1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải mã hiện tượng Võ Trọng Nghĩa

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi the_sign, 28/07/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. the_sign

    the_sign Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2004
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    1
    5 sao cho bác.... Công trình + KTS có tiếng + scandal
  2. rachmaninoff

    rachmaninoff Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    1.280
    Đã được thích:
    0
    Kiểu này có khi anh tự nguyện làm quả clip *** rồi tung lên mạng rồi thằng Sign bốt bài PR giúp anh tý!
    Kiểu thiết kế của Nghĩa kể cũng khó hợp lý ở miền Bắc, nơi mà lúc thì cần đón gió lúc lại phải chắn gió, không như miền Nam khí hậu ôn hòa hơn.
    KTS thiết kế làm sao mà hoàn hảo hết được, cũng phải có con ngon con lởm, coi như tai nạn nghề nghiệp. Tre pheo thì bị hạn chế về nhiều mặt nên khó tránh bị lặp lại chính mình. Để nổi tiếng trong nghề thì anh Nghĩa đi thế là đúng đường rồi, để nổi tiếng được lâu thì phải tránh bị lặp lại. Mình vẫn chờ xem những cái khác hẳn Gió và Nước.
  3. tranvietanhtuan

    tranvietanhtuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2005
    Bài viết:
    1.404
    Đã được thích:
    0
    em phục anh Nghĩa sát đất cái khoản đặt tên cho công trình - nghe rất là lãng mạng - phong thủy - hữu tình.
    thực tế làm nhà bằng tre kiểu ấy chả có gì lạ, gúc gồ 1 phát ra cả đống kiểu còn kinh hoành tráng hơn.
  4. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0

    Chả hiểu vụ này có ảnh hưởng đến uy tín trong bgk con biệt thự ven suối không. Nhưng mấy hôm nay em toàn nhận được điện chỉ thị từ "bộ tư lệnh" của những người nổi tiếng nhờ can thiệp lên tiếng về vụ trù úm cán bộ này. Khi level chửi lên cao thì cũng bắt đầu đi cùng với thương hiệu được nhiều người biết đến.
    Xưa xem con gió và h2o của Nghĩa cứ nghĩ là đến hồi bế tắc rồi, nhất là sau con " Chiến thắng điện biên phủ" nhưng thi thoảng vào web của Nghĩa vẫn thấy Nghĩa còn cựa được, đó cũng là cái tài.
    Đúng là:
    Chửi đời cũng dễ, mà nịnh đời thì cũng dễ
    Chỉ có xây đời là khó thôi.
  5. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1

