay đi, số còn lại trở thành những cái kén khô, hoàn toàn không được ai biết đến.? Có lẽ sau khi tìm đựơc ca từ cho bài hát, Paul đã lại sáng tác ra một giai điệu thích hợp hơn nên giai điệu cũ bị bỏ rơi. Đây là một bài John rất ghét vì theo John bài này tối nghĩa và quá đơn giản. John nói : ?oĐây là một mẩu rác không hơn không kém, chỉ có phần ứng tác ?ohey la, hey aloha? ở đoạn cuối là còn nghe được, còn tất cả chỉ đáng vứt đi?
  2. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Magical Mystery Tour
    [​IMG]
    Năm 1967 là một năm đầy biến cố đối với nhóm Beatles. Bên cạnh việc thay đổi hình tượng và sự thành công vượt bậc về mặt nghệ thuật lẫn về thương mại của Sgt. Pepper, Beatles còn làm quen với môn thiền và triết lí phương đông qua sự hướng dẫn của thiền sư Maharishi Maheshi Yogi. Tuy nhiên bước ngoặc lớn nhất của Beatles chính là cái chết bất ngờ của Brian Epstein, người có công dẫn dắt và tạo nên danh tiếng cho nhóm Beatles. Khi còn ông Epstein, nhóm chỉ việc sáng tác, thu âm và lưu diễn. Nay ông Epstein mất đi, các thành viên phải đứng trước sự lựa chọn mới hoặc là chọn một người khác làm quản lí hoặc tự đứng ra quản lí. Đây là cơ hội tốt để Paul McCartney đứng ra nắm quyền lãnh đạo. Và quyết định đầu tiên của Paul là dự án làm bộ phim ?oMagical Mystery Tour? một bộ phim theo thể loại avant-garde (nghệ thuật tiên phong). Ý tưởng làm bộ phim về một chuyến xe bus đi đến những vùng đất thần kì của Paul được hình thành sau khi Paul xem bộ phim tài liệu của nhóm hippie Merry Pranksters được nhà văn Mỹ Ken Kesey lãnh đạo. Nhóm này tổ chức những chuyến đi vòng quanh nước Mỹ trên một chiếc xe bus sơn vẽ sặc sỡ có tên là ?oFurthur? để quay lại tất cả những gì mình thấy được từ năm 1964 tới 1969. Một điều nữa đã tạo cảm hứng cho bộ phim này là những chuyến ?omystery tour? rất phổ biến trong giới lao động ở Anh. Mystery tour là những chuyến picnic tập thể của những người ít tiền. Thường thì một người đứng ra tổ chức và thu tiền từ những người muốn tham gia. Đến hẹn, những người tham gia sẽ cùng leo lên một chiếc xe bus để đi tới một địa điểm mà chỉ có người lái xe và người tổ chức mới biết được. Với ý tưởng đó, Paul muốn làm một bộ phim không cần kịch bản và diễn viên. Tất cả mọi người trên chiếc xe bus sẽ là diễn viên và diễn biến tiếp theo của bộ phim sẽ được viết ngay trên chuyến xe bus đó.
    Mặc dù chưa bao giờ viết kịch bản, đạo diễn và sản xuất phim, nhóm đã rất ?ocan đảm? đứng ra nhận hết tất cả những việc khó khăn ấy với Paul và Ringo làm đạo diễn chính. John lúc đầu không thích dự án này lắm vì anh cho rằng Paul làm bộ phim này để thoả mãn cái tôi của mình và số tiền đầu tư 75000 bảng Anh là một số tiền khổng lồ. Tuy nhiên là một người thích phiêu lưu, nhất là về nghệ thuật, John nhanh chóng trở nên thích thú với bộ phim này. Tuy nhiên, khi bộ phim ra đời, Beatles gặp một cú shock lớn khi hầu hết tất cả báo chí đều chỉ trích và phê bình bộ phim không thương tiếc. Đây là lần đầu tiên từ khi bắt đầu nổi tiếng, nhóm bị phê bình nhiều như vậy. Với bộ phim không đầu không đuôi ngớ ngẩn, nhóm đã chứng tỏ cho cả thế giới biết ?otrình độ? làm phim của mình tới đâu. Để gỡ gạt, nhóm quyết định cho ra đời album soundtrack cùng tên. Được phát hành với quyển booklet màu 24 trang chứa những hình ảnh chụp trong giai quá trình làm phim, album này trái lại lại đạt được thành công đáng kể. Ở Anh, album đứng thứ 2 trên bảng xếp hạng còn ở Mỹ, album lên thẳng hạng nhất và bán được hơn 1,75 triệu bảng. Ngoài các ca khúc trong phim, album còn kèm them 5 ca khúc đã được phát hành dưới dạng single trước đây là ?oStrawberry Fields Forever?, Penny Lane?, ?oAll You Need Is Love?, ?oHello Goodbye? và ?oBaby You?Tre a Rich Man?.
