1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải nghĩa từ chuyên môn ngành pháp luật

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi binhjuventus, 16/11/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. binhjuventus

    binhjuventus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    37
    Giải nghĩa từ chuyên môn ngành pháp luật

    Em cũng nghe và đọc nhiều rồi nhưng cũng không rõ lắm, vì không phải chuyên ngành nên hỏi lại mọi người để rõ nghĩa hơn, mong đừng cười nếu câu hỏi ngây ngô

    - từ "tống đạt", cái này thì chẳng hiểu chi sất
    - từ "khởi tố", gọi là hiểu nhưng cũng không rõ đúng không

    Hai từ đó đã, khi nào đọc thấy từ lạ, lại vào hỏi tiếp!
  2. suyuanthony

    suyuanthony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Tra từ điển tiếng Việt là hiểu liền
  3. huongdiep

    huongdiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    0
    Cả 2 từ này đều là từ Hán Việt
    Tống đạt: dùng trong trường hợp cơ quan chức năng gửi 1 văn bản đến cho đối tượng (trực tiếp là đối tượng). Tống = đưa, đạt = được. Vì thế mới dùng "cơ quan chức năng tống đạt triệu tập cựu hoa hậu HKA ra tòa".
    Khởi tố: cơ quan chức năng khi thấy có dấu hiệu 1 vụ án (tội phạm) thì ra quyết định khởi tố vụ án, nếu có đối tượng thì khởi tố bị can. Khởi = bắt đầu, tố = tố tụng. Tức là giai đoạn đầu của Tố tụng.
    Bạn hiểu chưa?
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Còn từ "Trát " hay là "Trác" trong pháp lý , nó nghĩa là gì ?
    - Với lại cho kevin hỏi vì Kevin không giỏi tiếng việt lắm, nên hay gõ sai 9 tả hòay , thý dụ chữ Pháp lý mỳnh được phép gõ Pháp lí không ? nghe nói cảy cách thỳ " y"dài có thể gõ là "i" i ngắn, hoặc ngược lại phảy không?
    vậi :
    ===> Nguyễn Thị Thúy = Nguyễn Thị Thúi ?
    cảm ơn lắm thay .
  5. binhjuventus

    binhjuventus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2002
    Bài viết:
    940
    Đã được thích:
    37
    Em ghé nhờ hỏi các bác một chút.
    Nước ta là tam quyền phân lập. Tức hành pháp, lập pháp và tư pháp là độc lập.
    Lập pháp với hành pháp thì em hiểu chứ em không hiểu tư pháp là gì. Bộ Tư Pháp có vai trò và nhiệm vụ gì?
    Hồi trước học GDCD nhưng không để ý nên chẳng hiểu chi sất. Giờ xem phim TQ lại thấy xuất hiện nhiều vấn đề thắc mắc.
    Hội Đồng Nhân dân, Viện Kiểm Sát Nhân dân và Uỷ Ban nhân dân, ba cơ quan này có vai trò, nhiệm vụ và liên hệ với nhau như thế nào?
    Tiếp, em muốn hỏi Viện trưởng Viện Kiểm Sát Tối cao (chả biết viết có đúng không ) có nhiều quyền lực không ạ? Có ngang bộ trưởng không?
    Lại tiếp, Chánh án tòa án nhân dân với Viện trưởng viện kiểm sát thì bác nào to hơn?
    Tóm lại, em thấy ở mình có sự nhập nhằng giữa bác hành pháp và lập pháp, nghị sĩ quốc hội lại có chân trong chính phủ, điều này về phía các nhà lập pháp thì có okie không?
    Chả biết em hiểu có đúng không nữa vì những thứ này lằng nhằng quá, em bây giờ tự dưng xem nhiều phim Tàu, chả hiểu chi sất nên hỏi các bác bên Luật.
    Em thấy, bác Viện Kiểm Sát còn ra lệnh bắt bác Giám đốc sở công an. Rồi còn bí thư chỉ đạo việc điều tra, ...
    Bác nào rảnh rỗi giải đáp thắc mắc giúp em cái. Là công dân VN mà chẳng hiểu gì về hệ thống Pháp luật, cơ cấu tổ chức của nhà nước thì kể cũng hơi đau
    Cảm ơn các bác trước!
  6. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    Không biết trong lĩnh vực pháp lý như thế nào chứ nhằm làm thuần việt vốn từ thì "người ta" nhất trí rằng tất cả những từ mà có thể ghi cả "y" hoặc "i" mà không làm đổi nghĩa của từ thì sẽ được thống nhất là "i" hết.
    VD: ca sỹ -> ca sĩ ; lý luận -> lí luận...
    Ngoài ra còn có thêm nguyên tắc là chữ "y" sẽ luôn là "y" nếu nó đứng 1 mình
    VD: ỷ lại, ý kiến... ý cò nhiều wá anh Kevin à
    Được hoakhongtim sửa chữa / chuyển vào 18:25 ngày 27/11/2005
  7. hattoryntt

