1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải quyết một vấn đề pháp lý bằng phương pháp IRAC (đọc như IRAQ)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi analyst, 14/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Giải quyết một vấn đề pháp lý bằng phương pháp IRAC (đọc như IRAQ)

    (i) Hi các bạn, như đã hứa với luật sư Pretty, hôm nay tớ mở ra một topic mới này thay vì viết bài vào trong topic đã trao đổi với Pretty để bài viết này không bị lẫn vào trong bài viết khác và để cho sau này tớ có thể refer trở lại phương pháp IRAC này dễ dàng hơn dành cho những bạn nào là sinh viên trường luật ở Việt Nam mới vào học mà trường học của bạn không có subject nào dạy cho cạn cách trả lời một câu hỏi pháp luật như thế nào là tốt nhất.

    (ii) Ở trường luật các nước phát triển, học cách đọc facts và phân tích một tình huống luật pháp và trả lời như thế nào (legal method or legal writing) là một môn bắt buộc phải học và học ngay từ đầu trong năm đầu tiên cho bất cứ một sinh viên luật nào. Không bao giờ có chuyện một sinh viên luật ở đây ra mà không biết đọc một facts dài cả nhiều trang mà không biết đâu là vấn đề pháp lý và không biết phải trả lời thế nào theo tiêu chuẩn thống nhất.

    (iii) Bạn vui lòng Google từ IRAC này bạn sẽ có nhiều thông tin bằng tiếng Anh để đọc hơn. Trong bài viết này tớ xin lấy cái đầu của mình xuống để bảo đảm rằng tớ không viết bằng thông tin kiểu Internet dịch xuống cho bạn mà tớ viết bằng chính việc tớ học trong trường và viết bằng tiếng Việt cho các bạn nào không đọc được tiếng Anh.

    còn tiếp
  2. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    (iv) IRAC có bốn nhân tố elements trong đó. Khi bạn đọc một facts dài hàng chục trang của khách hàng (không phải theo kiểu hỏi có một câu đơn giản duy nhất một dòng cái đó không phải là cách mà luật sư gặp ở ngoài đời trong đa số trường hợp nhất là học ở common law đọc facts rất là dài và trong exam cũng vậy facts phải ít nhất 1-2 trang giấy exam) bạn phải làm theo những bước sau đây (đại diện cho từng từ trong IRAQ):
    (a) Đâu là vấn đề pháp lý
    (b) Điều khoản nào của luật pháp liên quan đến vấn đề pháp lý này
    (c) Áp dụng điều khoản trong điểm (b) vào case này như thế nào
    (d) Bạn sẽ kết luận như thế nào.
    (v) Ở trường luật common law muốn vào học luật (admission) bạn phải thi LSAT (chưa kể là bạn phải học giỏi ở bằng đại học trước đó ở ngay tại nước của họ hoặc trong hệ thống nước tương đương) là một loại kiểm tra để bạn thể hiện khả năng phân tích tình huống của bạn và khả năng thông minh phán đoán của bạn. Là một luật sư điều đầu tiên bạn phải cần có cái này nếu không có không bao giờ bạn biết đâu là vấn đề pháp lý.
    (vi) Trong năm đầu tiên bạn học, trường luật sẽ dạy cho bạn làm thế nào khi đọc bạn biết đâu là vấn đề pháp lý của sự kiện loại bỏ những tình huống không liên quan. Nếu bạn không có khả năng phân tích này bảo đảm bạn không thể tồn tại trong trường luật được.
    (vii) Sau khi bạn nhận ra vấn đề pháp lý, bạn đi kiếm điều khoản chi tiết của luật áp dụng cho case này. Ở common law là bạn phải đi kiếm cả hai statute và cases (mà có facts giống hay gần giống với factual situation của bạn để bạn argue).
    (viii) Sau khi bạn đã kiếm ra luật, bạn phải chứng minh cho thấy rằng bạn áp dụng nó vào trong case của bạn như thế nào.