    Magical Mystery Tour
    (McCartney 9/ Lennon 1)
    McCartney: Bass, piano, hát chính
    Lennon: acoustic guitar, hát bè
    Harrison: lead guitar, hát bè
    Starr: drums, tambourine,
    Session musicians: 3 trumpets
    Paul có ý tưởng về bộ phim ?oMagical Mystery Tour? trên chuyến máy bay từ Denver về London. Khi trở về phòng thu với cái tựa ?oMagical Mystery Tour?, Paul bắt đầu thể hiện vai trò lãnh đạo của mình qua việc bắt Mal Evans đi tìm những poster quảng cáo để làm cảm hứng sáng tác. Sau hai tiếng đồng hồ tìm kiếm Mal trở về tay không vì không tìm được những mẫu quảng cáo mà Paul muốn. Thế là Paul bắt đầu bắt các thành viên khác và cả những kĩ sư thu âm đóng góp bất cứ những cụm từ nào mình nghĩ ra để viết bài hát và Mal Evans có nhiệm vụ ghi lại tất cả những ý tưởng. Những cụm từ đựoc Paul chọn bao gồm ?o trip of a lifetime? , ?osatisfaction guaranteed? ?oreservation?, ?oinvitation?. Sau đó Paul mang đống hổ lốn ấy về nhà ghép lại thành bài hát hoàn chỉnh. Đến khi thu âm, Paul đứng ra chỉ đạo và sắp đặt việc thu phần nhạc nền với các nhạc sĩ phòng thu trong khi John, George và Ringo ngồi ngoài phòng tập chờ tới phiên mình. Sau khi phần nhạc đệm đã thu xong, Paul mới cho gọi ba tay Beatles còn lại vào và chỉ đạo tiếp việc thu âm thế nào cho vừa ý mình.
    The Fool on the Hill
    (McCartney 10)
    McCartney: piano, flute, hát chính
    Lennon: harmonica, maracas,
    Harrison: lead guitar, harmonica
    Starr: finger cymbals
    Theo Alistair Taylor, Paul viết bài này trong thời gian thu âm Sgt. Pepper cùng một lúc với ?oWith a Little Help From My Friends? nhưng mãi đến cuối năm 67 mới đưa vào album MMT. Ngoại cảnh của bài hát này được quay ở Nice, Pháp. Trong khi nhóm Beatles đang bận rộn làm phim ở London, Paul lẳng lặng bỏ sang Pháp để quay cảnh này một mình. Do vội vã, Paul quên mang theo passport và tiền mặt. Do quá nổi tiếng, nên Paul được hải quan cho lên máy bay với điều kiện hộ chiếu phải được gửi tới Pháp trong ngày. Khi đến Pháp, Paul phát hiện mình không có tiền mặt trong người và ống kính thích hợp dung để quay ngoại cảnh cũng không mang theo nốt. Paul phải điện về gấp cho trợ lí Peter Brown gửi gấp tiền, hộ chiếu và ống kính sang Pháp để quay. Điều này làm cho chuyến đi bí mật của Paul bị bật mí, và dĩ nhiên làm phật long các Beatles khác. Chi phí cho cảnh quay Paul trên đồi ở Nice ngốn hết 4000 bảng Anh. Tuy nhiên, mặc cho những phiền toái kể trên, bài hát này là một trong bài hát của Paul được John ưa thích.
    Flying
    (Lennon 2,5/ McCartney 2,5/ Harrison 2,5/ Starkey 2,5)
    McCartney: guitar,
    Lennon: Mellotron
    Harrison: guitar,
    Starr: drums, maracas.
    Còn được biết đến với cái tên ?oAerial Tour Instrumental? bài này là bản hoà tấu duy nhất Beatles thu âm trong thời gian kí hợp đồng cho hang Parlophone và là bản hoà tấu thứ ba mà nhóm sáng tác. Hai bài đầu là ?oCry for a Shadow ?o của John và George và bài ?o12-bar original? viết năm 1965 nhưng không được thu âm, đến năm 1969, George đặt lời cho bài này và gọi nó là ?oFor You Blue?. Đây cũng là bài duy nhất tác quyền chia đều cho cả bốn thành viên.
