1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giai thoại, điển tích văn học Việt Nam.

Chủ đề trong 'Văn học' bởi gaiguy, 09/11/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. gaiguy

    gaiguy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Giai thoại, điển tích văn học Việt Nam.

    Nhân ghé qua box Văn học, thấy các bác vui vẻ quá nên em cũng xin góp vui. Giai thoại, điển tích trong Văn học VN rất thú vị với rất nhiều màn chơi chữ, hoạ thơ của các bậc danh nhân, nên chăng chúng ta cùng bàn luận cho vui . Âu cũng là để thêm hiểu, thêm yêu tiếng Việt, góp phần vào công cuộc làm trong sáng ngôn thứ tiếng nói rất nhiều bản sắc này.
    Người xông đất cho topic này là một vị minh quân rất nổi tiếng với tài trị nước an dân và rất yêu văn thơ, người sáng lập ra diễn đàn thơ nổi tiếng Tao Đàn, Lê Thánh Tông hoàng đế.


    Câu thơ nên nghĩa.​
    Vua Lê Thánh Tông, tên thực là Tư Thành, lúc còn niên thiếu thường gọi là hoàng tử Hiệu sinh năm 1442 và mất năm 1497. Ông là con Lê Thái Tông và bà Ngô Thị Ngọc Giao. Là một người thông minh chăm chỉ cùng tư chất rất tốt nên ông thông thạo các môn kinh, sử, luật, lịch, thi, hoạ. Trong đó ông đặc biệt ưa thích văn học.
    Tương truyền vào một buổi chiều tà mùa hạ, hoàng tử Hiệu đi hóng mát trên bờ sông vùng Tống Sơn (Thanh Hoá) tình cờ gặp một cô gái đương vo gạo ở một bến nọ. Nhan sắc tuyệt vời của cô gái khiến hoàng tử ngẩn ngơ hồi lâu. Tần ngần mãi vị hoàng tử trẻ tuổi đánh liều đọc bỡn một câu rằng:
    Gạo trắng, nước trong, mến cảnh lại càng thêm mến cả ...
    Câu văn của hoàng tử tuy còn bỏ lửng nhưng ý nghĩa đã quá rõ ràng. Cô gái nghe xong vẫn cúi đầu làm thinh. Mãi lúc cắp rá gạo ra về, cô mới ngoái cổ đáp lại:
    Cát lầm, gió bụi, lo đời đâu đấy hẵng lo cho ....
    Câu này cũng bỏ lửng, thiếu chữ như câu trên nhưng ý nghĩa cũng rất rõ ràng. Ý cô rằng, đời đang loạn lạc, làm thân nam nhi nên ra tay giúp đời trước sau đấy hẵng lo đến chuyện mình hay chuyện của ai đó.
    Nghe vậy, hoàng tử càng thêm phần yêu mến hồng nhan. Sau đó truyện thế nào hẳn mọi người cũng có thể đoán được, hồng nhan tri kỉ này về sau trở thành Ngọc Hằng hoàng hậu, người vợ yêu quí của Thánh Tông hoàng đế.


    ------------------------------------------------------------
    see me, feel me, touch me, heal me
    see me, feel me, touch me, heal me......
  2. gaiguy

    gaiguy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Câu đối nhà hàng nước.​
    Lê Thánh Tông là một vị vua rất thích đi vi hành vào những dịp lễ hội.
    Vào một lần nhân dịp Tết, ông hoà mình vào dân chúng đi chơi phố. Tới một hàng nước, thấy ko có câu đối tết (theo phong tục thì vào dịp tết mỗi nhà đều treo câu đối, thông thường câu đối đều mang tính chất và đặc điểm của riêng mỗi nhà), nhà vua mới viết hộ một câu đối như sau:
    Nếp giầu quen thói kinh cơi, con cháu nương nhờ vì ấm.
    Việc nước ra tay chuyển bát, bắc nam đâu đấy lại vào hàng.

