Giai thoại văn học Mục này dành để post những bài viết, tư liệu thuộc giai thoại văn học (Việt Nam lẫn Thế giới).
Tản Đà và những ngày ba mươi Tết ----------------------------------------------------------------------- Nếu đời Tản Đà đã là một chuỗi giai thoại, những tết của Tản Đà có thể cũng là giai thoại Tản Đà. Nhân dịp đầu xuân ?oĐốt làn hương hỏi chuyện người ngày xưa?, chúng ta cùng tìm đến với những cái tết của Tản Đà. Năm Nhâm Tý (1912) ấm Hiếu trượt thi Hương thành Nam, cuối năm về nhà một người quen là ông anh Nguyễn Tái Tích ở thành phố Nam Định. Ở đây ấm Hiếu đã dệt nên tình cảm thơ mộng với một nữ sinh tiểu học mới 13 tuổi. Vào ngày cuối cùng của năm Nhâm Tý, ngày ba mươi tháng chạp vẫn được gọi là ba mươi tết, nhà chủ về quê ăn tết, ấm Hiếu ở lại trông nhà và một kỷ niệm đẹp đã diễn ra. Tản Đà thuật lại: ?oTrưa hôm ba mươi tết, nhà lan thanh vắng, xảy một người bạn cũng ngụ cư ở láng giềng đến đây chơi, 13 tuổi, tóc dở lòa xòa buông quá vai. Nhân tắm gội xong, thay quần áo sạch, cùng ra vườn sau hái hoa đào. Một người trèo lên cây hái hoa đưa một người đứng dưới cầm. Người nọ lên, người kia lại xuống, khách địa tha hương, giai nhân tài tử, đầu xanh mây biếc, người trắng hoa hồng, giời Nam ai vẽ bức Thiên Thai mà mỗi bên bước đi một?. Dưới bài ghi: ?oNay kỷ niệm riêng một sự hái đào ấy là trưa ngày hôm ba mươi tháng chạp năm Duy Tân thứ 6 (bạn đọc chú ý: tháng chạp ngày ba mươi là thuộc Duy Tân thứ 6, còn tết lại là về năm Duy Tân thứ 7). Ba mươi tết Kỷ Mùi (1919) nhà nhà náo nức mổ lợn gói bánh đón tết Canh Thân, đầm ấm gia đình sum họp một ngày cuối năm, Tản Đà lại đi ngược dòng đời, ra đi từ làng quê Khê Thượng: Chơi xuân kể lại hành trình Ngày ba mươi tết hứng tình ra đi? Để rồi lại đến với một tết tha hương: Từ Bất Bạt qua Việt Trì Còn năm Kỷ Tỵ còn thì tiết đông Canh Thân ăn tết Thăng Long Sang ngày mồng bốn vào trong Trung Kỳ. Tết Thăng Long, Tản Đà ở nhà ông phán Nguyễn Văn Xước ngõ Hồng Phúc, mồng bốn vào Trung Kỳ ăn tết với Bùi Huy Tín chủ nhân nhà in Đắc Lập ở Huế. Ở đây ta được thấy tính lãng tử của Tản Đà qua những vần thơ tự họa: Trời sinh ra bác Tản Đà Quê hương thời có cửa nhà thời không. Nửa đời Nam Bắc Tây Đông Bạn bè sum họp, vợ chồng biệt ly? Năm Bính Dần, An Nam Tạp chí ra số 1 (tháng 7/1926), tòa báo đặt ở số nhà 52 phố Hàng Lọng (nay là đường Lê Duẩn đoạn gần Cửa Nam). Sớm tinh mơ mồng một đầu năm Đinh Mão (1927), ai đi qua đoạn đường này đều phải ngước nhìn một lá cờ lớn màu vàng phấp phới ở tầng gác hai, trên cờ có hai chữ An Nam to màu trắng, hai chữ Tạp chí nhỏ ở dưới và một dấu đỏ hình ấn vuông ?oTản Đà? chữ to. Cái lá cờ ấy có phần đóng góp của bà vợ Tản Đà. Cả ngày ba mươi tết, bà tìm mua vải và cắt may theo chỉ dẫn của đức ông chồng tính khí khác đời? Hai chữ ?oAn Nam? ông định múa bút viết đại tự? chữ quốc ngữ nhưng bà bảo vải trắng cắt chữ rõ hơn. Lá cờ được hoàn thành, nhà thơ bèn trải vải vàng lên bàn ghế, lấy cái màu vàng hoàng đế trang trí căn phòng nhỏ rồi mời vợ lên cùng đón giao thừa. Tiếng pháo nổ vang cả phố ?ođón mới tiễn cũ?, riêng Tòa báo An Nam không có pháo, cờ được treo lên, ông chủ báo ngông có tiếng ngất ngưởng với be rượu, khai bút mấy vần thơ: Năm xưa tết nhất đã suông suồng! Tết nhất năm nay lại quá tuồng! Tiếng pháo nghe nhờ thiên hạ đốt Cờ vàng dấu đỏ đế vương suông. Lại là một đêm ba