1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải pháp nào hạn chế ùn tắc giao thông đô thị ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi namoadiaphat, 22/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Giải pháp nào hạn chế ùn tắc giao thông đô thị ?

    Trên thế giới các đô thị lớn nào cũng nan giải tình trạng ùn tắc giao thông đô thị, Việt Nam không lọai trừ tình trạng đó, chắc trong ttvnol này có nhiều đề tài tương tự để lấy ý kiến và giải pháp về nạn ùn tắc giao thông đô thị TPHCM hiện nay, nhưng tôi muốn tiếp tục lập topic này để chúng ta cùng trao đổi mổ sẻ chi tiết hơn và giải pháp Khoa học pháp lý để góp phần chuẩn đóan căn bệnh đô thị hiện nay đang mắc phải mà vẫn chưa có giải pháp nào hữu hiệu.
    Đã có nhiều giải pháp đưa ra, như hạn chế bằng việc mỗi người chỉ đăng ký 1 xe, khi đăng ký phải có giấy phép lái xe, xe hai bánh không được lưu thông vào khu nội thành, xe biển số tỉnh không được vào khu vực nội thành, bên cạnh đó còn nhiều công cụ hỗ trợ khác như tăng xe búyt, khuyến cáo người dân sử dụng xe buýt,Xe búyt được trợ giá, các phương tiện giao thông kêu gọi mọi người đi xe búyt, phân giờ làm việc khác nhau, học sinh đi học khác giờ nhau ... MỘt số có áp dụng , mội số do có ý kiến cho rằng vi phạm quyền công dân, một số cho rằng gây ảnh hưởng đến quyền lợi của người khác nên không thể áp dụng. Nhưng hình như căn bệnh ùn tắc giao thông không thể chữa được, mà còn ngày càng trầm trọng hơn. Cứ như tình trạng thế này tôi sợ rằng vài năm tới tình hình giao thông đô thị TPHCM sẽ ngày càng tê liệt và tồi tệ hơn.
    Theo thống kê hiện nay mỗi năm có hàng chục ngàn người chết vì tai nạn giao thông, mà nguyên nhân chủ yếu là xe hai bánh.
    Trước vấn nạn đó không biết bao nhiêu cuộc họp từ địa phương cho đến trung ương, đã tổ chức lấy ý kiến nhiều bộ phận ban ngành, nhưng, vẫn chưa có sáng kiến diệu kế nào.
    Tôi rất mong các bạn đưa ra các ý kiến kinh nghiệm của bạn về việc giảm tải xe gắng máy, và hạn chế lưu lượng giao thông tại TPHCM hiện nay.
    Rất cảm ơn và trân trọng những ý kiến của các bạn.
  2. Baochi8X

    Baochi8X Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2006
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Tại sao một diễn đàn có thành ý như thế này mà không có bạn nào cho ý kiến nhỉ
  3. dongda