    Cuộc thi của Archi chứ gì? Anh với chú hiểu thực chất của nó mà. Do đó bài báo trên của Xuân Bình càng làm tăng giá trị và vai trò của Nghĩa đối với cuộc thi.
  6. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Tre và kiến trúc sư
    (bài viết tháng 9 năm 2008)
    Khảo dị mới cho ?oCây tre trăm đốt??
    Tác phẩm Cà phê Gió và Nước của Võ Trọng Nghĩa gợi cho tôi hứng khởi khi suy ngẫm và liên tưởng một hình ảnh đẹp đẽ giữa kiến trúc sư và cây tre. Mỗi kiến trúc sư tài hoa và các tác phẩm của họ thật giống những đốt tre, khi ghép lại nó tạo thành một đời sống kiến trúc, một không gian văn hóa.
    Trước khi Cà phê Gió và Nước được vinh danh khắp thế giới, tôi đã nhiều năm lang thang ở nhiều nước để ghi chép kỹ lưỡng về một văn hóa Tre trong kiến trúc truyền thống và đương đại.
    Những cây tre trong thảo đường của Đỗ Phủ ở Tứ Xuyên gợi nhớ tích cổ bảy người hiền trong rừng trúc hay thân phận trầm luân của bậc ?oThi thánh?. Những khóm tre xanh mướt ở vườn cổ cố đô Kyoto Nhật Bản bỗng chốc như choàng khoác một vẻ đẹp lộng lẫy, nổi bật giữa một rừng lá đỏ. Những ngôi làng nổi bình dị của người Myanmar lặng lẽ soi bóng trên hồ Inle. Bức tường tre mang đến cho Trung tâm Kantha Popha ở Siêm Riệp, Campuchia một dáng vẻ trang nhã. Trang trí "tre" ở nhà quốc hội Scotland đủ tạo cho những người quan sát sự ngỡ ngàng về khả năng kết hợp các chất liệu trang trí?
    Từ các hành trình trong nước, có lần tôi ngậm ngùi nhìn thấy chiếc thước tầm vứt lay lắt trong ngôi nhà cổ ở Hà Tây cũ, nơi tư gia của một thầy giáo từng dạy ba đời vua nhà Nguyễn. Nhiều chuyến đi tới các khu đô thị mới vô hồn hay những khu nghỉ ngây ngô lại hoài tiếc nhóm thiết kế nhà tre rất đẹp, rất tiện ích (khi tháo dỡ và lắp ghép) giành cho cuộc sống luôn di cư của những người đi kháng chiến của kiến trúc sư Tạ Mỹ Duật. Chẳng lẽ một thái độ sống nhân ái, dung dị gói cả đam mê sáng tạo lại cứ mãi dừng lại ở những bản vẽ?
    Khi đứng trước những vách tre dứng của người Pà Thẻn ở Hà Giang, những hàng rào đẹp đẽ của người Dao ở Yên Bái hay bàn thờ ngoài trời của người Mường Hòa Bình?tôi luôn tự hỏi rằng: kiến trúc tre Việt Nam vẫn chỉ lần hồi vài kiểu dáng quen thuộc? Chẳng lẽ cây tre chỉ là một chất liệu trang trí? Còn có nơi đâu người Việt hôm nay nhìn nhận về cây tre khác hơn nữa không? Có còn kiến trúc sư đương đại nào vẫn đang giành tâm huyết làm thay đổi tầm vóc của kiến trúc tre Việt? Chẳng lẽ ước mơ có cây tre trăm đốt lại chỉ dừng lại ở chuyện ?oăn miếng trả miếng?, một kiểu đòn thù vặt vãnh của người nông dân dành cho ông bố vợ thất hứa trong truyện cổ tích?
    Sau nhiều ngày cặm cụi tìm kiếm tư liệu tôi bắt gặp blog của một kiến trúc sư ?oở bển? vẽ rất nhiều kiểu nhà tre cũng hay hay, vui vui. Tôi rất muốn tìm hiểu những mẫu vẽ này của kiến trúc sư đã có cái nào được thi công? Tôi muốn anh chia sẻ những kinh nghiệm cá nhân với kiến trúc sư và bạn đọc trong nước. Nhưng anh trả lời rằng: ?othường thì tôi tự viết bài, như vậy kiểm soát được nội dung chính xác hơn, coi như bài của mình. Còn những bài vẽ trong đây (blog), sẽ thành bài vở trong sách của tôi?. Có thể vì kiến trúc sư chưa hiểu hết thiện ý hay còn ngờ vực điều gì nên chưa sẵn lòng hợp tác. Nhưng tôi thực sự giật mình khi cố đọc thêm một số ý kiến anh trao đổi với bạn bè. Anh nói rằng thiết kế nhà tre rơm ?ođâu phải cho người VN, mà cho nhân loại tiến bộ trên thế giới giầu có như Mỹ, Canada, Âu Châu, Úc, đang cố gắng sống giản dị, để dành năng lượng, cây và nước, không khí trong lành cùng thực phẩm để viện trợ cho những xứ chuyên đi ăn xin tiền .. như VN hiện nay? (entry viết ngày 2 tháng 5 năm 2008).