mươi tết tha hương, Tản Đà đón giao thừa ở Sài Gòn. Đó là vào năm Mậu Thìn (1928), Tản Đà cùng Ngô Tất Tố phụ trách trang ?ovăn chương? trên tờ Đông Pháp Thời Báo của Diệp Văn Kỳ. Vào đêm giao thừa Mậu Thìn, Tản Đà có năm đồng bạc, thuê xe lôcaxông (xe taxi) đón ông bạn Tùng Lâm hết một đồng, đưa Ngô Tất Tố ba đồng tiêu tết, còn lại đúng một đồng, mua một lít rượu ba cắc còn ba cắc đưa Tùng Lâm mua thức nhắm. Tùng Lâm mua một chai Mai Quế Lộ và một con gà quay. Khi trở về, vì đứng xem một đám cãi cọ, Tùng Lâm bị cảnh sát ?ohót? về bót. Tản Đà chờ Tùng Lâm, đúng hơn là chờ thức nhắm, mãi không thấy về. Đồng hồ chỉ đúng mười hai giờ đêm, Tản Đà mở rượu uống suông. Trong bót, cũng giờ này, Tùng Lâm mở rượu Mai Quế Lộ nhắm với gà quay. Sớm mồng một, Tùng Lâm được tha về, đến nhà thấy ông bạn Tản Đà ngủ say bên hũ rượu rỗng, Tùng Lâm đánh thức bạn dậy, kể chuyện bị bắt ?ovơ đũa? cho bạn nghe rồi gõ chai đọc mấy câu thơ: Cao hứng vì yêu bác Tản Đà Một chai Quế Lộ một con gà. Suốt đêm trừ tịch nằm trong bót Nhớ lại buồn cười lúc tỉnh ra. Tản Đà cũng gõ hũ rỗng, đọc mấy câu thơ Đái Thúc Luân đời Đường: Lũy quán thùy tương vấn Cô đăng độc khả thân. Nhất niên tương tận dạ Vạn lý vị quy nhân. (Ngậm ngùi quán vắng tanh Đêm khuya một bóng với mình là hai. Đêm này năm cũ bước qua Mà người muôn dặm đường xa chưa về). (cand.com.vn) Được STTM sửa chữa / chuyển vào 16:46 ngày 23/01/2007
Văn hào Andersen: Tình yêu không phải là cổ tích --------Trần Hậu------------ Năm 2005, cả thế giới kỷ niệm 200 năm ngày sinh của Hans Cristian Andersen. Những truyện cổ tích của ông đã vượt qua thời gian và không gian. Văn học là nàng thơ, là vợ, là tình nhân của ông. Ông không bao giờ lấy vợ, không có nhà và tổ ấm gia đình, ông đi chu du nhiều nơi. Có bao giờ ông bị hắt hủi trong tình yêu không? Andersen từ giã thành phố quê hương Odens vào năm 14 tuổi để đi tìm hạnh phúc, và trở về sau 50 năm, vào năm 1869, khi đã trở thành một nhà văn và nhà viết kịch nổi tiếng thế giới. Thành phố Odens đã trang trí đèn để chào mừng ông. Tất cả diễn ra đúng như một bà bói đã bói cho ông thuở thiếu thời: sự nổi tiếng, danh vọng, được hàng triệu người thừa nhận... Còn tình yêu của một người con gái chung thủy nữa? Nàng ở đâu? Ông gặp cô gái khả ái này năm 26 tuổi. Ở thành phố Fobort có một anh chàng tên là Cristian Voyt, anh ta thường kể cho gia đình mình nghe về một anh bạn - nhà thơ. Nhưng bố anh ta chỉ mỉm cười đáp lại rằng ông không thể hiểu nổi làm sao có thể sống bằng nghề viết văn mà không có một đồng xu dính túi. Còn cô em gái Cristiana Riberg thì ngược lại, rất quan tâm tới chuyến viếng thăm của anh bạn trẻ, thậm chí cô còn đọc cả tập thơ của anh ta. Nàng tìm thấy trong đó nhiều cảm xúc mà chính nàng đã trải qua. Nói chung cuộc gặp gỡ đã khiến nàng cảm động: Chàng trai hóa ra là một người rất cao, hấp dẫn, cởi mở và nhẹ nhàng. Họ gặp nhau gần như hàng ngày trong các cuộc dạo chơi, và Hans cảm thấy mỗi cử chỉ của nàng đều khiến anh bồi hồi, còn giọng nói của nàng gieo vào lòng anh một nỗi buồn êm ái. Điều này làm anh vừa vui sướng vừa hoảng sợ. Đã bao lần anh thấy mình hạnh phúc trong những giấc mơ tình yêu. Còn bây giờ là phải đối mặt với hiện thực. ?oAnh biết hai vì sao - sáng hơn những vì sao trên bầu trời/ Anh thấy hai bông hồng tuyệt vời hơn những bông hồng trên mặt đất...? - Riberg đọc thuộc