1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải mã hiện tượng Võ Trọng Nghĩa

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi the_sign, 28/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    Giải mã hiện tượng Võ Trọng Nghĩa

    Một bài viết của nhà báo Xuân Bình về KTS Võ Trọng Nghĩa, không dám lạm bàn, nhưng post lên để anh em kts trao đổi:

    Hội quán sáng tạo ở 36B đường Điện Biên Phủ, Hà Nội - một tác phẩm mới nhất, kiến trúc đầu tiên ở miền Bắc của Võ Trọng Nghĩa và cũng là dấu ấn thê thảm nhất của KTS.

    Công trình được dựng lên trong một khu vườn rất đẹp. Khu vườn rất đẹp được dựng lên từ một cuộc đất quá đắc địa. Cuộc đất quá đắc địa bởi vì nó vốn thế. Các đời vua Lý, Trần, Lê? đều nhận thức đó là Long đỗ, rốn Rồng, nơi hội tụ khí thiêng của cả một dân tộc. Nơi đó từng là Cấm thành, Long Phượng thành của nhiều triều đại phong kiến cho đến đầu não của các cơ quan cai trị, công quyền.

    Trong lộ trình phát triển một thương hiệu mạnh, việc Trung Nguyên huy động mọi nỗ lực để hình thành Hội quán sáng tạo là một ván cờ trong mơ mà không phải ai cũng có thể tham dự.

    Để chắc chắn biến nơi đây trở thành một địa chỉ của ?oThiên đường cà phê toàn cầu?, ngoài chất lượng cà phê hàng đầu mà tự mình ?otrồng? được thì Trung Nguyên còn cần rất nhiều thứ trong đó đương nhiên phải có một không gian kiến trúc đỉnh cao.

    Kiến trúc sẽ mộc mạc, lặng lẽ như những tách gốm có chức phận lưu chứa ?onguồn năng lượng mới cho nền kinh tế tri thức?; Nó phải đủ nhiệt lượng để có thể chuyển hóa tinh chất cafeol trong từng hạt cà phê; Nó phải như nước, hòa tan từng giọt đắng rồi thẩm thấu cafein tới mọi ngóc ngách cảm xúc của người thưởng thức. Về cách tổ chức không gian, kiến trúc vừa logic, chặt chẽ vừa mở như cấu trúc phân tử C8H10N4O2?

    Vận theo cách truyền thông của Trung Nguyên thì kiến trúc phải như là Thánh đường, nhà hát, một đại bản doanh hay những cuốn sách bọc da dê? Nơi đó, từng ngày, mỗi giờ Giáo Hoàng Pope Clement VIII, nhà soạn nhạc vỹ đại Bach, bậc thầy tiểu thuyết hiện thực Balzac hay thiên tài quân sự Napoleon? luận bàn về quyền lực của café. (hình ảnh và những câu nói nổi tiếng của các nhân vật trên về cafe đang được sử dụng như là một chất liệu deco trong Hội quán).

    Trước những áp lực ấy, đương nhiên thương hiệu cà phê Trung Nguyên cần kết nối với những KTS như Võ Trọng Nghĩa- một thương hiệu kiến trúc đang được bảo đảm bởi rất nhiều mề đay danh giá. Nếu phương án thiết kế cứ theo tinh thần của Cà phê Gió và Nước thì lựa chọn trên là duy nhất đúng.

    Nhưng buồn thay nhiều khi danh tiếng chỉ đủ giúp người ta gợi nhớ chuyện Con cáo với bức tượng của La Fontaine. Tượng đồng càng lớn thì càng rỗng. ?oĐại danh lắm bậc tượng đồng khác chi?.

    Võ Trọng Nghĩa trọng gì?


    Sau hơn 3 năm kính nhi viễn chi, âm thầm, cẩn trọng theo dõi từng bước đi của KTS tôi mới chủ động tiếp xúc với anh. Tôi luôn đặt ra nhiều câu hỏi: anh là người có may mắn ăn lộc kiến trúc? Anh là một kỹ sư kết cấu được đào tạo bài bản hay một đốc công giỏi?

