1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải pháp phát triển dịch vụ VAS giai đoạn 2016-2025 (P4)

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi phambinh304, 22/02/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. phambinh304

    phambinh304 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2015
    Bài viết:
    55
    Đã được thích:
    0
    Phần 4: Giải pháp

    Với thực trạng đã được phân tích chi tiết ở các số trước, chúng ta đã có cái nhìn tổng quát nhất về dịch vụ VAS tại Việt Nam. Để giữ vững đà tăng trưởng của các dịch vụ này cũng như bắt kịp với các xu thế mới, chúng ta cần những bước đi thật cụ thể, chi tiết. VAS cần hướng tới người dùng nhiều hơn, gia tăng tối đa lợi ích cho khách hàng chứ không chỉ riêng nhà mạng. Sau đây là một số điểm các nhà mạng cần tập trung nhằm phát triển VAS mạnh mẽ hơn nữa trong khoảng 5 đến 10 năm tới:

    Thứ nhất: Tiếp tục duy trì và tập trung vào những dịch vụ gia tăng đang hot trên thị trường và những dịch vụ truyền thống như nhạc chuông, nhạc chờ, dự báo thời tiết, các gói dịch vụ về học tập,… Đây là những dịch vụ có lượng người dùng lớn và ổn định trong nhiều năm qua. Đó luôn là mảnh đất có thể trồng cấy và thu hoạch hàng năm mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố khác như những biến động của kinh tế, thị hiếu người dùng,…

    Không chỉ duy trì các dịch vụ đó, các nhà mạng và các đối tác cần cải thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ bằng cách đổi mới nội dung dịch vụ, bổ sung thêm những cơ sở dữ liệu mới, tăng thêm các gói khuyến mại hoặc có những hình thức khuyễn mại mới nhằm kích thích người dùng tham gia đăng ký dịch vụ. Nói gì thì nói, chất lượng dịch vụ vẫn là quan trọng nhất nếu chúng ta muốn làm ăn một cách bền vững. Cần hạn chế những dịch vụ theo kiểu ăn xổi, tung ra thị trường chỉ để lấy số lượng người dùng trong lượt ra mắt đầu tiên để rồi sau đó không có lượng người dùng thường xuyên, chất lượng dịch vụ không được cải tiến.

    Thứ hai: Nghiên cứu thị trường để đưa ra những dịch vụ mới có tính tương tác cao hơn nhằm thu hút người dùng.

    [​IMG]
    Giải pháp phát triển dịch vụ VAS giai đoạn 2016-2025 (P4)

    Hiện tại, các dịch vụ VAS chủ yếu được viết kịch bản dựa trên những nguồn dữ liệu có sẵn. Khách hàng sẽ sử dụng dịch vụ và hệ thống sẽ tự động trừ tiền. Các cơ sở dữ liệu của nhà mạng vẫn liên tục được cập nhật và các dịch vụ luôn được làm mới. Nhưng điều chúng tôi muốn đề cập ở đây là sự tương tác giữa người với người. Đó sẽ là xu hướng mới cho tương lai của VAS. Trên thực tế ở các nước có dịch vụ viễn thông phát triển, những dịch vụ như thế đã có từ khá lâu. Cách họ làm là thu thập dữ liệu của từng cá nhân (do chính người dùng tự tải lên), tổng hợp và phân loại chúng trong một vòng tròn kết nối. Những người dùng trong vòng tròn đó sẽ tự khai thác những thông tin hữu ích của nhau để phục vụ cho mục đích của bản thân. Ngoài ra, chúng ta còn thấy nhiều dịch vụ tư vấn qua di động, hướng dẫn người dân hành động trong các tình huống khẩn cấp,…

    Trên đây mới chỉ là những dẫn chứng cơ bản nhất có thể mở ra những hướng đi mới, thực sự đột phá cho mảng dịch vụ giá trị gia tăng. Không phải không có những nhà tiên phong với những loại hình mới này nhưng để biến nó trở nên phổ biến hơn tại Việt Nam thì đó là cả một quá trình dài hơi để thay đổi thói quen sử dụng cũng như chất lượng dịch vụ.

    Thứ ba: Lên kế hoạch để triển khai các dịch vụ giá trị gia tăng trên nền tảng mạng 4G

    [​IMG]
    Mạng 4G đang trong quá trình thử nghiệm

    Tại Việt Nam, mạng 4G vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm và dự kiến đến cuối năm 2016 mới chính thức được đưa vào sử dụng. Trong năm nay, Viettel sẽ cố gắng hoàn tất mạng lưới trạm phát sóng 4G cũng như hoàn thiện vật chất kỹ thuật để sẵn sàng đưa thế hệ mạng này vào sử dụng. Bên cạnh đó, các nhà mạng và các đơn vị thứ ba cần tập trung vào những điểm sau để phát huy hết thế mạnh của mạng 4G:

    • Nghiên cứu thị trường: Thực hiện những nghiên cứu kỹ lưỡng về thị hiếu người dùng, phân loại khách hàng, tìm kiếm những đối tượng khách hàng mới để chuẩn bị chu đáo cho những kịch bản dịch vụ mới.
    • Tìm kiếm ý tưởng dịch vụ: Vì 4G là thế hệ mạng mới nên cần những dịch vụ có chất lượng tương xứng. Các ý tưởng có thể cải tiến từ những kịch bản có sẵn, mượn ý tưởng từ các dịch vụ nước ngoài hoặc sáng tạo ra những kịch bản hoàn toàn mới. Ý tưởng có tốt hay còn phụ thuộc vào thói quen của người dùng, các chính sách của chính phủ và của các nhà mạng, mức độ cạnh tranh của kịch bản,…
    • Đào tạo đội ngũ kỹ thuật: Đây là vấn đề rất quan trọng bởi 4G chưa chính thức ra mắt tại Việt Nam. Nhiều đơn vị vẫn chưa hề có kinh nghiệm trong mảng này. Việc đào tạo không chỉ dựa trên các khóa học mà còn cần kiến thức và kỹ năng thực tế. Bên cạnh đó, việc liên kết nội dung và kỹ thuật cũng cần được quan tâm để dễ dàng triển khai dịch vụ mà không bị chồng chéo giữa các bên.
    Trên thực tế, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm để đưa các dịch vụ VAS lên một tầm cao mới. Khi mà những chiếc thẻ, card, séc,… được thay thế bằng các hình thức trả tiền, sử dụng dịch vụ trên điện thoại di động thì VAS đang đứng trước cơ hội lớn hơn bao giờ hết.

    Smartjob.vn sẽ đồng hành cùng các bạn trên con đường phát triển của công nghệ thông tin Việt Nam. Hãy tiếp tục đón đọc và cảm nhận các bài viết của chúng tôi.
    Nguồn: smartjob.vn

Chia sẻ trang này