    dongda Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2002
    Bài viết:
    850
    Đã được thích:
    2
    Nhìn trên ảnh vệ tinh thì thấy, so với nhiều thành phố trên thế giới, Hà nội rất ít đường và ít cây xanh.
    Trong thành phố Hà nội, nơi mà Pháp thiết kế (cách đây cả thế kỷ) thì mật độ đường cao còn những phố mới thì mật độ đường rất thấp.
    Khu vực có từ thời Pháp như : phố cổ, cửa bắc, hàng chuối, trần hưng đạo.. thì đường có thể nhỏ nhưng không tắc đường vì mật độ đường cao ,có rất nhiều ngã tư, đi 1 đoạn ngắn là có chỗ rẽ.
    Những nơi mật độ đường thấp như ngã tư sở,ngã tư vọng,ô chợ dừa ... đi cả đoạn dài mới thấy 1 ngã tư, dù có làm đường to ra thì tắc đường sẽ còn dài dài.
    Biện pháp :
    Làm thêm đường :
    Những nơi mà trước đã là đường (từ thời pháp) nhưng cơ quan, nhà dân , nhà quan chiếm mất thì nên trả lại làm đường chung ví dụ : đường trong thành, đường qua khu vực bệnh viện 108,khu vực bệnh viện mai, khách sạn kim liên,đường qua khu vực ba đình,sân bay bạch mai...việc lấn chiếm này làm hỏng thiết kế thành phố có từ thời Pháp.(cái này động chạm đây !)
    Các con sông đã thành nơi dẫn nước thải lộ thiên thì nên đặt thành cống ngầm và đường phía trên để tăng diện tích đường
    Làm thêm các đường bê tông treo trên cao hoặc đường ngầm
    Giải toả để làm thông đường nhỏ ( ví dụ đường lê thanh nghị)
    Đường đã ít mà các bố chỉ lo cấm : đặt kè, lươn, chỉ cho đi 1 chiều, đèn xanh đỏ, cấm đường này đường khác , cấm xe này xe khác,cấm giờ này giờ khác, cấm cái này để ưu tiên cái khác... tóm lại là cấm! cấm! cấm! Bảo làm sao không tắc. Lưu thông như dòng nước, người giao thông tự chọn phương tiện,cách thức qiao thông tốt nhất cho người ta chứ , không lo khơi thông lại lo be bờ !
    Cấm tiệt như đường hùng vương thì tha hồ thoáng ! cấm mọi người không được ra khỏi nhà đảm bảo đường vắng tanh.
    Đã từng nghe nói dân tộc ta cần cù thông minh.... thế mà ai đó lại bảo là dân trí thấp, ý thức tham gia giao thông kém ! lý do vì sao vậy ? chỉ có ... là sáng suốt !
    Hai thằng ra đường va chạm nhau, nếu gọi công an thì cả 2 đều sai chỉ có công an đúng, luật là vậy mà, nếu không do thiếu giấy tờ thì cũng là do không làm chủ tốc độ. Thế là cả 2 đều sai, chỉ có công an đúng ! cả 2 đều phải làm luật. Vậy là không việc gì phải gọi công an, cứ sử với nhau bằng luật rừng, mạnh thằng nào thằng ấy được. Không được pháp luật bảo vệ thì ý thức, chấp hành ... chỉ có thiệt.
    Nếu luật sửa sao cho, nếu có va chạm thì đi đúng không sao, sai chết bỏ xem ! Mọi người ý thức ngay. Nhưng công an thì thiệt !
    Được dongda sửa chữa / chuyển vào 16:47 ngày 22/12/2006
  4. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Tôi rất hoan hô ý kiến thẳng thắng của bạn dongda, ý kiến rất hay, phản ánh đúng hiện thực cuộc sống giao thông đô thị Hà nội nói riêng và cả nước nói chung.
    " Đã từng nghe nói dân tộc ta cần cù thông minh.... thế mà ai đó lại bảo là dân trí thấp, ý thức tham gia giao thông kém ! lý do vì sao vậy ? chỉ có ... là sáng suốt !" Quả đúng vậy, người việt nam chúng ta không vượt ra được cái "cha chung không ai khóc" Cứ lo cho mình trước cái đã, ý thức thì cứ việc đánh giá người khác, còn mình tính sau. giống như tui, ra đường rất gét mấy thằng vượt đèn gây ách tắc giao thông, nhưng thực ra nhiều lúc chểnh mảng tui cũng vượt đèn mà không hề hay biết. Xong rồi có người nhắc mới sực nhớ ra hihihihi
    Ý kiến của bạn về việc quy họach lại đô thị giao thông Hà Nội, cũng là 1 ý kiến khoa học. Tuy nhiên sẽ rất tốn kém cho khỏan đền bù giải tỏa,nếu áp dụng sự đề xuất của bạn.
    Tại sao không thử đề xuất sử dụng xe điện ngầm. Việc này tôi đã từng nhẩm tính thử, UBNDTP HCM có quyết định trợ cấp cho xe buýt và tăng các lọai phương tiện công cộng, ưu tiên cho xe búyt lưu thông trong nội ô, thì theo thiển ý của tôi quả là 1 thất sách. Vì nếu xét tình hình thực tế nếu trợ cấp và chi cho xe buýt hiện nay ít nhất cũng mất tầm 40 tỉ khấu hao trong 10 năm. Nếu mang số tiền đó đầu tư xe điện ngầm thì cũng tầm khỏang 45-50 tỉ ( tính luôn khỏang thi công xây dựng giải tỏa) thời gian xây dựng và lắp đặt cũng chỉ 2 năm.
    Mức khấu hao tương đương. thì có thể thấy chiến lược xe buýt quá là sai lầm không. xe buýt chỉ có cái giải quyết tạm thời mà thôi, rồi trong tương lai xe buýt cũng khó khăn di chuyển.
    - Theo thống kê tai nạn giao thông năm 2005-2006 thì hết 40% tai nạn giao thông trong nội thành TPHCM nguyên nhân do xe buýt, xe buýt hiện nay trở thành 1 sự kiện của người dân TP, và có thể nói là những hung thần trên đường hố Sài Thành.
    - Còn nếu đầu tư xe điện thì mức độ hiện đại, nhanh chóng, tiện lợi, tiết kiệm được nhân sự quản lý ( tài xế lơ xe, bán vé .v.v.v) Thì tuyệt vời, mà lại an tòan cho mọi người. tôi có thử phát họa 1 bản đồ cho xe điện ngầm, nếu đối chiếu vào thực tế thì hiệu quả rất cao.
    - Sự thực quá rõ ràng như vậy mà không hiểu sao Sở GTCC lại chọn phương án se buýt. tôi không thể hiểu nổi.
    - Quay trở lại vấn đề giải tỏa, nhà nước mình trước giờ giải tỏa theo cái kiểu thiếu khoa học nên tòan là mất tiền nhà nước. Thí dụ nhà mặt phố bị giải tỏa 20m lộ giớ mặt đường thì nên giải tỏa 40m. Như vậy trừ 20m chính thức nhà nước còn dư ra 20m mặt tiền, và bán đất đó theo dạng đấu giá, vừa lấy được số tiền đó bù vào số tiền đền bù vừa rất công bằng. Chứ quy họach như kiểu hiện nay thì tự nhiên nhiều nhà hẻm lòi ra mặt tiền ( sướng như tiên) mà không mất đồng nào. Còn nhà nào lỡ bị quy họach còn 1m cũng cố gắng mà xây cho được cái mặt tiền nhà ốm o gầy còm như các căn hộ ở đường Trường chinh TPHCM ta đang thấy. Vừa mất thẩm mỹ vừa trông quá lố bịch.
    vài dòng bức xúc
  5. 9635741

