1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải mã phép THÔI THỦ của VÕ ĐANG ?????????

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 06/02/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Giải mã phép THÔI THỦ của VÕ ĐANG ?????????

    Võ Đang, một môn võ nổi tiếng khắp Trung Hoa và trên Thế giới, môn võ được coi là sản sinh ban đầu của NỘI GIA QUYỀN, một môn võ có lối luyện tập trái ngược hẳn với THIẾU LÂM TỰ lúc bấy giờ, môn võ gắn liền với tên tuổi lẫy lừng của Đạo sĩ Trương Tam Phong.
    Có thể nói sự xuất hiện của VÕ ĐANG trên bầu trời võ học với lối luyện tập nhu nhuyễn của Nội Gia đang mang đến luồng gió mới trong tập luyện, gắn liền với tên tuổi Trương Tam Phong võ thuật đi đôi với thuyết dưỡng sinh trong vận động. Thật vậy, trong các cách tập luyện của Võ Đang đã để lại cho đời sau vô vàn bài tập với nhiều mục đích khác nhau cả trong Dưỡng sinh và Võ thuật. Nếu trong Dưỡng sinh, lấy ý - khí - hình kết hợp với thuật thổ nạp của Đạo gia trong các động tác võ thuật để đạt tới 1 vẻ đẹp, sự thanh tao, sự thuần khiết trong tâm hồn, sự bền bỉ của nội khí, sự tráng kiện của cơ thể để kéo dài tuổi thọ, sự vận động có tác dụng xoa bóp hệ tim mạch mà không môn thể thao hay thể dục nào khác có được. Thì ở Võ thuật, Võ Đang đã tạo ra một sắc thái mới, lối luyện tập mới, mang đến sự trẻ trung hứng khởi cho người tập.
    Trong võ thuật, sự bắt nhịp được với các đòn tấn công rất đa dạng của địch thủ là một điều vô cùng khó lường. Kiểm soát được bất di bất dịch của đối thủ lại còn ngàn lần khó hơn. Trong công mà vẫn đảm bảo thủ, trong thủ mà vẫn có thể công. Đánh chớp nhoáng nhưng vẫn khoan thai, dùng lực mạnh nhưng cơ bắp không gồng cứng. Đánh mà như không, không đánh mà lại đánh. Đối thủ ra đòn như vào chỗ trống, ta đã ra đòn mà địch thủ vẫn không hay. Tìm đường trống, chui vào kẻ hở, len lỏi trong muôn vàn địch thủ như vào chỗ không người mà mặt vẫn tươi như hoa không một chút biến sắc.....
    Có thể nói VÕ ĐANG đã tạo ra những điều mà lối luyện tập khác từ trước không thể có.... Một trong những điều bí ẩn nhất để tạo nên kỳ tích vang dội của VÕ ĐANG chính là các bài tập THÔI THỦ. Vậy trong bài viết này, tui cố gắng trong sự "nhìn" và "cảm nhận" của riêng mình nhằm khám phá 1 phần nào bí ẩn của thuật THÔI THỦ trong VÕ ĐANG.

    Trong thuật THÔI THỦ của Võ Đang có rất nhiều bài tập, nhưng tựu trung nằm trong 3 cách cơ bản nhất:
    - Thôi thủ GÂN
    - Thôi thủ LỰC
    - Thôi thủ KHÍ
    Nhưng thường thường chúng ta chỉ nhìn thấy các bài tập thôi thủ KHÍ thuần khiết, nhu nhuyễn, nhẹ nhàng để cảm nhận lực của đối thủ nhiều hơn những cách kia.
    THÔI THỦ có nhiều hình vận động như:
    - Thôi thủ theo hình số 8
    - Thôi thủ theo vòng tròn
    - Thôi thủ nhấp nhô hình lượn sóng
    - Thôi thủ 1 tay
    - Thôi thủ 2 tay
    - Thôi thủ tầm cao như chân bước
    - Thôi thủ tầm thấp dài và rộng như bộ pháp Thiếu Lâm
    - Thôi thủ kiểu xay bột
    - Thôi thủ kiểu chèo thuyền
    - Thôi thủ kiểu lái đò
    - Thôi thủ ở vùng cườm tay, cẳng tay, cả cánh tay,....
    .........................

