1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIẢI PHÁP NÀO CHO HÀ TĨNH

Chủ đề trong 'Nghệ Tĩnh' bởi xulanh_suwon, 17/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. xulanh_suwon

    xulanh_suwon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2006
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    GIẢI PHÁP NÀO CHO HÀ TĨNH

    Các bạn thân mến !
    Chúng ta tự hào là người dân Hà tĩnh, bởi vì chúng ta có quá khứ đáng tự hào! 1 vùng đất địa linh nhân kiệt, bao nhiêu thế hệ anh dũng, tài ba, nhưng cá nhân kiệt xuất rải đều trên các vùng và lãnh thổ !!! vậy mà 1 Hà tĩnh ngày nay thật sự "thảm cảnh" và đáng thương hại dưới con mắt của người dân cả nước, kiều bào cũng như bạn bè quốc tế.
    Vì sao vậy hà tĩnh ơi, công nghiệp hầu như không có, không biết khai thác tiền năng và thế mạnh của mình để phát triển. tỷ lệ hộ đói nghèo của Hà Tĩnh 38,62% (Nguồn sở KHĐT Hà tĩnh 2005) hic hic. Tiền cứu trợ thiên tai lại bị ăn chặn, thực tế chứng minh, báo chí tốn nhiều giấy mực để giúp hà tĩnh nhìn lại mình vậy mà sau mấy lần thanh tra vẫn "Không tiêu cực" lần mới đây nhất là đoàn thanh tra của đoàn thanh tra với những ?ocon người ưu tú nhất" - lời Bí thư Trần Đình Đàn cũng chỉ kết luận là "Không" thật nực cười ! Cả nước đã tiến 1 bước dài với những thành tựu đáng kể trên con đường đổi mới vậy mà Hà tĩnh vẫn còn nằm ở "đêm trưóc".
    Cần phải có ngoại lực để giúp quê nhà đổi mới. Bà con nào yêu quê có cao kiến gì thì tham gia nhé !
  2. hkht

    hkht Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    75
    Đã được thích:
    0
    Cao kiến thì em nghĩ chắc là cũng có nhiều đấy. Nhưng thử hỏi cao kiến thì ai thực hiện cho???????? Ngây thơ con gà mơ quá
  3. phanhoan1310

    phanhoan1310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    Khó lắm, giờ nói phát triển được đâu phải đơn giản.Xét về vị trí địa lí, Hà Tĩnh mình cách xa 2 trung tâm lớn là HN và TP HCM, giao thông lại chỉ có một con đường Quốc lộ , đường biển còn non sơ. thời tiết thì gió lào,đất đai thì nói chung là không được tốt ,chăn nuôi trồng trọt khó. Quan chức thì còn theo lối tư duy của thế kỉ 17.Người có năng lực, có tài, có tâm huyết cũng khó có chỗ đứng nếu không có " người quen ". Em thấy Bác xulanh_suwon cũng rất có tấm lòng với quê hương, Bác hkht cũng nói đúng và có lí , những ý kiến đưa ra để mong xây dựng quê hương mình không ít.
    Theo kinh nghiệp phát triển của nhiều tỉnh như Đồng Nai, Bình Dương, hoăc cao hơn là chúng ta nhìn sang Singapore .v.v thì con người là yếu tố quyết định nhất. Nhân Tài Hà Tĩnh không thiếu.Nhưng tại sao những người như vậy thường phài tìm tương lai ở nơi khác ?Những ngưới có năng lực về một chuyên môn nào đó có thể tìm thấy những hứa hẹn của mình ở quê nhà hay không ? Chính sách thu hút nhân tài của tỉnh mình như thế nào ?(phải có "người nhà", phải có tiền .v.v)
    Em đã từng sống ở HN và đang ở SG, em thấy người Hà Tĩnh mình ở 2 TP này rất nhiều, không ít người giàu có. vậy là Nhân lực và vật lực là mình đã có, vấn đề là làm sao khai thác được ?
    Khi nghĩ về quê mình, ai cũng thương cho cảnh nghèo khó,vất vả lam lũ , ai cũng muốn gủi về quê cái gì đó . Nhưng để làm một việc lớn là Xây Dựng quê hương thì ngần đó không đủ được. cái mà Quê Hương bây giờ đang cần để đi lên là Kinh Nghiệm làm ăn kinh doanh, là lối tư duy mới, là những kinh nghiệm quản lí mà những người con Hà Tĩnh đi ra được tiếp cận và học hỏi, là những đồng vốn để tạo cơ sở vật chất.
    Vậy, theo em nghĩ. Tỉnh mình cần có những chính sách tốt để thu hút nguồn " VỐN " rất quan trọng này. người hà tĩnh ai cũng nặng lòng với nơi mình sinh ra, vậy nên nếu được tạo điều kiện thì em nghĩ là họ sẽ rất tâm huyết với công cuộc này.
    Bác Xulanh_suwon tạo chủ đề này em nghĩ là rất đáng để chúng ta góp ý kiến. Mong các Bác tiếp tục
  4. saxophone