lòng thơ của anh... và chờ đợi. Còn anh vẫn không hề chạm vào đôi môi nóng hổi của nàng. Riberg trêu chọc anh, bỏ đi, rồi quay trở lại, hai tay ôm đầu và dịu dàng vuốt má anh. Một lần chính Riberg đã đưa anh trở lại thực tế. Nàng nói rằng có lẽ đối với các thi sĩ trong cuộc đời không có gì ngoài những vì sao và hoa hồng. Vốn có một trái tim dễ bị tổn thương, anh bỗng nhớ tới sự nghèo khổ của mình. Quả thật, anh có thể đem lại gì cho người mình yêu? Lấy gì để nuôi sống gia đình? Những ý nghĩ này đã làm nguội lạnh bầu nhiệt huyết của một người mơ mộng vĩnh cửu. Bởi chính cuộc mưu sinh có thể trở thành vật cản trên con đường sáng tạo của anh? Và anh quyết định ra đi. Lúc chia tay Riberg đã tặng anh một bó hoa hồng tươi mà anh rất thích... Trong xa cách người yêu, Andersen đã viết nên những dòng thơ: "Ôi, nếu có sức mạnh mê li/ trong những bông hồng em tặng/ Có lẽ anh đã chữa khỏi bệnh/ Nhưng trong đó là thuốc độc/ và nó như ngọn lửa thiêu đốt vết thương lòng của anh?. Anh hiểu - người phụ nữ anh yêu quý không thể sống trong nghèo khổ, sớm hay muộn cuộc sống gia đình sẽ trở thành một chuỗi trách cứ. Nhưng tình yêu không hề lắng dịu, khi thì anh tìm cách quay trở lại Fobort để cầu hôn nàng, khi thì muốn trốn chạy tình cảm của mình. Nhưng chạy đi đâu? Anh vẫn chưa biết được rằng người ta không thể chạy trốn bản thân mình. Lại chìm đắm vào thơ ca và truyện cổ tích, và những nhân vật mới được ra đời trong cơn lốc của tình yêu đã đưa anh ngày càng đi xa Riberg. Từ lâu anh đã say mê công việc viết văn. Và anh quyết định trông chờ vào số phận. Đợi mãi không thấy anh ngỏ lời, Riberg đã lấy con trai của một chủ hiệu thuốc từ lâu quen biết. Cuộc sống lại sắp đặt tất cả vào đúng vị trí của mình. Nhiều năm sau quay trở lại thành phố Fobort, Andersen đã đến thăm gia đình cô, chơi đùa với các con cô. Và sau đấy anh còn âm thầm đau khổ mãi, không tìm thấy chỗ đứng của mình. Anh mang theo mối tình đầu của mình suốt cuộc đời. Bức thư duy nhất của nàng được anh giữ trên túi ngực cho đến lúc chết, vẫn không kịp đốt đi để sau đó không ai đọc được. Bức thư tình đã làm mê hoặc nhà phù thủy. Có thể nó vẫn in dấu những giọt nước mắt tuy hiếm hoi nhưng nóng bỏng của một con người rất cô độc... Andersen qua đời tại một biệt thự của bạn mình ngày 4 tháng 8 năm 1875. Trên đời ông yêu nhất là hoa. Bà chủ biệt thự mỗi buổi sáng mang đến cho ông một bông hồng tươi. Ông ngắm nhìn nó. Một lần ông mơ thấy mình đang bay trong lúc chết, từ thi thể ông nở ra những bông hồng. Và ở tuổi 70 ông đã chết như vậy trong mơ với bông hồng tươi thắm trong tay Được STTM sửa chữa / chuyển vào 16:50 ngày 23/01/2007
Xin hãy gọi ông là Nguyễn Bính _____________________________________ Đọc trên một số sách báo, thấy viết rằng thi sĩ Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Bính Thuyết, tôi cảm thấy ngờ ngợ nên đã đem chuyện này hỏi bà Hồng Châu, vợ nhà thơ Nguyễn Bính (hiện bà đang sống tại 123/2A phường 17, quận Gò Vấp, Tp.HCM). Bà cho biết đó là cái tên bịa đặt. Và bà kể cho tôi nghe lai lịch về cái tên bịa đặt đó. Hồi năm 1951, từ căn cứ kháng chiến vào công tác bí mật tại Sài Gòn, bà kết hợp mua một số sách về bán, vì bà có mở cửa hàng sách tại nhà. Nhân thấy một quyển sách có viết về nhà thơ Nguyễn Bính, bà liền mua về cho chồng. Vượt qua một quãng đường dài hơn ba trăm cây số từ Sài Gòn về Rạch