    Nổi tiếng nhờ tre nhưng thật bất ngờ khi KTS không nhiều vốn liếng văn hóa về chất liệu này. Có thể anh chưa cần biết tích bẩy người hiền trong rừng trúc của Trung Quốc cũng như thơ về Trúc của Trần Nhân Tông viết trên Yên Tử. Nhưng thật khó tin khi anh lúng túng không đưa ra liên hệ nào giữa tác phẩm của mình với cách sử dụng tre của Nhật Bản nơi anh từng du học. Ẩn trong từng dáng tre vườn Azumaya, ống dẫn nước trong vườn Ryoan-ji, trang trí cửa sổ ở Kodai-ji, bờ rào Shugakuin, nơi chái nhà Tatami hay lâu đài Katsura?là những triết lý kiến trúc rất giản dị và tinh tế.

    Lý do nào khiến KTS chẳng quan tâm tới Simon Velez, tác giả của "Bảo tàng Du mục" ở Mêhicô một kiến trúc tre lớn nhất thế giới từ trước đến nay? Mạnh về kết cấu, nhưng KTS không đưa ra được nhận xét nào về cây cầu với dầm chịu lực bằng tre có khả năng chịu tải 16 tấn của KTS Yan Xiao ở Hồ Nam, Trung Quốc?

    Trong khi muốn đem đến cho Tre một tầm vóc mới hoành tráng, kiến trúc sư buộc phải tuân thủ một loạt các giải pháp kỹ thuật để bảo đảm sự an toàn cho công trình. Nhưng nỗ lực tìm kiếm kết cấu mới có làm triệt tiêu ?ochất cảm?, cái thô mộc, giản dị của tre? Cấu trúc, vẻ đẹp tự nhiên và triết lý thâm sâu của tre đang bị cái lý trí, ham muốn cá nhân nhất thời của KTS điều khiến, khỏa lấp và làm biến dạng?

    Nghiên cứu kỹ lưỡng những công trình tiếp theo của KTS, người ta dễ nhận thấy mọi thay đổi trong thiết kế mới chỉ dừng lại ở những cái vỏ hình thức và chưa vượt thoát cái bóng của Cà phê Gió và Nước. Một vài công trình cũng có Hình nhưng nhợt nhạt Hồn vía. Có cả những kiến trúc?Câm vì chẳng biết vì sao nó xuất hiện ở đây, nó đang đối thoại với ai, không gian, nơi chốn nào đang bao dung, ôm chứa nó?

    Công trình nấm rơm khổng lồ ở Bình Dương có Nước mà không có Gió nên chỉ là một tác phẩm điêu khắc để?ngắm. Nhà hàng bia Hoa Viên, Mũi Né, cà phê Elip, Gò Vấp TPHCM và Hội quán sáng tạo đều là những phiên bản lệch lạc của cà phê Gió và Nước.

    Bởi thế ngay lần đầu tiên ra công trường tôi đã nói thẳng với KTS rằng: Hội quán sáng tạo Trung Nguyên và các công trình làm ở phía Bắc phải là một bước vượt chướng ngại vật ngoạn mục mà Gió và Nước đặt trong khí hậu miền Nam không gặp phải.

    Hội quán sáng tạo nằm trong một không gian quá nhạy cảm, để có được bản thiết kế kiến trúc tốt, buộc KTS phải khỏa lấp, gia cố những khoảng trống quá lớn về văn hóa, cảm xúc và cả... kiến thức nghề chứ không giản đơn là ?oban phát? cái đang có.

    Thử chung tay

    Thời gian qua, khi tham gia nhóm tư vấn về quy hoạch và kiến trúc cho một số dự án bất động sản sinh thái tôi chủ động kết nối và mời anh tham gia thiết kế một kiến trúc dịch vụ đa chức năng. Trong khuôn khổ dự án, tôi hy vọng sẽ lôi kéo, kết nối KTS với một số nhân vật có đủ tài năng để chung tay thiết kế những công trình mới oách hơn Gió và Nước. Đó cũng là những cơ hội để tôi có thể hiểu rõ hơn và tự trả lời những câu hỏi về KTS.