    Có lẽ nhiều biến cố lịch sử đã tạo cho một thuyền nhân như anh những mặc cảm quá khứ nặng nề. Tôi không dám bàn đến việc kiến trúc sư đã hiểu về nơi mình sinh ra và về bản thân. Nhưng tôi dám chắc anh đã quên hình ảnh ẩn dụ hay biểu tượng văn hóa của tre- một dáng quân tử ẩn giữa rừng xanh. Và tôi còn biết trao đổi gì thêm với anh?
    Tầm vóc mới ?
    Gần 5 giờ mê mải chụp Cà phê Gió và Nước mà tôi vẫn cảm thấy băn khoăn vì thiếu và chưa rõ về một cái gì đó? Thực lòng tôi bị Cà phê Gió và Nước quyến rũ nhưng mà sao vẫn có cả cảm giác hoài nghi mong manh chen vào? Trực cảm đó rõ hơn khi đứng trước tác phẩm mới mang hình dáng một cây rơm khổng lồ.
    Thế mạnh của tre là một chất liệu tự nhiên. Trong khi cả thế giới đang là một đại công trường sử dụng nhiều vật liệu kỹ thuật cao, ai cũng thừa nhận kiến trúc sử dụng tre được gắn với một tên gọi đầy kiêu hãnh: kiến trúc xanh. Trong những đô thị ken dày bê tông, sắt thép, kính?kiến trúc tre sẽ được yêu chiều hơn bởi sự thân thiện với môi trường. Trong khi hầu hết các công trình đều ngốn chi phí năng lượng rất lớn từ khâu sản xuất vật liệu đến khi vận hành, sử dụng thì kiến trúc tre là công trình ít tổn hao năng lượng nhất...
    Tuy thế nhưng tre khó bảo quản, ít bền vững và trở ngại lớn nhất là không bảo đảm về kết cấu và khả năng chịu lực cho một kiến trúc?hoành tráng. Bởi thế kiến trúc sư Việt kiều thì ước mơ tre và tầm vông quê hương mình lớn phổng kích cỡ như giống tre Guadua ở Nam Mỹ. Còn Võ Trọng Nghĩa thì quyết tâm làm luận văn tiến sỹ về kết cấu của chất liệu tre. Và ?oCây rơm khổng lồ?- một hình bán cầu với đường kính đáy 17m, chiều cao 10m chính là một bản thuyết trình đầy sức thuyết phục trước bất kỳ một hội đồng khó tính nào. Đó cũng là một lời mời chào đặc biệt ấn tượng đối với những chủ đầu tư có nhu cầu tạo nên khác biệt và giá trị gia tăng cho từng không gian kiến trúc.
    Đây có thể là một đóng góp nhỏ trong nghiên cứu khoa học nhằm tạo cho tre một tầm vóc mới.
    Cá nhân tôi thì thích cảm nhận ?oCây rơm khổng lồ? như là một tác phẩm điêu khắc hơn. Nổi bật trên hồ nước vuông ?oCây rơm khổng lồ? mang đầy tính biểu tượng, biểu trưng và có giá trị tư tưởng. Nếu là thành viên Hội đồng tuyển chọn các điêu khắc tiêu biểu của quốc gia tôi sẽ tiến cử tác phẩm này. Nhưng điêu khắc là để Cảm rồi dẫn lộ cho những khát khao sáng tạo lớn hơn. Còn kiến trúc là để thỏa mãn một nhu cầu sử dụng cụ thể. Trong khi muốn đem đến cho Tre một tầm vóc mới, kiến trúc sư buộc phải tạo ra một loạt các giải pháp chằng buộc, níu giữ, kết nối. Những giải pháp kỹ thuật mang tính nguyên tắc chặt chẽ có thể bảo đảm sự an toàn cho công trình nhưng lại có phần làm giảm đi ?ochất cảm?, cái thô mộc, giản dị và cả những chi tiết ?ongẫu hứng?T của tre. Có vẻ như cái đẹp tự thân, cấu trúc tự nhiên của tre đang bị cái thông minh hiệu chỉnh, lý trí điều khiển và ham muốn cá nhân khỏa lấp.
    Cây tre đã xuất hiện và tồn tại trên trái đất cả triệu năm. Hình hài dễ phân biệt giữa tre và các loài thực vật khác là nó được tập hợp, gắn kết bởi nhiều đốt tre. Cây tre có thể dài 3, 5 hay 7 mét nhưng với kiến trúc, cái đặc trưng nhất, đáng quan tâm nhất ở loài cây này lại chỉ gói gọn trong từng đốt nhỏ và ngắn. Tre trưởng thành và trở nên bền vững nhất trong một cấu trúc rỗng, mỏng và nhẹ. Bởi thế, chẳng nên kỳ vọng nó mang sức mạnh, độ bền như Thép để có thể tạo dựng những công trình hoành tráng. Hãy để những đặc tính tự nhiên đó của tre quyết định hình hài, dáng vóc công trình. Hãy làm gì để thổi một khí chất, một tinh thần Tre vào các dạng vật liệu mới trong những kiến trúc hiện đại! Đó mới là đề bài thách thức những năng lực sáng tạo. Đó mới là đạt Đạo!
