1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giai thoại, điển tích văn học Việt Nam.

Chủ đề trong 'Văn học' bởi gaiguy, 09/11/2001.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. homoerectus

    homoerectus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2002
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Sư Sử Sứ, Phụ Phù Phu
    Vua Lê Thánh Tông đi kinh lý vùng Sơn Nam hạ, ghé thăm làng Cao Hương, huyện Vụ Bản, quê hương của Trạng Nguyên Lương Thế Vinh, lúc bấy giờ cũng đang theo hầu Vua.
    Hôm sau vua đến thăm chùa làng. Khi ấy, sư cụ đang bận tụng kinh. Bỗng sư cụ đánh rơi chiếc quạt xuống đất. Vẫn tiếp tục tụng, sư cụ lấy tay ra hiệu cho chú tiểu cúi xuống nhặt, nhưng một vị quan tùy tòng của Lê Thánh Tông đã nhanh tay nhặt cho sư cụ. Vua Lê Thánh Tông trông thấy vậy, liền nghĩ ra một vế đối, trong bữa tiệc hôm đó đã thách các quan đối.
    Vế ấy như sau:
    "Ðường thượng tụng kinh sư sử sứ..."
    Nghĩa là: Trên bục tụng kinh sư khiến sứ,( nhà sư sai khiến được quan)
    Câu nói này oái ăm ở ba chữ sư sử sứ. Các quan đều chịu chẳng ai nghĩ ra câu gì.
    Trạng nguyên Lương Thế Vinh cứ để họ suy nghĩ chán chê. Ông ung dung ngồi uống rượu chẳng nói năng gì. Vua Lê Thánh Tông quay lại bảo đích danh ông phải đối , với hy vọng đưa ông đến chỗ chịu bí. Nhưng ông chỉ cười trừ.
    Một lúc ông cho lính hầu chạy ngay về nhà mời vợ đến . Bà trạng đến, ông lấy cớ quá say xin phép vua cho vợ dìu mình về.
    Thấy Vinh là một tay có tài ứng đối mà hôm nay cũng đành phải đánh bài chuồn, nhà vua lấy làm đắc ý lắm, liền giục: " Thế nào? Ðối được hay không thì phải nói đã rồi hẵng về chứ?"
    Vinh gãi đầu gãi tai rồi chắp tay ngập ngừng:
    - Dạ... muôn tâu, Thần đối rồi đấy ạ!
    Vua và các quan lấy làm lạ bảo Vinh thử đọc xem. Vinh cứ một mực:" Ðối rồi đấy chứ ạ!" hoài. Sau nhà vua gạn mãi, Vinh mới chỉ tay vào người vợ đang dìu mình, mà đọc rằng:
    "Ðình tiền túy tửu, phụ phù phu."
    Nghĩa là: Trước sân say rượu, vợ dìu chồng.
    Nhà vua cười và thưởng cho rất hậu.
  2. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn homoerectus nhiều nhiều vì đã cứu cái topic này!
    Will you do me a favour?
  3. VuongNguyetQue

    VuongNguyetQue Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/09/2001
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ cái tên này hơi xa lạ với nhiều người, vì hình như nó chỉ phổ biến ở vùng Nghệ Tĩnh. Hát phường vải là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian rất độc đáo của cha ông ta xưa. Đó cũng là m ộ t kiểu hát đối đáp gần giống như quan họ nhưng tính trí tuệ rất cao. Có thể giới thiệu sơ qua thế này:
    Ngày trước ở các làng quê còn có truyền thống trồng dâu, nuôi tằm dệt vải. Tối tối, các cô gái thường tập trung nhau lại vừa ngồi dệt vừa hát cho nhau nghe để đỡ buồn. Vì thế mà phường vải hình thành. Dần dần phường vải trở thành một sinh hoạt văn nghệ, là nơi nam nữ tụ tập để ca hát, mà thường là hát đối đáp. Một cuộc hát như thế chia làm 2 phe, thường là hai làng. Lời hát có thể lấy trong truyện nôm, trong điển tích hay do người hát tự đặt. Không giống như quan họ chủ yếu là hát giao duyên, những cuộc hát này mang tính trí tuệ và đòi hỏi suy nghĩ cũng như tài ứng biến rất linh hoạt. Thường mỗi bên phải mời một người để chuyên đặt lời hát, nghĩ ra các câu đối và lời đáp. Người này gọi là thầy dùi. Thầy dùi thường là những người văn hay chữ tốt, có học hành rất có tài ứng đối. Vì vậy bạn đừng ngạc nhiên khi nghe những cái tên Phan Bội Châu, Nguyễn Công Trứ.. ở đây. Đó là những người cực kỳ nổi tiếng trong những đêm hát phường vải xưa đấy.
    Hát phường vải cực kỳ nhiều tình huống hay ho, rất đáng phục.
    Tui xin kể ở đây một chuyện nhỏ. Nếu mọi người còn hứng thú thì sẽ tiếp tục sau.
    Hàn San và Đỗ Tâm

