1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải quyết một vấn đề pháp lý bằng phương pháp IRAC (đọc như IRAQ)

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi analyst, 14/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pretty

    pretty Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/03/2002
    Bài viết:
    1.076
    Đã được thích:
    1
    Mình xin hỏi bạn Anylyst một số vấn đề liên quan đến đào tạo luật nước ngoài.
    1/ Ở chỗ bạn học có đề cập đến việc dạy cho SV tự tìm tòi giải quyết một vấn pháp luật mà mình không chuyên không. Ví dụ luật sư chuyên giải quyết về hình sự, nhưng khách hàng lại nhờ giải quyết về Sở hữu trí tuệ chẳng hạn.
    2/ Cách dạy trường luật bên đó là dạy tất cả các môn luật hay chỉ tập trung vào một số môn chuyên ngành mình học.
    3/ Ở trường luật VN hiện tại thì dạy hầu như tất cả các môn luật, từ đó dẫn đến ra trường hầu như không chuyên về ngành luật nào cả mà vào VPLS người ta giao cho lĩnh vực nào thì chuyên lĩnh vực đó. Thậm chí đôi khi giải quyết cả lĩnh vực mình không chuyên nữa.
    Ps: to Anylist mình cũng mới chỉ là người mới ra trường . Bạn bỏ chữ LS trước tên mình nhé.
  2. muc_tu

    muc_tu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2004
    Bài viết:
    53
    Đã được thích:
    0
    Ấy ấy hình như các bác hiểu nhầm ý em rùi, thảo nào tự nhiên em thấy các bác trích dẫn bài của em như điển hình của việc kêu ca về nền giáo dục đại học Luật nước nhà. Lại thêm cả tin nhắn của anh Analyst phân trần về mục đích chủ đề này, oan cho em quá. Vậy thì em cũng phân trần luôn là em không hề có ý định chê bai ai, phương pháp nào hay hệ thống gì cả. Lý do duy nhất của việc comment là do em kết cái IRAC do bác Ana đưa ra vì nó góp phần làm phong phú thêm cái vốn kiến thức ít ỏi của em về cái ngành Khoa học nghệ thuật này. Dù rằng em đã nghiên cứu kỹ cái cuốn Cách suy nghĩ của Luật sư của LS Nguyễn Ngọc Bích ( hình như là cuốn sách duy nhất ở VN hiện nay bàn về phương pháp tư duy trong nghề luật) thì em vẫn ý thứ được rằng không thừa chút nào cho việc tìm hiểu và thực hành những phương pháp mới hòng mong không trở thành một "con vẹt" chỉ biết thuộc luật vì như một cô bạn của em đã chia sẻ rằng "thông tin chỉ là nhất thời vì có thể nhanh chóng trở nên lạc hậu ( điều này càng đúng ở VN) còn phương pháp mới là mãi mãi" phải không các bác? Còn em hoàn toàn đồng ý với chị Cons về khoản "đãi cát tìm vàng" may mà đến lúc em học những Phê phán lý tính thuần tuý của Kant, bàn về tự do của Mill hay đơn giản hơn như Rồi lịch sử sẽ xoá án cho tôi của Fidel Castro đã cho em cái nhìn đúng đắn hơn về vai trò của triết học, logic học và cả thuật hùng biện nữa... đối với Luật học. Còn gương phấn đấu ư chắc chị Cons biết ro về LS Nguyễn Mạnh Tường chứ? trong lịch sử học thuật Pháp đã ai phá được kỷ lục của cụ Tường đâu mà.