Giá, tới nhà, việc đầu tiên là bà đưa quyển sách cho chồng để cùng chia sẻ niềm vui. Nhà thơ Nguyễn Bính nhận sách rồi cắm cúi đọc ngay. Nhưng chỉ một lát sau, khi đang thu dọn đồ đạc trong nhà, bỗng nghe tiếng loạt soạt, bà chạy ra nhà ngoài, chứng kiến một cảnh tượng lạ lùng: Quyển sách đã bị xé tan thành từng mảnh vụn nằm rải rác trên nền nhà. Còn Nguyễn Bính thì mặt hầm hầm tức giận, ngồi bất động. Niềm vui bỗng tan biến, thay vào đó là nỗi buồn tủi và hụt hẫng. Bà lao vào buồng nằm ôm con khóc! Mãi đến tối, trong bữa cơm, khi nỗi tức giận không còn vương trên nét mặt nữa, Nguyễn Bính mới xin lỗi bà và kể cho bà nghe nguyên nhân của trận lôi đình. Số là, Nguyễn Bính thuộc hạng người "tài tử đa tình" và cả "tài tử đa cùng" nữa. Nhà thơ đi đến đâu cũng được nhiều cô gái đem lòng yêu thương. Hồi ở Huế, có một cô gái thuộc dòng dõi Tôn Thất yêu ông đắm say. Ở Sài Gòn, ông cũng có cuộc tình với một cô gái thuộc tầng lớp thượng lưu, nhưng chẳng cuộc tình nào đi đến hôn nhân, chỉ vì Nguyễn Bính tuy tài hoa nhưng lại nghèo kiết xác, làm sao có thể vượt qua được ranh giới đẳng cấp trong xã hội đương thời! Sẵn mang tiếng đào hoa, một lần vui chuyện với bạn bè, Nguyễn Bính cao hứng nói đùa: "Tao không muốn thì thôi, chứ nếu muốn thì chỉ vài hôm là sẽ có xe hoa đến đón một nàng". Nghe xong câu nói đó, ông bạn Thanh Bình bèn giễu: ?oCậu là người năng thuyết bất năng hành (chỉ nói được chứ không làm được), từ nay đặt tên cho cậu là Nguyễn Bính Thuyết!?. Nguyễn Bính rất bất bình về câu nói đó. Và mỗi lần bạn bè nhắc đến tên Bính Thuyết ông lại nổi giận. Chẳng hiểu sao ai đó lại lấy cái biếm danh này đưa vào sách thành tên thật của nhà thơ Nguyễn Bính?! Đó là nguyên nhân trận lôi đình khiến Nguyễn Bính xé tan cuốn sách. Bởi ông coi đó là một sự xúc phạm! Thế mà sau này, một số người viết sách, viết báo lại vẫn cho rằng Nguyễn Bính tên thật là Nguyễn Bính Thuyết! Cuốn "Tuyển tập Nguyễn Bính" do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 1986 viết: "Nguyễn Bính thuở nhỏ tên là Nguyễn Trọng Bính, xuất hiện trên văn đàn với bút danh Nguyễn Bính. Thời ở Nam Bộ, để tránh sự lôi thôi của chính quyền thực dân Pháp, đã sửa giấy căn cước thành Nguyễn Bính Thuyết...". Sách giáo khoa "Văn 11 tập I" do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành cho các tỉnh phía Nam cũng viết: "Nguyễn Bính (1918-1968) tên thật là Nguyễn Trọng Bính (hồi ở Nam Bộ sửa căn cước là Nguyễn Bính Thuyết để tránh bị lôi thôi với chính quyền Pháp)...". (Thông tin này ngoài sự nhầm lẫn về tên nhà thơ, còn nhầm lẫn cả niên đại: Nguyễn Bính mất ngày 20/1/1966 chứ không phải 1968). Tác giả bài "Những văn nghệ sĩ đoạt giải thưởng Hồ Chí Minh" đăng trên Báo "Sài Gòn giải phóng" số 8334 chủ nhật 17/9/2000 viết về Nguyễn Bính: "Ông có tên thật là Nguyễn Bính Thuyết". Và đến nay, Báo An ninh thế giới Cuối tháng số 53 tháng 12/2005 trong mục "Danh sách các nhà văn được giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học" cũng viết: "Nguyễn Bính (Nguyễn Bính Thuyết)". Tôi làm công tác giảng dạy và nghiên cứu văn học, đồng hương với nhà thơ Nguyễn Bính, quen biết với một số cán bộ văn hóa cùng thời với ông (ở Nam Định) và từng gặp gỡ bà Hồng Châu để viết một số bài về ông, được biết chưa từng có một văn bản gốc hợp pháp nào xác nhận tên thật của nhà thơ Nguyễn Bính là Nguyễn Bính Thuyết! Khác với nhiều nhà thơ khác, bút danh ông có cả họ và tên thật. Thiết tưởng, cứ để tên ông là Nguyễn Bính! (cand.com.vn)
