1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải pháp công tác cứu hộ cứu nạn cho tàu du lịch trên vịnh Hạ Long

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi halongbienxanh, 01/03/2011.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halongbienxanh

    halongbienxanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    Công tác cứu hộ cứu nạn cho tàu du lịch trên vịnh Hạ Long được giao cho Trung tâm cứu hộ, cứu nạn Vịnh Hạ Long thuộc Ban Quản lý vịnh Hạ Long theo Quyết định số 3249/QĐ-UB ngày 08/12/2000 của Uỷ ban Nhân dân tỉnh Quảng Ninh.
    Ủy Ban nhân dân tỉnh đã quy định rõ trách nhiệm của các ngành, địa phương và cơ quan có liên quan phải chủ động xây dựng phương án và sẵn sàng triển khai lực lượng, phương tiện ứng cứu khi có sự cố xảy ra đối với tàu du lịch. Đối với Chủ phương tiện, thuyền viên tàu du lịch phải chủ động có phương án, có trách nhiệm tham gia, tiến hành cứu hộ, cứu nạn, phòng chống dông bão, cháy nổ. Khi có sự cố xảy ra, phải triển khai ngay phương án của mình và thông báo về Trung tâm cứu hộ, cứu nạn theo số điện thoại 0333.622761, kênh 24 VHF và Cảng vụ để kịp thời hỗ trợ, ứng cứu, khắc phục hậu quả, khi phát hiện hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người hoặc tàu khác gặp nạn trên Vịnh Hạ Long, nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm cho tàu và người đang ở trên tàu của mình thì thuyền viên phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người bị nạn, kể cả phải đi không đúng hành trình đã định và phải kịp thời thông báo thông báo cho Cảng vụ, chủ phương tiện biết để giải quyết.
    Thống kê tàu du lịch trên vịnh Hạ Long đến hết tháng 02 năm 2011 có gần 500 tàu du lịch trong đó có 166 tàu lưu trú ngủ đêm có đầy đủ giấy phép hoạt động lưu trú ngủ đêm trên vịnh Hạ Long phân bố tại Cảng tàu du lịch Bãi Cháy: 117 tàu; Cảng tàu Tuần Châu: 13 tàu; cảng Hòn gai Vinashin: 36 (tàu), công suất khai thác là 2.000 khách/ đêm trên vịnh Hạ Long. Khách du lịch đến Hạ Long dự kiến năm 2011 là 5.3 triệu lượt khách.
    Sau vụ tai nạn chìm tàu du lịch Trường Hải QN 5198 chúng ta thống kê lại các vụ tai nạn chìm và đắm tàu du lịch trong thời gian gần đây như sau:
    21 giờ 35 phút ngày 25/9/2007: ( rằm tháng 8) : Cơn Bão số I khu vực Hạ Long bị ảnh hưởng, sau bão gió lại nồm từ Cửa Dứa thổi vào (quy luật bao đời nay tại vịnh Hạ Long, cách gọi của dân chài Hạ Long từ xưa) một cơn dông lốc lớn đã nổi lên trên Vịnh Hạ Long, làm đắm tại chỗ 22 tàu du lịch ở khu neo đậu cảng tàu khách du lịch Bãi Cháy. Trước đó, khoảng 15 phút Quảng Ninh vừa đón xong 350 khách lên bờ và cũng vừa tiễn xong 500 khách về theo tàu Morning Shine, Trung Quốc. Trong lúc dông lốc, có 1 tàu trên đường vào bờ, cách bờ còn khoảng 100 mét thì bị đánh chìm. Do phòng hộ tốt, 7 hướng dẫn viên du lịch và một số cán bộ du lịch theo tàu tiễn khách, đã kịp thời mặc áo phao và bám vào phao bơi được vào bờ, lực lượng cứu hộ của tỉnh có mặt và tìm kiếm người bị nạn không có thiệt hại về người.