    Cuối cùng em kết phản hồi của em ở đây với nhận xét thề này, mỗi tác giả khi mở ra một chủ đề mới như anh Ana đều có mục đích và định hướng cụ thể. Hãy tôn trọng họ và tự hạn chế mình tham gia xoay quanh những vấn đề mà tác giả đã nêu ra để có thể làm cho chỉ đề trở nên hữu ích nhất có thể. Bởi đây là một diễn đàn giao lưu khoa học ( theo em được biết như vậy) để chia sẻ cho nhau những kien thức và hiểu biết mà mỗi người đã tích luỹ được và có thiện chí trao đổi với mọi người. Nếu có thể làm được như vậy em tin tưởng rằng box Khoa học pháp lý sẽ trở thành một trong những diễn đàn chất lượng, khác quan và hữu ích nhất.
    kính bút
  3. ltv_dhl

    ltv_dhl Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    133
    Đã được thích:
    0
    Muốn post bài mà cứ bị báo là "Bài viết của bạn có những đoạn mã HTML đặc biệt không được cho phép. Đề nghị bạn kiểm tra lại" là sao nhỉ? Bác chủ topic check PM vậy nhé.
    Được ltv_dhl sửa chữa / chuyển vào 00:22 ngày 22/09/2007
    (dưới đây là nội dung bài viết này mà bạn đã gửi cho mình nhờ mình post hộ vào ngay trong topic này)
    Cách sử dụng IRAC trong context của luật Việt Nam theo mình có lẽ cũng cần phải linh hoạt 1 chút chứ không dập khuôn 100% như ở Mỹ được.
    Ví dụ khi viết bài thi hoặc memo, ở Mỹ người ta gọi là o-bjective hoặc predictive writing, tức là chỉ đoán xem Toà án xẽ phán quyết như thế nào đối với 1 vụ án cụ thể, vì không ai biết chắc Thẩm pháp sẽ giải thích tiền lệ hay đạo luật như thế nào. Chính vì thế họ phải tìm ra tất cả các khả năng mà Toà án có thể áp dụng và dùng IRAC để phân tích từng khả năng đó. Một bài thi/memo vì thế sẽ gồm nhiều IRAC khác nhau, mỗi IRAC được dùng để phân tích 1 khả năng. Trong phần C (conclusion), người ta không khẳng định gì hết mà chỉ nói rằng khả năng vừa được phân tích có thể được Toà án lựa chọn hay không.
    Còn ở Việt Nam, khi giáo viên ra đề bài, giáo viên đã có sẵn câu trả lời trong đầu và expect là sinh viên sẽ trả lời như vậy. Họ không expect là sinh viên sẽ tưởng tượng ra 1 loạt các fictions rồi dùng IRAC để phân tích các fictions đó, rồi cuối cùng không có kết luận cụ thể là ai thắng ai thua.
    Học luật ở Mỹ tưởng tượng càng nhiều càng tốt, nhưng ở Việt Nam thì không hẳn thế. Có lẽ cái đó bắt nguồn từ sự khác nhau giữa common law system với civil law system.
    P/S: Nói đến tưởng tượng mới nhớ ông thầy mình bảo khi nghiên cứu lúc nào cũng phải bắt đầu từ cái uncertainty rồi mới end up được ở cái certainty. Mình vẫn chưa hỏi được là ông ý có certain với cái statement đấy không.
    (ghi chú của analyst - bạn, trong bài viết của bạn bạn có dùng từ o-bjective. Chính vì từ này bài của bạn đã bị chặn lại vì lý do HTML không được phép. Về mặt IT mà nói, có website (ví dụ cả trang vietnamlaws họ dùng phương pháp chống cross-scripting attack) cho nên khi bạn vô tình dùng một từ nào đó mà nó bị hiểu lầm là có thể xảy ra trường hợp này nó sẽ không cho bạn chuyển texts của bạn vào trong database entry. Chính vì vậy bạn sẽ thấy mình bỏ một hyphen vào trong từ o-bjective này.)