Huy Cận và một mối tình thơ ------------------------------------------------------------------ Và lần gặp gỡ ấy đã diễn ra thực cảm động, đủ để nhớ suốt đời. Hơn 60 năm sau, Huy Cận nhớ lại: "Hẹn 9h, 9h kém 10'', mình đến đã thấy cô ấy cũng đứng ở đấy rồi, ở trước trường Thú y, trên đường Bạch Mai bây giờ. Thế là bây giờ gọi nhau thế nào? Tiếng Việt Nam tài lắm, mình định gọi em nhưng mà chưa đủ tình cảm để gọi em, gọi nàng thì "Tự lực Văn đoàn" quá (cười), gọi cô thì lại khách sáo. Không cô, không nàng, không em thì phải làm thế nào?..." Sáng 7/2/2006 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Bính Tuất), Ủy ban Toàn quốc Liên hiệp các hội văn học nghệ thuật Việt Nam và gia đình nhà thơ Huy Cận đã tổ chức trọng thể lễ giỗ đầu nhà thơ Huy Cận tại 51 Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Tới dự có đông đảo đại diện các văn nghệ sĩ. Những lời phát biểu vang lên trong lễ giỗ đầu cũng như những bài thơ của Huy Cận được giới thiệu tại đó đã càng làm cho những người yêu thơ Huy Cận thêm thấm thía những nỗi đời ấm lạnh của một kiếp thi nhân. Nhưng qua mọi nỗi buồn, trong tâm hồn Huy Cận cho đến những ngày cuối cùng vẫn sáng lên một ngọn lửa yêu đời và yêu người. "Sóng gợn tràng giang" không chỉ "buồn điệp điệp" mà chung cuộc vẫn ánh lên những đốm sáng lạc quan vào nhân tình thế thái. Để tưởng nhớ tới nhà thơ lớn Huy Cận với tâm hồn rộng mở và yêu đời của ông, xin phép được kể lại một mối tình thơ của ông thời trai trẻ (tư liệu dựa trên lời kể của chính nhà thơ Huy Cận). Ai đã nhìn ảnh Huy Cận thời trẻ thì đều phải công nhận đó là một thanh niên đẹp trai và hấp dẫn. Chính Huy Cận cũng tự nhận mình như thế. Nhưng các cô gái đến với ông thuở đó không phải vì ngoại hình của nhà thơ, mà vì... thơ! Khi đã ở tuổi ngoại bát thập, Huy Cận kể: "Tình yêu của tôi cũng như tình yêu của nhiều người, không có cái gì đặc biệt. Có những tình yêu lâu dài, dai dẳng cho đến tận sau này, cũng có những tình yêu ngắn ngủi. Và cũng có cả những tình yêu không thành. Nhưng mà tôi cũng có những cái tình yêu hấp dẫn...". Một trong những tình yêu "hấp dẫn" như thế đã tới với ông năm 1940, khi tập "Lửa thiêng" chưa được in nhưng trên báo "Ngày nay" liên tục đăng thơ của ông. Những bài thơ đó đã làm nao lòng một cô gái và thế là Huy Cận liên tục nhận được thư tình, dù ở Hà Nội hay ở Sài Gòn, những nơi mà chàng sinh viên Canh nông này phải tới để học. Thư không ký tên nên Huy Cận không biết là của ai. Nét chữ như của con giai, mà giọng điệu lại như của con gái. Chẳng biết đâu mà lần! Điều gây ấn tượng nhất với ông là câu chữ trong thư, ai viết mà hơn 60 năm sau vẫn khiến ông phải trầm trồ: "Thư viết hay lắm, mê lắm, xúc động lắm!" (Tiếc thay, trong kháng chiến chống Pháp, tập thư đã bị cháy mất, điều làm Huy Cận ngơ ngẩn tiếc). Không chỉ gửi thư, người không quen biết còn gửi cả áo len cho Huy Cận: "Có một hôm, tôi sắp sửa xách xe đạp đi học (trường Canh nông hồi đấy là ở Bách thảo, gần Lăng Bác Hồ bây giờ ấy) thì có một cái bưu phẩm đến. Mình mở ra. Trời ơi! Một cái áo len rất đẹp. Áo len trắng rất đẹp. Đằng sau cổ thêu một câu thơ của tôi trong bài "Tình tự": "Hồn nhớ thương em dệt áo dâng anh". Nhưng mà mình mở ra thì mặc không vừa, dù mình chưa