    21h30 ngày 24/9 /2009: Tàu du lịch QN-5298 của công ty TNHH Biển Mơ rời bến lúc 12h30, chở theo 20 người (gồm cả khách du lịch và người phục vụ trên tàu) chạy theo hướng Quảng Ninh-Gia Luận (Cát Hải, Hải Phòng). Một cơn giông bất ngờ ập đến vào khoảng 21h30 đã nhấn chìm tàu tại khu vực đảo Hoa Cương (giáp ranh vùng biển Quảng Ninh và Hải Phòng), làm 4 người mất tích, trong đó có 2 du khách là người nước ngoài. Đến 10h30 ngày 25/9, lực lượng cứu hộ đã tìm được toàn bộ thi thể của khách. 16 người cứu thoát.
    Rạng sáng 28/2/2010: Tàu du lịch Minh Quang 08 QN 4529 chở khách ngủ đêm trên vịnh Hạ Long đã bốc cháy rừng rực, rồi chìm dần khu vực ngủ đêm Ti Tốp trên vịnh Hạ Long nguyên nhân cháy xuất phát từ khu vực máy phát điện, an toàn về người, tàu cháy hoàn toàn thiệt hại 4 tỷ đồng.
    17h chiều ngày 9/10/2010: Tàu du lịch Hải Cường đã bất ngờ phát hỏa, bốc cháy dữ dội trên biển sau đó lao vào bãi Cạn của công ty Cổ phần quốc tế hoàng gia chờ cứu hỏa. tàu du lịch này vừa trả khách du lịch trên Vịnh tại khu vực Hòn Gai khi về đến cảng tàu du lịch Bãi Cháy thì bị lửa thiêu rụi. Phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Quảng Ninh đã lập tức điều động ngay 3 xe chữa cháy cùng hàng chục lính cứu hỏa chuyên nghiệp đến hiện trường để cứu hộ. Hậu quả tàu Hải Cường đã bị thiêu rụi hoàn toàn, không có thiệt hại nào về người.
    11h51 ngày 09 tháng 01 năm 2011: Tàu Thành Hưng QN 4339 bị cháy xuất phát từ khu vực máy phát tại Cảng tàu du lịch Bãi Cháy đã được tàu chuyên dùng cấp nước kiêm cứu hộ của công ty TNHH Mỹ Hải và các lực lượng khác cứu chữa cháy thành công. Tàu trị giá 6 tỷ đồng thiệt hại không lớn, an toàn tuyệt đối về người.
    Vào lúc 5 giờ sáng nay 17/2/2011: Tàu du lịch mang số hiệu QN5198 Công ty TNHH Trường Hải (Quảng Ninh) bị chìm khu vực neo đậu đảo Ti-tốp đang chở 19 du khách nghỉ qua đêm. 12 nạn nhân thiệt mạng chủ yếu là ở trong phòng ngủ nên không kịp trở tay, 9 du khách khác và toàn bộ nhân viên tàu may mắn thoát chết.Nguyên nhân do cán bộ thuyền viên vị phạm quy trình vận hành tàu ( không đóng van thông biển ) làm nước tràn tàu gây chìm.
    Ngay sau sự cố từ ngày 19/2, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo kiểm tra, rà soát 135 trên tổng số 151 tàu du lịch lưu trú qua đêm trên vịnh Hạ Long Kết quả là tất cả đều có đầy đủ hồ sơ tàu lưu trú và giấy phép lưu trú nghỉ đêm trên vịnh. Tuy nhiên, một số không thường xuyên kiểm tra tình trạng kỹ thuật, đã bị lỗi kỹ thuật. Trong đó có 2 tàu kiến trúc mái phần ca bin đã bị xuống cấp, biến dạng; 37 tàu có các vách chắn thuỷ chưa đảm bảo kín nước; 41 tàu có hệ thống bơm cứu đắm, cứu hoả hoạt động không đảm bảo về công suất, lưu lượng, cột áp. Ngoài ra, có 16 tàu bọc cách nhiệt các ống xả không đảm bảo. 18 tàu tự ý đấu thêm các dây dẫn điện, bóng điện trong khu vực hầm máy, dây điện không được bọc trong ống nhựa. 5 tàu có hệ thống lái sự cố không đảm bảo hoạt động bình thường. 9 tàu để thiếu, hỏng 108 phao áo và 5 phao bè không đảm bảo theo yêu cầu. 25 tàu chưa có các bảng nội quy, hướng dẫn sử dụng các trang thiết bị an toàn và thoát hiểm cho khách tại các khu vực quy định. Bên cạnh đó, có 59 thuyền viên làm việc trên 10 tàu của 9 doanh nghiệp thiếu giấy chứng nhận huấn luyện về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy; 24 nhân viên phục vụ trên 12 tàu của 10 doanh nghiệp thiếu giấy chứng nhận nghiệp vụ du lịch theo quy định.