    Được analyst sửa chữa / chuyển vào 08:29 ngày 22/09/2007
  4. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Pretty, mình trả lời thật ngắn gọn từng câu hỏi của bạn (lần lượt theo thứ tự một hai ba) ở dưới đây nhe. Lý do ngắn gọn là vì đây là topic IRAC mình sẽ quay trở lại viết một bài về sinh viên luật ra trường đi làm trong những lúc đầu tiên (bắt đầu vào làm việc) ở một văn phòng luật ở nước ngoài có hàng trăm luật sư làm việc cùng một lúc (trong một chi nhánh của nó ở một tiểu bang) để Pretty thấy và có kiến thức (giả sử là chưa bao giờ đọc từ trước đến nay về kinh nghiệm này). Sau đó mình sẽ viết một bài khác về cách học tiếng Anh theo suy nghĩ chủ quan của mình để các bạn tham khảo (như mình đã nói rồi đó, in general, một sinh viên luật Việt Nam khổ nhất là học tiếng Anh xuất sắc. Đây là một điều bình thường vì người đó cần phải có năng khiếu ngoại ngữ và nếu không có chỉ là cơ bản con người này không có cái này thì có cái khác mà thôi).
    (1) Khi mình học xong ra làm luật sư với giấy phép hành nghề do tiểu bang cấp, mình có khả năng và kiến thức làm bất cứ một lĩnh vực luật pháp nào. Đó mới là một người được đào tạo tốt ở một trường luật. Vấn đề là có người giỏi cái này nhưng không giỏi lĩnh vực kia. Vì vậy, họ sẽ chọn theo lĩnh vực mà họ thích lúc đó. Mình có nghe nói cách đào tạo ở bên bạn là luật sư thương mại, kinh tế phân ra vân vân (mình giả sử là điều này là đúng đi nhe nếu sai bạn vui lòng cho biết) cho nên sẽ sinh ra chuyện là như bạn hỏi trong câu 1. No way trong trường luật của mình. Khi mình quay lại mình sẽ viết các subjects học như thế nào tụi mình phân ra core subjects chiếm đa số và elective subjects (chiếm thiểu số) cho nên một luật sư ra thì có đồng kiến thức như nhau (do core subjects mà ra) không có việc nói rằng tui chỉ có khả năng làm luật sư kinh tế mà không có khả năng làm luật sư hình sự. Vấn đề chỉ là một luật sư không có kinh nghiệm (vì ở đây cases rất là phức tạp chứ không phải chỉ statutes mà thôi) cho nên không nói sâu trong một lĩnh vực pháp lý được.
    (2) Xin hẹn lại nói thật chi tiết cho bạn thấy về môn học trong trường luật ở bên này trong bài viết tiếp.
    (3) Về câu hỏi thứ ba, như mình đã nói nhiều lần trên room này, trường mình dạy ở đây là dạy cho sinh viên nguyên lý và nguyên tắc của luật pháp chứ không phải dạy cho sinh viên chỉ biết cái mình tạm gọi là "chi tiết" của luật pháp. Nghĩa là theo mình nói là bạn chỉ biết đọc mấy cái luật hiện tại đang hiện hành gì đó mà không học cái nguyên tắc của lĩnh vực học đó. Chính vì thế nó làm cho một sinh viên nếu học vẹt theo kiểu đó thì họ khi bỏ vào trong một hệ thống luật khác họ chẳng biết phải làm gì. Mình cũng đã từng ví dụ rồi đó. Học là phải học như anh ThongTue (và những người tương đương khác trong đây) là khi có một factual situation trong một hệ thống luật khác họ biết nguyên lý cần phải đi tìm là gì. Có thể vì họ không học trong hệ thống luật đó họ không biết chi tiết bằng người học trong đó nhưng họ biết hướng phải đi kiếm là như thế nào. Nếu bạn cứ tối ngày bị giáo viên "tre trẻ" theo cách nói của em Pna dạy cho sinh viên học mà kiến thức cơ bản của luật pháp còn nói lung tung thì chắc chắn rằng ra đời bạn gặp một vấn đề pháp lý mà nó nằm trong luật mới ban hành hoặc bạn chưa học trong trường bạn sẽ "bơi" và bạn không biết phải làm sao. Mình cũng vậy, mình học cũng học tất cả những nguyên tắc và mình không có một kiến thức chuyên môn chuyên sâu trong một lĩnh vực luật. Khi mình đi vào làm, văn phòng luật của mình có một hệ thống gọi là buddy system. Đó là một người do team leader của mình (ông ta là một partner lâu năm rất giỏi nếu không ông ta không thể nào có khả năng lãnh đạo một nhóm luật sư dưới quyền trong một team nhỏ) chọn ra. Buddy này sẽ giúp đỡ cho mình trong công việc khi mình cần đến và không biết phải làm gì (nhưng họ không làm việc cho mình). Trong bài viết đến về kinh nghiệm làm việc cho một văn phòng luật lớn vài trăm luật sư mình sẽ viết kỹ về hệ thống buddy system này. Bạn lưu ý là mỗi văn phòng luật lớn ở bên này sẽ có một hệ thống giúp đỡ riêng cho luật sư mới vào làm việc (hoặc thực tập) cho nên hệ thống buddy trong văn phòng mình chưa chắc là cái chung cho tất cả các văn phòng luật lớn bên này (chỉ có cái là nguyên tắc giúp đỡ sẽ là cùng một hướng nhưng method của nó thì khác nhau). Hệ thống buddy này áp dụng cho toàn thể tất cả các chi nhánh của văn phòng của mình ở bất cứ nơi đâu (consistency). Mong bạn theo dõi và chờ xem và hỏi mình nếu có câu hỏi thêm trong một topic mới mình viết về kinh nghiệm đi làm.
