1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải nghĩa từ Hán-Việt

Chủ đề trong 'Trung (China Club)' bởi cup79, 10/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Tôi chưa hiểu ý bác lắm. Nếu bác đã muốn giải thích thành ngữ thì sau khi giải thích từng chữ, bác nên làm cái tổng kết nhẩy!!!!!
    VD: Kính nhi viễn chi là câu nói của Khổng Tử khi bàn về chuyện quỷ thần. Khổng Tử bảo là nên cung kính đứng xa mà nhìn thôi.........
  2. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Hôm nay mở vô tuyến ra kiếm được một từ : Vu Hủ (Cổ lậu, cổ hủ). ,.
  3. ychi

    ychi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/12/2004
    Bài viết:
    37
    Đã được thích:
    0
    minh coi phim kiếm hiệp thường thấy các nhân vật nói câu sau: "yểu điệu thục nữ, quân tử háo cầu"
    ai có thể phân tích nó giùm mình không
    chữ hao ở đây là háo cầu hay hảo cầu vậy
  4. aqcharles

    aqcharles Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2004
    Bài viết:
    2.668
    Đã được thích:
    1
    Đây là một câu rất nổi tiếng trong Kinh Thi. Giải thích thế nào nhỉ? bạn hỏi câu này rất khó giải thích vì không biết trình độ của bạn như thế nào để giải thích cả. Chữ hảo (tốt) cầu (phối ngẫu- partner) Cái này chắc dành cho chú Vi hay chú Home Bác Chém nói cho văn nhã . Hôm trước Anh Chém nói câu gì nhỉ? Cái gì mà ới người con gái kia ơi???
  5. rosered

    rosered Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    1.320
    Đã được thích:
    1
    Cái này bác có thể xem ở topic "Từ kinh thi.... Tuỳ" trong CC bài "Quan cưu"
  6. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    Quan quan thư cưu
    Tại hà chi châu
    Yểu điệu thục nữ
    Quân tử hảo cầu.
    Dịch Nghĩa
    Đôi chim thư cưu hót họa nghe quan quan,
    Ở trên cồn bên sông.
    Người thục nữ u nhàn,
    Phải là lứa tốt của bực quân tử .
    Chú giải của Chu Hy:
    Chương này thuộc thể hứng.
    Quan quan: tiếng chim trống chim mái ứng họa nhau.
    Thư cưu : loài chim nước, lại có một tên nữa là vương thư, hình dạng giống như chim phù y, ngay trong khoảng Trường giang và sông Hoài thì có chim ấy. Chim này sống có đôi nhất định mà không hề lẫn lộn. Hai con thường lội chung mà không lả lơi, cho nên sách của Mao công có nói rằng: Đôi chim thư cưu tình ý chí thiết khăn vó đậm đà, nhưng lúc nào cũng giữ gìn cách biệt.
    Sách Liệt nữ truyện cho là người ta chưa từng thấy chim thư cưu sống dư cặp hay sống lẻ loi, là vì tính của nó như thế. Hà, tên thông dụng của những dòng nước chảy ở phương bắc.
    Châu : cồn đất ở giữa sông có thể ở được.
    Yểu điệu : là ý u nhàn, u tích yên lặng và nhàn nhã.
    Thục : hiền lành.
    Nữ : con gái chưa gả chồng, nói nàng Thái Tự, vợ vua Văn vương, lúc còn ở nhà với cha mẹ.
    Quân tử : chỉ vua Văn vương.
    Hảo : đẹp lành.
    Cầu : đôi lứa.
    Sách của Mao công nói chí là rất, tình ý rất tha thiết đậm đà.
    hứng: là trước nói một vật gì để sau dẫn đến lời ca vịnh.
    Vua Văn vương nhà Chu sinh có thánh đức, lại được bậc thánh nữ họ Tự để kết hôn. Nhưng người trong cung, lúc nàng Thái Tự mới đến, thấy nàng có đức hạnh u tịch, nhàn nhã và trinh chuyên, bèn làm bài thơ này rằng: Kìa đôi chim thư cưu nghe hót quan quan, đang ứng họa nhau ở trên cồn bên sông. Người thục nữ yểu điệu này há không phải là bạn lứa tốt của bậc quân tử Văn vương hay sao? Có ý nói nàng Thái Tự và vua Văn vương cùng hòa vui mà cung kính lẫn nhau, cũng như tình chí thiết đậm đà mà lúc nào cũng giữ gìn cách biệt của đôi chim thư cưu vậy.
    Về sau hễ nói hứng thì ý văn cũng phỏng theo chương này.
    Ông Khuông Hành nhà Hán nói rằng: Yểu điệu thục nữ, Quân tử hảo cầu, là nói rằng nàng Thái Tự rất mực trinh thục không thay tiết tháo. Những rung cảm về ******** không hề lẫn vào nghi dung, những ý vui riêng không hề lộ ra cử chỉ, có được như thế rồi mới có thể phối hợp với bậc chí tôn và làm chủ tế tông miếu. Vì đó là đầu mối của cương thường và của nền vương hóa. Giảng Kinh Thi như thế đáng gọi là người khéo nói vậy.
    Dịch Thơ
    Quan quan kìa tiếng thư cưu
    Bên cồn hót họa cùng nhau vang dầy
    U nhàn thục nữ thế này
    Xứng cùng quân tử sánh vầy lứa duyên.
    Tạ Quang Phát dịch
    Theo Kinh Thi- có bản chú giải của Chu Hy
  7. cup79