    hattoryntt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/12/2003
    Bài viết:
    1.504
    Đã được thích:
    0
    từ ''Trát" anh kevin nói hình như đầy đủ là "trát hầu toà "thì phải...Cái này em xem mấy phim thì nó có nghĩa là 1 văn bản yêu cầu phải ra toà
  8. huongdiep

    huongdiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/01/2005
    Bài viết:
    415
    Đã được thích:
    0
    Bạn nói bạn hiểu Lập pháp và Hành pháp nhưng thực ra bạn chưa rõ lắm đâu. Mình giải thích cho bạn toàn bộ nhé.
    Tam quyền Phân lập là Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp.
    Lập pháp là quyền duy nhất của Quốc hội
    Hành pháp là của Chính phủ và các Ủy ban...
    Tư pháp là của hệ thống Tòa án
    1/ Bộ Tư pháp sẽ có vai trò quản lý theo ngành dọc của mình những vấn đề liên quan tới Tư pháp và giúp việc cho Chính phủ những hoạt động liên quan tới cái tiến tư pháp.
    2/ Ủy ban nhân dân là cơ quan quản lý hành chính Nhà nước ở địa phương, còn Hội đồng nhân dân là cơ quan giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân (cái này có cả ở 3 cấp, Tỉnh, Huyện, Xã).
    Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan có chức năng "kiểm tra, giám sát" (kiểm sát) các hoạt động tố tụng ngay từ khi vụ án được khởi tố. Bởi khi 1 cơ quan ra quyết định khởi tố vụ án hay bị can thì ngay lập tức quyết định này phải được đưa sang VKS thông qua. Nếu VKS không thông qua thì các quyết định khởi tố không có giá trị.
    Nếu thông qua thì CQ chức năng tiếp tục giai đoạn điều tra, điều tra xong lại chuyển kết luận điều tra sang cho VKS, nếu kết luận điều tra cho thấy bị can có tội, VKS ra cáo trạng truy tố bị can ra tòa xét xử.
    Khi ra tòa xét xử, tại tòa VKS thực hiện quyền công tố (buộc tội) bị cáo.
    3/ Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao (cách viết tắt của Viện trưởng VKSND tối cao - đúng) là người có quyền lực, tương đương cấp Bộ trưởng
    4/ Chánh án tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng viện kiểm sát tối cao là hai chức vụ khác nhau về chức năng quản lý. Nhưng họ đều tương đương nhau về cấp Bộ trưởng. Cả 2 vị này đều "liên quan" tới các vụ án nghiêm trọng hoặc các vụ án đã hết quyền phúc thẩm. Khi đó các vị này thấy có dấu hiện oan sai lập tức ra quyết định kháng nghị để xem xét bản án ở cấp độ Giám đốc thẩm hoặc Tái thẩm, hoặc hủy bản án đã có hiệu lực PL của các tòa cấp dưới.
    5/ Không có sự nhập nhằng giữa bác Hành pháp và Lập pháp đâu, cái đó do bạn chưa hiểu nên nghĩ vậy. Đại biểu Quốc hội là người do nhân dân địa phương đó tin tưởng bầu ra, và tại QH người đại biểu này thay mặt ND nói lên tiếng nói chung của ND.
    6/ Viện Kiểm Sát không bao giờ ra lệnh bắt bác Giám đốc sở công an vì VKS không có chức năng này. VKS chỉ phê chuẩn lệnh bắt và các quyết định liên quan mà thôi. Bí thư chỉ đạo việc điều tra chỉ là sự can thiệp của Đảng vào vụ việc cho có lợi hơn trong quá trình tố tụng (Nó chỉ mang ý nghĩ định hướng).
  9. suyuanthony