    Blue Jay Way
    (Harrison 10)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: tambourine
    Harrison: Hammond Organ, hát chính và hát bè
    Starr: drums
    Session musician: cello
    George viết bài này khi đang ở Hollywood cùng với Pattie, Neil Aspinall và Alex Mardas. Khi đến LA, George thuê căn hộ trên đường Blue Jay, một con đường nhỏ bên hông đại lộ nổi tiếng Sunset Boulevard để ở. Derek Taylor, nhân viên lo việc báo chí của Beatles cũng đến Hollywood chỉ sau George vài tiếng. Khi tới nơi, Derek gọi điện cho George để hỏi đường đến chỗ của George, George bảo rằng nếu không tìm được thì cứ hỏi cảnh sát. Rủi thay, đêm đấy lại có sương mù dày đặc và con đường Blue Jay là một con đường cực kì khó kiếm nên Derek Taylor bị lạc suốt vài tiếng đồng hồ. Trong thời gian chờ đợi, George đã sáng tác bài Blue Jay Way trên cây đàn Hammond organ có sẳn trong nhà. Mặc dù chỉ đơn giản là một bài hát viết về việc chờ đợi, nhưng từ khi nhóm Beatles cho ra đời album ?oSgt. Pepper?, hầu như các bài hát của nhóm đều bị mổ xẻ xem có chứa những thong điệp ngầm nào không và dĩ nhiên bài này cũng thế. Câu ?oplease don?Tt be long? (xin đừng đến trễ) được nhiều người hiểu theo nghĩa ?oplease don?Tt belong ( to the society)? và câu ?oand my friends have lost their way? được xem như một lời ám chỉ về giới hippie, the lost generation. Trong phần phim minh hoạ bài này, George ăn mặc như một người hát rong ngồi dưới đất với cây đàn organ vẽ bằng phấn trên mặt đất và dòng chữ ?otôi có hai vợ và một con phải nuôi?. Một vợ là Pattie thì rõ rồi, còn cô nữa là ai? Chẳng lẽ lại là Simply Shady của box Beat chăng?
    Your Mother Should Know
    (McCartney 10)
    McCartney: bass, piano, hát chính và bè
    Lennon: organ, hát bè
    Harrison: tambourine, tabla, hát bè
    Starr: drums
    Paul viết bài này vào tháng 5/67 theo phong cách ragtime và big band, thể loại mà ông Jim McCartney thường chơi lúc còn trẻ để làm vui long hai vợ chồng người cô Gin và dượng Harry khi họ đến chơi London và ở nhà của Paul. Trong bộ phim MMT, bài này được dung làm cảnh kết với nhóm Beatles mặc áo đuôi tôm trắng từ trên cầu thang đi xuống. Trên áo của John, George và Ringo đều cài một bong cẩm chướng màu đỏ trong khi hoa của Paul lại màu đen. Điều này khiến cho tin đồn vế cái chết của Paul càng được củng cố.
    I Am the Walrus
    (Lennon 10)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: Mellotron, hát chính
    Harrison: tambourine, hát bè
    Starr:Drums
    Session musicians: 8 violins, 4 cellos, 3 horns
    Dàn đồng ca thiếu nhi : 6 nam hát đoạn ?oOompah, oompah, stick it up your jumper? và sáu nữ hát đoạn ?oeverybody?Ts got one?