    Chà chà, lại bận có điện thoại xếp gọi nữa rồi, hẹn hôm sau sẽ có bài viết tiếp về đề tài này, mời bà con cho ý kiến khen chê nha. Tui cần lời Chê nhiều hơn đó (để còn có cớ cãi lộn).
  2. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0

    THÁI CỰC QUYỀN THÔI THỦ

    Thôi thủ là hình thức đối luyện của Thái Cực Quyền diễn ra giữa hai người tập với nhau. Thôi thủ chú trọng đến sự vận dụng kình lực, kỹ thuật , đồng thời tuân thủ những nguyên tắc như: ?odĩ nhu chế cương?, ?odĩ tĩnh chế động? trong quá trình vận động. Ngoài ra khi tập thôi thủ còn phải vận dụng các loại thân pháp, bộ pháp, chiêu thức của Thái Cực Quyền. Thái Cực thôi thủ là phương pháp luyện tập quan trọng đối với việc huấn luyện khả nanưg phòng vệ, chiến đấu, cảm nhận kình lực trong Thái Cực Quyền.
    Thái Cực thôi thủ truyền thống được thực hiện giữa thày và trò khi tập luyện. Hiện nay tại các kỳ thi đấu đã xây dựng hoàn chỉnh các quy định, luật lệ về hạng mục này như: sân đấu, trang phục, độ tuổi tham gia?
    Các lưu phái và phong cách của Thái Cực thôi thủ có phạm vi khá rộng, tựu chung lại được chia làm 3 lưu phái chủ yếu với phong cách, đặc điểm khá khác biệt như sau:

    1) Trần thức Thái Cực Quyền thôi thủ: Chú trọng đến hạ bàn, bàn chân, thủ pháp được áp dụng để cẫm nã các khớp.
    2) Dương thức Thái Cực thôi thủ: Chủ yếu là dùng kình lực để đẩy ngã đối phương, chú trọng đến phát kình, phát lực.
    3) Ngô thức Thái Cực thôi thủ: Nhấn mạnh đến ?odĩ nhu chế cương?, dùng đòn thế nhu để hóa giải đòn cương của đối phương.

    Xét theo phương diện vận động thì Thái Cực thôi thủ được chia làm hai loại là: Định bộ thôi thủ và Hoạt bộ thôi thủ. Hiện nay hai loại này được kết hợp với nhau trong những bài quyền thôi thủ đối luyện.

    Các động tác cơ bản công của Thái Cực thôi thủ gồm có: Bằng (đẩy), Loát (kéo), Tễ (nắm), Án (ấn) được gọi chung là ?oTứ chính thủ? còn Thái (giật), Liệt (chặn), Trừu (huých), Hạo (dựa) được gọi là ?oTứ ngẫu thủ?.

    Các bài quyền Thái Cực thôi thủ được biên soạn dựa trên những tinh hoa của các lưu phái Thái Cực Quyền. Chúng mang phong cách truyền thống, thể hiện tính khoa học, có tác dụng nâng cao sức khỏe, ứng dụng chiến đấu phòng thân, tính biểu diễn nghệ thuật cao nên khá phổ biến.