    Câu đối này lan truyền tới tai triều đình, các vị đình thần đều rất kinh ngạc và ra lệnh điều tra xem người viết là ai mà câu đối chẳng những tả thực một hàng trầu nước (giầu, cơi, ấm, nước, bát, hàng ...) nhưng lại ngụ ý một cái trí ko nhỏ chỉ việc kinh bang tế thế, trị nước an dân. Nhưng điều tra mãi vẫn ko ra. Việc đến tai nhà vua thì ông chỉ cười thầm.
    ------------------------------------------------------------
    see me, feel me, touch me, heal me
    see me, feel me, touch me, heal me......
  3. gaiguy

    gaiguy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Đây cũng là một câu chuyện về câu đối nhà vua viết.
    Xanh vàng đỏ tía.​
    Cũng vào dịp tết Nguyên đán, vào tối ba mười, vua Lê Thánh Tông giả làm học trò đi chơi xem phố phường. Qua nhà một người đàn bà làm nghề thợ nhuộm, thấy nhà ko có câu đối, nhà vua mới hỏi làm sao. Người đàn bà kêu rằng goá chồng, con trai đi học xa, nhà vua mới lấy giấy bút viết hộ câu đối:
    Thiên hạ thanh hoàng giai ngã thủ
    Triều trung chư tử tổng ngô gia.

    Dịch là:
    Xanh vàng thiên hạ đều tay tớ
    Đỏ tía triều đình bởi cửa ta.

    Câu đối này cũng mang đặc điểm của nhà thợ nhuộm nhưng cũng hàm chứa khẩu khí của một ông vua. Và câu đối này cũng làm đau đầu mấy ông quan triều đình.
    ------------------------------------------------------------
    see me, feel me, touch me, heal me
    see me, feel me, touch me, heal me......
  4. gaiguy

    gaiguy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2001
    Bài viết:
    260
    Đã được thích:
    0
    Tận thu lòng dạ thiên hạ. ​
    Lại vào một dịp Tết khác, nhà vua giả làm thường dân ra phố chơi xuân. Thấy đâu đâu cũng la liệt câu đối ca ngợi cảnh thái bình thịnh trị, trong lòng ông cảm thấy rất vui thích. Riêng một nhà nọ lại chẳng treo đèn, kết hoa, câu đối gì hết. Nhà vua rẽ vào hỏi, chủ nhà mới trả lời:
    - Chả giấu gì bác, nhà cháu làm cái nghề hèn hạ quá nên chẳng dám phô trương làm gì cho tủi nhục.
    + Sao lại có nghề nào gọi là hèn hạ?
    - Dạ, nhà cháu chuyên đi hót phân người để bán thôi.
    Nghe vậy, nhà vua cả cười nói rằng:
    + Nếu vậy nhà bác đây là sang trọng bậc nhất, mà nghề của bác cũng vẻ vang bậc nhất, câu đối nhà bác nếu dán lên cũng hay bậc nhất, việc gì mà phải tủi nhục.
    Nhà vua bảo chủ nhà chuẩn bị giấy để ghi câu đối. Mặc dù hơi nghi ngờ vì câu nói của ông khách lạ, tuy sợ bị bỡn cợt nhưng ông chủ nhà vẫn lấy giấy bút ra. Hai câu mà nhà vua ghi hộ như sau:
    Ý nhất nhung y, năng đảm thế gian nan sự.
    Đề tam xích kiếm, tận thu thiên hạ nhân tâm.

    Dịch nghĩa:
    Khoác một áo bào, đảm đang khó khăn thiên hạ.
    Cầm ba thước kiếm, tận thu lòng dạ thế gian/b].

    Quả là một câu đối hết sức tài tình và cũng ko kém phần hài hước, ông đã chơi chữ rất tài mà ko ai có thể bắt bẻ được. Mô tả công việc hót phân mà trí lớn vẫn được thể hiện rõ.
    ------------------------------------------------------------
    see me, feel me, touch me, heal me
    see me, feel me, touch me, heal me......
  5. Linhtinh

    Linhtinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/04/2001
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Minh thi chang biet gi ve van hoc voi ca giai thoai dien tich nhung thay ban Gaiguy gi do nhiet tinh ghe co, tu nhien minh cung co them chut hung thu de trau doi kien thuc.
  6. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Sao ba'c Gaiguy không tiếp tục chủ đề này nhỉ? Tịt ngòi rồi sao bác? (Dạo này không có gaiguy châm chọc trong các box thấy bùn quá đi mất!)
    Will you do me a favour?
  7. homoerectus

    homoerectus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Cho anh hưởng ứng phát nhở bé pittypat :
    Câu đối kén chồng
    Xưa ở làng Cổ Am thuộc huyện Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương có cụ tú mở trường dạy học. Trong số học trò có Văn Quế là người xuất sắc, văn bài bao giờ cũng được thầy khen bạn phục. Quế không những hay chữ Hán mà còn có tài Nôm. Một hôm thầy ra một câu rằng:
    "Trai Cổ Am học trường Cổ Am"
    Văn Quế ứng khẩu đối ngay một câu thật chọi:
    "Gái Hà Nội bán hàng Hà Nội"
    Gần trường có ông phủ về hưu, có một tiểu thư kiều diễm đã đến tuổi lấy chồng. Học trò bên cụ tú thường vẫn ngấp nghé. Quế ta vẫn thầm yêu trộm nhớ, ngặt vì thân phận hàn sĩ nên "đũa mốc"chẳng dám chòi "mâm son"vẫn rụt rè chưa dám gì
    Tình cờ một buổi tối nọ, quan phủ sang chơi. Cụ tú liền đem bài của học trò ra khoe. Quan xem xong, quay ra đám học trò nói:"Con bé Sen nhà tôi cũng đã theo đòi được ít nhiều nghiên bút đang muốn kén bạn trăm năm. Nó có ra một vế đối, nếu ai đối được thì nó xin nâng khăn sửa túi".
    Cả bọn học trò đều nhao nhao xin đối. Ông phủ liền đọc:
    "Cô Sen mặc yếm hoa sen, đứng ở hồ sen chờ người quân tử"
    Các trò khác đều ngẩn người, kẻ tính bằng, người nhẩm trắc còn đang bí thì Văn Quế đã mau lẹ đáp:
    "Cậu Quế mặc đồ cánh quế, trèo lên cung quế bế chị hằng nga"
    Ðối xong, cả trường đều cười ầm, quan phủ cũng cười rồi tấm tắc khen và hứa nếu Quế học thành tài thì sẽ gả con gái cho.
  8. homoerectus

    homoerectus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Cô dâu thử tài chồng
    Có anh học trò nổi tiếng hay chữ. Khi anh cưới vợ, tối hôm động phòng hoa chúc, cô dâu đóng cửa buồng, ra cho một câu đối bảo hễ đối được thì mới mở cửa cho vào:
    "Hang Thiên Thai then khoá động đào, đóng chặt lại kẻo chàng Lưu quen lối cũ."
    Cô dâu tả cảnh mình lúc ấy mà lại dùng điển "Lưu Thần nhập thiên thai" kể cũng không dễ đối.
    Nhưng chú rể nào phải tay vừa, cũng lấy ngay tích Bái Công nhà Hán dẫn quân vào cửa Hàm Cốc để chọi lại:
    "Cửa Hàm Cốc lỏng khuôn tạo hoá, mở toang ra cho ông Bái dẫn quân vào!"
    Cô dâu nghe xong, chịu chồng là giỏi, liền mở cửa ngay.
  9. homoerectus