    Đoàn kiểm tra liên ngành đã đề xuất nhiều giải pháp quan trọng để nâng cao an toàn tàu du lịch như đảm bảo hoạt động của hệ thống kỹ thuật an toàn của tàu, đặc biệt là các vách chắn thuỷ giữa buồng máy và các khoang tàu; nâng cao hệ số an toàn ổn định của phương tiện; tăng quy định thuyền trưởng ít nhất phải có bằng hạng 2 trở lên hoặc bằng hạng 3 trở lên, thâm niên công tác tối thiểu 3 năm. Bên cạnh đó, các tàu phải trang bị đầy đủ hệ thống cứu hộ, y tế, an ninh trật tự… cũng như chỉ dẫn du khách tỉ mỉ về các quy định an toàn, thoát hiểm trước khi lên tàu.
    UBND tỉnh Quảng Ninh đang nghiên cứu bổ sung vào Quy chế quản lý tàu du lịch với phạm vi điều chỉnh bao gồm các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật tàu, tiêu chuẩn đối với người làm việc trên tàu, quy định về xếp hạng tàu, tiêu chuẩn về cảng bến, vùng neo đậu, các điểm đón trả khách.
    Như vậy UBND tỉnh Quảng Ninh đã có những giải pháp tổng thể quyết liệt nhằm nâng cao công tác quản lý nhà nước đối với tàu du lịch hoạt động trên vịnh Hạ Long. Tuy nhiên để các giải pháp của nhà nước thực sự phát huy hiệu quả và phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và xã hội thì việc cần làm ngay bây giờ cần có ngay giải pháp phát huy sức mạnh của toàn thể xã hội trong công tác cứu hộ cứu nạn trên vịnh Hạ Long.
    Người xưa có câu “ Nước xa không cứu được lửa gần”. Hoạt động cứu hộ cho tàu du lịch trên vịnh Hạ Long nên thực hiện theo phương án bốn tại chỗ: Lực lượng trực tại chỗ - trang thiết bị tại chỗ - chỉ huy phối hợp cứu hộ tại chỗ - cứu người và tài sản tại chỗ” thì mới có thể giải quyết hiệu quả.
    Do đó giải pháp cứu hộ cứu nạn trên vịnh Hạ Long hiện nay đó là:
    I- Thành lập ngay một lực lượng cứu hộ tại chỗ tại chỗ các điểm neo đậu tàu thuyền.
    1.Lực lượng tham gia gồm có:
    + lực lượng cứu hộ của Ban quản lý vịnh Hạ Long.
    + Lực lượng đông đảo đội ngũ thuyền viên các tàu du lịch.
    + Huy động các phương tiện xuồng tanor của các doanh nghiệp du lịch.
    +Tàu trực canh: Tàu cấp nước cho tàu du lịch đã lắp thiết bị chuyên dùng chữa cháy và cứu đắm của công ty TNHH Mỹ Hải đã cứu chữa cháy thành công tàu du lịch ngày 9 tháng 01 năm 2011. Hiện doanh nghiệp đang lập dự án đầu tư tiếp các tàu chuyên dụng trọng tải 120 tấn hỗ trợ cứu hộ (chữa cháy, cứu đắm, bố trí thợ lặn cứu hộ tại chỗ) phủ kín các điểm neo đậu tàu du lịch trên vịnh Hạ Long sẽ là đơn vị trực canh thực hiện theo sự phân công của Ban quản lý vịnh hạ Long và cảng vụ đường thủy nội địa.