    Một ngày năm 1967, John nhận được một bức thư do một học sinh trường Quarry Bank gửi bảo rằng các học sinh ở Quarry Bank được thầy giáo dạy môn văn bắt phân tích lời các ca khúc của Beatles. Điều này khiến John cảm thấy thú vị. Anh cùng với Pete Shotton cùng ngâm nga lại bài đồng dao lúc còn học ở Quarry Bank ?o Yellow Matter Custard/ green slop pie/ Mix together with a dead dog?Ts eye/ slap it on a butty, ten foot thick/ then wash it down with a cup of cold sick?. Đó là nguồn cảm hứng để John sáng tác ?o I am the Walrus.? Giai điệu của bài hát được kết hợp từ ba bài hát dang dở của John, một bài dựa trên tiếng còi xe của cảnh sát tuần tra với câu ?omister city police? phát ra từ loa phóng thanh của xe cảnh sát. Bài thứ hai là đoạn ?ositting in an English garden? viết về ngôi vườn của John và bài cuối cùng là một bài hát vô nghĩa gồm những từ vớ vẩn kiểu ?oelementary penguin?, ?oselmolina pilchard?, ?otexpert, ?oclabalocker? ghép lại với nhau. Phần điệp khúc ?o I am the eggman/ I am a walrus? lấy cảm hứng từ bài thơ ?oThe Walrus and the Carpenter? của nhà văn viết truyện thiếu nhi Lewis Carroll, tác giả của ?oAlice trong xứ thần tiên? mà John rất thích. Theo những người từng quen biết John, ?oelementary penguins singing Hare Krishnar? ám chỉ nhà thơ của trào lưu Beat rất nổi tiếng thời bấy giờ là Allen Ginsberg, người đã tụ tập một đám đông người qua đường và dạy họ cách tụng kinh Hare Krishna. ?oEggman? là biệt danh của Eric Burdon, ca sĩ chính nhóm Animals, người có một thói quen khá quái đản là đập những quả trứng sống trên mình các cô gái cùng qua đêm với anh rồi liếm sạch. Còn ?oSelmolina Pilchard? theo Marianne Faithful chính là trung sĩ Norman Pilcher, người có công truy quét các buổi tụ tập hút hít của giới nghệ sĩ ở London. Mick Jagger, Keith Richards của nhóm Stones và ngay cả John và Yoko sau này đều là nạn nhân của những buổi càn của trung sĩ Pilcher. Điều đáng nói là trong thập niên 70, chính ông này lại vào tù ngồi bóc lịch vì tội tang trữ và sử dụng ma tuý. Cũng như ?oLucy in the Sky with Diamonds?, bài hát này là một bài hát hoàn toàn vô nghĩa gồm những hình ảnh siêu thực ghép lại với nhau. John cho rằng nếu Bob Dylan được ca ngợi với những ca khúc kiểu này thì tại sao mình không làm theo. Bài hát này mất cả tháng trời mới thu âm xong vì ông George Martin muốn tìm những nhạc cụ có thể hỗ trợ một cách hoàn hảo nhịp điệu và dòng chảy của những từ ngữ mang tính hình tượng của John.
  3. haitrieu165

    haitrieu165 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  4. haitrieu165

    haitrieu165 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0

    [​IMG]
    Được haitrieu165 sửa chữa / chuyển vào 12:14 ngày 26/06/2006
  5. haitrieu165

    haitrieu165 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    The Fool On The Hill
    September 25, 1967
    The Beatles spent the evening of September 25th inside EMI''s Studio Two, in London. This was a 7pm to 3am session which resulted in the first proper recordings of The Fool On The Hill (Paul had recorded a demo back on September 6th). Three takes of the basic rhythm track were taped. Harmonicas were played by John and George, and overdubs of a recorder were played by Paul. Drums and Paul''s lead vocal were then added to take four (which was a reduction mixdown of take three). The results were not deemed good enough for release and the Beatles would eventually re-record the song from scratch for release on Magical Mystery Tour. However, this evenings completed outtake did eventually see release as part of the Anthology 2 double CD in 1996.
    Early on during the session, the Beatles were visited by two members of the Japanese media, Koh Hasebe and Rumiko Hoshika. While the Beatles began rehearsing The Fool On The Hill, Koh took photographs and Rumiko recorded brief interviews with each member of the group. His complete tape runs approximately 18 minutes in length, but unfortunately only survives in inferior sound quality.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    George: "Hello, readers of the (inaudible) magazine. How are you? Happy nineteen sixty-seven!"
    [​IMG]
    John: "Hello Rumi. This is John playing ''hello again''. It''s great seeing you. Good-bye!"
    [​IMG]
    Paul: "Hello Rumi. This is Paul McCartney speaking. I hope you can understand me because I''m speaking English. I know you don''t speak very much but, uh...I''d like to say hello to you and all the people in good ol'' Japan. And... uh, hope your okay ''cause we are over here."
    [​IMG]
    Koh Hasebe was even able to get the Beatles to formally pose for a picture wearing matching checkered sweaters. This unique picture was issued in Japan as the picture sleeve for the Hello Goodbye single.
    [​IMG]
    Yoko was also present this day. This was presumably the first time she attended a Beatles recording session​
  6. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1
    Lady Madonna
    (McCartney 10)
    UK Chart 1/US chart 4
    McCartney: bass, piano, hát chính
    Lennon :hát bè
    Harrison: lead guitar, hát bè
    Starr: drums
    Ronnie Scott: saxophone
    Harry Klein: saxophone
    Bill Povey: saxophone
    Bill Jackman: saxophone
    Paul viết ca khúc này dựa trên nền riff của bản nhạc hoà tấu ?oBad Penny Blues? năm 1956 của tay kèn trumpet nhạc jazz Humprey Lyttelton. Ca khúc này đánh dấu sự trở lại với thể loại rock and roll truyền thống của Beatles sau hai năm thử nghiệm với thể loại psychedelic. Mặc dù là vay mượn nền nhạc của Humprey Lyttelton, ông này không hề cảm thấy phiền long, trái lại còn cảm thấy vinh dự vì được Beatles sử dụng nhạc của mình. Ý định của Paul lúc đầu khi viết bài hát này là để ca ngợi đức mẹ đồng trinh Maria, nhưng sau đó, anh cảm thấy đây là một bài hát ca ngợi phụ nữ nói chung. Khi chọn bài hát để phát hành đĩa đơn năm 68, nhóm đã dự định sử dụng bài ?oAcross the universe? nhưng đến giờ chót lại phát hành ?oLady Madonna? và giữ bài kia lại đến tận năm 1970 mới phát hành.