    (ix) Sau khi bạn đã show cho thấy luật pháp đó áp dụng như thế nào thì bạn kết luận vấn đề là bạn nghĩ quan toà sẽ phán đoán như thế nào
    còn tiếp
  3. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Trong post này tớ phân tích những cái sai mà tớ hay thấy một số bạn trả lời trong đây cho một bạn đi hỏi dựa trên nguyên tắc của IRAC:
    + Sai sót đầu tiên mà tớ thấy là khi có câu hỏi bạn trả lời bạn quote ra một đống luật thật là dài xong bạn dừng ở đó xong finished. Điều đó chưa đúng. Bạn chưa thể hiện điểm thứ ba "applicaton to the case" là bạn phải cho thấy luật đó áp dụng vào trường hợp của bạn như thế nào. Nếu bạn ở Việt Nam mà bạn thi phỏng vấn bạn chỉ dừng lại theo kiểu quote luật thì không có luật sư nước ngoài nào (common law system) ở Việt Nam ham thích thuê mướn bạn vì bạn không biết áp dụng luật chỉ biết đọc luật như một em đi học thuộc lòng.
    + Điểm thứ hai là một người hay trả lời cho tớ là bạn vi phạm điều 35 hay 36 (ví dụ thôi) của luật hình sự xong bạn dừng ở đó nhìn cười. Đời đâu có đơn giản như vậy. Bạn phải quote điều khoản đó ra, nó có bao nhiêu elements trong điều khoản đó, bạn phải lấy từng elements một áp dụng nó vào trong facts của người hỏi và chứng minh cho tớ thấy vì sao nó liên quan. Đó chính là điểm A trong IRAC. Sau đó bạn kết luận cho tớ thấy là bạn nghĩ sao.
    + Một luật sư bạn không phải là người phán quyết sai hay đúng mà bạn phải nói là quan toà phán như thế nào. Vì vậy, bạn đừng bao giờ nói rằng một người vi phạm hay không vi phạm rõ ràng (yes hay no). Luật sư nước ngoài không có trả lời yes hay no definitely như vậy chỉ trả lời có thể hay không thể mà thôi và phải quote cho khách hàng thấy nguồn gốc luật pháp support ý của bạn ở đâu chứ không phải bạn là luật sư bạn có quyền phán xét một người vi phạm hay không vi phạm. Đó không phải là quyền của bạn, đó là quyền của quan toà và jury không phải của bạn cũng không phải của một em thượng nghị sĩ hay tổng thống nào cho nên bạn không bao giờ được phép nói là người ta vi phạm.
    + Nếu trong một case dài có rất nhiều legal issues bạn phải đi từng issue một rõ ràng phân nó ra bằng heading. Bạn có thấy là tớ viết hay phân ra numbered hay không? Đó là một cái gọi là "clear in communications" mà trường luật dạy cho bạn. Luật sư phải viết rõ ràng phân ra bằng headings viết mà người ta nhìn vào cứ rối mù không biết cái nào là cái nào legal issues nào là vào thi exam thế nào cũng bị trừ điểm.
    + Bạn khi nào rảnh hãy vào xem tớ trả lời câu hỏi về luật di trú dài gần cả 100 trang cho các bạn sinh viên đi học trong room tớ quản lý. Khi bạn trả lời cho khách hàng, họ hỏi cái gì bạn phải trả lời cái đó, phải trả lời đầy đủ từng câu hỏi của người ta không hơn không thiếu. Đây là cái mà tớ thấy ở Việt Nam hay mắc phải hỏi A lại đi nói lung tung lại trả lời là B.
    + Nếu khách hàng hỏi bạn 5 điều trong câu hỏi (legal issues) mà bạn đã thấy được, câu trả lời của bạn phải có 5 headings và phải trả lời đầy đủ 5 câu hỏi của người ta.
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    + Nếu bạn là sinh viên Việt Nam muốn vào làm việc cho luật sư nước ngoài ở Việt Nam, nếu bạn:
    (a) có khả năng viết rõ ràng phân chia headings rõ ràng, và
    (b) bạn biết dùng IRAQ cho vấn đề pháp lý họ hỏi
    tớ bảo đảm với bạn rằng boss của bạn rất là impressed về bạn vì họ biết bạn biết cách học luật giống như họ được học ở nước của họ. Bạn không tin cứ thử viết cho họ xem rồi họ sẽ nói cho bạn biết là hài lòng hay không.
    + Nếu bạn muốn tớ lấy một ví dụ minh hoạ cho bạn thấy phải dùng IRAQ vào một vấn đề pháp lý như thế nào, tớ sẽ làm dẫn chứng cho bạn thấy khi có yêu cầu. Nếu bạn có bất cứ câu hỏi nào trong vấn đề này xin vui lòng cho tớ biết tớ sẽ hướng dẫn cho bạn.
