1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải nghĩa từ Hán-Việt

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi cup79, 10/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
    Giải nghĩa từ Hán-Việt

    Cho tôi xin một chủ đề nhé.

    Chúng ta đều biết vì lý do lịch sử và địa lý nên tiếng Việt có tỷ lệ từ Hán-Việt rất lớn. Việc nắm được đúng nghĩa của những từ Hán-Việt này rất quan trọng nếu chúng ta muốn thực sự nói thông viết thạo tiếng Việt. Có lẽ cũng vì thế mà GS Cao Xuân Hạo đã viết một bài bày tỏ sự tiếc nuối cho cái sự đã rồi là Latin hoá tiếng Việt.

    Nhiều khi cứ mơ mơ màng màng không rõ ... Mong các bạn học tiếng Hán nhiệt tình giải thích, cắt nghĩa. Tôi xin mở đầu bằng mấy cụm sau:
    1. Quả kiếp nhân duyên
    2. Kính nhi viễn chi
    3. Duyên kỳ ngộ
  2. hoantoanmayman

    hoantoanmayman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0
    1. Quả kiếp nhân duyên
    寡S人緣: 寡~孤寡,S~S>,人緣~"Y活中s"人s>-o,,孤獨s"'s?.?O遠>
    3. Duyên kỳ ngộ
    ??緣:??遭?s"緣
    Latin hoá tiếng Việt là một điều tốt, được nhiều nhưng mất cũng không ít, nếu bạn xem lại lịch sử ra đời của chữ Quốc ngữ, cải cách xoá mù chữ mà Bác Hồ phát động, vấn đề đồng hoá và chống đồng hoá có lẽ bạn sẽ nhận thấy cái sự đã rồi không phải là đáng tiếc.
  3. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
    Cái gì thế này? Bác cắt nghĩa hộ tôi với. Chuyện Latin hoá tốt hay không thì cũng không thể đảo nguợc nên bàn làm gì. Mà đó cũng chỉ là ý kiến của riêng bác Hạo thôi mà.
  4. laptop197

    laptop197 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/02/2002
    Bài viết:
    126
    Đã được thích:
    0
    Tôi không cần biết là Latin hoá hay chống đồng hoá. Nhưng các bạn cứ nghĩ mà xem. Văn Miếu, đền chùa miếu mả...đa số là chữ Hán, mà đấy cũng là chữ của mình cơ mà vậy mà sao ? Cứ xem vào Văn miếu, chữ mình trên đất mình, nhân dân có ai hiểu được ông cha ta viết gì hông ? Hic, budong...cái của mình mà không phải của mình. Trong khi đấy TQ, tất cả các văn thư cổ đại được lưu trữ, mọi người đều có thể đọc không dám nói là có thể hiểu hết nội dung nhưng dù gì người ta cũng hiểu và đọc được cái chữ của người ta..đằng này mình...tiếc thay tiếc thay...giá như mà...
  5. harrytuan

    harrytuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/03/2004
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    Mình thấy các văn kiện cổ của TQ toàn là chữ phồn thể . Còn chữ TQ hiện nay đa số là chữ giản thể . Đâu phải ai cũng đọc được hết ... Mà VN mình có chữ của riêng mình thì cũng hay đấy chứ . Chẳng lẽ bạn muốn nước mình "dập khuôn" y hệt TQ sao ? Hơn nữa , chữ VN minh là chữ Latinh dễ học => tỷ lệ ngưòi biết chữ nhanh . Mấy chứ Tàu học khó lắm , có ngưòi học mãi còn không nhớ => tỷ lệ mù chữ nhiều .
  6. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
    Chán thật! Không bác nào cắt nghĩa được cụm từ kia à? Mà sao các bác thích ''thảo luận'' thế cơ chứ?
  7. hoantoanmayman