    The Inner Light
    (Harrison 10)
    US Chart 96
    McCartney: hát bè
    Lennon: hát bè
    Harrison: hát chính
    Session musicians: all instruments
    Ngày 29/9/1967, John và George được David Frost chọn làm khách mời cho chương trình talk show mang tên the Frost Report của mình. Buổi nói chuyện chủ yếu xoay quanh các vấn đề triết học và thiền định phương đông, dựa trên buổi phỏng vấn thiền sư Maharishi Maheshi Yogi trước đó. Trong số người tham dự chương trình có Juan Mascaro, một giáo sư tiếng Sanskrit ở đại học Cambridge tham dự. Khá ấn tượng về sự hiểu biết về triết học phương đông của George, một tháng sau, ông này gửi cho George quyển sách mang tên Lamps of Fire, một quyển sách gồm những bài giảng về triết lí phương đông mà ông sưu tập và biên dịch. Juan nhờ George viết nhạc cho phần lời dịch của một đoạn trích từ bộ ?ođạo đức kinh? của Trung Quốc có tựa đề là ?~The Inner Light?. George đã sử dụng gần như toàn bộ lời của bài thơ cho ca khúc của mình, chỉ thay đổi chút ít cho hợp với nhạc. Ca khúc được những nhạc sĩ dân tộc Ấn độ chơi phần nhạc nền cũng như những ca khúc trước đây của George. Đựơc sử dụng cho mặt B của single ?oLady Madonna?, đây là ca khúc đầu tiên của George được chọn làm single và cũng là ca khúc duy nhất của Beatles có vị trí thấp nhất trên bảng xếp hạng.
    Hey Jude
    (McCartney 10)
    UK chart 1/ US chart 1
    McCartney: bass, piano, hat chinh
    Lennon: acoustic guitar, hat be
    Harrison: lead guitar, hat be
    Starr: drums, tambourine
    Năm 1968, khi John và Yoko công khai hoá mối quan hệ của mình, chuyện li dị giữa John và Cynthia là điều tất yếu. Trong số các Beatles, Paul là người quan tâm đến số phận và tương lai của cậu bé Julian Lennon nhất. Một hôm, trên đường đến thăm Julian và Cynthia, Paul có ý tưởng viết một bài hát để an ủi Julian. Bài hát lúc đầu được gọi là ?oHey Jules? nhưng Paul đổi lại thành ?oHey Jude? theo tên một nhân vật trong vở nhạc kịch Oklahoma! Đây là single thành công nhất của Beatles và cũng dài nhất từ trước đến nay với độ dài 7 phút 11 giây. Ngay từ sau khi phát hành, ?oHey Jude? lên thẳng hạng nhất của hầu hết tất cả các bảng xếp hạng trên các nứơc trên thế giới và đến cuối năm 1968, single này được bán trên 5 triệu bảng. Khi viết ca khúc này, Paul không hài long lắm với câu ?o The movement you need is on your shoulder? và định tìm câu khác để thay thế, nhưng John cho rằng câu đấy lại là câu hay nhất trong bài. Cả hai thoả thuận nếu Paul giữ câu đấy trong bài hát thì John sẽ nhượng bộ để ?oHey Jude? nằm ở mặt A single còn ?oRevolution? của mình nằm ở mặt B. Phiên bản đầu tiên của ca khúc dài chỉ khoảng hơn 4 phút do phần hợp xướng cuối bài không được thu âm. Hôm sau, nhóm thu lại phiên bản hoàn chỉnh với phần hợp xướng và dàn nhạc giao hưởng 40 người.