    Trong lối đối đáp ở phường vải, các phe thường hay móc nhau bằng cách gọi tên tục của nhau ra trong khi hát. Nhất là gọi đúng tên tục của người thầy dìu trong phe thì phe ấy sẽ bị tẽn tò. Các đám phường vải đẩu trí với nhau thường phải mời các nho sĩ tài hoa đi lẫn vào phe mình, khi hát phải trùm khăn giấu mặt để khỏi bị phát hiện.Song dù giấu kín đến đâu, đối phương cũng dò ra được. Họ sẽ bẻ câu hát, gò cho đúng tên người. Nếu không tìm ra câu đối để móc cho được thầy duùi bên kia, thì sẽ là một cách thua cuộc đáng hổ thẹn .
    Một lần, Nguyễn Công Trứ theo đám hát phường vvải mà thầy dùi bẻ chuyện là cụ Hàn San, một nhà nho có tiếng đã thắng ở rất nhiều cuộc đối đáp. Sau hàng loạt câu chống chọi, phe kia bị ăn miếng trả miếng khá mãnh liệt, tức mình liền hát ngay một câu theo lời dịch thơ Đường và chữa đi một vài chữ để moi móc.:
    ??oThuyền không đậu bến Cô Tô
    Nửa đêm nghe thổng chuông chùa Hàn San???
    Nguyên câu thơ Đường là:
    ??oCô Tô thành ngoại Hàn Sơn Tự
    Dạ bán chung thanh đáo khách thuyền???
    Đáng lẽ phải dịch là:
    ??oThuyền ai đậu bến Cô Tô
    Nửa đêm nghe tiếng chuông chùa Hàn San???
    Đằng này, họ chỉ mượn được tên cụ Hàn San, lại chữa ??onghe tiếng??? thành ??onghe thổng??? để rõ ra ý khinh thường. Cụ Hàn San tức quá, đỏ mặt. nhưng chịu không có cách gìđối lại, đang muốn cắp ô áo ra về. Cả phe phường vải nháo nhác. Họ thì thầm mách nước cho nhau. Có người bảo:
    -Câu này chắc chắn của lão tú Đỗ Tâm đây: Phường bên kia đêm nay mời được ông tú này. mới thi đỗ ăn mừng năm ngoái.
    -Có phải là ông tú có bà vợ chuyên môn di chùa cúng cầu khoa danh cho chồng phải không?
    -Chính thị!
    Nguyễn Công Trứ đang ngồi trong đám phường vải nghe lỏn được câu chuyện thóc mách trên kia, anh nghĩ ngay ra câu đáp, liền len vào, xin phép cụ Hàn San để chọi lại. Và thể là câu hát họa được vang lên:
    ??oNay mừng quảng lượng độ tâm
    Cửa vũ môn cá vượt, thoả lòng xuân khách trần???
    Câu hát khá tài tình, gọi thẳng tên ông thầy ra(ĐỖ Tâm đối với Hàn San) , mà lại còn nói cả chuyện thi cử đỗ đạt(cửa vũ môn cá vượt), mượn chữ nhà Phật, nhà chùa(quảng lượng độ tâm). Thực ra thì ??ođộ??? không phải là ??~đỗ???, nhưng tiếng Nghệ thường rất khó phân biệt dấu nặng và ngã. Vô tình hay hữu ý la may mắn sao vợ của ông Đỗ Tâm kia lại họ Trần. Một câu hát khá ngắn mà móc ra toàn bộ nội tình của ông thầy dùi kia thì quả là đau quá. Phe bên kia bị quật lại khá nặng. Cuộc hát chuyển bại thành thắng. Cụ Hàn nhường tiền giải cho anh Trứ. Phường vải ngay sáng hôm sau mở tiệc xôi gà, bánh trái chiêu đãi các thầy nho. Tiếng tăm Nguyễn Công Trứ vang dội khắp vùng.
    Một chuyện nho nhỏ dể mọi người có chút khái niệm về cái gọi là???hát phường vải??T này. Thực ra nội dung của nó còn rất phong phú, có những chuyện rất đời thường thôi. Nhưng đây là hát cho nên những nội dung kia không phải được cất lên bởi những ông đồ giọng khàn khàn hay trầm đục mà là những giọng ca mượt mà, trong trẻo của các cô gái. Thơ, nhạc và tình hoà quyện một cách tuyệt vời, đôi khi tai quái.
    Là một người dân gốc nghệ, tui yêu vô cùng những đêm hát phường vải ấy, dù chỉ là yêu trong tưởng tượng, vì bây giừ không còn nữa. Nếu mọi người còn hứng thú thì lần sau tui sẽ tiếp tục.