    hoantoanmayman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0
    1. Quả kiếp nhân duyên
    寡S人緣: 寡~孤寡,S~S>,人緣~"Y活中s"人s>-o,,孤獨s"'s?.?O遠> = Kính nể nhưng lo sợ mà lánh xa không dám lại gần
    3. Duyên kỳ ngộ
    ??緣:??遭?s"緣 = Duyên gặp gỡ kỳ lạ
    Tôi không cần biết là Latin hoá hay chống đồng hoá. Nhưng các bạn cứ nghĩ mà xem. Văn Miếu, đền chùa miếu mả...đa số là chữ Hán, mà đấy cũng là chữ của mình cơ mà vậy mà sao ? Cứ xem vào Văn miếu, chữ mình trên đất mình, nhân dân có ai hiểu được ông cha ta viết gì hông ? Hic, budong...cái của mình mà không phải của mình. Trong khi đấy TQ, tất cả các văn thư cổ đại được lưu trữ, mọi người đều có thể đọc không dám nói là có thể hiểu hết nội dung nhưng dù gì người ta cũng hiểu và đọc được cái chữ của người ta..đằng này mình...tiếc thay tiếc thay...giá như mà...
    ============
    Trước khi bị Trung Quốc xâm chiếm và đô hộ, Việt Nam cũng có chữ viết riêng, nhưng đến nay việc chứng minh vẫn chưa được hoàn toàn vì ảnh hưởng của lịch sử (mất mát, bị xoá bỏ). Tôi nhớ là trên TV đã có lần nói về công trình nghiên cứu này.
    Chữ trong Văn Miếu là loại Hán tự thời nhà Đường, chữ Hán được đưa vào sử dụng ở Việt Nam trong thời gian Việt Nam bị Trung Quốc đô hộ, đây là 1 trong những biện pháp đồng hoá để thôn tính. Sau chiến thắng của vua Ngô Quyền, về mặt ngôn ngữ Việt Nam đã tách hẳn ra, nhưng vẫn sử dụng chữ Hán làm văn tự, nhưng diễn tiến phát triển của chữ Hán tại Việt Nam từ thời điểm này không giống như chữ Hán ở Trung Quốc nữa, theo nghiên cứu thì chữ Hán mà Việt Nam giữ được được gọi là Hán ngữ cổ. Hiện tại đến những người nghiên cứu Hán ngữ cổ của Trung Quốc còn phải qua Việt Nam để nghiên cứu. Nhưng dù sao đi nữa đây vẫn không phải ngôn ngữ mẹ đẻ của người Việt cổ, do vậy cũng chẳng lấy gì làm tiếc.
    Việc Latin khiến việc học tiếng Việt nhanh và dễ dàng hơn. Hơn nữa tiếng Việt hiện tại của chúng ta cũng rất "phê" đấy chứ: viết đọc đơn giản + ý nghĩa thì trên 70% là ý nghĩa của Hán tự cổ.
    Tiếng Trung hiện đại đã phát triển và thay đổi trên phương diện diễn đạt, ngày càng "bạch thoại" hơn, mặt khác sau cải cách chữ viết phân ra chữ Giản thể và Phồn thể, tiếng Trung hiện đại đã dễ hiểu và dễ diễn đạt hơn Hán ngữ cổ đại rất nhiều. Tiếng Trung hiện đại ngày nay học còn khó thì còn nói học Hán ngữ cổ đại sao được; tiếng Việt hiện tại cũng là ngôn ngữ độc nhất vô nhị, lại rất phù hợp với người Việt Nam. Đấy là điều đáng tiếc sao.
    Mà không phải người Trung Quốc nào cũng có thể đọc và hiểu các văn bản của dân tộc họ đâu nhé, đến bây giờ mà còn rất nhiều văn bản cổ vẫn chưa có được bản cắt nghĩa chính xác đấy.
  8. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác hoantoamayman đã cất công giải nghĩa. Nhưng liệu bác cụ thể cụ thể hơn giúp tôi không? Ý tôi muốn nói là cắt nghĩa từng chữ một. Ví dụ: Quả nghĩa là gì? Nhi nghĩa là gì? vvv.
  9. hoantoanmayman

    hoantoanmayman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2004
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0
    Quả kiếp nhân duyên:
    Quả = Cô quả, cô độc (vd: bà quả phụ)
    Kiếp = Số kiếp của con người
    Nhân duyên = (chắc không cắt nghĩa bác cũng hiểu)
    Kính nhi viễn chi:
    Kính = kính trọng, nể sợ
    Nhi = trợ từ khi dịch tương đương chữ "mà"
    Viễn = Xa cách, cách dùng sử động từ trong tiếng Trung, rời xa
    Chi = đây là đại từ chỉ sự vật được nhắc ở trước (ở đây chỉ người được kính trọng, nể sợ)
    Duyên kỳ ngộ (Kỳ ngộ duyên):
    Kỳ = kỳ lạ
    Ngộ = gặp gỡ (vd: hội ngộ, tao ngộ)
    Duyên = (chắc không cắt nghĩa bác cũng hiểu)
    Nếu bác muốn cặn kẽ hơn nưa thì nên tậu lấy 1 quyển từ điển Hán Việt đi, rất có ích đấy.
  10. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
    Cảm ơn bác nhé! Như thế này thì tôi mới vỡ ra được. Hỏi thêm bác mấy từ
    1. Bất ly tri thù
    2. bỉ thử nhất thì
    3. duyên nợ ba sinh
    4. lang bạt kỳ hồ

Chia sẻ trang này