    Trong tuần lễ phát hành ?oHey Jude? nhóm Beatles đóng cửa cửa hang bán quần áo Apple do thua lỗ. Đêm trước khi phát hành album, Paul đã lẻn vào cửa hàng Apple dung sơn trắng sơn các cửa sổ và viết chữ ?oHey Jude!? thật to như một cách quảng bá cho single mới. Rủi thay, ngày hôm sau, cộng đồng người Do Thái ở London khi nhìn thấy dòng chữ ?oHey Jude? đã nghĩ rằng đây là một khẩu hiệu chống Do Thái (Juden là cách gọi không mấy lịch sự để chỉ người Do Thái). Trứơc khi nhóm Beatles đến để giải quyết thì tấm kính cửa số có dòng chữ kia đã bị ai đó dung đá ném vỡ.
    Revolution
    (Lennon 10)
    US chart 12
    McCartney: bass, organ
    Lennon: lead guitar, hat chinh
    Harrison: lead guitar
    Starr: drums
    Nicky Hopkins: piano
    Mùa xuân năm 1968 được gọi là ?omùa xuân cách mạng? với các phong trào đấu tranh chống cuộc chiến Việt Nam lên đến đỉnh điểm. Tháng 3/1968, hang nghìn sinh viên ở London tuần hành biểu tình trước sứ quán Mỹ đòi chấm dứt chiến tranh. Ở Pháp, các cuộc nổi dậy của sinh viên ngày càng phát triển mặc cho sự đàn áp của cảnh sát. Trước khí thế sôi sục đó, John bắt đầu viết ca khúc mang tính chính trị đầu tiên của mình khi ở Ấn Độ và hoàn thành nó khi trở về Anh. Khi John đưa ra ý định sử dụng ?oRevolution? làm mặt A đĩa single mới, cả George và Paul đều phản đối kịch liệt vì bài hát chẳng những không thành công về mặt thương mại mà còn đụng chạm tới nhiều vấn đề tế nhị. Sau một thời gian cãi vã, John nhượng bộ phát hành bài này ở mặt B của ?oHey Jude? và chơi với tốc độ nhanh, trong khi đó George và Paul cũng đồng ý phiên bản chậm sẽ xuất hiện trong album kế tiếp. Thông điệp của John trong ca khúc này khá đơn giản: ?o Muốn làm cách mạng thì nên thay đổi cách suy nghĩ cố hữu trước, còn bạo lực không giải quyết được gì? Tuy nhiên trong bài hát, John cũng bộc lộ sự phân vân của mình giữa hai con đường bạo động và bất bạo động. Ngay sau chữ ?oout? trong câu: ?oBut if you talk about destruction, don?Tt you know that you can count me out? (Nếu các bạn muốn sử dụng bạo lực thì hãy chừa tôi ra), trong phiên bản chậm, John đã hát them chữ ?oin? với ý nghĩa, ?ocho tôi nhập bọn với?. Chính sự phân vân đó mà bài này bị cả hai phái bạo động và bất bạo động chỉ trích. Tờ Rampart của Mỹ gọi John là kẻ phản bội, trong khi tờ báo cánh tả New Left Review đánh giá bài hát này như ?~một tiếng than thở đầy sợ hãi của giai cấp tư sản (trước sức mạnh của các cuộc đấu tranh)?. Gay gắt hơn, một sinh viên cực tả ở đại học Keele, trong bức thư gửi cho tạp chí của trường đã nói về ?oRevolution? như sau: ?o Nó (bài hát) chẳng có một chút gì gọi là tính cách mạng cả, cũng như vở kịch radio Mrs Dale?Ts Diary mà thôi. Muốn thay đổi thế giới này, ta phải tìm hiểu nguồn gốc của mọi điều xấu xa để rồi tận diệt nó một cách không thương tiếc. Không có gì gọi là ác độc hoặc điên cuồng trong việc sử dụng bạo lực để làm cách mạng cả vì chúng ta đang đấu tranh để chống lại những sự áp bức và nhục nhã, nguồn gốc của mọi sự bất hạnh do chủ nghĩa tư bản tạo ra. Những thứ gọi là tình yêu không dám đấu tranh về những vấn đề này đều là nguỵ biện và hèn nhát. Trên đời này không có cái gọi là cách mạng bất bạo động? Tuy nhiên John vẫn giữ vững lập trường đấu tranh bất bạo động của mình. Trong bài phỏng vấn với Playboy năm 1980, John bày tỏ quan niệm chính trị của mình: ?oĐừng lôi kéo tôi vào những trò bạo động. Đừng mong tôi đến chiến hào của bạn nếu chiến hào không cắm đầy hoa.?