    Chúng tôi đã có những ngày cùng nhau leo lên nằm vắt vẻo trên những mái lá mà cây rừng công phu đan cài. Chúng tôi đã cùng bơi trong biển mùa đông giá lạnh để tìm kiếm ý tưởng thiết kế cho một resort trên đảo đá. Trong nhiều lần nhâm nhi cà phê đắng, chúng tôi cũng tâm sự về những cô bạn gái xinh đẹp của KTS? Đó là những kỷ niệm đẹp đẽ, khó quên. Tôi đã và luôn sẵn sang bộc bạch, chia sẻ với Võ Trọng Nghĩa tất cả những tình cảm, đam mê mà mình giành cho kiến trúc. Nhưng không phải lúc nào anh cũng dễ dàng đón nhận. Bởi vì có quá nhiều chuyện không dễ lọt tai một chút nào.
    Tôi rất muốn trao đổi với KTS về tinh thần của Grand- quán cà phê đầu tiên của nước Anh ở 84 đường High, Oxford. 359 năm qua, danh tiếng cùng chất lượng mỗi ly cà phê vẫn rất ngon lành. Những thắt lưng da đen truyền thống vẫn duyên dáng trễ nải trên eo các cô gái hầu bàn. Có người nói rằng nơi đây, Samuel Johnson đã từng ngồi viết những trang đầu tiên của cuốn từ điển tiếng Anh, tiền thân của cuốn từ điển Oxford...

    Khi KTS qua Pháp, tôi nhắn anh lưu nhớ Cafe de Flore - quán cà phê tuyệt vời nhất đại lộ Saint Germain, quán Lapin Agile, Le Chat Noir (Mèo đen) trên đồi Montmartre? Đây không chỉ là nơi các nhà triết học Jean-Paul Sartre, thi sỹ Max Jacob, họa sỹ Pablo Picasso, các ngôi sao điện ảnh như Charlie thường lui tới. Đó là khởi nguồn của một dòng chảy văn hóa.

    Khi Peter Zumdor đoạt Pritzker 2009, tôi chỉ cầu mong Võ Trọng Nghĩa hiểu thêm một chút về triết lý thiết kế của KTS này: trước nhất, kiến trúc phải tôn trọng địa điểm, không gian văn hóa bản địa và các bài học vô giá của lịch sử.

    Vâng, chỉ có tri thức, cảm xúc và văn hóa mới giúp cho kiến trúc của Hội quán và nhiều công trình khác không lặp lại bài học đắt giá như ở nhà hàng bia Hoa Viên, Mũi Né, cà phê Elip, Gò Vấp TPHCM? Thoát ly hai chữ Gió và Nước hay những thông điệp sâu sắc của Tre thì mọi thiết kế của Võ Trọng Nghĩa đều không có gì đáng nói.


    Thế mà là kiến trúc ư?

    Tôi đành phải ?omượn? tên cuốn sách của C. Freeland để bày tỏ suy nghĩ của mình về Hội quán sáng tạo.

    Sau gần 9 tháng cất dựng vất vả, cái được mong là Hội quán sáng tạo lại không đáng được xướng danh là kiến trúc một tẹo nào.

    Không tìm ra giải pháp thích ứng với cái nồm ẩm của mùa xuân, giá rét mùa đông và oi nóng mùa hè miền Bắc nên ?ocái cống? tre của Võ Trọng Nghĩa đành để cho một lều kính, khung gỗ đè dúi dụi từ bên trên.

    Kiến trúc đóng kín nên phải tiêu tốn nhiều năng lượng điện chạy điều hòa. Trpng không gian kín bưng đó, mùi lưu huỳnh, dầu thải và hóa chất xử lý mối mọt cho tre cứ lưu đọng và làm át đi hương vị cà phê vốn rất mong manh.

    Chất liệu lợp mái cho người ta cảm giác về mái Mansard- một căn bệnh hủ lậu tệ hại của kiến trúc VN đương đại. Dãy nhà gạch- công trình phụ trợ thì lại làm thành bức tường ngăn cách giữa kiến trúc chính với không gian lớn trước mặt.

