1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải thích lực đẩy Archimede

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi werty98, 01/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Nếu bạn đã nghĩ đến việc tính áp suất tại từng điểm thì có lẽ tôi đã vội vàng thật!
    Phải chăng lúc này chúng ta sẽ dùng lí thuyết về chất lưu động và dùng định luật Béc nu li? Riêng về định luật này thì thật không dễ hiểu tí nào. Các công thức ban đầu được xây dựng cho một "ống dòng" nhưng lại đem áp dụng cho hầu như mọi đối tượng, ví như máy bay bay trong không khí chẳng hạn. Việc giải thích hiện tượng "cú sút quả chuối" chỉ là máy móc. Tiếc thay nhiều bạn không nhận ra sự máy móc đó và cứ tán dương nó mãi.
    Nếu bạn hiểu rõ về định luật này, bạn hãy cho chúng tôi tham khảo nhé! Và cả câu hỏi thứ hai của bạn nữa.
    Và nếu thế thì câu trả lời cho câu hỏi thứ 4 cũng có thể vội vàng. Tôi cho là không khoa học vì khi có sự thấm nước, ta sẽ phải tính thêm áp suất dính ướt. Nếu vậy với một mặt cong phức tạp thì có tính được tích phân không? Có dẫn đến một hàm theo thời gian của lực Ác si mét không?
    [/quote]
    Hi hi đụng phải cao thủ rồi
    Những vấn đề này tôi chưa tìm hiểu tới, nếu bạn biết phần nào thì mong được chỉ giáo.
    Những câu hỏi tôi đưa ra, nhất là trong các topic của tôi tạo, đều là những vấn đề tôi chưa hiểu hoặc là cảm thấy chưa hiểu thấu đáo nên mới đưa lên cho mọi người cùng bàn, hy vọng là học hỏi được thêm. Còn những kiến thức mà tôi cảm thấy đã hiểu rõ thì không bao giờ mang ra đánh đố mọi người, nếu ai có hỏi thì trả lời thôi. Chúc vui.
  2. emyeuoi1984

    emyeuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    Hi hi đụng phải cao thủ rồi
    Những vấn đề này tôi chưa tìm hiểu tới, nếu bạn biết phần nào thì mong được chỉ giáo.
    Những câu hỏi tôi đưa ra, nhất là trong các topic của tôi tạo, đều là những vấn đề tôi chưa hiểu hoặc là cảm thấy chưa hiểu thấu đáo nên mới đưa lên cho mọi người cùng bàn, hy vọng là học hỏi được thêm. Còn những kiến thức mà tôi cảm thấy đã hiểu rõ thì không bao giờ mang ra đánh đố mọi người, nếu ai có hỏi thì trả lời thôi. Chúc vui.
    [/quote]
    mới định vào chổ này giải trí chút gặp liên tục một đống ASC nên thiệt tình muón chạy, nhưng góp ý chút với người lập topic!
    câu cần bàn là câu lưu chất chuyển động và vật thấm nước: lưu chất chuyển động thì lực đẩy acimet vẫn như cũ, nhưng giá trị lực tác động vào vật không như lưu chất tĩnh. vì: lưu chất chuyển động qua một vật thể bất kì(dù đối xứng) cũng tạo ra các nhiễu động, giả sử lưu chất là nước hay chất lỏng không nén được thì áp dụng định luật bernoulli là có thể tính tốt, với lưu chất nén được thì tùy vào vận tốc dòng mà tính theo công thức nén hay vẫn dùng bernoulli. Nói xa xôi ko rõ thì ví dụ, tàu cánh ngầm, khi đứng yên thì acimet chỉ đủ giữ ko chìm, khi chuyển động, tức coi như dòng nước đi ngược làm thay đổi lực, trường hợp này là lực nâng lên làm tàu nâng cao giảm đáng kể sức cản sóng. tạm vậy là hiểu rồi
    câu cuối: giả sử vật thấm được thì ko bảo toàn điều kiện, vi phân phần tử mặt thì giống như dòng chảy qua lưới tổ ong, cái này lực đầu acimet có, lực masat có, cộng thêm các hiệu ứng đường ống vi phân,(lối vào ống..) thì ko phải đơn thuần là lực acimet, nhưng nếu trả lời thì bảo đảm acimet thay doi. than!!!!!!!!!!!!!!!!!
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Các bác chú ý đến định nghĩ lực đẩy acsimet xem nào?
    Em thấy chẳng thay đổi tí nào khi thấm nước cả, chỉ hiểu là thể tích của vật không bao gồm cả thể tích khí ở trong vật. Nếu xét đến liên kết bề mặt của nước và vật thì lại thuộc về lí hoá mất rồi, không phải lí cơ!
  4. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Một vật thấm nuớc ,thuờng thì nó rã ra, vậy lúc đó tỷ trọng của nó tuơng đương với nuớc rồi. Ta trừ bớt thể tích thấm nuớc, và sẽ tính lực đẩy Archimede trên thể tích còn lại

Chia sẻ trang này