  3. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    @thieulam_vietnam !
    Bạn chú ý, khi đăng lên box những bài viết của mình - Nếu đăng những bài nguyên có nguồn gốc từ sách, hay các nguồn khác trên Internet... Bạn nên ghi chú nguồn của tư liệu, tác giả, tác phẩm cụ thể. Đấy là nguyên tắc mặc nhiên, đã được qui định thành lề luật từ xưa đến nay ... (kể cả ngoài đời cũng như trên mạng)...
    Trân trọng !...
    --------------------------------------------------------------------------------
    Đừng bao giờ tin rằng mình tốt như lời thiên hạ nói
    Cũng đừng bao giờ tin rằng mình xấu như lời thiên hạ bàn
  4. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Hê, hê, hê,.........
    Cái ông M này sao mà rắc rối thế nhỉ, bài tui tui viết không lẽ lại viết là bài này trích dẫn nguồn gốc từ TLVN vào hồi.................
    Mà thôi, ông tưởng tui trích dẫn trong sách ra cũng đúng thôi vì cách hành văn của tui có thể na ná một ai đó.
    Đến giờ phút này tui cũng chưa từng đọc qua bất cứ một trước tác nào nói về VÕ ĐANG cả, tất cả tui đều phải trải qua cái sự "nhìn" và "chiêm nghiệm" cộng với thời gian hơn 20 năm vui vẻ rong chơi trong làng võ Hà Thành nhỏ bé này.
    Hoặc giả là ông nhầm nhọt sang trồng trọt giữa tui và Vienanh trong bài viết trích đoạn của trang THAICUCQUYEN.COM về môn Thái Cực Quyền mà Vienanh đang đưa rất nhiều vào Topic ThieulamHonggia và mới đây là Topic này hả ?
    Nếu ông nhầm vậy thì OK, coi như nhắc anh em là được rồi và Vienanh chắc là không cố tình, còn tui thì chẳng khoái cái chò chơi TẦM CHƯƠNG - TRÍCH CÚ văn vẻ hay lý thuyết trong sách võ của người khác.
    À mà quên, cũng phải cám ơn ông vì tui theo lời ông tìm được khá nhiều tư liệu về kiếm đạo Nhật Bản, chò chơi vũ khí cũng là một trong những sở thích của tui.
  5. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Hí hí. Không biết vô tình hay cố ý nữa. Mắc cười wá xá!!!!
    Anh già lẩm cẩm.
  6. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Hê, hê, hê,.........
    4 ông tham gia đều lẩm cẩm như nhau cả.
  7. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Bậy rồi!!! Chỉ có 2 anh thôi.
  8. thieulam_vietnam

    thieulam_vietnam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/08/2005
    Bài viết:
    2.121
    Đã được thích:
    1
    Một số hình ảnh về VÕ ĐANG
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Tập luyện THÔI THỦ của Võ Đang
    [​IMG]
    Dùng cây cối để tôi luyện cánh tay trong Võ Đang
    [​IMG]
    Một cuộc thi đấu giao lưu về nội dung THÔI THỦ của Võ Đang:
    [​IMG]
  9. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    48. Thôi Thủ Là Gì ? Thôi Thủ Và Ðiều Gọi Là " Ðổng Kính " Có Quan Hệ Gì ? Ý Nghĩa Và Chúng Loại Của Thôi Thủ ?
    Thôi thủ , còn gọi là đáp thủ hoặc kháo thủ , là phương pháp luyện tập cách dụng chiêu khi cận chiến với đối thủ . Bất luận môn phái quyền thuật nào cũng có phương pháp thôi thủ riêng cho mình .
    Ý nghĩa của thôi thủ là gì ? Ở TCQ thôi thủ nhằm mục đích luyện việc đổng kính , tức là tăng cường năng lực cảm giác . Trong khi hai người thôi thủ , do sự tiếp xúc của tay hay bộ phận thân thể nào của đối phương với thân thể của mình , thì ta cảm giác được ngay đường đi nước bước kình lực của đối phương , khinh trọng hư thực ra sao , sau mới có thể triêm hoặc niêm tay của đối phương không để cho thoát , và khéo hơn nữa là dùng kình lực của đối phương trả lại đối phương , giử vững thế chủ động của ta , và tùy ý đẩy đối phương ngã nhào . Như vậy mới là luyện được " Ðổng kính " . Ý nghĩa của thôi thủ chính là đổng kính vậy .
    TCQ Luận có nói : " Ðổng kính hậu dũ luyện dũ tinh " , tức là chỉ sau khi tri hành được đổng kính , mà càng luyện tập thì công phu càng tiến bộ rất nhanh , bấy giờ chiêu pháp mới xử dụng được một cách trọn vẹn .
    Có nhiều phương pháp thôi thủ , các phương thức thường thấy dùng gồm có :
    1. Ðơn đáp thủ pháp : hai người đứng đối diện nhau , mỗi người đạp thực chân phải hoặc trái về phía trước một bước , dùng tay phải hoặc trái niêm nhau ở lún cổ tay , đẩy tới đẩy lui .
    2. Song đáp thủ pháp : Tay phải và bộ pháp giống như trên , nhưng mỗi người dùng chưởng tâm trái của mình đở lấy cùi chỏ đối phương , bốn cánh tay cùng đáp , tạo thành một đường tròn .
    3. Ðơn thủ bình viên thôi thủ pháp : Tức là mỗi bên dùng một tay đáp nhau ( chạm nhau ) nhưng đẩy đưa theo đường tròn .
    4. Lý án thôi thủ pháp : Hai người thôi thủ , chỉ làm hai động tác lý và án .
    5. Ðơn thủ lập viên thôi thủ pháp : Mỗi người chỉ dùng một tay đáp nhau , đẩy đưa thành đường tròn theo phương thẳng .
    6. Lý tê thôi thủ pháp : hai người chỉ dùng hai động tác lý và tê .
    7. Ðơn áp thôi thủ pháp : Mỗi người dùng một tay đưa đẩy mà làm động tác nén cổ tay (áp cản động tác) .
    8. Áp cản án trửu thôi thủ pháp : bốn cánh tay cùng đáp nhau , làm động tác áp cản và án trửu .
    9. Tứ chính thôi thủ pháp : luyện bốn động tác Bằng , lý , tê , án (chia làm hai cách , định bộ và hoạt bộ) .
    10. Tứ ngưng thôi thủ pháp : (thường gọi là đại lý) : luyện bốn động tác thái , liệt , trửu , kháo . Vì bề ngoài giống như chỉ là động tác lý mở rộng , cho nên gọi là đại lý .
    ( Trích dẫn từ sách Võ Thuật ) ​
  10. Hong_Vien_Anh