    saxophone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/06/2003
    Bài viết:
    341
    Đã được thích:
    0
    THÌ CÓ CÂU: HÀ TĨNH PHẢI LÀM SAO CHO TÌNH HÌNH NỔI BẬT LÊN! (CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH)
    CÁC BÁC ĂN CHẶN TIỀN ỦNG HỘ ĐB BỊ THIÊN TAI LÀ CŨNG MUỐN LÀM THEO LỜI BÁC DẠY CÒN GÌ NỮA, KHÀ KHÀ!
  5. thinhxa

    thinhxa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    Các bác muốn có Giải pháp cho Hà Tĩnh đi lên thì cũng nên Tìm hiểu và phân tích thực trạng của Tỉnh nhà đã. Cần phải nghiên cứu sâu mới phát hiện ra bản chất của vấn đề và tìm cách giải quyết nó.
    Sau đây, tôi xin nên ra thực trạng của Công nghiệp Hà Tĩnh dựa trên phân tích của Bộ Công nghiệp (có sữa chữa)
    "...Với vị trí địa lý ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, Hà Tĩnh có điều kiện thuận lợi để phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn, đặc biệt là phát triển công nghiệp ?" tiểu thủ công nghiệp. Tuy nhiên, so với nhiều tỉnh khác và mặt bằng chung của cả nước, Hà Tĩnh còn có nhiều yếu tố bất lợi, và đó cũng chính là những khó khăn, thách thức lớn của tỉnh trong thời gian tới:
    - Trước hết, đó là việc Hà Tĩnh không nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế của cả nước. Trên địa bàn tỉnh cũng thiếu vắng những cơ sở kinh tế, những doanh nghiệp lớn của các Bộ, ngành Trung ương với vai trò đầu tàu, dẫn dắt tạo điều kiện cho kinh tế địa phương, cho công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp phát triển.
    - Kết cấu hạ tầng tuy đã được cải thiện đáng kể, nhưng do bị chiến tranh, thiên tai tàn phá nặng nề, mặt khác, xuất phát điểm thấp nên chưa đáp ứng kịp yêu cầu của các nhà đầu tư, như: Lũ quét tháng 9/2002 gây hậu quả nghiêm trọng đối với các tuyến giao thông đường bộ nhưng chậm được phục hồi, đặc biệt là quốc lộ 8A; Đường Hồ Chí Minh được đầu tư nhưng thiếu những tuyến nhánh nối với quốc lộ 1A và các tỉnh lộ khác, nên chậm phát huy hiệu quả. Cảng biển Vũng áng chưa được đầu tư đồng bộ; Chưa có sân bay; Hạ tầng giao thông, thuỷ lợi, trạm xá, trường học nhìn chung còn thiếu và yếu...
    - Tốc độ tăng trưởng chưa cao, cơ cấu kinh tế còn lạc hậu (Nông, Lâm, Ngư nghiệp chiếm 45,90%; Công nghiệp ?" Xây dựng chiếm 20,26% và dịch vụ chiếm 33,84%), chuyển dịch còn chậm và thấp thua nhiều tỉnh trong khu vực. Việc ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật chưa đáp ứng yêu cầu, sản xuất hàng hóa chậm phát triển; Thiết bị và công nghệ trong sản xuất công nghiệp còn yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ bé, phân tán, chi phí sản xuất còn cao.Chi ngân sách hàng năm chủ yếu vẫn dựa vào trợ cấp từ Trung ưong, nguồn thu quá thấp (năm 2004 đạt 310,399 tỷ đồng, trong đó thu từ các cơ sở của trung ương trên địa bàn đạt 20 tỷ đồng) nên không đảm bảo nhu cầu chi đầu tư phát triển.
    - Nằm giữa khu vực Bắc miền Trung nên Hà Tĩnh thường xuyên phải gánh chịu những ảnh hưởng nặng nề của thiên tai như lụt, bão, hạn hán, triều cường...
    Đó thực sự là những khó khăn, thách thức của nền công nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác (Lâm nghiệp, Nông nghiệp, Thương mại, du lịch và dịch vụ,..) của Hà Tĩnh trong thời gian tới.
    ..."
    Trên cơ sở tổng kết các sự kiện lịch sử văn hóa Hà Tĩnh tôi có biết những cái nhất và đầu tiên của đất nước và con người Hà Tĩnh như sau.
    Tỉnh Hà Tĩnh là một trong những tỉnh nghèo nhất Việt Nam.
    - Một trong những huyện nghèo nhất Việt Nam: Kỳ Anh.
    - Hoàng đế Việt Nam: Mai Thúc Loan.
    - Tổng bí thư đầu tiên: Trần Phú.
