1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải pháp khôi phục dữ liệu máy chủ sau thảm họa

Chủ đề trong 'Hỏi đáp Tin học' bởi ThuyLinh03, 20/02/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ThuyLinh03

    ThuyLinh03 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2017
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Khôi phục dữ liệu sau thảm họa (Disaster Recovery) là giải pháp đảm bảo việc khôi phục một trung tâm dữ liệu từ một site khác khi site chính gặp thảm họa làm ngưng trệ hoạt động trao đổi thông tin của tổ chức, doanh nghiệp.

    Trong thời kỳ kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ ở Việt Nam, với sự phát triển lớn mạnh của hệ thống công nghệ thông tin (CNTT) – công cụ đắc lực giúp các doanh nghiệp phát triển. Đi cùng sự tăng trưởng của tổ chức, doanh nghiệp sẽ kéo theo sự tăng trưởng không ngừng của hệ thống CNTT, nhất là hệ thống lưu trữ dữ liệu. Thông thường, hầu hết doanh nghiệp sẽ tự xây dựng cho mình các trung tâm dữ liệu (Data Center), phòng máy chủ (Server Room) với đầy đủ các loại thiết bị có cấu hình mạnh, chú trọng vào các vấn đề đảm bảo an toàn và khả năng khôi phục dữ liệu cho hệ thống, nâng cao tính sẵn sàng trong mọi hoạt động trao đổi thông tin và coi đó như một phần quan trọng trong duy trì mọi hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp.

    Giải pháp phòng chống và khôi phục dữ liệu sau thảm họa

    Lập kế hoạch khôi phục dữ liệu và chuẩn bị cơ sở hạ tầng ứng phó khi thảm họa xảy ra là một việc hết sức quan trọng, bao gồm các quy trình, kế hoạch cho việc khôi phục dữ liệu, ứng dụng, phần cứng, kênh truyền dẫn (kết nối) và các cơ sở hạ tầng CNTT khác. Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ khôi phục dữ liệu phải chuẩn bị nhân sự chủ chốt, đảm bảo kết nối và các phương tiện khác.

    [​IMG]

    Khôi phục dữ liệu sử dụng mô hình Disaster Recovery
    Disaster Recovery là mô hình áp dụng cho hệ thống các doanh nghiệp vừa và lớn, cần yêu cầu khả năng sẵn sàng cao. Tại Việt Nam, giải pháp này phù hợp với đơn vị thuộc lĩnh vực ngân hàng, công ty và tổ chức tài chính, viễn thông, điện lực …

    Thảm họa có thể xảy ra dưới nhiều hình thức: Thiên tai, bão lũ, động đất, sóng thần, hỏa hoạn, sét đánh, lỗi hệ thống nguồn điện, viruts... dẫn đến việc mất dữ liệu thậm chí phá hỏng hoàn toàn hệ thống gây những thiệt hại đáng kể cho tổ chức, doanh nghiệp.

    Thành phần chính của Disaster Recovery gồm:

    · Trung tâm dữ liệu chính (Data Center): Bao gồm hệ thống các máy chủ, máy trạm, thiết bị lưu trữ, thiết bị kết nối, hệ thống mạng LAN, SAN-Storage Area Network; Bộ phần mềm quản lý và điều hành: Cho phép thiết lập cơ chế tự động nhân bản dữ liệu và phục hồi hệ thống sau thảm họa, đồng thời quản lý và điều hành các phiên giao tiếp giữa hai site (Data Center và Disaster Recovery).

    · Trung tâm dự phòng dữ liệu từ xa(Disaster Recovery): Tùy thuộc vào mức độ yêu cầu khôi phục dữ liệu sau thảm họa của tổ chức, doanh nghiệp mà các đơn vị cung cấp sẽ tư vấn cho khách hàng các giải pháp xây dựng các trung tâm dự phòng dữ liệu từ xa khác nhau. Mức đơn giản nhất là trang bị từng máy chủ hoặc tủ đĩa lưu trữ cần nhân bản từ xa. Mức cao cấp nhất là xây dựng một trung tâm dữ liệu Disaster Recovery từ xa mới, đầy đủ trang thiết bị như một hệ thống trung tâm dữ liệu chính, sao lưu, bảo vệ toàn bộ dữ liệu của hệ thống, duy trì tính liên tục của hệ thống thông tin cho tổ chức, doanh nghiệp.

    · Hệ thống kết nối mạng WAN giữa 2 site: Đây chính là yếu tố chính quyết định cách thức nhân bản dữ liệu từ xa.

    Như vậy, việc phòng chống thảm họa cho các trung tâm dữ liệu lớn là việc làm không thể thiếu đối với bất kỳ tổ chức, doanh nghiệp nào có ứng dụng CNTT mạnh mẽ. Tùy theo mức độ và tầm ảnh hưởng của CNTT đối với hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp sẽ có những giải pháp phòng chống thảm họa và an toàn dữ liệu tương ứng.

Chia sẻ trang này