    Năm 1987, hang giày thể thao Nike đã trả $250,000 để mua bản quyền ca khúc này cho Capitol và EMI và dung nó để quảng cáo. Lập tức, ba con bọ còn lại kiện Nike vì tội lợi dụng ?o thiện chí và hình ảnh của Beatles? với mục đích kinh doanh mà không được sự đồng ý của nhóm. Đại diện của Nike phản pháo bảo rằng Yoko vợ goá của John đã cho phép họ toàn quyền sử dụng ca khúc này. Yoko cho rằng: ?oNhững bài hát của John không nên xem như những bài thánh ca dành cho những kẻ tử đạo. Nó phải được giới trẻ hiện đại lắng nghe một cách phổ biến.? Để trả lời, Paul phát biểu: ?oĐiều đáng nói là có những kẻ tự tiện sử dụng những ca khúc của Beatles để thu lợi riêng cho cá nhân trong khi họ không có quyền làm như vậy (ám chỉ Yoko). Không ai cho phép họ được làm như thế. Nhất là sử dụng những ca khúc của Beatles để quảng cáo. Có thể 20 năm sau tôi sẽ thay đổi ý kiến, nhưng bây giờ thì chắc chắn là không được.? Cùng quan điểm với Paul, George cũng nói: ?oNếu việc này cứ tiếp diễn, rồi đây tất cả các ca khúc của Beatles sẽ được dung để quảng cáo đồ lót phụ nữ hoặc xúc xích. Chúng ta phải ngăn chặn việc này lại trước khi quá muộn. John tuy mất rồi nhưng ba chúng tôi vẫn còn sống, Tôi nghĩ họ phải tôn trọng những ca khúc chúng tôi đã sáng tác và ghi âm vì đó là một phần cuộc sống của tôi.? Cuối cùng hang Nike đồng ý không sử dụng Revolution nữa vào ngày 22/3/88, một năm sau khi đưa bài này vào chiến dịch quảng cáo của mình.
  7. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1

    Yellow Submarine
    [​IMG]
    Có thể nói ?oYellow Submarine? là album yếu nhất của Beatles. Hầu như chẳng ai quan tâm đến việc làm album này cả. Bộ phim hoạt hình ?oYellow Submarine? ra đời chẳng qua là để trả nợ cho xong hợp đồng lúc trước ông Epstein đã kí với hang EMI mà thôi. Không ai trong nhóm Beatles hài long với việc mình bị biến thành những nhân vật hoạt hình nên cuối cùng, nhóm từ chối ***g tiếng cho các nhân vật trong phim. Album soundtrack của bộ phim này cũng được làm một cách khá chắp vá. Trong số 13 bài của album, 7 bài sau là phần nhạc hoà tấu của ông Martin viết cho bộ phim. Sáu bài của Beatles đóng góp thì ?oYellow Submarine? và ?oAll You Need Is Love? là hai bài xào lại. ?oAll Together Now? rõ rang là viết để trả nợ quỉ thần, không xứng với tầm vóc của Beatles chút nào. ?oOnly a Northern Song? và ?oIt?Ts All Too Much? là hai tác phẩm của George. Một album chỉ có bốn bài mới trong đó 2 bài của George chứng tỏ rằng hai ông lớn John và Paul không them đếm xỉa gì tới nó cả. Chỉ có ?oHey Bulldog? là một ca khúc có giá trong album này. Mặc dù được thu âm trước White Album, ?oYellow Submarine? mãi đến đầu năm 69 mới được phát hành. Ở Anh, album này leo lên được hạng 3, còn ở Mỹ, album lúc đầu lọt vào bảng xếp hạng ở hạng 86, đột ngột vọt lên hạng 2 trong 1 tuần rồi mất tích.
    Only a Northern Song
    (Harrison 10)
    McCartney: bass
    Lennon: piano
    Harrison: organ, hát chính
    Starr: drums
    Session musicians: kèn đồng
    Có hai nguồn ý kiến trái ngươc nhau về xuất xứ của bài hát này. Theo nguồn của Steve Turner trong cuốn ?o A Hard Day?Ts Write? thì bài này được George viết và thu âm từ tháng 2 năm 67 với dự định đưa vào trong album ?oSgt Pepper? nhưng bị từ chối. Còn theo cuốn ?oBeatlesongs? của William J. Dowling thì George xung phong viết bài này khi ông George Martin cần một bài hát cho bộ phim ?oYellow Submarine? khi John và Paul có vẻ khá thờ ơ. Tuy nhiên, dù thế nào đi chăng nữa, bài hát này cũng thể hiện sự bất mãn của George về công ty Northern Songs Ltd. được lập ra để bảo vệ tác quyền của nhóm. Do John và Paul là hai sáng tác chính nên 30% cổ phần của công ty này thuộc về hai người này. George và Ringo chỉ được hưởng 1,6 % từ mỗi bài hát của nhóm. Do đó có thể thấy việc Paul và John làm ngơ những sáng tác của George không hẳn vì lí do âm nhạc mà còn là vì lí do tiền bạc. Chính vì sự chia chác không đồng đều về mặt quyền lợi này mà George luôn là người bàn ra trong những dự án tái hợp của Beatles.
