1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải pháp nào hạn chế ùn tắc giao thông đô thị ?

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi namoadiaphat, 22/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Hiện nay 2006 theo mức thống kê không chính xác của Cục thống kê TP, cho biết số lượng xe 2 bánh tại TPHCM đã lên đến 5,2 triệu chiếc. Xe 4 bánh 1,5 triệu chiếc, ngòai ra còn nhiều phương tiện khác chưa thống kê được. Cứ tính cách đây 10 năm 1 xe lưu thông trên đường thì diện tích khỏang cách di chuyển tối thiểu của họ trên đường là 10-15m vuông/ xe thì hiện nay trung bình chỉ còn lại là 1m vuông/ xe, cứ đà thế này thì việc quản lý giao thông Thành HỒ Hồ Chí Minh sẽ hết sức phức tạp.
  2. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Đường Đồng Khởi, trung tâm của trung tâm Sài Gòn. Người phụ nữ độ tuổi ngoài ba mươi, ăn mặc rất mode, vóc người cao ráo, vẻ mặt thanh tú, chạy xe Honda @ trắng, chở cháu bé chừng năm tuổi phía trước. Một chiếc Future chở hai người đàn ông phóng rất nhanh, quệt vào chiếc @. Xe ngã, hai mẹ con rơi xuống đường. Nhiều người đi đường xúm lại, trong đó có cả du khách nước ngoài, kẻ bế cháu bé lên, kẻ đỡ người phụ nữ.
    Vừa đứng thẳng dậy, thấy con trai không việc gì, lập tức người phụ nữ tuôn ra hàng tràng những câu chửi té tát, xối xả vào mặt người đàn ông chạy xe. Anh ta, chắc biết mình có lỗi, lúng túng cố tìm lời giải thích, nhưng không thể tìm đâu ra khe hở để chen vào giữa bài chửi có đầu có đũa, lên bổng xuống trầm của người đàn bà đẹp.
    Những người đi đường định bênh vực người phụ nữ và phê phán cách chạy xe của người đàn ông đều ngẩn ra trước phản ứng quá dữ dội của chị ta. Sự động tâm ban đầu đã nhường chỗ cho sự e ngại và ngán sợ. Không ai nói ra câu nào, và họ lần lượt giải tán, để hai bên tự giải quyết với nhau.
    Đây không phải trường hợp hiếm hoi trên những con đường đầy nghẹt xe cộ của chúng ta. Chạy xe hoặc dừng xe khi có đèn và va quệt nhau vì đường chật là chuyện cơm bữa. Vấn đề là sau đó người ta làm gì với nhau. Nhẹ nhất là lườm nguýt, ném ra một câu trả đũa, đại loại như "Đi kiểu gì vậy?", "Có biết luật chưa?"... Nếu tới mức ngã xe, gãy vỡ cái gì đó thì phản ứng sẽ đa dạng và cao trào hơn. "Có mắt không?", "Đi ăn cướp à?", "Muốn giết người hả?"... Anh chị hơn nữa thì xông vào nhau, sử dụng tay chân thay cho lời lẽ, tự trừng phạt đối phương chứ không cần chờ luật pháp...
    Các kiểu hành xử chẳng mấy vui vẻ, đẹp đẽ này có thể xem là phản ứng cá nhân, tùy theo văn hóa ứng xử của từng người. Nhưng một mặt nào đó, nó phản ảnh văn hóa cộng đồng, phản ảnh môi trường tâm lý của xã hội. Những bực bội trong cuộc sống hằng ngày, sự mệt mỏi trong cuộc mưu sinh, những thất bại và những bế tắc... khiến người ta dễ cáu gắt thay vì tươi cười, dễ chấp nhặt thay vì bỏ qua, dễ làm những điều mà sau đó chính mình phải xấu hổ, hối tiếc...
    Nếu cuộc sống vốn chẳng dễ thở, lại bị chúng ta làm cho khó thở hơn, thì người lãnh đủ cũng chính là chúng ta, không phải ai khác. Mỗi người một câu nói, mỗi người một hành vi, mỗi người một cung cách..., tất cả cộng lại sẽ thành môi trường sinh hoạt của xã hội, nơi chúng ta phải góp mặt mỗi ngày. Góp một nụ cười hay cái nhăn mặt đều do chính chúng ta quyết định. Góp sự dễ chịu hay sự khó chịu đều do chính chúng ta.
    Trích ý kiến của Camera
  3. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    Xin nhắc lại, tôi rất hoan hô các ý kiến và những điều bất bình của các bạn với vấn nạn giao thông hiện nay. và từ những dữ liệu đó kevin xin phép chắt lọc để góp phần đóng góp ý kiến với Bộ giao thông vận tải về việc cải thiện giao thông đô thị hiện nay. Chứ không hẳn phải là khoa học pháp lý.
  4. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Thông tin tầm bậy, không chính xác.
    Tin nó là oan mạng đấy.
  5. do_re_mi