    9635741 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2005
    Bài viết:
    1.067
    Đã được thích:
    0
    Tôi thấy dưới góc độ pháp lý thì khó có quy định nào có thể điều chỉnh để giải quyết vấn nạn giao thông. Còn các biện pháp mà các bạn đưa ra đó thì lại không phải chuyên môn pháp lý, ko dám lạm bàn. Chỉ không hiểu là hồi trước Hà Nội có quy định hạn chế sở hữu xe gắn máy, các bạn có ý kiến gì không?
  6. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Nhà làm luật nhìn từ thực tiễn xã hội từ đó dự báo và đưa ra các giải pháp, bạn nghĩ không có căn cứ pháp lý chẵng lẽ muốn có Luật giao thông thì đơn giản viết luật ra thôi sao ? thực tiễn thế nào thì mới có pháp luật quản lý khía cạnh đó. Ở đây tôi muốn nói nghiên cứu các vấn đề pháp lý dưới góc độ góp ý xây dựng hệ thống giao thông tốt đẹp hơn. Dám hỏi bạn chuyên môn pháp lý là nghiên cứu cái gì ? cho ai ? để làm gì ? chắc bạn cũng là nhà nghiên cứu sử học nên bạn nghiên cứu theo cách quay trở về thời kỳ trước của ngày xửa ngày xưa ? để rồi mường tượng các sự kiện qua các trang sử hay hiện vật, rồi đóan già đóan non ? sau đó đưa ra kết quả ?!!? Ở đây chúng tôi thực tiễn hơn.
  7. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    hehehe Mình vừa bức xúc xong xin ý kiến anh em , thì hôm nay Bộ Giao thông lại tiếp tục xin ý kiến. anh em vào tham khảo và hiến kế nhé
    http://www.mt.gov.vn/YkienATGT/
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0

