1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải nghĩa từ Hán-Việt

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi cup79, 10/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Guest

    Guest Guest

    o^~Z~Y?Of>?->
    Chữ này f>?khác với chữ S đúng không?Mà Ngưu lang Chức nữ gặp nhau trên cái cầu mà do những con -oS bắc thì làm sao mà gọi được đó là cầu QUẠ ĐEN đuợc?
  2. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Dạ
    Từ chi post lên là Tước chứ không phải là thước ạ:
    Nguyệt lạc tinh hi
    Ô thước nam phi
  3. Guest

    Guest Guest

    Vâng tôi biết chứ .Nhưng theo bạn nói thì đó là bài thơ của Tào tháo phải không ạ?Và nguyên tác của nó là như thế này ạ?,
    >"s"?SYOO?""s?oo^~Z~Y?OO>?-zO.'?OO-z可依?,?
    Được bouldergirl sửa chữa / chuyển vào 03:31 ngày 07/11/2004
  4. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Em đã tra lại, quả đúng như chị boulder girl nói, thước là chim khách. Hehe. Yuanliang.
    Được rosered sửa chữa / chuyển vào 03:48 ngày 07/11/2004
  5. Guest

    Guest Guest

    不客"Otôi nhớ không rõ hồi xa xưa cũng đọc được ở đâu đó nói là Ngưu lang Chức nữ gặp nhau trên cầu Ô thước.Tôi nghĩ chắc bạn căn cứ vào cái này mà ra.Nhiều khi các bạn không nên bị cái anh Hán -Việt ảnh huởng quá nhiều đến phần dịch thuật.
    Chúc vui.
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    haaaaaaaa
    Roseredm và bgirl. Toàn người uyên thâm. Mà cái nhau lùng quanh thật.
    Theo điển Ngưu Lang , Chức Nữ. Thì có con chim Ô Thước, kết thành cái cầu cho 2 người gặp mặt.Nhưng đọc một số sách về điển thì chỉ nói là chim Ô( và cầu Ô)
    Về chữ Ô Thước thì một số người biên soạn điển tích Việt Nam, đã nhầm lẫn. Mà chỉ nghĩ đến chữ Ô(quạ. Hi, điểu chi tư , con quạ con biết mớm quạ già nên sự phụng duỡng cha mẹ gọi là Điểu chi tư.)
    Còn chữ Thước, đúng như bgirl đã nói.Trong từ điển : là con Con chim bồ các, chim khách. Tục bảo nó kêu là báo điềm lành nên gọi là hỉ thước .
    Nên sách dẫn chim Ô, và cầu Ô là đúng.
    Như trong Hồng Đức quốc âm thi tập có câu:
    Ước gặp Nữ, Ngưu mà thử hỏi.
    Cầu ô sự ấy có chăng vay.

    Ngoài ra Rosered có đề cập đến Kim ô.( ác vàng, chỉ mặt trời).
    Điều này tỉ nói không sai.
    Tương truyền trên mặt trời có con quạ 3 chân nên gọi mặt trời là Kim ô (ác vàng).
    Động Minh Ký: Đất phía đông có giống cỏ chi, có con quạ 3 chân mấy lần đổ xuống ăn thứ cỏ thơm ấy. Hy Hòa muốn kiềm chế nó, lấy tay che con quạ.
    Đông nam nhất vọng nhật trung ô.
    Dục trục Hy Hòa khử đắc vô.