    homoerectus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Một thí sinh bướng bỉnh
    Vào khoảng cuối đời Lê có Nguyễn Hoè, một học sinh sắc sảo (không rõ lai lịch ra sao) đi thi hương. Quan chủ khảo năm ấy cũng tên là Hoè, vì thế khi xướng quyển người ta kiêng tên quan phải đọc chệch là Nguyễn Huề. Nguyễn Hoè biết thừa nhưng cố tình không chịu vào. Người xướng quyển xướng đi xướng lại mấy lần, mọi người đã vào hết, riêng Hoè vẫn còn đeo ống quyển đứng yên. Cuối cùng, người xướng quyển chõ loa vào Hoè mà hỏi tên. Hoè liền gào to: "Tôi là thằng Hoè".
    Người xướng vặn:
    - Sao gọi mãi không vào?
    Hoè đáp cứng cỏi
    - Chỉ thấy gọi thằng Huề chứ có thấy gọi thằng Hoè đâu?Sau người xướng phải xướng to đúng tên Hoè, bấy giờ Hoè mới chịu vào.
    Thấy thí sinh bé oắt mà ương ngạnh, quan chủ khảo sai giữ Hoè để hỏi vặn nghĩa lý văn chương. Hỏi đến đâu nhất nhất Hoè đều đối đáp trôi chảy đến đấy, quan liền ra một câu đối:
    " Lạn Tương Như, Tư Mã Tương Như, danh tương như, thực bất tương như."
    Nghĩa là: Lạn Tương Như, Tư Mã Tương Như, tên như nhau, thực chất chẳng như nhau.
    Có ý lên giọng kẻ cả rằng hai đằng cùng tên Hoè, nhưng một đằng quan một đằng học trò, so bì với nhau sao được.
    Hoè liền đối lại:
    "Ngụy Vô Kỵ, Trưởng Tôn Vô Kỵ, bỉ vô kỵ, ngã diệc vô kỵ."
    Nghĩa là: Ngụy Vô Kỵ, Trưởng Tôn Vô Kỵ, mày không sợ thì tao cũng không sợ.
    Quan chủ khảo thấy đối xược, căm lắm nhưng cũng phải phục tài, vì chữ Tương như trong câu vừa là tên người, mà lại vừa có nghĩa "như nhau", được Hoè đối rất chọi với chữ Vô kỵ cũng vừa là tên người, lại vừa có nghĩa là không sợ.
    Sau đó quan ra một câu đối khác có ý khuyên răn:
    " Xỉ tính cương, thiệt tính nhu, cương tính bật như nhu tính cửu."
    Nghĩa là: Răng tính rắn, lưỡi tính mềm, tính rắn sao bằng tính mềm bền lâu.
    Nhưng Hoè nào chịu, đối lại ngay rằng:
    " Mi sinh tiền, tu sinh hậu, tiền sinh bất nhược hậu sinh trường."
    Nghĩa là: Lông mày sinh trước, râu sinh sau, sinh trước chẳng bằng sinh sau dài.
    Ngụ ý bảo quan chủ khảo tuy đẻ trước, nhưng dại, thì sao bằng đẻ sau mà khôn.
    Ðến đây, quan chủ khảo biết Hoè là tay thông minh mà bướng bỉnh, không còn dám vặn vẹo gì nữa.
  10. homoerectus

    homoerectus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Mượn dịp chửi quan
    Có anh học trò trốn đi phu, viên quan bắt vợ anh ta phải đi thay. Thấy vợ bị lôi đi, anh ta thương xót nhảy xổ ra nắm tay vợ lại. Viên quan nổi dậy liền thét lính nọc đánh. Anh ta kêu la rầm rĩ là sức học trò mỏng manh không chịu nổi đòn. Viên quan bảo nếu vậy thì phải đối một câu đối thì mới tha; và hứa là nếu là hay thì sẽ miễn phu cho cả hai vợ chồng. Rồi hắn đọc rằng:
    Phụ là vợ, phu là chồng, vì chồng vợ phải đi phu.
    Ðọc xong viên quan có vẻ tự đắc và hí hửng lắm. Mà kể câu này cũng oái oăm thật, vừa chữ Hán lại vừa chữ Nôm, chữ "phu" cuối thì lại là Nôm (phu phen). Nhưng anh học trò đâu phải tay xoàng. "Nhân dịp này phải giáng cho hắn một đòn nên thân chứ!". Anh học trò nghĩ vậy, rồi cũng đọc luôn:
    Ngã là ta, nhĩ là mày, tại mày nên ta mới ngã.
    Nghe xong, viên quan lẩm bẩm nhắc lại từng chữ: "Ngã ta, nhĩ... mày, tại mày... ta... ngã... Chậc! Cũng Hán cũng Nôm ... hay thật". Rồi hắn truyền tha cho cả hai vợ chồng. Nhưng về sau, ngẫm nghĩ lại, hắn ta mới cảm thấy choáng váng như người vừa bị một cái tát. Hắn nhẩm lại nhiều lượt: "Tại mày... ta... ngã", thì ra đến bây giờ hắn mới thấy chỗ xỏ lá của anh học trò. Vế đối ấy là lời anh ta nói với vợ, nhưng cũng chính là lời anh ta chửi vào mặt viên quan.

Chia sẻ trang này