    Đây không liên quan đến Pretty
    (i) Sẽ quay trở lại khi có thời gian viết tiếp theo yêu cầu của em Adamour thân mến về cách đọc facts trong IRAC trong đó giải thích chi tiết về material facts, express facts, implied facts, irrelevant facts (red herring).
    (ii) Cám ơn bài viết của em MucTu nhiều lắm. Anh viết ra đây không bao giờ anh có ý nói rằng phải làm theo đúng cái IRAC này như sinh viên học như anh. Anh không quan trọng method, anh quan trọng result nghĩ là ít nhất một sinh viên phải biết được cách phân tích luật pháp và viết rõ ràng (clear in communications). Nếu một sinh viên luật mà không biết viết rõ ràng thì lỗi là do trường luật đã cho họ pass exams để ra trường. Như anh đã nói nhiều lần trước đây, trường anh học không quan tâm anh nói tiếng anh second language cho nên không thể nào viết clear được hoặc sai chính tả. Họ không care. Nếu không giỏi phải tự biết đi đăng ký lớp học tiếng Anh trong trường cho sinh viên second language. Khi viết essay hoặc khi trả lời problem trong exam mà không viết rõ ràng phân đâu ra đó đâu là issues đâu là law đâu là application of the law to the fact chưa nói đến việc viết sai chính tả thì anh bảo đảm là bị trừ điểm trước đã rồi hãy nói đến là có trả lời đúng hay sai. Vì lẽ đó, nếu ở Việt Nam, cho dù viết tiếng Việt, cũng phải viết rõ ràng đâu ra đó nhìn vào thấy rõ ràng đâu là điều muốn nói chứ không phải là viết như một cái rừng. Đó là nhiệm vụ của trường luật. Chúng ta cứ xem mình là nước đi. Nước còn thô đi qua hệ thống lọc. Nếu lọc tối (good filter) nó sẽ là nước tốt dân uống không bị đau bụng và ngược lại. Nước chỉ là nước mà thôi tự nó không filter nó được.
  5. Constancy

    Constancy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    2.620
    Đã được thích:
    0
    Mình thay mặt các bạn khác trả lời là KHÔNG.
    Nhưng mình muốn nói thêm đôi chút thế này.
    - Theo mình biết thì ở Mỹ, muốn học Luật thì bạn phải có một bằng Đại học. Cái này là bắt buộc. Khi đó thì bạn cũng đã có những kiến thức xã hội nhất định (mà mình nhớ là trong một post bạn có nói, thường là những người muốn học Luật ở Mỹ thì họ chọn bằng Đại học đầu tiên là liên quan đến các ngành xã hội, chỉ có bạn, hãn hữu, nên chọn IT thôi). Và mình suy đoán là những môn học về khoa học xã hội là bạn đã được tiếp thu khi học bằng ĐH thứ nhất.