    (Phía đông nam ngóng nhìn con quạ trong mặt trời. Muốn đuổi Hy Hòa (thần ngự mặt trời) đi được không ?)
    Kinh thi: duy thiên hữu hán, Giám diệc hữu quang, Xí bỉ Chức nữ, chung nhật thất tương .
    Sử ký: Vu nữ kỳ bắc, chức nữ, thiên nữ tôn giã
    Hán thư: Chức nữ, Thiên Đế tôn giã
  7. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Thế cuối cùng Ngưu Lang + Chức nữ gặp nhau trong đêm thất tịch, tại cầu Ô thưóc ( thước kiều, Ô kiều, cầu Ô). Và cái chúng ta đang tranh luận ở đây là cái cầu làm bằng các con chim ấy cuối cùng là chim gì??? Ô là quạ, đen, Thước là con khim khách. Vậy cuối cùng Ô thước là con chim gi?? Có phải là chim khách màu đen không?? Home càng nói nước đôi như thế tôi càng không hiểu.
  8. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Về điển Ngưu lang Chức nữ, có thể khẳng định chắc chắn rằng loài chim bắc cầu là chim thước.
    Trong văn học Trung Quốc, cây cầu của đêm Thất tịch người ta chỉ gọi là "thước kiều" thôi. Có hẳn một điệu từ lấy nhan đề là cuộc chia ly của Ngưu Lang Chức Nữ - Thước kiều tiên, trong đó nổi tiếng nhất có lẽ là tác phẩm của Tần Quan với mấy câu này:
    Nhu tình tự thuỷ
    Giai kì như mộng
    Nhẫn cố thước kiều quy lộ
    Lưỡng tình nhược thị cửu trường thì
    Hữu khởi tại triêu triêu mộ mộ
    Tôi nghĩ trong chữ "ô thước" thì "ô" chỉ là một tính từ chỉ màu sắc bổ nghĩa cho "thước" thôi. Bởi vậy thường người ta chỉ cần nói "thước kiều" là đủ.
    Sang tiếng Việt mình có lẽ vì chữ "ô" này mà người ta đã ngộ nhận "ô thước" thành ra con quạ.
  9. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Ặc ặc bác rồ rét ơi ,hôm nay lại không dạy được ông ý bận .
    EM thấy các bác cứ lằng nhằng mãi một vấn đề thế này hay thật .Câu ngắn cãi nhau câu ngắn ,câu dài cãi nhau câu dài ,đến điển tích ,từ ngữ cũng cãi nhau nốt ,Ví như từ " Ô thước nhá ''" em nghĩ mọi người cứ bình tĩnh lại suy luận logic là có câu trả lời ngay.
    Thế này nhé ! người ta có nói rằng " cầu Ô " thật , cứ gọi " Ô " là con quạ đê !
    Người ta cũng nói rằng " cầu Thước " thật cứ gọi là con chim khách đê !
    Vậy khi nói " cầu Ô thước " chẳng qua cũng là cầu Ô hay cầu Thước thế hoá ra chim khách phối giống với chim quạ à
    Vì thế cho nên chỉ có 2 giả thiết :
    1. Ô thước là một con chim " Ô thước " hoàn toàn chẳng liên quan gì đến " Ô " và " thước " cả .
    2. Ô thước là một trong 2 con chim " Ô " hoặc " thước " .
    Giả thiết 1có lý của giả thiết 1.
    Đi vào giả thiết 2 trước .Nếu Ô thước là 1 trong chim " Ô " hoặc " thước " thì chắc chắn không phải là chim " Ô " bởi theo kết cấu ngữ pháp ,chắc chắn nó là giống chim " thước " màu đen ( Ô = tính từ ) mà con chim khách màu đen em đã được nhìn trong một bức quốc hoạ của Trung Quốc có vẽ chim hỷ thước màu đen.
    Vậy nói túm lại chỉ có hai giả thiết cuối cùng là :
    1. Ô thước là một loài chim nào đó .
    2. Ô thước là chim khách màu đen .
    THeo ngu kiến của em em chọn đáp án 2 .
    Vì em không thể tìm ra con Ô thước là con gì ?
  10. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Tôi thì tôi cho rằng, Ô thước là chim khách màu đen. Từ ô có nghĩa là đen, không thể hiểu là quạ được.
    Nếu không hiểu như thế, dứt khoát chỉ có thể là một loài chim lai giữa quạ và khách. Haha.

Chia sẻ trang này