    Ỏ đây sương khói mờ nhân ảnh
    Ai biết tình ai có đậm đà
  4. giangctm1

    giangctm1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2002
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    1
    Có 2 câu trong Truyện Kiều mà đến SGK cũng giảng nhầm:
    Đó là :
    Râu hùm hàm én mày ngài
    Vai năm tấc rộng, thân mười thước cao.
    Có cao thủ nào giải thích đuợc rõ 2 câu này không?
    THERE ARE MORE YOU NEED TO KNOW THAN YOU EVEN KNOW YOU NEED
  5. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Tôi đang định mở một topic về các giai thoại chữ nghĩa với nội dung tương tự thì may sao chịu khó vào đọc mục lục Văn học, suýt nữa thì trùng lặp chủ đề .

    Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường, một cái án văn học trong lịch sử không thể nào quên giữa đất Thăng Long.
    Đây là sự trả thù cá nhân hèn hạ giữa Đặng Trần Thường đối với Ngô Thì Nhậm, song thực chất là một cuộc trả thù khốc liệt, đẫm máu giữa triều đại Gia Long Nguyễn Ánh đối với triều đại Tây Sơn.
    Triều đại Gia Long thắng thế, Đặng Trần Thường theo Gia Long trở lại cố đô Thăng Long làm tới Phó Tổng trấn Bắc thành (vùng Bắc Bộ), bắt Ngô Thì Nhậm điệu tới trước Văn Miếu đánh 100 trượng đòn thù về tội "người theo đạo học mà còn theo giặc Tây Sơn". Thịt xương tan nát, Ngô Thì Nhậm chết ngay giữa Văn Miếu, Hà Nội (có chỗ cho rằng Ngô Thì Nhậm được khiêng về nhà, mấy hôm sau mới chết), nhưng cùng cái chết của Nhậm còn là vế đối của kẻ giết người và người bị giết.
    Tương truyền, khi Ngô Thì Nhậm sắp ra làm quan với triều đại Tây Sơn, Đặng Trần Thường tìm đến nhà riêng của Nhậm để nhờ tiến dẫn. Lúc đó Nhậm chưa hẳn ra làm quan, nhưng nghe những lời thấp kém và giảo hoạt của Thường, Nhậm rất lấy làm khinh bỉ và không thèm tiếp nữa bằng việc đưa ra mấy chữ bảo Thường thử làm một vế đối, những chữ đó là:
    Công, hầu, khanh, tướng, vòng trần ai.
    Với kiến thức của Thường, chỉ biết luồn cúi bợ đỡ lúc bấy giờ thì làm sao có thể làm được, Thường đành ôm hận lủi thủi rút lui và bỏ vào Gia Định theo Nguyễn Ánh. Nhậm cũng suy nghĩ dứt khoát theo Tây Sơn.
    Ngô Thì Nhậm theo Quang Trung hoàng đế, góp phần lập nên những chiến công vĩ đại trong lịch sử dân tộc. Ông lên tới chức Binh bộ thượng thư, tạo ra cách giao bang mới với nhà Thanh, chống được cuộc chuẩn bị chiến tranh mới của nhà Thanh...
    Hai mươi năm sau, Nguyễn Ánh lật đổ nhà Tây Sơn, Đặng Trần Thường gặp lại Ngô Thì Nhậm, giờ đây với cương vị một kẻ nghị án và một người tù.
    Thường mỉm cười cay độc:
    - Ông còn nhớ chứ, 20 năm trước...! Bây giờ thân phận kẻ tù ông có tìm cách chống lại Thái Tổ Gia Long không?
    Thấy Nhậm quắc mắc lặng thinh, Thường tiếp tục tự mãn:
    - Thời thế cho ta và không cho ông, hãy nghe vế đối mà 20 mươi năm trước ông đã để lại nỗi tủi nhục trong ta.
    Và Thường cao giọng đọc:
    Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai ai dễ biết ai.
    Đây là vế đối Thường đã nghiền ngẫm trong suốt những năm tháng theo Gia Long, với suy nghĩ cay độc là gặp lại và hạ nhục Nhậm cả về uy tín và danh dự khi Nguyễn Ánh thành công, và cái ngày Thường mong đã đến. Đọc xong vế đối, Thường cười lên ha hả kiêu ngạo.
    Tức thì Ngô Thì Nhậm nhíu mày, nhăn trán, mắt sáng quắc... cũng như xưa Thường thấy sợ cái cảnh như vậy, đúng thế, ngay sau đó Nhậm cất giọng sang sảng:
    Thế Chiến quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế thế thời phải thế!
    Sau vế đối, Thường cảm thấy không thể hạ nhục được Nhậm như hắn mong muốn, bèn sai lính đánh chết bậc nho sĩ tài danh trong sử sách và học thuật nước nhà - tiến sĩ Ngô Thì Nhậm - ngay trước chính Văn Miếu - Quốc Tử Giám hiện giờ.
    Theo Danh nhân Việt Nam
    Công - Hầu - Khanh - Tướng... Vòng trần ai!
    Được haitacND sửa chữa / chuyển vào 00:05 ngày 25/08/2004
  6. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0