    All Together Now
    (McCartney 10)
    McCartney: bass, acoustic guitar, hat chinh
    Lennon: banjo, hat be
    Harrison: harmonica, hat be
    Starr:Drums, finger cymbals, hat be
    Paul viết bài này theo dạng một bài hát thiếu nhi để mọi người hát theo, kiểu như một ?oYellow Submarine? thứ hai. John lúc đầu không thích bài này lắm, nhưng sau khi biết được các fan bong đá Anh đã sử dụng bài này để cổ vũ đội bong của mình thì anh mới đổi thái độ. Theo lời kể của Paul Horn, một người có mặt cùng với nhóm Beatles ở Ấn Độ, khi hát câu ?oH, I, J, I love you?, nhóm đã sửa thành ?oH,I, Jai Guru Dev? để ca ngợi sư phụ của ông Maharishi.
    Hey Bulldog
    (Lennon 9,5/ McCartney 0,5)
    McCartney: bass, hat be
    Lennon: piano, lead guitar, hat chinh
    Harrison: lead guitar, tambourine
    Starr: drums
    Đây là bài hát cuối cùng nhóm Beatles thu âm trước khi lên đường đi Ấn Độ năm 68. Hôm đó nhóm có hẹn với đoàn làm phim để quay phần phim minh hoạ cho ?oLady Madonna?. Trong thời gian chờ đợi, Paul đề nghi John viết một bài hát gì đó để giải khuây, thế là cả hai bắt tay vào viết ?oHey Bulldog? và thu âm tại chỗ. Tựa ban đầu của ca khúc là ?oHey Bullfrog? nhưng khi thu âm, Paul bất chợt nhái tiếng chó sủa để chọc cười mọi người, thế là John ứng khẩu hát luôn ?oHey bulldog?. Buổi thu âm đó cũng là lần đầu tiên John dẫn Yoko theo, bắt đầu cho sự hiện diện thường trực của Yoko trong phòng thu.
    Sau này Erich Segal, tác giả của chuyện tình ?oLove Story? nổi tiếng, người đã viết kịch bản cho bộ phim hoạt hình ?oYellow Submarine? cho rằng John viết bài này để cảm ơn ông vì con chó ngao là vật khước của trường đại học Yale nơi ông Erich Segal làm giảng viên.
    It?Ts All Too Much
    (Harrison 10)
    McCartney: bass, hát bè
    Lennon: lead guitar, hát bè
    Harrison: lead guitar, organ, hát chính
    Starr: drums, tambourine
    Session musicians: 2 trumpets
    George viết bài này sau một lần thử LSD năm 1967. Trước khi gặp ông Maharishi, George thường nghĩ rằng chất LSD giúp mình phá vỡ được những rào cảng về mặt tâm linh. Tuy nhiên sau khi học thiền ở Ấn Độ, George bắt đầu nhận ra rằng LSD không giúp anh đạt được sự thăng hoa về mặt tinh thần. Câu ?oWith your long blond hair and your eyes of blue? là câu George viết lấy cảm hứng từ vẻ đẹp của cô vợ Pattie.
  8. haitrieu165

    haitrieu165 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/05/2006
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. barrygibson

    barrygibson Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/01/2002
    Bài viết:
    546
    Đã được thích:
    1

    Được barrygibson sửa chữa / chuyển vào 00:31 ngày 06/07/2006
  10. HanDiep

    HanDiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/05/2006
    Bài viết:
    372
    Đã được thích:
    0
    Hi,
    Xin được hỏi các Beatles fans là bài Tình ca du mục - Those were the days của ai? Trước nay tôi cứ đinh ninh đây là bài hát Nga (dân tiếng Nga cũng công nhận thế) nhưng gần đây lại có thông tin đó là một sáng tác của the Beatles . Tôi quả thực lúng túng quá.
    Xin các cao nhân chỉ giáo giùm, nếu đó là của B thì sáng tác năm bao nhiêu, lời nhạc của thành viên nào? Toàn bộ lời như thế nào? Tôi đã được đọc lời tiếng Anh nhưg lâu quá rồi chỉ nhớ là không giống lời Việt còn tiếng Nga thì chịu chết rồi.....
    Xin cám ơn.

Chia sẻ trang này