    + Tớ nhắc lại một lần nữa là rất là quan trọng khi người nào hỏi bạn một câu hỏi dài hàng trăm từ bạn phải nhìn ra họ hỏi bạn bao nhiêu câu và bạn phải trả lời đầy đủ từng câu người ta hỏi. Là một luật sư, trả lời phải như là toán học, phải đọc, phân tích, nghĩ trong đầu sẽ nói cái gì trước sau một hai ba bốn năm có một mới có hai mới có ba và năm phải là kết luận của bốn cái trước. Đừng bao giờ vào trường luật viết mà không rõ ràng nhìn vào như đám rừng.
    + Tớ mong rằng bài viết dài này sẽ rất hữu ích cho một học sinh học luật ở Việt Nam. Chúc bạn khoẻ and happy reading of my messages.
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 06:23 ngày 14/09/2007
  5. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    uh thảo luận thêm với bạn analys về Irac.
    Ở Việt Nam tụi tớ được học cách giải quyết vấn đề cũng gần tương tự như bạn nhưng khác nhau ở một số điểm như:
    1/ Bước đầu tiên bọn tớ phải xác định yêu cầu của khách hàng là gì. Khách hàng của mình bức xúc trình bày một hồi. Mình phải tóm lại ông (bà) yêu cầu những vấn đề như sau....
    Và tiếp theo là các bước như bạn trình bày trên. Để rồi bước cuối cùng mới kết luận là ông (bà) có thể nên bổ sung hay có thể rút bớt yêu cầu khởi kiện...
    2/ Các thầy cô ở VN mới chỉ nêu ra vấn đề là có mấy bước như trên, còn việc áp dụng các bước vào case này như thế nào thì không dạy, hoặc qua qua. Và đặc biệt là bước kết luận của các thầy cô thì hầu như không có bởi vì có kết quả thi rồi, kiểm tra rồi là hết môn thầy ( cô) rồi nhé. Khó có chuyện thầy cô bớt thời gian ra phân tích tại sao em sai thế, các em nên thế này thế kia; còn các em thì lơ ngơ láo ngáo không hiểu tại sao điểm mình được thế này ( tóm lại là hên xui)
    Trên đây là cảm nhận của mình về việc cách dạy của cac thầy cô. Có thể thời gian học luật ở VN còn quá ngắn nên dẫn đến tình trạng trên.
    Xin lỗi vì mình không học tất cả các thầy nên có thể cảm nhận trên là hoàn toàn sai. Các bạn tranh luận thêm nhé
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Chắc bạn pretty chưa qua lớp đào tạo nghề luật sư mà chỉ học ở luật ở Trường ĐH hoặc học lóm trong Văn phòng nào nào đó nên nói vậy.
    Bởi vì cái mà pretty đề cập là trình tự theo thời gian của quá trình tiếp xúc và làm việc với khách hàng, chứ không phải là kỹ năng giải quyết vấn đề.
    Bên Học viên Tư pháp, trước đây là Trường đào tạo các chức danh ngành tư pháp đã có môn Kỹ năng giải quyết vụ việc pháp lý lâu rùi (từ năm 2003) với nội dung gần tương tự như IRAC mà bạn Ana đề cập.
    *******c Bích - Master luật từ Havard là người đầu tiên biên sọan nội dung này với trọng tâm là xác định câu hỏi pháp lý chủ chốt.
    Chúc vui vẻ.
    P.S : bạn Pretty có thể tham khảo quyển Cách suy nghĩ của Luật sư.
  7. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    ah thực hành luôn cái Irac của anylyst
    vừa đọc được cái " tối hậu thư " của VPLS Đông a ( nghe rùng rợn như phim chưởng ấy)
    TỐI HẬU THƯ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐÔNG A*
    Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2007
    Kính gửi: BÁO VĂN NGHỆ TRẺ
    Trụ sở: 17 Trần Quốc Toản, Hà Nội
    Đại diện pháp luật: Bà Đỗ Bạch Mai - Trưởng Ban biên tập
    Đồng kính gửi: Ban Tuyên giáo trung ương
    Văn phòng Trung ương Hội nhà văn Việt Nam
    Toà án nhân dân thành phố Hà Nội
    Phòng an ninh văn hoá và tư tưởng Công an TP. Hà Nội (PA 25)
    Văn phòng luật sư Đông A & Nhóm Tinh Hoa xin gửi lời chào trân trọng tới Quý Báo và các cơ quan liên quan.