    Nguyễn Hữu Cầu và Phạm Đình Trọng thuở nhỏ cùng học chung một thầy. Nguyễn Hữu Cầu sau này trở thành lãnh tụ nông dân khởi nghĩa chống lại chúa Trịnh Doanh và bọn quan tham tàn độc ác, thối nát... Trọng thì trở thành Hiệp trấn Kinh Bắc, từ chức binh leo lên đầu tỉnh. Họ trở thành kẻ thù không đội trời chung.
    Thuở còn đi học, một lần thầy và hai trò Cầu, Trọng đi đám về. Gia chủ biếu thầy một chiếc thủ lợn sống. Hai cậu học trò đùn đẩy nhau không chịu mang. Thấy vậy thầy ra câu đối, ai đối được không phải mang thủ lợn. Và thầy đồ đọc, bắt đối nối tiếp:
    - Huề trừ thủ (xách đầu lợn)
    Trọng đối trước:
    - Phan long lân (vịn vây rồng)
    Cầu đối tiếp ngay:
    - Phá Sở Tần (diệt Sở Tần)
    Thầy cho vế đối của Trọng hay nhưng có ý dựa dẫm, tiến thân bằng luồn cúi. Vế đối của Cầu thô cứng nhưng tỏ chí ngang dọc vươn tới anh hùng.
    Quả nhiên sự việc về sau diễn ra như vậy.
    Công - Hầu - Khanh - Tướng... Vòng trần ai!
  7. haitacnd

    haitacnd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2004
    Bài viết:
    5.356
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác học thiên tài: Hàn lâm học sĩ và là tác giả bộ Đại Việt sử ký, cũng là thầy dạy của thái uý tướng quốc Trần Quang Khải - đó là Lê Văn Hưu. Ông đậu Bảng nhãn năm Đinh Mùi (1247) lúc mới có 17 tuổi.
    Chuyện xưa kể rằng người làng đố chú bé Hưu dám vào núi, vì trong núi có một con ma râu dài. Chú bé Hưu một mình vào núi, gặp ông lão làm nương tóc dài trắng như cước, chẳng có ma đâu. Về làng mọi người hỏi Hưu có gặp ma không?
    Hưu trả lời:
    - Tôi chỉ gặp tiên thôi!
    - Mày nói thật hay nói dối?
    - Thật! Này nhé, tôi thấy một người đứng bên núi nhìn tôi. Người là chữ nhân, đứng cạnh núi là chữ sơn, ghép vào nhau chả là chữ tiên là gì.
    Ai cũng phục Hưu.
    Đầu làng có bác thợ rèn trước cũng theo đòi nghiên bút và thích thơ phú. Một bận chú bé Hưu ra lò rèn chơi. Nhìn chú bé thông minh, mặt mũi sáng sủa, bác thợ rèn bảo:
    - Có biết đối không? Tao thử cho mày một câu đối, không đối được tao bắt quai búa.
    Hưu đáp:
    - Bác cứ đọc, cháu nghĩ tàn nhịp điếu cày là đối lại ngay.
    Bác thợ rèn ngạc nhiên:
    - Thằng này khoác lác nhỉ. Nghe nào:
    "Than trong lò, sắt trong lò, lửa trong lò, thổi phì phò rèn nên dùi sắt".
    Hưu vỗ vào túi sách mang theo nói:
    "Nghiên ở túi, bút ở túi, giấy ở túi, viết lúi húi giật lấy khôi nguyên"
    Bác thợ rèn và những người xung quanh kêu lên kinh ngạc: A! Tài đến thế! Chắc chắn thằng bé này sẽ giật khôi nguyên thôi! Đối mà đã tỏ tính cách ngay từ bé!
    Công - Hầu - Khanh - Tướng... Vòng trần ai!
    Được haitacND sửa chữa / chuyển vào 15:02 ngày 28/08/2004

Chia sẻ trang này