béo như bây giờ... Thì mình cũng chả trách vì đã bao giờ người ta ôm mình đâu, mà mình cũng đã ôm người ta đâu mà biết vừa hay không. Thành ra, áo thì rất đẹp nhưng mà phải gói lại cho vào hòm rồi lại xách xe đạp đi. Hôm đấy, trời rét nhưng mà mình cảm thấy ấm vô cùng". Cuối cùng, mùa đông năm 1940, duyên kỳ ngộ cũng đã giúp Huy Cận gặp lại được tác giả của những tình thư ấy. Sau khi ông nhận được áo len vài tuần, một hôm, ngõ Tân Hương (Tức Mạc bây giờ, nơi Huy Cận trọ học ở Hà Nội), được đón một vị khách nữ bất ngờ. Huy Cận kể: "Một hôm bỗng nhiên có một cô mặc cái áo trắng bằng lụa Hà Đông rất đẹp tự dưng xuất hiện. Cô ấy nói chuyện với tất cả mọi người nhưng trong đối xử có vẻ như hơi biệt đãi tôi. Thế thì mình cũng đủ thông minh và đủ linh tính, thôi, chắc người này viết thư cho mình rồi. Cô ấy là sinh viên Đại học Y, học sau tôi một lớp, thua tôi một tuổi. Thế thì hết buổi nói chuyện, cô dắt xe đạp ra về, thì tự nhiên cái chân tôi đi theo. Tôi xin nói là cái chân tôi đi theo chứ không phải là tôi đi theo... Ra đến cửa ngõ, tự nhiên cô ấy dừng lại. Lúc bấy giờ, cô nói như thế này: "Anh có nhận đủ thư em không?". Tôi bảo: "Có!". Thế là cô lên xe cô ấy đi, không kịp nói câu gì nữa. Cách đó mấy hôm, tôi nhận được một cái thư viết như một chỉ thị: Chủ nhật tới, anh đến gặp em"... Và lần gặp gỡ ấy đã diễn ra thực cảm động, đủ để nhớ suốt đời. Hơn 60 năm sau, Huy Cận nhớ lại: "Hẹn 9h, 9h kém 10'', mình đến đã thấy cô ấy cũng đứng ở đấy rồi, ở trước trường Thú y, trên đường Bạch Mai bây giờ. Thế là bây giờ gọi nhau thế nào? Tiếng Việt Nam tài lắm, mình định gọi em nhưng mà chưa đủ tình cảm để gọi em, gọi nàng thì "Tự lực Văn đoàn" quá (cười), gọi cô thì lại khách sáo. Không cô, không nàng, không em thì phải làm thế nào? Thế là: "Đi đâu bây giờ?". Đây là một câu không có chủ từ. Nhưng cô rất chủ động: "Anh đi theo em". Thế là cô ấy lên xe đạp đi trước. Chỗ nào đường đông thì cô đi trước, mình lẽo đẽo theo sau; chỗ nào đường hơi rộng thì đi song song. Từ đó đi vào Thanh Xuân bây giờ đấy, trên đường vào Hà Đông thì dắt qua bờ ruộng đi vào một cái khóm cây, một cái rừng nhỏ, có một cái nhà thờ họ đạo nhỏ. Nói chuyện với nhau trên trời dưới đất, không đả động đến tình yêu. Không đả động đến tình yêu! Gặp nhau lúc 9h, đi đến nơi 10h, từ 10h đến 12h không nói đến tình yêu. Trước khi đi, cô ấy có chuẩn bị bánh mỳ xúc xích đi theo. Đến 12h thì chuông nhà thờ đổ. Tôi nghe chuông nhà thờ đổ tôi cũng xúc động đấy nhé, mà chuông chùa cũng thế! Lúc đấy thì cô ấy hỏi: "Anh có thuộc bài hát cinema không?", tôi bảo tôi có thuộc, để tôi hát cho cô nghe, cô ấy bảo để em hát trước. Một cái bài hát rất hợp cảnh với chúng ta, một cái bài hát trong đó có một cái thôn nhỏ, một cái nhà thờ nhỏ, một buổi sớm mùa xuân. Cô ấy hát xong thì khóc nức nở... (Huy Cận hát: "Tình yêu ơi, ta thấy mặt em trong một sáng mùa thu... Tình yêu ơi, ta được thấy mặt em và cả lòng phản bội của ta..."). Lúc bấy giờ thì tôi nói thật là chưa đủ tình cảm, thế nhưng mà người ta hát vì mình, người ta xúc động vì mình! Tôi ôm cô ấy, xúc động, một hồi lâu. Rồi khi cô ấy hết khóc thì lại nói chuyện, lại nói chuyện trên trời dưới đất, không đả động đến tình yêu, rất lạ! Buổi chiều về, về theo đường Tàu Bay, hồi đấy không có đèn đường mà cũng đèn dinamo. Cô ấy mua hai thẻ hương, cô ấy cầm một, tôi cầm một trên