1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải thích cho tớ vì sao các bạn thích nhạc của Đan Trường , Lam Trường ?

Chủ đề trong 'Nhạc Pop' bởi fanofPC, 20/01/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Mellyvee sửa bài tui hoài nghen ^_^
    H.Nhân
  2. pminh

    pminh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/12/2001
    Bài viết:
    470
    Đã được thích:
    0
    Ai định nghĩa "nhạc bác học" là gì hộ cái. Nhưng phải biết mới nói à nghen, đừng tự sáng tạo như bà mellyvee.
  3. lorela

    lorela Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Nhạc bác học chắc là do mấy cái đầu bác học viết ra đó. Opera thì tui chưa nghe nhưng mà Progessive và Pink Floyd được tính không? Tui thấy nó cũng bác học phết đấy. Viết ra một concept album tất nhiên khó hơn 1 album bình thường, không phải ai cũng viết được, mà để nghe và hiểu được cũng phải nghe rất công phu cầu kỳ. Phải không ạ?
  4. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    Cầu kỳ chưa chắc là hay và cũng không có nghĩa là không ai làm được ^_^ thật ra mà nói nhạc càng ngắn gọn, dễ hiểu mà lại càng nghe càng thấm mới thật sự là hay. "Nghe đi nghe lại vẫn có cái cảm giác ban đầu" - trích thằng bạn tui nói, tui thấy đúng.
    Cầu kỳ gắn vô bác học không thuyết phục.
    H.Nhân
  5. lorela

    lorela Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Tui đâu nói nhạc làm cầu kỳ, nhưng nó sâu sắc và tất nhiên, hay. Như cái The Wall của Pink, chứa đựng bao nhiêu là thứ như sức ép XH, chiến tranh, giáo dục, tình yêu, chủ nghĩa độc tài.... càng nghe càng thấy hay, càng nghe càng ngấm. "Bác học" làm ta liên tưởng tới những thứ to lớn, rối rắm, sâu sắc. Nếu đơn giản thì đâu gọi là bác học.
  6. hnhan

    hnhan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/04/2002
    Bài viết:
    2.161
    Đã được thích:
    0
    um... "Bác học" theo tiếng Việt mình là học rộng, hiểu nhiều, chứ không phải là "làm liên tưởng tới những thứ rối rắm".
    Tui chỉ đồng ý nếu gọi một nghệ sĩ là "bác học", chứ âm nhạc thì không.
    H.Nhân
  7. lorela

    lorela Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/04/2002
    Bài viết:
    398
    Đã được thích:
    0
    Ờ bác nói thế cũng được. Những tác phẩm thực sự hay như vầy chắc bác diễn tả bằng từ khác. "bác học", "rất hay", "hay dữ dội"... cùng một ý thôi mà. Tui cũng không thích dùng từ bác học lắm, nghe không khiêm tốn.
  8. cream_italy

    cream_italy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/03/2002
    Bài viết:
    393
    Đã được thích:
    0
    Mong muốn trở thành một rocker mà lại chẳng biết tẹo gì về nhạc bác học thì xin anh về nghe Pop cho em nhờ...nói Pinkfloyd là nhạc bác học nghe đau tai lắm.
    Ngày xửa ngày xưa,trong forum nọ có một chú Nhợn và một chú Gà...Chú Nhợn kêu ụt ịt...chú Gà gáy o` o' o o
  9. BopBopBaby

    BopBopBaby Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2002
    Bài viết:
    775
    Đã được thích:
    0
    Tôi chưa bao giờ nghe một định nghĩa đáng tin cậy về cái gọi là "nhạc bác học". Chỉ nghe mọi người nói thế, rồi cho rằng loại này là bác học, loại kia thì không mà thôi. Ta tạm thời cứ cho rằng có "nhạc bác học" vậy. Vậy thì nhạc bác học khác với nhạc không phải bác học ở chỗ nào ?
    Lấy ví dụ nhạc Jazz, hẳn bạn sẽ "khó chịu" khi nghe nhạc Jazz lần đầu, vì bạn thấy rằng bạn hay bị hẫng, không được thưởng thức trọn vẹn. Đó là bởi ở giữa những nốt nhạc được chơi, có những nốt câm mà bạn phải tự "chơi". Tức là, giả sử bản nhạc có đoạn " đô rê mi " thì thông thường bạn chỉ nghe "đô rê" thôi. Và bạn phải tự ngân cái nốt mi còn sót đó. Bởi vì bạn phải tự chơi như vậy nên nó yêu cầu bạn phải có khả năng cảm thụ và liên tưởng. Có phải vì thế người ta mới cho rằng Jazz là một thể loại nhạc bác học ?
    Cũng tương tự đối với nhạc giao hưởng. Bạn phải nghe và biết tưởng tượng. Bởi vì theo tôi, nhạc giao hưởng bao giờ cũng có sức gợi cảm và gợi cảnh. Giả sử bạn nghe bản " Nhạc buồn" của Chopin mà ko thấy có chút nao lòng thì hoặc là bạn nghe ko đúng lúc, hoặc bạn (xin lỗi) ko biết nghe. Hay như trong bản " Hồ thiên nga" của Tchaikopxki, có một đoạn mà khi nghe, ta cảm thấy rợn người, lạnh người vì hồ nước rộng mênh mông và vắng lặng.
    Đó là vài ví dụ xin được đưa ra theo quan niệm cá nhân. Có gì sai sót xin được thứ cho, hehe.
    Được BOPBOPBABY sửa chữa / chuyển vào 20:27 ngày 13/03/2003
  10. thu6ngay13nam2002

    thu6ngay13nam2002 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/08/2002
    Bài viết:
    210
    Đã được thích:
    0
    hic, có 1 lỗi mà không tha thứ được, đó là Jazz mà ghi trhành Zazz, hic, chuối như con cá đuối. Tội nghiệp nhất là dòng Jazz của tui bị ghi sai tên...hichic, Sai cơ bản wá, cho nên những gì BopBopBaby nói, hic, khó tin ... hehehe

Chia sẻ trang này