    2- Phương án tổ chức hoạt động:
    2.1.Thành lập Ban thường trực cứu hộ cứu nạn tại chỗ cho tàu du lịch trên vịnh Hạ Long để tổ chức chỉ huy phối hợp cứu hộ cứu nạn thành phần mời tham gia gồm có:
    +Ban quản lý vịnh Hạ Long ( cơ quan chủ trì)
    +Cảng vụ đường thuỷ nội địa ( cơ quan phối hợp)
    + Chủ các cảng bến tàu du lịch.
    +Chi hội tàu du lịch Hạ Long bao gồm:
    (Doanh nghiệp tàu du lịch, tàu dịch vụ đăng ký tham gia lực lượng cứu hộ của chi hội; Cử đại diện doanh nghiệp tham gia ban thường trực cứu hộ; đăng ký đội cứu hộ của doanh nghiệp ; Đăng ký cụ thể số lượng các phương tiện ( xuồng tanor + thiết bị cứu hộ đi kèm).
    2.2. Tất cả các điểm neo đậu tàu thuyền du lịch khi có sự cố xảy ra báo tin qua đường dây nóng tại các tàu trực canh để báo động và huy động phương tiện con người sẵn có của chi hội tham gia cứu người và tài sản tại chỗ trong khi chờ các lực lượng chuyên nghiệp của tỉnh ứng cứu.
    2.3.Xây dựng một lực lượng tàu trực canh tại các điểm neo đậu ngủ đêm lưu trú và tại các bến cảng có trang thiết bị cứu đắm; chữa cháy; và thợ lặn chuyên nghiệp thường trực 24/7 làm công tác trực canh và tuần tra và báo động khẩn cấp. Lực lượng trực canh nên áp dụng xã hội hóa hưởng phần ngân sách của nhà nước trích nguồn phí vé tham quan vịnh Hạ Long. Chủ doanh nghiệp đầu tư phương tiện và thiết bị cứu hộ và bộ máy nhân viên cứu hộ trên tàu trực canh.
    II- Dự thảo quy định Quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển khách du lịch trên Vịnh Hạ Long bổ sung điều 45. Công tác cứu hộ, cứu nạn

    - Ban quản lý vịnh Hạ Long phối hợp cùng với Cảng vụ đường thủy nội địa, Chi hội tàu vận chuyển khách du lịch Vịnh Hạ Long, chủ các bến cảng thành lập lực lượng cứu hộ tàu du lịch tại chỗ và bố trí tàu trực canh có chức năng cứu hộ tại các điểm neo lưu trú ngủ đêm và Bến cảng tàu du lịch trên vịnh Hạ Long.
    - Thực hiện xã hội hóa cho phép các tổ chức, doanh nghiệp cá nhân lập dự án đầu tư phương tiện làm công tác trực canh, tuần tra và thực hiện cứu hộ cứu nạn cho tàu du lịch trên vịnh Hạ Long khi có sự cố xảy ra.
    Các giải pháp đồng bộ trên sẽ sớm phát huy hiệu quả trong công tác cứu hộ cứu nạn trên vịnh Hạ Long đem lại lợi ích cho phát triển kinh tế xã hội và an ninh trật tự xã hội của tỉnh nhà. Có như vậy công tác cứu hộ cứu nạn cho tàu du lịch trên vịnh Hạ Long mới được tháo ghỡ ngay làm an lòng du khách tham quan vịnh Hạ Long và có tính bền vững lâu dài, tôn vinh thêm giá trị Vịnh Hạ Long là kỳ quan thiên nhiên của thế giới.
    tác giả: N
  2. halongbienxanh

    halongbienxanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    356
    Đã được thích:
    0
    cần tham gia ý kiến ủng hộ của các bạn yêu du lịch Hạ Long

Chia sẻ trang này