    Thiết lập trật tự giao thông: Phải hợp sức, quyết liệt và bền bỉ
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=179741&ChannelID=236
    TT - Tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông ở nước ta đang hết sức nghiêm trọng và tiếp diễn xấu. Để thiết lập lại trật tự giao thông, theo tôi, phải khắc phục những điểm yếu kém sau đây:
    1. Thiếu sự đồng lòng, hợp sức của toàn xã hội, đặc biệt là giữa chính quyền và dân. Trong dân có tâm trạng khá phổ biến: coi thiết lập trật tự, an toàn giao thông là việc của chính quyền, ỷ lại vào các cơ quan chức năng, chấp hành Luật giao thông theo kiểu đối phó với lực lượng giữ gìn trật tự. Các cơ quan chính quyền chưa phát huy được sức mạnh của dân, có biểu hiện thiên về đổ lỗi cho dân.
    2. Không quyết liệt. Trong cuộc chiến đấu này ít thấy những việc thuộc chức năng chính của các cơ quan chính quyền được thực hiện kiên quyết, nghiêm túc, đến nơi đến chốn. Trong dân thì phổ biến tình trạng dễ dãi, tùy tiện chấp hành Luật giao thông, thờ ơ trước những hiện tượng vi phạm.
    3. Thiếu bền bỉ. Cách làm rộ lên từng đợt, qua một số ngày cao điểm, tuy có tác dụng nhất định nhưng thường không tiếp tục được duy trì nên rốt cuộc như ném đá ao bèo.
    Đẩy lùi, ngăn chặn tai nạn giao thông và thiết lập trật tự giao thông ở nước ta hiện nay như chữa một căn bệnh nặng, mãn tính, đã ăn sâu, di căn trong cơ thể nên phải bền bỉ, liên tục nhiều ngày nhiều năm mới thoát khỏi nguy hiểm. Muốn chữa khỏi hẳn còn lâu hơn nữa. Phải huy động đủ lực lượng (có đội ngũ tình nguyện phối hợp với cảnh sát giao thông) để tổ chức kiểm soát trật tự giao thông, xử lý nghiêm mọi trường hợp vi phạm luật ở mọi nơi mọi lúc, cần thiết kết hợp với công tác giáo dục, nhắc nhở thường xuyên từ gia đình đến tập thể. Không chỉ ít ngày hoặc vài ba tháng mà phải làm được như vậy hằng năm hoặc vài năm mới tạo được chuyển biến có ý nghĩa về ý thức tự giác chấp hành Luật giao thông.
    TRẦN ĐỨC NGUYÊN (Hà Nội)
  9. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Nhường lối đi - văn hóa giao thông
    TT - Cải tiến, nâng cấp đường sá; xây dựng những phương tiện giao thông tập thể để hạn chế các phương tiện cá nhân; đầu tư phát triển các phương tiện giao thông có mức độ an toàn cao (xe lửa, tàu điện ngầm...) là những hướng giải quyết cần thiết để hạn chế tai nạn giao thông tùy thuộc khả năng kinh tế của từng nước, từng thành phố.
    Tuy nhiên, còn có những hướng giải quyết khác có thể làm ngay tại VN ta với mức đầu tư không cao. Đó là xây dựng cho được một văn hóa giao thông tối thiểu. Đây chính là biểu hiện sơ đẳng của một xã hội văn minh. Báo chí thường nói đến thói quen xem thường Luật giao thông của người Việt như: phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, đi ngược chiều...
    Tôi xin nói thêm là rất nhiều người lái xe tại VN chưa biết phong thái lịch sự khi ra đường là gì. Họ không biết cụm từ ?onhường lối đi? là ra làm sao.
    Để người tham gia giao thông có được một phong cách giao thông văn minh, tôn trọng luật pháp, nhiều người đề nghị nên tăng cường các biện pháp xử phạt. Tôi cho rằng điều này rất cần thiết nhưng chưa đủ.
    Tại các nước phương Tây, tôi thấy trong việc này họ đề cao hai hướng dài hạn và ngắn hạn bổ sung cho nhau:
    1. Giáo dục con em từ các lớp tiểu học về Luật giao thông, về phép lịch sự trong ứng xử hằng ngày như: nhường chỗ ngồi cho người cao tuổi, nhường lối đi cho người khác, giữ vệ sinh công cộng, bảo vệ môi trường, không phóng uế hay bỏ rác vô tội vạ...
    2. Tuyên truyền thường xuyên qua truyền hình trong những khoảnh khắc trọng điểm về Luật giao thông, về tinh thần trách nhiệm khi lái xe trên đường phố. Tôi thấy ở Bỉ có những chương trình truyền hình sinh động, những đoạn phim kinh hoàng về những tai nạn đã xảy ra.
    GS.TS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG (Bỉ
  10. hoakhongtim

    hoakhongtim Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2003
    Bài viết:
    593
    Đã được thích:
    0
    hình như cái này là điển hình phương pháp giải quyết va quẹt giao thông ngoài Bắc. iem ra ngoài bắc vài hôm cũng thấy thế. cứ đụng nhau, công an mà lại là a lê hấp cả 2 cùng bị phạt.-> như thế thì không có tính răn đe.
    Cơ mà iem nghĩ cần phải làm sao cho hệ thống các qp về an toàn giao thông có hiệu quả hơn nữa. Sao cho người tham gia lưu thông phải nghiêm chỉnh chấp hành luật gt. vi phạm là sẽ bị phạt, nặng thật nặng.
    nhưng mà iem cũng nghe quan điểm cho rằng gì mà chỉ có pháp luật thời ''hoang dã'' mới đặt nặng vấn đề chế tài, còn pháp luật văn minh chủ yếu đánh vào ý thức người dân. iem thấy có lý. nhưng mà tình hình người dân hiện nay cứng đầu quá, như iem tự kiểm điểm mình cũng thường xuyên vi phạm tốc độ tối thiếu lái xe trong nội thành , vậy nên phải phạt thật nặng kèm giáo dục song song, như bắt đi học 1 lớp học về luật giao thông... gì gì đó... có thể thời gian đầu việc làm không xuể hoặc sẽ bỏ sót nhiều trường hợp, nhưng mà thật ra thì vẫn có tác dụng.

Chia sẻ trang này