    do_re_mi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2006
    Bài viết:
    1.160
    Đã được thích:
    4
    Mật độ đường lớn gồm nhiều đường song song và cắt nhau ( ô bàn cờ) như khu phố cũ Hà Nội ( tây hoàng thành, và nam Hồ gươm) sẽ hạn chế rất nhiều ùn tắc. Tuy các đường này đều nhỏ nhưng vì có nhiều đường song song nên làm đường một chiều rất tiện. Nhiều đường cắt nhau vừa thuận tiện cho người dân đi lại ( dù là đường một chiều - nhưng không gây phiền toái nhiều), lắp đèn đỏ có hiệu quả vì người điều khiển phương tiện phải dừng nhiều lần, nên không dồn ứ.
    Phần lớn ùn tắc ở HN là các khu phố mới, là khu vực mật độ dân cư đông nhưng rất ít đường chạy song song trên diện tích hẹp, thêm nữa ít đường giao nhau khoảng cách ngắn- nếu có cũng chỉ là các đường hẻm nhỏ chạy ngoằn ngoèo.
    Người Pháp hơn ta là ở chỗ đó. Đường của họ làm hàng trăm năm nay nay vẫn xài tốt, hầu như không phải sửa chữa, đường thẳng, vỉa hè rộng, cây xanh nhiều xen lẫn các biệt thự, rất ít có úng ngập. VN còn phải học dài dài.
  6. longlanh

    longlanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2003
    Bài viết:
    168
    Đã được thích:
    0
    Thêm một bài viết trên ThanhNien về xe gắn máy và thực trạng giao thông của VN.
    http://www.thanhnien.com.vn/TNTS/2007/1/10/177490.tno
    Một góc nhìn khác về xe máy
    09:28:41, 10/01/2007Thanh Long