    Hong_Vien_Anh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2006
    Bài viết:
    1.014
    Đã được thích:
    0
    49. Thế Nào Là Triêm , Niêm , Liên , Tùy ? Những Lổi Lầm Nào Dễ Phạm Khi Tập Thôi Thủ ? Thế Nào Thì Biết Là Ðổng Kính Thật Sự ?
    Trong khi thôi thủ , phải tuân thủ nguyên tắc triêm , niêm , liên , tùy , tức là làm sao cho bàn tay và cánh tay ta cùng với tay của đối phương luôn luôn duy trì sự tiếp xúc , bất luận động tác biến hóa ra sao , không được rời ra . Bốn chữ triêm , niêm , liên , tùy , được định nghĩa như sau :
    * Triêm : Có nghĩa là nâng lên , nhổ lên . Trong lúc đáp thủ với đối phương , bằng vào kỹ thuật thôi thủ của mình mà dẩn khởi thủ tý của đối phương , làm đối phương phải bật gót , mục đích là để hất té đối phương .
    * Niêm : Bất luận thủ pháp và thân pháp của đối phương biến hóa ra sao , thủ tý của ta không bao giờ rời thủ tý của đối phương , giống như đeo đuổi một cái gì vậy .
    * Liên : Cần phải biết làm cho lực của mình liên tiếp với lực của đối phương một cách có ý thức , để hóa giải lực của đối phương .
    * Tùy : Cùng đối phương đáp thủ , khi đối phương muốn thoát , ta theo liền tức thì , và đây chính là cơ hội để thủ thắng .
    Lúc mới học thôi thủ , chưa thể Ðổng kính được và trong lúc này người học dễ mắc phải các lổi sau :
    - Ðình : Hễ khi kình lực đối phương phát sinh là lập tức có phản ứng đề kháng , tức là để xúc ( tiếp xúc có đề kháng ) .
    - Kháng : so với xúc thì trầm trọng hơn , tức là luôn luôn có phản ứng đề kháng kình lực của đối phương .
    - Biển : động tác không kịp thời , mất liên , mất tùy .
    - Ðâu : không những không kịp thời , mà còn tách rời tay của đối phương , mất niêm .
    Muốn đạt được tình trạng đổng kính thực sự , phải trải qua một thời kỳ tập luyện , lúc bấy giờ mới đi thôi thủ theo hình thức cố định sang thôi thủ không câu nệ hình thức , có thể tùy ý mà biến hóa động tác ; bất luận tiến thoái chuyển hoán , lên xuống nhanh chậm đều có thể tùng tâm sở dục , thuận lợi , cơ hồ như bộ phận nào của thân thể cũng đều sẳn sàng tiếp ứng với hai tay .
    ( Trích dẫn từ sách Võ Thuật ) ​

Chia sẻ trang này