1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải nghĩa từ Hán-Việt

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi cup79, 10/04/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    cái cụm " khắc cốt minh tâm " là " khắc cốt ghi xương" . Chữ minh không phải là sáng mà là khắc ghi ấy ,có bộ kim cơ, đây là động từ mà.
    Tạm dịch thế này
    Khổng Mạnh cương thường tu khắc cốt
    Tây âu khoa học yếu minh tâm
    nghĩa là :
    Cái cương thường đạo lý do cụ Khổng Tử và cụ Mạnh Tử đề ra thì nên khắc vào xương vào tuỷ,
    Còn cái khoa học văn minh của Tây Âu thì phải ghi tạc vào trong lòng.
  2. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Nhân đọc Lộc Đỉnh ký, xin hỏi chư hữu
    Lộc là hươu, Đỉnh là cái đỉnh, thế thì hươu và cái đỉnh có gì liên quan đến nhau không?? Hay là nấu thịt hươu bằng đỉnh nhẩy??????
  3. Elephant_Voi

    Elephant_Voi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/03/2004
    Bài viết:
    56
    Đã được thích:
    0
    Thank bác,
    Em thấy cách giải thích của bác như vậy có vẻ logic rùi
    Nhưng em vẫn còn một thắc mắc, chữ ''minh'' bác nói nó là động từ mang nghĩa là ''tạc'' , hiểu trong câu này thì hợp lý nhưng em gần như chưa gặp nghĩa này của nó bao h, bác có thể lây một số vd ko?
  4. vinhattieu

    vinhattieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/01/2002
    Bài viết:
    2.169
    Đã được thích:
    0
    Chữ Minh S~ này ít dùng trong tiếng Việt nên bạn thấy không quen cũng đúng. Những bài văn để răn đời hay cảnh tỉnh bản thân, khắc trên bia hoặc chuông đều gọi là bài minh.
  5. victoxxp

    victoxxp Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/07/2004
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    nếu đã tìm hiểu thì nên biết thêm những nghĩa khác của @minh@ như tối ( u minh) , kêu (bách gia tranh minh)
  6. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Trích từ bài của duongphuongbay viết lúc 22:42 ngày 03/12/2004:
    --------------------------------------------------------------------------------
    Xin hỏi mọi người những từ khó hiểu sau đây:
    "Chiểu" của LƯU CHIỂU, "Lưỡng" của LỰC LƯỠNG, "Khích" của KHUYẾN KHÍCH, "Lậu" của HỦ LẬU, "Trình" của GIẢI TRÌNH, "Dữ" trong DỮ KIỆN, DỮ LIỆU...có phải là từ gốc Hán không? Nếu có thì chúng mang nghĩa gì? Xin cám ơn!!!
    Câu này chắc phần Chú Home rồi
  7. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    "Lưỡng" của LỰC LƯỠNG, : đọc chệch của từ " lực lượng" (sức mạnh).
    "Khích" của KHUYẾN KHÍCH, đọc chệch của từ " khuyến kích" ( khuyên nhủ và kích thích)
    "Lậu" của HỦ LẬU: phải chăng " lậu " này nghĩa gốc là " tồi tàn thô kệch" như " lậu" trong câu " tư thị lậu thất duy ngô đức hinh"
    "Trình" của GIẢI TRÌNH: chữ Trình này là âm Hán Việt ,nhưng không thể cắt nghĩa trong cụm từ này. Vì cả từ trình này trong tiếng Hán cũng là dịch ra từ ngoại văn.
    "Dữ" trong DỮ KIỆN, DỮ LIỆU...: Tôi nghĩ " dữ " ở đây là " cấp cho". Dữ kiện dữ liệu là những văn kiện tài liệu được cấp cho, những cái đã có.
    Còn " Lưu chiểu " tôi không dám chắc lắm. Hẹn khi khác trả lời bác.
    Hôme xem lại hộ mình với, ông chuyên gia tiếng Việt.
  8. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Lậu này là trong câu "cô lậu quả văn", lậu có nhiều nghĩa, trong đó có nghĩ là : không văn minh, và nghĩa: kiến văn (hiểu biết) hạn hẹp.
    Chữ Chiểu, tôi đồ rằng đọc chệch từ chữ Chiếu ra, kiểu đối chiếu.
  9. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Đúng vậy.
    Lưu chiểu là đọc chệch của từ lưu chiếu : tức là một tài liệu được chép in ra gửi đi nhiều nơi còn bản chính giữ lại gọi là lưu chiếu.
    Còn "lậu" đúng là lậu theo nghĩa quê mùa thô kệch tồi tàn. Ghép với " hủ " ( mục nát thối rữa) thành " hủ lậu".
    Giải trình thì trình là cách thức phương pháp.
  10. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    孤T Câu này mỗ phê nhất !! thời SV không có bạn để chơi cùng toàn phải than câu này !!.

Chia sẻ trang này