    Seymour Papert - một nhà khoa học người Mỹ, cho rằng giao thông Hà Nội là một ví dụ thú vị liên quan chặt chẽ với công việc của ông: ''''emergent behaviour'''': các đám đông tuân thủ những quy luật đơn giản, không có lãnh đạo trung tâm, có thể ngẫu nhiên tạo ra những hệ thống và hoạt động phức tạp. Ví dụ về những đám đông này là các đàn cá, đàn kiến, các bầy ong và cả người điều khiển xe máy tại VN.
    Gần 20 triệu chiếc xe máy đang di chuyển trong các đô thị lớn tại VN. Ngày nay, xe máy có thể coi như một trong những hình ảnh đặc trưng cho đất nước chúng ta. Có lẽ chẳng nơi đâu trên trái đất này xe máy di chuyển đông đúc và hỗn loạn như VN. Tác hại ai cũng nhìn thấy ngay là tỷ lệ tai nạn giao thông ngày càng tăng cao. Xe máy là phương tiện giao thông rất nguy hiểm do tốc độ cao và khả năng bảo vệ người lái rất kém. Hằng ngày có khoảng 100 người Việt chết và bị thương vì tai nạn giao thông, trong đó nguyên nhân do xe máy gây ra chiếm phần không nhỏ. Thật đáng buồn là giáo sư Seymour Papert cũng là nạn nhân của một tai nạn xe máy ở Hà Nội. Hàng ngàn tỉ đồng phải chi ra hằng năm cho các chi phí y tế liên quan đến tai nạn giao thông. Gần như người Việt nào cũng có người thân từng bị tai nạn xe máy. Nhưng tác hại của xe máy không chỉ là tai nạn giao thông. Nó đang gây ảnh hưởng tiêu cực đến rất nhiều khía cạnh khác trong xã hội.
    Môi trường sống ở đô thị VN ngày càng xấu đi do xe máy. Hầu như ai cũng có lúc phải nhích từng bước hàng giờ giữa đám kẹt xe, với hàng ngàn chiếc xe nổ máy ầm ĩ và xả khói mù mịt xung quanh. Tác hại của sự ô nhiễm từ tiếng ồn và khí thải không đến ngay lập tức, nhưng theo thời gian, chắc chắn đó là nguyên nhân quan trọng gây ra các căn bệnh ác tính làm giảm tuổi thọ người Việt. Ô nhiễm ảnh hưởng lên người đi xe máy lớn hơn nhiều so với người đi ô tô. Dù sao trong xe ô tô cũng có bộ lọc không khí, máy điều hòa nhiệt độ và ít tiếng ồn hơn nhiều lần so với ngồi trên xe máy.
    Lượng xe máy khổng lồ hiện nay sẽ trở thành những đống rác thải công nghiệp làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Dường như hiện nay chưa có ai quan tâm đến điều này, mặc dù đó cũng đã là hiểm họa được cảnh báo từ các nước phát triển trong nhiều năm trước đây.
    Ngoài tác động trực tiếp lên môi trường, xe máy còn tạo ra những thói quen sống rất có hại cho người Việt. Xe máy làm cho con người hầu như không phải đi bộ; hằng ngày ra khỏi nhà là trèo lên xe, đến bất kỳ nơi nào: cửa hàng hay công sở..., đều đỗ xe máy tận cửa. Có những người hầu như không vận động cả ngày, sáng dậy trèo lên xe máy đi thẳng từ nhà đến cơ quan; đến nơi đi vài bước lên thang máy chui vào phòng máy lạnh; trưa ăn cơm hộp, chiều đi nhậu.
    Cuộc sống thiếu vận động như vậy làm cho bệnh tim mạch và tiểu đường ngày càng gia tăng trong dân cư VN. Trong xã hội hiện đại, người dân bình thường đều phải đi bộ hằng ngày vài cây số để đến trạm xe buýt, bến tàu điện ngầm, gara để xe ô tô... Sự vận động này rất quan trọng để duy trì và nâng cao sức khỏe.
    Một trong những bí quyết sống lâu của người Nhật là đi bộ hằng ngày ít nhất 7 km. Thực ra, sử dụng xe máy đang là một thói quen có hại của người Việt. Ngoài việc yêu thích xe máy như một thiết bị công nghệ hiện đại, lý do duy nhất biện hộ cho sử dụng xe máy là tốc độ di chuyển cao. Nhưng với tình trạng kẹt xe như hiện nay thì di chuyển bằng xe máy trong đô thị không nhanh hơn xe đạp. Ngoài ra, xe đạp còn rẻ hơn, an toàn hơn, tốt cho sức khỏe hơn và rất ít gây ảnh hưởng đến môi trường. Chắc chắn rằng, nếu thay toàn bộ xe máy bằng xe đạp, chúng ta sẽ có môi trường sống trong lành và tuổi thọ cao hơn. Đã có thời gian, sở hữu chiếc xe máy tượng trưng cho sự thành đạt và giàu có. Ngày nay quan niệm đó không còn hợp lý nữa! Tại nhiều quốc gia châu Âu, xe đạp đang là phương tiện giao thông cá nhân được yêu thích nhất.
    Xe máy cũng là nguyên nhân làm đô thị VN chưa hiện đại và văn minh. Người Việt vẫn thích sống co cụm trong bán kính vài km xung quanh trung tâm, vì xe máy không phải là phương tiện thích hợp để di chuyển hằng ngày hàng trăm km. Do đó giá nhà đất tại trung tâm ngày càng đắt đỏ, Nhà nước rất khó quy hoạch lại và mở rộng giao thông.
    Trên thế giới, các đô thị lớn với số dân trên 5 triệu người thường có diện tích rộng gấp nhiều lần so với Hà Nội và TP.HCM. Mật độ dân cư và giá đất quá cao tại trung tâm các đô thị VN đang cản trở tái cấu trúc lại hạ tầng cơ sở. Chi phí giải tỏa mặt bằng cao gấp hàng chục lần chi phí xây dựng. Muốn có được đô thị văn minh và hiện đại, chúng ta phải mở rộng các khu dân cư. Người dân chỉ có thể sống xa trung tâm khi được sở hữu xe ô tô, hoặc khi hệ thống giao thông công cộng tiện lợi và rẻ tiền.
    Ước tính trung bình mỗi xe máy tiêu thụ hằng ngày 1 lít xăng cho 30 km di chuyển trong nội thành, thì trong 1 năm 20 triệu xe máy tiêu thụ 7 tỉ lít xăng. Tương đương 70 ngàn tỉ đồng với giá xăng hiện nay! Số tiền này đủ để xây dựng hơn100 km đường tàu điện ngầm.
    Chuyển qua sử dụng xe đạp và phương tiện giao thông công cộng, chúng ta sẽ tiết kiệm hàng tỉ đô la hằng năm cho việc mua sắm xe máy và xăng dầu. Ngoài ra, còn những lợi ích không thể tính hết từ việc trong sạch môi trường sống và nâng cao sức khỏe người dân; giảm chi phí chăm sóc y tế, xây dựng hình ảnh VN hiện đại, văn minh và thân thiện hơn.
    Tuy nhiên, không thể áp dụng các biện pháp quá cứng rắn như cấm xe máy. Thay vào đó, có thể vạch ra một lộ trình giảm tối đa số xe máy, gồm những chương trình tổng thể như: đánh thuế ngày càng tăng với giấy phép lái xe máy, yêu cầu nhà sản xuất xe máy tuân thủ những tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, giảm thuế cho các công ty kinh doanh và sản xuất xe đạp, giáo dục công dân ý thức về môi trường và sức khỏe, phát triển mạng lưới giao thông công cộng, làm thông thoáng vỉa hè cho người đi bộ... Để không bị người ngoài nhìn nhận như một ?ođám đông hỗn loạn? và bản năng như ?ođàn cá, đàn kiến, các bầy ong? thì từng người Việt cần phải có ý thức cộng đồng cao hơn khi tham gia giao thông trên đường.t
    Thanh Long