tay để người ta đỡ đâm vào mình. Về đến chỗ trường Thú y thì dừng lại, cô ấy gục vào vai tôi: "Thôi anh về!". Tôi khóc. Buổi trưa cô ấy khóc, buổi chiều mình khóc. Tôi khóc thật, khóc nức nở...". Về sau, Huy Cận đi theo cách mạng, còn người phụ nữ đó sang Pháp, làm nghề bác sĩ. Huy Cận từng không chỉ một lần tới Pháp công tác nhưng ông đã không tìm lại người xưa dù biết địa chỉ. Thi sĩ chỉ muốn giữ cho mình hình ảnh thanh tân một thuở, chứ không muốn chứng kiến dấu thời gian in trên gương mặt và tâm hồn người bạn cũ... Đôi khi những mối tình không tiến tới hôn nhân lại có thể làm cho ta lưu luyến suốt đời, cho tới tận ngày sau cuối của kiếp người? (cand.com.vn)
CHUYỆN TÌNH CỦA NHÀ THƠ TỐ HỮU ----------------------------------------------------------- Vào những năm bảy mươi của cuộc đời, nhà thơ Tố Hữu lấy bút danh Thương Hoa, đã viết về người bạn đời của mình: "Người ta vẫn nói, phía sau người đàn ông thành đạt là một người phụ nữ tốt. Ở tuổi bảy mươi tư, bà bình dị như bao người phụ nữ. Có khác chăng bà làm bạn với một nhà thơ, một nhà chính trị từ buổi Mặt trời chân lý chói qua tim"? Bài báo ấy chưa kịp đăng. Nhà thơ Tố Hữu và bạn đời Nguyễn Thị Thanh. I. Tháng Bảy mưa ngâu Đã có một lần, tiếng guốc đi qua cuộc đời nhà thơ khi ông mười sáu tuổi. Nhưng tiếng guốc không dừng lại. Một cô gái xinh đẹp, mảnh mai đã yêu ông. Nhưng cô không chịu được cuộc chia ly khắc nghiệt. Hai tháng sau khi nhà thơ bị bắt giam trong nhà lao Thừa Phủ, cô gái đi lấy chồng... Ngày tháng trôi, sau khi vượt ngục, anh Tố Hữu say sưa hoạt động cách mạng. Rồi một hôm, anh bất ngờ bị chị Thái, Tỉnh ủy viên Thanh Hóa hỏi: - Đến tuổi lấy vợ rồi, sao không lấy vợ đi? Lúc này, anh đang làm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa Huế. Anh Tố Hữu ngẩn người rồi cười: - Chị xem có cô nào, giới thiệu giùm. - Giá anh ra được Thanh Hóa thì hay quá. Ngoài ấy có mấy cô chưa chồng. Tôi thấy cô Thanh, nữ sinh Đồng Khánh Huế hợp với anh hơn cả. Cô ấy vừa xinh, vừa ngoan, lại rất say sưa hoạt động cách mạng. Anh Tố Hữu tò mò muốn gặp Thanh. Khu nội trú Trường Đồng Khánh, Huế, cách nhà lao Thừa Phủ một con đường nhỏ. Ngày bị địch bắt giam, anh Tố Hữu vẫn thường nhìn sang khu nội trú, một thế giới tự do ríu rít các cô áo dài dịu dàng, xinh đẹp. Khát khao tự do của người tù với tâm hồn lãng mạn của nhà thơ đã làm anh Tố Hữu nhớ mãi các cô nữ sinh Đồng Khánh. Anh nhận lời với chị Thái: "Khi nào có dịp ra Thanh Hóa, các chị giúp tôi với nhé!". Câu chuyện tưởng như chuyện vui bị quên đi trong nhịp độ gấp gáp, khẩn trương của những ngày đầu khởi nghĩa. Sau ngày toàn quốc kháng chiến (tháng 12/1946), anh Tố Hữu được cử làm chủ nhiệm lớp *********, Thanh Hóa. Anh phụ trách lớp học chính trị đào tạo cán bộ ở thị xã. Có một nữ sinh xinh xắn, dễ thương, ngày nào cũng ngồi bàn đầu say sưa nghe giảng. Khuôn mặt tròn trĩnh, nước da trắng hồng với cặp mắt nâu ướt làm thầy giáo trẻ nhiều khi lúng túng phải nhìn đi chỗ khác. Đấy chính là cô Thanh ngày nào chị Thái định giới thiệu cho anh. Thanh được giác ngộ cách mạng một cách tình cờ. Giữa năm 1945, tốt nghiệp Thành chung Trường Đồng Khánh, chị về quê chuẩn bị thi vào Quốc học Huế, học tiếp Tú tài. Chị là học sinh giỏi của Trường Đồng Khánh, luôn nhận được học bổng toàn phần. Ham học, tuy biết thi vào Quốc học Huế khó, chị vẫn quyết tâm thi. Nhưng