    suyuanthony Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    Chào 2 bạn,
    Định không có ý kiến gì nhưng thấy hai bạn nói hơi có phần không đúng nên mạo muội góp ý.
    Lời đầu tiên là đề nghị bạn binhjuventus ra hiệu sách mua 1 quyển luật hiến pháp về đọc vì đại đa số những gì bạn hỏi đều có trong hiến pháp 1992 của VN. Đọc xong hiểu liền khỏi hỏi người khác mắc công . Những vấn đề còn lại thuộc về lý luận tôi xin trao đổi như sau:
    Nước VN không hề duy trì chế độ chính trị theo thuyết tam quyền phân lập mà "Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức." (Điều 2 HP 92). Theo tất cả các sách lý luận chung về nhà nước và pháp luật hiện nay thì Nhà nước VN là nhà nước tập trung, dân chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân, có phân công nhiệm vụ lập pháp, hành pháp và tư pháp cho 3 cơ quan khác nhau.
    Về HĐND và UBND thì trong chương IX của HP 92 có nói rất rõ. Theo đó, HĐND là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân, do nhân dân địa phương bầu ra, chịu trách nhiệm trước nhân dân địa phương và cơ quan Nhà nước cấp trên. Căn cứ vào Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên, HĐND ra nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương; về biện pháp ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân, hoàn thành mọi nhiệm vụ cấp trên giao cho, làm tròn nghĩa vụ đối với cả nước. UBND do HĐND bầu là cơ quan chấp hành của HĐND, cơ quan hành chính Nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm chấp hành Hiến pháp, luật, các văn bản của các cơ quan Nhà nước cấp trên và nghị quyết của HĐND. Do đó, nếu chỉ nói rằng "Hội đồng nhân dân là cơ quan giám sát hoạt động của Ủy ban nhân dân" là chưa toàn vẹn. Có thể đọc thêm Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003 và Luật Bầu cử đại biểu HĐND cùng ngày.
    Đọc xong câu trả lời của bạn huongdiep suýt nữa thì tôi ngất. Mod của khoa học pháp lý mà có thể trả lời như vậy sao. Theo hiến pháp thì Viện trưởng VKSND tối cao do quốc hội bầu trên cơ sở đề nghị của *************. Theo điều 193 HP 92 thì ************* đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó *************, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Mặt khác, theo Luật Tổ chức chính phủ năm 2001 thì Thủ tướng trình Quốc hội phê chuẩn đề nghị về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức và từ chức đối với Bộ trưởng. Để dễ hiểu có thể dùng sơ đồ: QH -> ************* -> Thủ tướng/Viện truởng VKSNDTC -> Bộ trưởng. Vậy không hiểu "Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao (cách viết tắt của Viện trưởng VKSND tối cao - đúng) là người có quyền lực, tương đương cấp Bộ trưởng" nghĩa là thế nào?
    Chuyện này là bình thường không có gì đáng ngạc nhiên cả nếu ông GĐ sở công an vi phạm pháp luật.
    Sai hoàn toàn. Căn cứ theo điều 80 Bộ luật TTHS năm 2003 thì trong những người có quyền ra lệnh bắt bị can, bị cáo để tạm giam có Viện trưởng, Phó Viện trưởng VKSND và Viện Kiểm sát quân sự các cấp.
    Ở đâu có chuyện này? Tôi chưa thấy bao giờ.
    Chính xác. Rất hoan hô bạn có tinh thần tìm hiểu, học hỏi.
    Thân chào 2 bạn
    Anthony
  10. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    khoảng 1963 trở lên đến 1970 chúng ta thấy có phong trào viết chữ f = ph ( thay thế chữ ph ) , như sau : ?o chúng ta fải làm gương ....... ?fong cách fải làm như vầy đúng là đúng ?? ?
    Trong vấn đề chữ y biến thành chữ i ngắn mà chúng ta sử dụng ( sau nầy có một nhà báo là ông Nguyễn Ngu Ý ?ông ta tự viết tên ông ta là : Nguiễn ngu í ) đọc một hồi thấy kỳ vô cùng?nhưng những người nầy lần hồi tự diệt vì điên trong máu , hay trình độ chất lượng về văn học thì ?o eo sèo ?o?
    Sau đó có một phong trào dậy lên thích xài chữ DZ , như lưật sư nổi tiếng Saigon là luật sư Trương đình Dzu ,
    Như ngày xưa người ta gọi sân bay TSN là phi trường Tân Sơn Nhứt , bảng hiệu ghi là Nhứt còn rõ ràng ?thế khôg hiểu sao tự dưng họ đổi thành Tân Sơn Nhất ?chắc là lối chơi chữ gì đây để điều tra xem sao.

Chia sẻ trang này