    Nội thất hổ lốn. Tre, gỗ, kính, ánh sáng đang?gây lộn. Những khung tre bị giằng buộc bởi dây dù đã mất đi giá trị vật liệu tự nhiên, tạo hình đẹp và trở thành thứ trang trí rườm rà, vô lý. Những khung tranh, ảnh và tủ quầy, máy lạnh? ngơ ngác không tìm ra chỗ đứng cho mình.

    Chi tiết được nhất, sạch nước cản nhất của Hội quán chỉ là khoảng mái ngói được khoét lõm để có chỗ cho một thân cây Hoàng Lan trên vỉa hè Điện Biên Phủ?.nghiêng qua.

    Gần đây, Hà Nội đã có quá nhiều kiến trúc tồi tệ rồi. Để Hội quán thực sự trở thành ?onơi hội tụ của những người yêu và đam mê cà phê?, tôi tin rằng kiến trúc này phải có thay đổi rất căn bản. Đó phải là mệnh lệnh từ Cấm thành! Đó là hình ảnh, danh tiếng của một doanh nghiệp. Đó cũng chính là thách thức và cơ hội làm mới bản thân của KTS.

    Mong KTS đừng quên có người đã từng và tiếp tục đặt cược ở anh một giải Pritzker đầu tiên của Việt Nam. Trước khi có những bước tiến xa, hãy cứ chân thực, thiết thực như Glent Murcut; kín đáo, khiêm nhường, ẩn danh như Peter Zumdor! Giản dị hơn thì học lại những chỉ dẫn của Tre. Chỉ những khi non dại, măng mới trực chỉ, hướng thiên. Khi trưởng thành, thân tre rỗng không, nhẹ nhõm mà vẫn bền chắc. Chẳng cần gió đưa, những ngọn tre vẫn cong mình, la đà gần với đất lành. Nơi ấy nó sinh ra và lớn lên?..

    36 (11, 12): Hội quán Trung Nguyên trong khi thi công
    36 (7, 13, 14, 15) Hội quán đã đi vào sử dụng
    - Café binh dan HN: một số hình ảnh về quán cà phê bình dân ở HN
    - Da Lat (1, 2): Ana Mandara Villas Đà Lạt với không gian thưởng thức cà phê lãng mạn
    - Da Nang (3,6): tác phẩm quán cà phê ghép bằng mảnh gốm của nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng
    - Hoi An: kiến trúc thuộc địa trong một quán cà phê ở Hội An.
    - hình ảnh quán cà phê nằm sâu trong hẻm ở SG
    - Hue (2, 3, 5) kiến trúc Art deco ở một góc uống cà phê sành điệu của La Resident Huế
    - InterContinental (1, 2, 3, 4): trong khách sạn InterContinental hình ảnh về văn hóa cà phê vỉa hè châu Âu cũng là một vew nhìn đầy văn hóa.
    - Metropole HN (3, 4, 5): không gian thưởng thức cà phê của Metropole được chăm chút kỹ lưỡng từ cách lựa chọn đồ gốm, tổ chức mặt nước đến một lá cây vẽ trên trần.
    -Mui Ne (1, 2, 3, 4) góc thư giãn của CoCobeach resort ở Mũi Né.
    - My Way: một mô hình kinh doanh cà phê khá thành công ở Hà Nội
    - Nha Trang (1, 2) cảm hứng Biển trong deco góc quầy bar ở Ana Mandara Nha Trang