    - Tỉnh có nhiều người trúng cử Ủy viên Bộ Chính trị nhất tại Đại hội Đaị hội đại biểu Toàn quốc ĐCSVN lần thứ VIII năm 1996 (4/19): Giáo sư Nguyễn Đức Bình, Giáo sư Lê Xuân Tùng, Giáo sư Nguyễn Đình Tứ, Thượng tướng Lê Minh Hương.
    - Tỉnh có tất cả các Ủy viên Trung ương bị các các phương tiện thông tin đại chúng nên tên vì liên quan đến tiêu cực, tham nhũng: Thống đốc Lê Đức Thúy, Bộ trưởng Võ Hồng Phúc, Bộ trưởng Uông Chu Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Trần Đình Đàn.
    - Bộ trưởng Quốc phòng đầu tiên của nước Việt nam độc lập, chủ tịch Hội luật gia Việt nam đầu tiên: Luật sư Phan Anh.
    - Bác sĩ thú y đầu tiên: Phạm Văn Huyến.
    - Thạc sĩ Toán học đầu tiên, một trong 2 người đạt nền móng cho sự phát triển khoa học Việt nam hiện đại: Giáo sư Hoàng Xuân Hãn.
    - Tiến sĩ khoa học Toán học đầu tiên, chủ tịch đầu tiên của Hội Toán học Việt Nam: Giáo sư Lê Văn Thiêm.
    - Chủ tịch đầu tiên Hội Tin học Việt Nam: Giáo sư, TSKH Phan Đình Diệu.
    - Thủ tướng Việt nam đầu tiên: Nhà sử học Trần Trọng Kim.
    - 3 trong 4 ?otứ trụ triều đình? của nền sử học Việt Nam đương đại: Giáo sư Phan Huy Lê, Giáo sư Hà Văn Tấn, Giáo sư Đinh Xuân Lâm.
    - 1 trong 3 Danh nhân văn hóa thế giới người Việt: Đại thi hào Nguyễn Du.
    - 1 trong 2 Nhà bác học của Việt Nam thời phong kiến: Phan Huy Chú.
    - Nhà Vật lý hạt nhân đầu tiên: Giáo sư Nguyễn Đình Tứ.
    - Người tiên phong nghiên cứu Bảo vệ môi trường: Giáo sư sinh học Võ Quý.
    - Nữ Giáo sư, Tiến sĩ Khoa học Toán học đầu tiên: Hoàng Xuân Sính.
    - Người đầu tiên mang vinh quang về cho tranh lụa Việt nam: Danh họa Nguyễn Phan Chánh
    - Người đỗ cử nhân Nho học nhiều tuổi nhất: Cụ Đoàn Tử Quang (đậu á khoa kỳ thu Hương ở Vinh cùng Phan Bội Châu lúc cụ 82 tuổi).
    - Nữ Tiến sĩ Luật học đầu tiên: Ngô Bá Thành (tức bà Phạm Thị Thanh Vân).
    - Một trong những nhà cách mạng trẻ tuổi nhất của Việt Nam, Đoàn viên Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đầu tiên: Lý Tử Trọng.
    - Làng và dòng họ sinh ra nhiều Tạo sĩ (Tiến sĩ Võ) nhất thời phong kiến: Làng Hà Hoàng và dòng họ Vũ Tá.
    - Một trong 10 tỉnh có số người đậu Đại khoa (Tiến sĩ, phó bảng trở lên) thời phong kiến nhiều nhất Việt Nam (xếp thứ 6 toàn quốc với 148 vị).
    - Người đã có công lớn đặt nền móng cho phương pháp biên soạn sách địa chí: Hoàng giáp Bùi Dương Lịch.
    - Người đầu tiên tổ chức mở xưởng đúc vũ khí theo kiểu châu Âu: Danh tướng Cao Thắng.
    - Tác giả của một trong những tiểu tuyết hiện đại đầu tiên của Việt Nam: Nhà văn Hoàng Ngọc Phách với tiểu thuyết Tố Tâm.
    - Nhà thơ mới nhất trong các Nhà thơ mới Việt Nam đầu thế kỷ 20: Xuân Diệu.
    - Nhà thơ Việt Nam đầu tiên được bầu là Viện sĩ Viện Hàn Lâm thơ thế giới tại Ý: Huy Cận.
    - Các thủ khoa kỳ thi Đình và thi Hội thời phong kiến: Đình nguyên Tiến sĩ Phan Đình Phùng, Đình nguyên Thám hoa Phan Kính, Đình nguyên Hoàng giáp Vũ Diễm, Đình nguyên Bảng nhãn Lê Quảng Chí, Đình nguyên Thám hoa Nguyễn Huy Oánh?
    - 1 trong hai nhà Dân tộc học của Việt Nam trong thế kỷ 20: Giáo sư Từ Chi.
    - Nhà Địa lý phong thủy nổi tiếng nhất Việt Nam thời phong kiến: Tả Ao.
    - Bác sĩ y khoa đầu tiên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam từ ngày thành lập tới 1984: Giáo sư Hồ Đắc Di (người gốc Huế, sinh ra và trải qua thời thơ ấu ở Hà Tĩnh).
    - Một trong hai Danh y Việt Nam nổi tiếng nhất: Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác (quê nội Hải Dương, quê ngoại Hà Tĩnh và gắn bó với xử sở này từ 26 tuổi 73 tuổi thì mất tại Hương Sơn).
    Mời các bạn bổ sung và cho giải pháp đưa Hà Tĩnh trở thành một trung tâm kinh tế.
  6. phanhoan1310