    cup79 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    416
    Đã được thích:
    1
    Lâu quá không vào cái chủ đề này. Thế àm các bác đã kéo nó dến 20 trang rồi!!
    Nhân đầu xuân, mời các bác cắt nghĩ chữ: Cung chúc tân xuân và chữ Tết.
    Cung chúc tân xuân - Chúc mừng năm mới!
  8. vinhaihong

    vinhaihong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2002
    Bài viết:
    1.735
    Đã được thích:
    0
    Cung chúc tân xuân.
    Cắt từng chữ hử ?
    Cung: là chữ tạo theo lối Hình thanh,gồm chữ " cộng " chỉ âm,chữ " tâm " chỉ nghĩa.Cung theo nghĩa : cung kính vậy.
    Chúc : là chữ tạo theo lối Hội ý,bên trái là chữ '''' thị " tượng hình cái bàn thờ,bên phải là chữ " huynh " nhưng không phải là " huynh đệ " mà phải cắt gồm trên là chữ " khẩu " dưới là chữ " nhân ".Túm lại là gồm ba chữ " thị " ( bàn thờ ) ," khẩu " ( cái miệng ) ," nhân " ( người ) ghép lại ,hình tượng một người đang quỳ trước bàn thờ ,miệng lẩm bẩm cầu chúc một điều gì đó."Chúc " là cầu chúc vậy.
    Tân : e hèm là chữ Giả tá ,tức mượn chữ này để biểu đạt cho nghĩa khác.Tân nghĩa gốc là " củi " bởi thế được viết bởi " lập,mộc, cân " trong đó " lập " tượng hình người đang đứng; " mộc " là cái cây,và " cân " là tượng hình cái rìu.Sau đó bởi cũng có từ " tân " nghĩa là mới cho nên dùng chữ này để biểu đạt nghĩa là " tân -mới " còn " tân - củi " thì thêm bộ thảo đầu lên chữ tân kia tạo thành chữ mới.
    Xuân :là chữ Hội Ý .Không thể nhìn vào chữ khải để cắt nghĩa thành " tam nhân nhật " được.Nhìn ở thể TRiện sẽ thấy rõ.Phần trên tượng hình cây cỏ đâm chồi nảy lộc,phần dưới có chữ " nhật " là mặt trời.
    Còn từ " tết " là đọc chệch của từ " tiết " .Ví dụ : Tết phụ nâữ 8.3 thì dịch ra hán văn là " San ba fù nv jié " ( tam bát phụ nữ tiết )....
  9. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Các bác cho hỏi cái chữ "Ất" (T)trong "Ất Dậu" ngòai tên một can trong mười can có còn nghĩa gì liên quan đến gỗ hay không mà bọn Tây dương nó lại dịch ra là "Wooden Rooster" hay thậm chí "Green Wooden Rooster" ?
  10. alex_fsvn

    alex_fsvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/07/2004
    Bài viết:
    1.411
    Đã được thích:
    0
    Dưới đây là đoạn giải nghĩa trong Tân hoa Tự điển. Bạn xem xem có tác dụng gì không?
    Được alex_fsvn sửa chữa / chuyển vào 17:28 ngày 14/02/2005

Chia sẻ trang này