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    Và đây là comment


    [​IMG]
  2. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Kẻ dấn thân thì chấp gì những lời xúc xiểm, Nghĩa dám làm, đó là điều đáng quý, những người " tiên phong" là những người dám chịu sai lầm. Phải có những thế hệ cầm cờ lao về phía trước, để rồi nếu có phải nằm xuống thì cũng tạo đà cho thế hệ khác lao lên.
    Những người dám dấn thân, mới hiểu được cái cảm giác cô độc và bạc bẽo.
    Nhưng dù sao: Kẻ cô độc lắm khi là kẻ mạnh.
    Không thể đòi hỏi ở Nghĩa ở một sự chuẩn chỉ. Với Nghĩa tôi luôn có cảm giác là ở bất cứ công trình nào, Nghĩa cũng mong nó đạt được một sự toàn mỹ. Đó là điều đáng trân trọng cho những người dám làm...Có một điều tôi thấy thích ở Nghĩa khi nói chuyện, đó là Nghĩa luôn đặt mình cao hơn người đối thoại, có lẽ đó là cái cách để Nghĩa cảm thấy có trách nhiệm với cuộc đời nhiều hơn. Những người nói chuyện và vì thế mà nhìn vào cách ăn mặc, đi đứng của kts để đánh giá giá trị con người họ - mà không mấy quan tâm về thứ đang diễn ra trong lòng của người đối thoại, cái cảm giác về sự tiếp tục của một câu chuyện, cũng như là liệu kts đó có muốn đối thoại với mình hay không!
    Tôi nghĩ là Nghĩa không phải hổ thẹn khi dám nói: Sống là phải có trách nhiệm với đời.
    Tôi gặp nhiều kts, họ tìm cách chê bai công trình của Nghĩa, hay của một số người khác, họ - với tôi là những người đáng thương. Tôi lắng nghe câu chuyện của họ, để thấy được đằng sau của điều đó là một sự sợ hãi bản thân, một sự đố kỵ, một sự buồn bã cả về nghề lẫn bản lĩnh sống..
    Đàn ông - ai cũng muốn mình sống có danh với trời đất, nhưng cách người ta hay làm là cùng đám đông tìm cách hạ bệ người khác để cảm cảm giác CHÚNG TA LÀ NHỮNG NGƯỜI VĨ ĐẠI. Tôi không thấy Xuân Bình có một ác ý gì khi viết bài viết này. Anh ấy có chứng kiến riêng của anh ấy, cho dù ở bài viết này nó toát lên một điều, anh ấy chưa thực sự tự tin vào chính chứng kiến của mình khi phải kéo theo vào quá nhiều dẫn chứng. Nhưng anh ấy dám nói - Và tôi thích điều đó!
    Cũng như tôi thích cái kiểu các kiến trúc sư hàng ngày và hàng giờ đang làm mình hèn đi trong mắt những người khác, dù đó là với một đồng nghiệp ít tuổi, một phụ nữ, hay đôi khi chỉ là một gia đình cả đời dành dụm để mong muốn có được một ngôi nhà " tử tế"...
    Hôm nay tôi nhân được ĐT của một đồng nghiệp lớn tuổi, anh ấy muốn tôi tham gia ý kiến về vấn đề này, anh ấy có cảm giác bức xúc khi giới kts bị mọi người xem thường, nhưng tôi nghĩ.......ĐẰNG SAU MỌI CÂU CHUYỆN ĐỀU CÓ CÁI LÝ CỦA NÓ. Và cái lý này có thể chấp nhận được.
    Hằng ngày bạn đi trong những khoảng trống đô thị chật hẹp, đập vào mắt bạn là những điều khá khốn nạn, và tôi sẽ chửi bạn không phải là loại người tử tế, nếu như bạn chưa một lần nguyền rủa cái bọn KTS.
    HEHEHE...
  3. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Cái này nếu xấu thì Trung Nguyên có trách nhiệm?
  4. arcvubale

    arcvubale Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    2.676
    Đã được thích:
    0
    Em thấy bác Bình có vẻ không ưa bạn Nghĩa. Với em thì uống cafe chỉ cần 1 cái ghế mây vỉa hè là ok òy. Cũng thử ngồi chỗ sáng tạo gì gì đấy một lần nhưng dek hợp. Nói chung là khổ quen, sướng dek chịu được.
  5. The6thsense