    Thừa uỷ quyền của ông BÙI TRỌNG HIỀN (sau đây gọi là Bên Uỷ quyền) theo Giấy uỷ quyền ký lập ngày 16/10/2006, Văn phòng luật sư Đông A & Nhóm Tinh Hoa là người đại diện pháp lý của Bên uỷ quyền trong việc giải quyết các vấn đề khiếu nại và tố cáo liên quan tới ông Nguyễn Chí Bền - Viện trưởng Viện Văn hoá thông tin thuộc Bộ Văn hoá thông tin trước các bên liên quan.
    Theo chúng tôi được biết, trên Báo Văn nghệ trẻ số 21 (548) số ra ngày 27/05/2007 có một bài viết của nhóm tác giả Quốc Huy ?" Lan Phương tiêu đề ?oChuyện ?oKhông gian văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên? ?" ?oHồ sơ có sai sót? hay ...??. Trên cơ sở phân tích nội dung bài báo này, chúng tôi nhận thấy một số điểm nhóm tác giả đưa ra về nội dung và những diễn biến pháp lý xoay quanh việc giải quyết vụ việc là chưa chính xác, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của ông Bùi Trọng Hiền.
    Căn cứ các quy định Bộ luật dân sự năm 2005 về việc bảo vệ quyền nhân thân và Luật Báo chí về trách nhiệm đăng tải thông tin của cơ quan báo chí, chúng tôi đề nghị Quý Báo tổ chức một buổi làm việc trong thời gian sớm nhất giữa nhóm tác giả bài báo, biên tập viên phụ trách chuyên mục liên quan, đại diện có thẩm quyền của Quý Báo, đại diện của Văn phòng luật sư Đông A & Nhóm Tinh Hoa và ông Bùi Trọng Hiền để làm sáng tỏ những chi tiết chưa chính xác trong nội dung bài báo đã nêu.
    Trong trường hợp không nhận được ý kiến hồi đáp của Quý Báo về đề nghị nêu trên trong thời gian 48 giờ đồng hồ kể từ thời điểm nhận được văn bản này, chúng tôi rất lấy làm tiếc phải yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành các thủ tục pháp lý theo quy định pháp luật đối với Quý Báo để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của ông Bùi Trọng Hiền.
    Chúng tôi hy vọng Quý Báo hiểu rõ quan điểm và thiện chí của chúng tôi trong việc giải quyết vụ việc này.
    Trân trọng,
    LUẬT SƯ TRƯỞNG VĂN PHÒNG
    TRẦN MINH TÂN
    Nguồn từ http://z13.invisionfree.com/PhongdiepNET/index.php?s=0febcbf2e9841d684c19c35902fe5173&showtopic=88&st=180
    xin phép văn phòng luật sư Đông a và trang web trên sử bài "TỐI HẬU THƯ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ ĐÔNG A" vào mục đích bình luận pháp lý và " giáo dục"
    rất mong bạn Anylyst phân tích bài trên theo phương pháp Irac để chỉ ra những "điểm yếu" của bài trên.
    Cám ơn những lời khuyên cũng như sự giúp đỡ rất chân thành của bạn.
  8. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Bạn analyst ơi, theo lời bạn, tớ gúc-gồ, và đây là một trong số đó: http://en.wikipedia.org/wiki/IRAC
    Trong này, tớ thấy một số phương pháp khác (được coi là các vơ-sần khác của IRAC) như là:
    MIRAT (Material Facts, Issues, Rules, Application, Tentative Conclusion).
    IDAR (Issues, Doctrine, Application, Result).
    CREAC (Conclusion, Rules, Explanation, Application, Conclusion)
    TREACC (Topic, Rule, Explanation, Analysis, Counterarguments, Conclusion)
    CRuPAC (Conclusion, Rule, Proof, Analysis, Conclusion)
    ILAC (Issue, Law, Application, Conclusion)
    Những phương pháp này, cụ thể, khác gì IRAC? Vì ko có link nên tớ đành phải hỏi bạn. Trả lời giùm tớ nhé.
    Cám ơn bạn analyst nhiều.