    phanhoan1310 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2005
    Bài viết:
    127
    Đã được thích:
    0
    cái kiểu ngồi uống nước chè mà rung đùi nhìn trời nhìn mây nói chuyện này thì nghèo là phải rồi. Chúng ta tự hào, tôn kính và học hỏi các bậc cha anh về tinh thần quyết chí vươn lên, sáng tạo. Nhưng vấn đề là đưa ra giải pháp, không phải là khoe ông này ông nọ.
    Bác Thinhxa nói đúng, muốn tìm giải pháp thì phải tìm nguyên nhân.Nhưng Bác đưa ra bản báo cáo đó thì em nghỉ là thừa. Cái "phân tích của Bộ Cồng Nghiệp"- những thông tin đó không người Hà tĩnh nào mà không biết. Không ai hiểu rõ tỉnh Hà Tĩnh bằng người Hà Tĩnh. Hà Tĩnh nghèo thế nào,giờ cần gì để phát triển, ..v.v chính họ biết hơn ai hết.
    Vấn đề là cách làm .Làm những gì, làm như thế nào, kế hoạch phát triển như thế nào ?. Chính mỗi người dân Hà Tĩnh phải có kế hoạch để trả lời đầy đủ cho những câu hỏi thế này. Tỉnh mình muốn phát triển thì mỗi người con đất Hà Tĩnh phải có ý chí vươn lên.Tui xin lấy ví dụ về CTy Lý Thanh Sắc để nói về "cách làm " (http://www.vneconomy.com.vn/vie/index.php?param=article&catid=0902&id=041202095002) . Căn cứ vào những gì mình có, làm thế nào để biến nó thành giá trị, cung cấp cho xã hội sản phẩm gì mà có nhu cầu lớn, để rồi mang về cho mình những nguồn thu lớn.
    Mong được các Bác tiếp tục đóng góp Sáng Kiến, Kinh Nghiệm và Ý Tưởng để thảo luận , bàn bạc. Từ đó đi đến " cách làm''''. Mong đây sẽ là một diễn đàn bổ ích để mỗi người con Hà Tĩnh chúng ta trao đổi
  7. thinhxa