    Trong khi đó, ở VN mình, tốt nghiệp phổ thông là bạn có thể đăng ký vào trường Luật. Khi đó, bạn hình dung xem, bạn cũng còn "ngây thơ" lắm, nên sẽ phải được bồi dưỡng kiến thức xã hội từ từ. Vì thế mà Kinh tế chính trị, Lịch sử Đảng, Triết học, ... thiết nghĩ cũng là có ích. (Xin tạm đừng comment về nội dung các môn học này, hãy cứ tự hiểu là ở VN, đó được coi là các môn xã hội cơ bản. hihi).
    - Cũng theo mình biết, ở Mỹ, học Luật ra bắt buộc bạn phải là luật sư. Rồi sau đó bạn mới có khả năng đảm nhiệm các vị trí khác trong ngành luật (như thẩm phán chẳng hạn,...)
    Trong khi ở VN, như mình đã nói ở bài post trước trong chủ đề này, học Luật ra, các cử nhân Luật có nhiều sự lựa chọn. Một trong các sự lựa chọn đó là trở thành Luật sư. Nhưng ko có nghĩa là đương nhiên thành Luật sư. Cái này chắc là ai cũng rõ. Và chắc ai cũng rõ là tại Học viện tư pháp - nơi đào tạo nghề Luật sư, bạn sẽ được học một môn dạng method phân tích tình huống (kiểu như IRAC, có thể ko được bài bản như vậy, nhưng nói chung là cũng có "khái niệm").
    Mình ko kết luận vì thiết nghĩ "mọi so sánh đều là khập khiễng". Hãy để mỗi người tự có câu trả lời riêng.
    Tuy vậy, rất mong các ý kiến phản hồi của các bạn.
    Constancy
    -------------
    @Gửi riêng bạn Muc_tu:
    Trước tiên là xin lỗi bạn nếu bạn viết của mình có làm bạn phiền lòng đôi chút. Có khi lúc đó cũng hơi "bốc".
    Mình ko có ý định bênh vực cho cách đào tạo Luật ở nước nhà. Bởi "sự thật luôn luôn là sự thật". Tuy nhiên, mình muốn rằng các bạn đừng ca ngợi quá lời cũng như chê bai hết lời. Tỉ dụ như là để cổ vũ anh analyst nói về IRAC thì bạn phải hết lời ca ngợi (Mong anh analyst hiểu theo nghĩa positive nhé). Cũng có nhiều cách để hưởng ứng anh ý mà.
    Luật sư mà, luôn nhìn sự việc bằng cái nhìn đa chiều, đánh giá cũng đa chiều và ngôn từ phải cực kỳ khéo léo. (giống như anh analyst nói là: không phải cứ thấy vi phạm là thấy phạm tội ấy)
    Chia sẻ với bạn một chút quan điểm nha. Cons.
    Được constancy sửa chữa / chuyển vào 21:13 ngày 27/09/2007
  6. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Hôm nay tình cờ tớ có một bạn hỏi về một vấn đề của luật di trú mà câu hỏi đó thuộc vào vùng grey area của luật pháp (nghĩa là nó không thể nào thấy rõ ràng trong quy định mà phải lý giải nó và trả lời). Nếu bạn chưa bao giờ biết dùng IRAC và muốn xem dùng nó trong thực tế như thế nào, bạn hãy xem ví dụ trong đó mà tớ đã cố gắng dành thêm thời gian ghi ra rõ ràng từng điểm một trong IRAC. Trong thực tế cuộc sống hành nghề bạn không cần phải tốn thời gian của khách hàng như vậy bằng những headings nhưng bạn cũng phải phân tích theo một logic như thế là hỏi vấn đề gì, luật liên quan là luật nào, áp dụng vào case như thế nào và kết luận của bạn ra sao. Trong văn phòng tớ thì yêu cầu là phải ghi kết luận trước rồi mới ghi bằng chứng lý lẽ theo sau vì khách hàng không có nhiều thời gian đọc luật và họ không quan tâm họ chỉ quan tâm là câu hỏi họ trả lời thế nào. Bất chấp, logic giải quyết luật pháp bạn cũng không thể nào bỏ qua một điểm nào và bạn phải nhớ là khi người ta hỏi bạn một tràng dài hàng chục hàng trăm từ bạn phải nhận ra người ta hỏi cái gì, hỏi bao nhiêu câu, bạn phải trả lời đúng vào câu người ta hỏi không hơn không thiếu không lan man dài dòng không trả lời câu người ta không hỏi bạn. Cách mà hỏi bạn một câu bạn quote ra một đống luật và không áp dụng luật đó vào trong thực tế người hỏi cũng không phải là cách làm việc của một người học luật và dùng logic học vì bạn chỉ mới nói được 1/2 của luật mà thôi và nó thể hiện bạn không biết áp dụng luật vào cuộc sống.