    Thân ái,
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 12:26 ngày 16/09/2007
  9. muc_tu

    muc_tu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Chủ đề của Anh Analyst hay quá, gãi đúng chỗ ngứa. Trong bốn kỹ năng anh đã nêu Anh có thể phân tích kỹ hơn về Kỹ năng đầu Issue được không? Cái này là mấu chốt của phương pháp IRAC ( em đánh giá vậy). Phải nói là khi học đại học Luật ở VN thì không thấy thầy cô nào trực tiếp đề cập đến các phương pháp như vậy mà chỉ gián tiếp ( rất gián tiếp) thông qua việc đưa ví dụ minh hoạ và giải quyết nó. Tuy nhiên các ví dụ đó cũng đơn giản đến mức nhìn cái là ra ngay, chỉ còn mỗi việc áp dụng Luật nào vào thôi nhưng nhiều khi cũng còn lúng túng. Em học đến năm thứ 4 rồi mới có Giảng viên ra đề tình huống theo dạng vụ việc khoảng 2-3 trang A4 với khoảng chục câu hỏi nhỏ làm cho vụ việc biến hoá khôn lường hoặc là ném cho một Quyết định của Toà án khoang 6-8 trang A4 ngồi phân tích, đưa ra quan điểm, viết lại Quyết định khác, nhưng cũng chưa nắm bắt được hết cách thức giải quyết.
    Cảm ơn anh Analyst nhá.
  10. still_at_large

    still_at_large Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2006
    Bài viết:
    64
    Đã được thích:
    0
    Tui thấy Anal đưa topic này lên quá sớm - hay không đúng hoàn cảnh .
    - Ngành Tư Pháp ở VN ta ưu việt như ở Trung Quốc và Bắc Hàn, hoàn toàn khác xa các nước Mỹ, Âu , Úc . Bởi vậy, cái gọi là IRAC is asolutely irrelevant - tuyệt đối trớt wớt .
    - Giọng điệu của Anal có vẻ như có thành kiến - "1 LS VN MUỐN làm cho 1 LS MỸ" ! Tui thấy rằng chưa chắc đã là như vậy. LS VN nghèo cần tiền, đúng! nhưng bọn Mỹ không có quyền ở VN và không biết chạy cò như ở LS VN ! Ở nước ta luôn có câu "hai bên cùng có lợi", nghĩa là, có thể LS MỸ cũng muốn CỘNG TÁC với LS VN. Do đó cũng cần có topic giãng dạy cho LS Mỹ hiểu biết về hệ thống VN hiện nay để ĐƯỢC LS VN chấp nhận cho làm ! LS Mỹ cần biết rằng IRAC là trớt wớt ở VN, việc xét xử là tùy trường hợp, đối tượng, thời gian và không gian. Phân tích ÍT XU (ISSUE ?) không cần mà phải phân tích NHIỀU ĐÔ mới đúng .
    -Qua nhiều bài viết tui thấy Anal CHƯA thấy được ISSUES của ngành Tư Pháp VN, nói theo kiểu VN hiện nay là KHÔNG NẮM BẮT ĐƯỢC VẤN ĐỀ. Tui không có ý đã kích cá nhân Anal vì tui biết nhiều LS ở Bắc Mỹ cũng vậy, vẫn có bằng cấp và hành nghề nhưng không phải ai cũng nắm được kỹ thuật phân tích dữ kiện và hiểu được vấn đề . Tuy nhiên Anal nói đúng là hầu như tất cả các LS danh tiếng đều nắm vững Kỹ Thuật này và hơn phân nửa các Chính Khách ở các nước theo Common Law đều là Luật Sư ! Không hiểu tại do giáo dục của Luật Khoa mà người ta có năng khiếu này hay tại vì các người có sẵn năng khiếu này lại thường học Luật và đi vào chính trị ???
    -Anal ở Mỹ nhiều năm, học Luật Mỹ, và hiện nay làm (?) cho hãng Luật Mỹ mà chưa thấy (hay giả vờ ?) được gốc rể của vấn đề thì làm sao các bạn ở VN thấy được !!! bởi vậy có bạn hỏi tại sao không phải tam giác mà là hình tròn ? nếu ban quản trị hứa không xóa / sửa bài, tui sẽ phân tích hình tròn này cho xem

Chia sẻ trang này