    thinhxa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/06/2006
    Bài viết:
    30
    Đã được thích:
    0
    - Cái thứ nhất về phân tích của Bộ Công nghiệp cho chúng ta thấy tw họ nhìn đánh giá nhận xét Hà Tĩnh như thế nào? Còn cái thứ hai là tôi muốn có một bức trang chung về đất nước và con người Hà Tĩnh trong quá khứ. Tất nhiên chưa thể hệ thông và đầy đủ nhưng cũng góp phần nhận diện ra Hà Tĩnh. Về thực trạng của Hà Tĩnh thì người Hà Tĩnh hiểu rõ hơn ai hết nhưng không phải là tất cả. Có những cái người tỉnh khác hoặc ở trung ương họ nhìn nhận vấn đề sâu sắc hơn người Hà Tĩnh. Có điều, trung ương họ cũng k quan tâm lắm cũng như thế giới người ta chỉ kính nể một nền văn minh của đế chế Hy Lạp, La Mã thời trung cổ nhưng phần đông họ hướng tới nền văn minh hiện đại mà Mỹ là tiêu biểu. Với những khó khăn và thách thức của Hà Tĩnh đang đặt ra cho tuổi trẻ chúng ta nhưng suy nghĩ để tìm ra hướng đi cho quê hương mình. Để có được những giải pháp thực sự rất khó. Có được giải pháp thì tổ chức thực hiện lại càng khó hơn. Nó phụ thuộc rất nhiều yếu tố, mà trước hết đó là trình độ nhận thức, năng lực và địa vị của mỗi người. Nếu là người lãnh đạo tỉnh họ sẽ nghĩ gì, làm gì? Là những công chức, người dân lao động, những học sinh sinh viên và tôi, các bạn? Mỗi người có một hướng đi riêng. Nhưng nếu cùng hướng về quê hương xứ sở, cùng tập hợp lại với nhau thì có thể giải quyết một phần nào đó của Hà Tĩnh. Có thể chúng ta sẽ đến vùng đất khác lập nghiệp. Khi đã thành danh rồi, có vốn rồi sẽ quay về quê hương chăng? Hy vọng lúc đó đội ngũ lãnh đạo và cơ chế làm việc của các cấp chính quyền tốt hơn? Chúng ta sẽ mở các trường đào tạo nghề, mở trường trung cấp, đại học tư thục, công ty cổ phần, tập đoàn kinh tế,.v.v..Hiện tại chúng ta nên học tập và làm việc cho tốt đi đã. Nếu thực sự có năng lực và tâm huyết với quê hương chắc chắn chúng ta sẽ có cơ hội cống hiến.
  8. hatika

    hatika Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/11/2004
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Hà Tĩnh nghèo thật, nhưng đó là vấn đề kinh tế, còn văn hoá bản sắc thì không thuộc diện nghèo.
    Nguyên nhân kinh tế Hà Tĩnh không phát triển được là chưa được sự đầu tư của nhà nước. Hà Tĩnh không phải là một tỉnh không có tiềm năng: Nguồn nhân lực dồi dào, trí thức cao, tài nguyên khá phong phú, cả nông - lâm -hải sản và khoáng sản. Nhưng khí hậu Hà Tĩnh khá khắc nghiệt, sự phân bố giữa nông thôn và thành thị không đều. Trong khi chưa được nhà nước quan tâm thì nguồn nhân lực và chất xám lại đến các thành phố lớn, đó là tổn thất rất lớn. Vị trí địa lí khá tốt cho việc phát triển hàng hải, vì Hà Tĩnh giáp Lào, từ Lào qua Thái, hoặc Myanma rất gần. Vì thế nếu được các trung tâm kinh tế lớn như Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan, Hồng Công đầu tư công nghiệp và liên kết với Lào thì Hà Tĩnh là đầu mối quan trọng. Hiện tại Hà Tĩnh vẫn còn trên con đường đổi mới.
  9. thaiphari

    thaiphari Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2005
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Đọc topic lại liên tưởng Giải Pháp nào cho Palmyran trong vinagames...
    Em cũng rất mến người Hà Tĩnh...gần gũi,...
  10. FX_lover

    FX_lover Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2006
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Hy vọng rằng với dự án Mỏ sắt Thạch Khê, Cảng Vũng Áng, và nhà máy nhiệt điện Vũng Áng, sẽ góp phần cải thiện bộ mặt Hà Tĩnh trong tương lai gần.
    "Đi xa muốn về, khổ đau càng muốn về. Để tình mẹ yêu thương, ôi thương biết bao nhiêu. Hà Tĩnh mình thương."

Chia sẻ trang này