    http://www9.ttvnol.com/forum/Oz/265935/trang-77.ttvn
  7. analyst

    analyst Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2004
    Bài viết:
    1.550
    Đã được thích:
    0
    Các bạn, tớ vừa đọc được hai bài viết dưới đây xin trích lại cho các bạn xem với mục đích giải thích thêm cho các bạn nào muốn tìm hiểu về một (trong những) cách thức phân tích một vấn đề pháp lý của một người học luật và làm luật.
    (i) Trong bài viết đầu tiên họ cũng đã viết rất chi tiết bằng tiếng Anh từng element một trong IRAC
    http://lawnerds.com/guide/irac.html#TheIRACFormula
    (ii) Trong bài viết số hai, giáo sư Kerr đã viết một bài viết rất cơ bản dành cho những người nào vừa mới học xong một đại học non-law và còn bỡ ngỡ khi bước vào trường luật học. Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của các dạy ở trường luật hoàn toàn khác với cách dạy của bằng đại học non-law trước đó. Trong bài viết này, sau khi đọc xong, giả sử rằng bạn là người có tiếng Anh có thể đọc được nó, bạn sẽ biết những điểm trong số nhiều điểm (inter alia) như sau:
    (a) Trong bài viết của tớ tớ hay nhấn mạnh là một người học luật phải biết cách đọc facts và bổn phận của trường luật phải có trách nhiệm rèn luyện cho sinh viên kỹ năng đọc facts (ngoài kỹ năng đọc và phân tích luật pháp và áp dụng luật pháp vào trong facts). Tớ xem một số câu hỏi trong trường ở trên này, câu hỏi rất là ngắn và hầu như không có facts để sinh viên phân tích cả hai phía buộc tội và bào chữa. Lấy ví dụ, "một công ty sản xuất bột ngọt cho chất thải ra ngoài làm ô nhiễm nguồn nước, nông dân xung quanh muốn kiện họ. Vui lòng cho biết tình tiết pháp lý của vụ kiện". Hỏi kiểu này làm sao sinh viên có đủ facts để tranh luận đây. Thậm chí câu hỏi "D biết là xe không có giấy tờ mà vẫn đi cầm". Đó không phải là facts của case, đó là opinion của người viết. Bạn hãy xem bài viết của Kerr về điều ông nhấn mạnh về tại sao phải đọc facts.
    (b) Ký hiệu nhận diện ra từng case một trong common law (có thể không cần xem).
    (c) Thế nào là per curiam, thế nào là stare decisis, thế nào là obiter, thế nào là dissenting, thế nào là appellate.
    (d) Đọc một legal case của common law phải đọc ra được cái gì.
    (iii) Trước khi đọc bạn phải lưu ý cái này, đây là văn bản tiếng Anh nếu bạn không có đủ tiếng Anh bạn đừng nên click vào để xem. Nó là văn bản khô khan không phải kiểu tình yêu như Nhật Ký Hoàng Anh cho nên nếu bạn không quan tâm và không muốn học thêm bạn hãy đọc cái khác. Nếu bạn đọc mà không hiểu bất cứ điểm nào của nó vui lòng post lên hỏi tớ. Chúc bạn có thêm kiến thức.
    http://volokh.com/files/howtoreadv2.pdf

Chia sẻ trang này