    Và chỉ cần Võ Trọng Nghĩa lúng túng một chút khi giải bài toán này và khi không tìm được giải pháp giải quyết những ?oxung đột? về quan niệm thẩm mỹ kiến trúc với chủ đầu tư thì hệ quả dễ nhận thấy đã bộc lộ ở trong công trình nhà hàng bia Hoa Viên vừa mới được khánh thành ở Mũi Né.
    Chút hoài nghi Cà phê Gió và Nước cũng bắt tôi lần ngược trở lại những công trình của người Mỹ, Nga mang đến hồi nửa cuối thế kỷ 20, khu phố Tây của người Pháp trước đó, kiến trúc gỗ chùa Keo thế kỷ 17, kiến trúc đá ở tháp Phổ Minh thời nhà Trần thế kỷ 14 , kiến trúc đất nung của tháp Bình Sơn được xây vào khoảng thế kỷ 12 hay chùa Một Cột thế kỷ 11? Suốt một hành trình quá dài ấy dường như kiến trúc Việt Nam vẫn chỉ đang loay hoay, manh nha tạo dựng cho nó một bản tính riêng biệt. Mệnh giá và quỹ vốn kiến trúc Việt thật sự chưa đủ mạnh và đầy đặn để nó khả dĩ vượt thoát những ảnh hưởng, lệ thuộc hay sự chi phối bởi quyền lực, sức mạnh các giá trị tôn giáo và văn hóa được du nhập từ bên ngoài.
    Nhưng chẳng ai có thể thay đổi được quá khứ. Hiện trạng kiến trúc đất nước cũng không nhiều cửa sáng. Chính điều đó thôi thúc tôi tiếp tục kỳ vọng, đặt cược vào Cà phê Gió và Nước và những phần tiếp theo của nó. Cà phê Gió và Nước đã cho thấy một bước đi ban đầu đầy khôn ngoan và quyết liệt của kiến trúc sư khi muốn lách qua khe cửa quá hẹp để đưa kiến trúc Việt ?okhắc nhập? với nền kiến trúc thế giới. Nó bước đầu manh nha một triết lý riêng trong sáng tác của kiến trúc sư trẻ Võ Trọng Nghĩa. Nhưng nếu chỉ có vậy liệu có đủ tư trang cho một hành trình lớn?
    Trước khi chia tay kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa, tôi ngỏ ý muốn giữ cây bút máy Montblanc của anh như một hiện vật đầu tiên cho?Bảo tàng kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa. Tôi thực lòng kỳ vọng anh sẽ chinh phục những đỉnh cao hơn Montblanc. Có vẻ như Võ Trọng Nghĩa hơi ngỡ ngàng vì một thao tác hay ?otư duy sử học? của một tay làm báo. Kiến trúc sư thẳng thắn nói rằng anh chưa ?ongông? đến vậy. Nhưng Võ Trọng Nghĩa vẫn trao cây bút và mong tôi có nhiều bài viết hay. Còn tôi lẩm nhẩm đọc cho anh nghe lại câu thơ của nho sỹ Ngô Thế Lân:
    Dọc đường gặp cây trúc xinh.
    Biết đâu gió mượn lòng mình vi vu.
    @ xuanbinh:
    Tưởng là cái gì, hóa ra anh cũng chỉ vậy thôi, phí cái công em đi khen anh, thối cái mồm em quá.
    hehe
    @hoang: Hiểu ý bác Hoàng, em chỉ muốn xem các bác nhà mình đang diễn trò gì thôi, đôi khi trên sân khấu cũng xin dành một vai.
    Mà đã diễn là phải theo luật chơi, bảo cười thì cười, bảo khóc thì khóc, thế mới thành vở chứ!
    Được kiepcodai sửa chữa / chuyển vào 12:20 ngày 30/07/2009
  7. nguyenquochoang_arc

    nguyenquochoang_arc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/11/2005
    Bài viết:
    3.655
    Đã được thích:
    1
    Mồm miệng nhà báo tựa như đít trẻ con, ỉa đấy, chùi đấy, lại ỉa đấy, quan tâm làm cái kăng kủ kọt gì.
  8. kiepcodai

    kiepcodai Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/08/2005
    Bài viết:
    1.422
    Đã được thích:
    0
    Chửi đời cũng dễ, mà nịnh đời thì cũng dễ
    Chỉ có xây đời là khó thôi.
  9. the_pianist

    the_pianist Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/04/2005
    Bài viết:
    205
    Đã được thích:
    0
    Thằng đấy nó là thằng thợ ảnh kiêm phóng tinh viên, chứ nhà báo đeoss gì loại nó.
    Cọ dái: Chú định xây đời ở Zuê nản quê choa bằng gì thế, kức à.?
  10. archlecung

    archlecung Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2006
    Bài viết:
    72
    Đã được thích:
    0
    Em yêu anh Xuân Bình- em có thể có con với anh được không ?

Chia sẻ trang này