1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải thích lực đẩy Archimede

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi werty98, 01/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Câu hỏi hay đấy!
    Theo tôi, trong tự nhiên, áp suất chất khí và chất lỏng gây ra do lực hấp dẫn của trái đất.
    Lực đẩy acsimet tôi nhớ là chứng minh bằng cách: vi phân diện tíhc vật nhân với vector áp lực thành áp lực phân tố, lấy tích phân lại thì đúng hệt cái công thức của ông già cởi truồng kia. Áp lực thì phải lấy cả gia số áp lực do thay đổi độ sâu, nghĩa là có cả thành phần là trọng lượng riêng và độ sâu, cho cả phía trong và ngoài vật đang xét.
  2. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Tớ nhớ là:
    1/ Chứng minh được
    2/ Vẫn đúng, tuy nhiên không đều thì phải tính bằng trọng lượng riêng trung bình.
    3/ Độ nhớt không ảnh hưởng
    4/ Thấm nước không ảnh hưởng, ngoại trừ có phản ứng hóa học giữa nước với vật chìm trong nước, hoặc chất khí đựng trong bình. Đó là giả thiết thôi, còn thực tế vật thấm nước được sẽ bị mất khí -> bài toán thay đổi điều kiện biên rồi!!!
  3. khengkhec

    khengkhec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Đồng ý với bác này
  4. khengkhec

    khengkhec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Cái này là vật lý lớp 8 mà. Đâu cần phải áp suất chất gì đâu. Thực ra các bác chỉ nói lại những tính chất của chất lỏng và chất khí mà mọi người đã thừa nhận từ lâu, chẳng thấy gì mới. Tính chất đẳng hướng và truyền áp suất nguyên vẹn của chất lỏng ( cái này được thừa nhận bằng thực nghiệm đấy ạ). Em đồng ý với 1 số ý các bác nói về ASC khi nói về chất lỏng nhưng có lẽ đó chỉ là cách diễn đạt khác đi so với trước kia thôi
    Vài ý kiến thiển cận mong các bác lượng thứ
  5. khengkhec

    khengkhec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    1. Bản chất của cái cân là so sánh khối lượng tương đối của 1 vật nào đó đối với 1 vật chuẩn.
    khối lượng của khối kilôgam chuẩn quốc tế, làm từ hợp kim platin-iridi, được tổ chức BIPM lưu giữ trong điều kiện miêu tả theo BIPM 1998 (Khối kilôgam tiêu chuẩn được lưu giữ tại BIMP được chế tạo từ 90% platin và 10% iridi thành một hình trụ tròn đường kính 39 mm, cao 39 mm và mỗi 10 năm người ta sẽ dựa vào cái này để chuẩn hoá lại đơn vị khối lượng 1 lần và cái này em thấy nó đặt trong môi trường chân k thì phải)
    Tương tự có định nghĩa Mét :khoảng cách mà ánh sáng truyền được trong chân không trong khoảng thời gian của 1 / 299 792 458 giây, còn Giây là Khoảng thời gian bằng 9 192 631 770 lần chu kỳ của bức xạ điện từ phát ra bởi nguyên tử Ce 133 khi thay đổi trạng thái giữa hai mức năng lượng đáy siêu tinh vi.
    2. Em xin hỏi vậy cái gì làm cho không khí bao quanh trái đất mà không bay đi. Theo Vật lý cổ điển thì đó là trường lực hấp dẫn. Mỗi vật chất đều có trường này, vật có khối lượng càng lớn thì trường càng rộng. Đó là lý do tại sao không khí không bao quanh lấy quả táo mà bao quanh trái đất, cho dù đây đều là 2 vật thể trong không gian( quả táo quá nhỏ nên trường không đáng kể so với trái đất )
    3. Áp suất tác dụng lên 1 tiết diện thì sẽ sinh ra lực thôi, có gì khó hiểu.
    Vài ý kiến ngu muội mong được các bác chỉ bảo thêm
  6. royalgia

    royalgia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2006
    Bài viết:
    1.354
    Đã được thích:
    0
    Bác Khengkhec là thành viên mới à, chào mừng bác nhé.
    Bác đưa ra mấy định nghĩa rất bổ ích.
    Nghe khẩu khí bác chắc là mới đọc ASC lần đầu.
    Chỉ tặng bác 2 chữ " bảo trọng ".
  7. khengkhec

    khengkhec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Vâng, em cũng rất thích diễn đàn này, có điều hơi căng thẳng quá thì phải. Làm tí cho mát mẻ nào
  8. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0
    i) Có lẽ là không, vì thời đó, người ta chưa có khái niệm áp suất. Khái niệm lực chắc cũng chưa rõ ràng. Câu này tôi phát biểu mang tính chất phỏng đoán vậy.
    ii) Bản chất của lực đẩy Acsimet là sự chênh lệch áp suất ở các vùng khác nhau trên vật. Giá trị của lực là kết quả của một phép tính tích phân mặt. Khi chất lưu phân bố không đều hay chuyển động thì phép tính tích phân vẫn đúng còn công thức lấy thể tích x khối lượng không còn ý nghĩa vì khối lượng riêng phải tính tại từng điểm.
    iii) Độ nhớt được hiểu là lực cản khi các vật trôi trong chất lưu. Vậy nếu vật đứng yên thì chẳng ảnh hưởng gì.
    iv) Câu hỏi thứ tư này đặt ra có vẻ không khoa học!
  9. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Về câu hỏi số 2, ban đầu mình cũng nghĩ giống bạn. Nhưng sau khi suy nghĩ về vấn đề làm thế nào để tính được áp suất tại mỗi điểm trên bề mặt vật thể thì mới thấy câu trả lời như vậy là hơi vội vàng.
    Về câu hỏi số 4, bạn có thể chỉ ra chỗ không khoa học được không?
  10. cadzot

    cadzot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    164
    Đã được thích:
    0

    Về câu hỏi số 2, ban đầu mình cũng nghĩ giống bạn. Nhưng sau khi suy nghĩ về vấn đề làm thế nào để tính được áp suất tại mỗi điểm trên bề mặt vật thể thì mới thấy câu trả lời như vậy là hơi vội vàng.
    Về câu hỏi số 4, bạn có thể chỉ ra chỗ không khoa học được không?
    [/quote]
    Nếu bạn đã nghĩ đến việc tính áp suất tại từng điểm thì có lẽ tôi đã vội vàng thật!
    Phải chăng lúc này chúng ta sẽ dùng lí thuyết về chất lưu động và dùng định luật Béc nu li? Riêng về định luật này thì thật không dễ hiểu tí nào. Các công thức ban đầu được xây dựng cho một "ống dòng" nhưng lại đem áp dụng cho hầu như mọi đối tượng, ví như máy bay bay trong không khí chẳng hạn. Việc giải thích hiện tượng "cú sút quả chuối" chỉ là máy móc. Tiếc thay nhiều bạn không nhận ra sự máy móc đó và cứ tán dương nó mãi.
    Nếu bạn hiểu rõ về định luật này, bạn hãy cho chúng tôi tham khảo nhé! Và cả câu hỏi thứ hai của bạn nữa.
    Và nếu thế thì câu trả lời cho câu hỏi thứ 4 cũng có thể vội vàng. Tôi cho là không khoa học vì khi có sự thấm nước, ta sẽ phải tính thêm áp suất dính ướt. Nếu vậy với một mặt cong phức tạp thì có tính được tích phân không? Có dẫn đến một hàm theo thời gian của lực Ác si mét không?

Chia sẻ trang này