    The6thsense Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/06/2007
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Chưa kể thành quả thế nào, người làm việc nghiêm túc đã đáng được nể trọng. Có lẽ vì đi cùng với thành công là công nghệ PR tốt, nhiều người dị ứng . Thật ra anh Xuân BÌnh cũng thú vị, cho người ta cái nhìn đa chiều, VN chưa quen với phê bình kiến trúc. Tôi yêu cả hai, yêu anh Nghĩa hơn vì cùng tên với mình.
  6. goc_dua

    goc_dua Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/07/2004
    Bài viết:
    172
    Đã được thích:
    0
    Lên tầng 2 số 13 Đinh Tiên Hoàng - HN, caffe không ngon, khá đông người và chật. Nhưng bỏ qua được cái sự đời, để cảm nhận cái hỗn độn của cuộc sống. Nghe có vẻ nghịch lý nhỉ?
  7. nggiang

    nggiang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2007
    Bài viết:
    331
    Đã được thích:
    1
    - Mỗi kiến trúc sư đâu phải sáng tác ra công trình nào cũng là "Tác phẩm để đời" , Mỗi tác phẩm phụ thuộc vào "Cảm hứng", độ chín của nghề, kinh nghiệm vv... mà đâu phải cứ công trình thiết kế sau tốt hơn công trình trước!
    - Quan trọng hơn là thấy ở bác Nghĩa có một lối đi riêng là ổn rồi, Khen chê khó tránh ở đời. không hổ thẹn lương tâm nghề nghiệp là được rồi. Kệ
  8. Tiviman

    Tiviman Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/11/2002
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    he! Một bài khoe kiến thức Google thì đúng hơn là phê bình .Đọc đã thấy người viết bài này có ác cảm với VTN . Phần phê bình kiến trúc thì gần như đíu liên quan tẹo nào với 2/3 khúc trên , toàn nói hu*o*u nói vượn . Cái nhà chòi của VTN thì ai vào (không nhất thiết phải là KTS hay nhà báo yêu KT) cũng thâý chắp vá khổ sở và tạp pí lù như bao nhiêu quán cafe Trung Nguyên khác . Nó hoành tráng hơn là vì mang tên "Hội quán sáng tạo "...
    Nói tóm lại là mình thấy các c.trình tre nứa của anh VTN từ lâu nhưng cũng không có gì đặc biệt ấn tượng như những gì báo chí đồn thổi . Ở cái đất nước mọc lên toàn tre , đứng trên nền đất đá và phù sa ,khí hậu thay đổi phức tạp ,nhưng người ta xây nhà ốp tường và trang trí bằng các loại gạch men ngoại" thải nhập " sơn tường xanh hồng tím bằng các loại sơn ngoại "thải nhập " thì " người tiên phong " như VTN trở nên là một hiện tượng kiến trúc có khả năng tranh giải Pritzker là điều đáng vui đấy chứ . Mặc cho cái hiện tượng đấy đang có những nội tại gì .
    Ở VN một là khen hết lời hai là chê hết lời chứ làm gì có cái gọi là phê bình !
  9. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Tiêu đề bài viết do ai đặt vậy ?
    Giải mã cái đ eó giề . Đại ngôn bỏ mịa .
    Bình mấy chả hủ. Chụp ảnh như kẹt. viết báo như phân đe ó lo trao dồi cứ thích bắt người khác làm thế này làm thế kia.
    Ai cấm thằng thiết kế tre nứa không biết lịch sử về kiến trúc tre nứa mà chính ra là biết " gúc gồ" hả Bình ?
    Mà nữa, đã gúc gồ thì phải cóp pát cho ra hồn 1 tý. Mịa viết 3 cái tên riêng sai mịa hết 2 cái.
    đoạn này nghe thối vãi
    Bạn Bình tưởng mình là ai? Chủ đầu tư phỏng? hay là nhà đạo đức ? Tư cách một thằng người đ éo liên quan đến việc "sáng tạo" của nó nhé.
    Đọc mấy bài kẹt này bực mình wá . Thằng @ sai cố một lần làm cho đúng đi. Phân ở đâu cứ hót mang về đây.
  10. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Chiêu PR này đối với dân kinh doanh thì bình thường, nhưng trong giới Kts thì vẫn là mới. Được.

Chia sẻ trang này