  7. khoaitayxanh

    khoaitayxanh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/12/2006
    Bài viết:
    486
    Đã được thích:
    1
    Đường Hà Nội tuy nhỏ. Nhưng nếu mở rộng ra gấp 2, 3 lần, có giải quyết được nạn ùn tắc giao thông không? Xin thưa là bớt đi chút ít thôi. Vì sao? Ý thức giao thông của chúng ta là dàn hàng ngang. Kẻ nào nhanh thì chui rúc trước, không bao giờ có chuyện đi hàng dọc mép phải đường. Không có đường nào không tắc. Người ta luôn bỏ phần đường của xe máy để ung dung sang trái(phần ô tô), dàn hàng ngang, đi chậm và nói chuyện với nhau trước mõm ô tô. Ô tô bấm còi mỏi tay thì họ mới tạt vào. Sau đó lại ra đường ô tô và đi thật chậm, nói cười vui tươi. Nếu hai nhóm xe tránh nhau trong đường độc đạo. Bạn cho xe dạt vào để phía đối diện cho xe bên kia có đường thoát, thì lập tức có vài xe máy trám vào chỗ trống (tự mình làm khó mình), thế là xe đối diện chỉ có nước dừng xe, tắt máy và đọc báo cho đỡ buồn. Không cần hạn chế xe máy cũng tắc. Cái tắc này nó ở trong đầu người tham gia giao thông. Với cái đầu đó thì đường to như phi đạo của máy bay cũng không là cho họ thoát khỏi tắc đường.
  8. namoadiaphat

    namoadiaphat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/01/2003
    Bài viết:
    1.093
    Đã được thích:
    0
    1- Hạn chế xe ?
    Biện pháp này thì khó thực hiện vì biện pháp một thì đụng với quyền tự do, của thiên hạ nên nếu có thể thì áp dụng biện pháp Thu phí cao để cấp biển cho phép xe máy đi trong nội thị. Quản lý chất lượng xe, kiêm quyết huỷ các xe hết hạn sử dụng
    2- Mở rộng đường ? xe thì sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân còn đường sá thì không nở to ra, điều này đồng nghĩa với nghịch lý giải pháp ta nên Thay đổi toàn bộ đường hẹp thành đường một chiều. Tổ chức đường riêng cho xe bus trên những đường rộng.Rà soát lại biển giới hạn tốc độ cho hợp lý, vì hết đoạn giới hạn tốc độ lái xe lại chạy nhanh để kịp thời gian.Xây dựng hàng rào ngăn 2 bên đường đối với những đường cao tốc
    3- Thay đổi mức chế tài vi phạm giao thông ? Không phạt tiền người vi phạm giao thông đô thị mà phạt bằng hình thức ai vi phạm vượt đèn đỏ phải cầm cờ trong vòng ít nhất 2 tiếng và cho đến khi tìm được người vi phạm khác thay heheh trò này giống như trò chơi trẻ con hồi bé mình hay chơi đấy mà. Nhưng đảm bảo hữu hiệu. Cho đứng đường vài giờ xem thử thế nào. có thể điều này sẽ phát sinh cãi cọ, Nhưng phải có sự giám sát của Cảnh sát. Còn những vi phạm khác thì phạt nặng vào. Trên đường thì Tổ chức bắn tốc độ tự động, thay vì cảnh sát giao thông bắn

Chia sẻ trang này