sau đó, Thanh quyết định ở lại Thanh Hóa tham gia phong trào *********. Chị được kết nạp Đảng và trở thành bí thư chi bộ. Chị được cử đi học lớp bồi dưỡng chính trị do anh Tố Hữu dạy. Trước khi học lớp chính trị, Thanh đã nghe nói nhiều về thầy giáo trẻ Tố Hữu. Anh Tố Hữu nổi tiếng ở Trường Quốc học Huế. Anh tham gia phong trào cách mạng của học sinh và bị chính quyền Pháp bắt giam ở nhà lao Thừa Phủ (Huế), Lao Bảo (Quảng Trị) và ở ngục Kon Tum. Anh đã vượt ngục. Cô nữ sinh Đồng Khánh thầm mơ ước được gặp người lãnh đạo ********* dũng cảm và là nhà thơ tài giỏi. Thầy giáo trẻ tuổi, đẹp trai, lại có tài hùng biện làm Thanh rất thích nghe giảng. Dáng người nhỏ nhắn, giọng Huế dịu dàng, anh Tố Hữu đã làm xiêu lòng cô gái. Thanh chỉ bực mình vì nhiều lần giơ tay xin phát biểu mà thầy không gọi. Hình như thầy không để ý đến cô học sinh còn quá trẻ. Tự ái, Thanh hay rủ Hạnh (con gái Giáo sư Đặng Thai Mai) học cùng, xuống bàn cuối lớp đánh cờ carô. Kết thúc lớp học, Thanh công tác ở Ban Phụ vận tỉnh Thanh Hóa. Chị hay gặp lại ?othầy giáo? trẻ trong các cuộc họp. Thỉnh thoảng, chị bắt gặp anh Tố Hữu nhìn trộm mình. Bị ?ophát hiện?, nhà thơ lúng túng nhìn đi chỗ khác. Sau đó, Thanh làm Huyện ủy viên huyện Hoằng Hóa, Thanh Hóa, quê chị. Mỗi khi về huyện Hoằng Hóa kiểm tra, anh Tố Hữu thường mời chị huyện ủy viên sang nói chuyện. Anh say sưa nói, chị say sưa nghe. Chuyện công tác, chuyện văn học... Hai người nói chuyện rất hợp, quên cả thời gian. Lâu lâu anh không về, chị thấy nhớ giọng nói ấm áp, ánh mắt dịu dàng... Một hôm, chị Hào, cán bộ phụ nữ, gọi Thanh lên hỏi nhỏ: - Em đã có ai chưa? Thanh đỏ mặt, chưa biết trả lời thế nào, chị Hòa nói: - Anh Tố Hữu ưng Thanh đấy. Ý em thế nào? Tuy không quá bất ngờ, Thanh vẫn thấy khó trả lời. Thực ra, chị đã thầm yêu anh từ những bài thơ cách mạng. Chị nhớ mãi bài thơ "Ly rượu thọ" anh Tố Hữu ngâm trong buổi văn nghệ cứu đói cách đây một năm. Giọng ngâm thơ đằm thắm, tha thiết làm chị xúc động. Thanh rất muốn nói ?ođồng ý? với chị Hào nhưng lại e ngại ?onhà thơ được nhiều cô gái để ý quá?. Thanh nghe các chị trong Ban Phụ vận kể, có chị cán bộ đang yêu tha thiết nhà thơ. Chị không muốn làm người thứ ba. Thanh lúng túng trả lời: - Chị cho em suy nghĩ mấy hôm. Mấy hôm sau, chị Hào lại gọi Thanh lên: - Em đã suy nghĩ xong chưa? Thanh bẽn lẽn gật đầu. Sau khi hỏi lại, Thanh biết mối tình của chị cán bộ kia chỉ đơn phương. Anh Tố Hữu vẫn chưa yêu ai. Sáng hôm sau, anh Tố Hữu gặp Thanh trong một ngôi nhà đã bị phá theo lệnh tiêu thổ kháng chiến. Anh đỏ mặt, ngập ngừng: - Tôi đã nghe nói nhiều về Thanh trước khi gặp. Về đây, được gặp và làm việc với Thanh nhiều... Tôi ưng Thanh. Ý Thanh thế nào? Thanh bối rối cúi đầu im lặng! Anh Tố Hữu nắm tay chị... Chị để yên, không rút tay lại. - Ai cũng bảo tôi với Thanh đẹp đôi đấy. Em có đồng ý không? Thanh thấy má mình nóng bừng. Chị lí nhí: - Anh liều thật, lỡ Thanh không đồng ý thì sao? Rồi Thanh lấy hết can đảm nói một mạch: - Đứng trên lập trường Mácxít, anh phải nói thật anh đã có ai chưa? Anh Tố Hữu thật thà thanh minh: - Anh có ai đâu. Sao em lại không tin? Thanh không giấu tình cảm của mình với nhà thơ nữa. Những ngày tiếp sau thật hạnh phúc. Cuối tuần, chị hồi hộp chờ tiếng chuông xe đạp của anh. Có lần, vừa gặp chị, anh vội khoe: - Anh qua cầu Hàm Rồng, vừa đi vừa huýt sáo, suýt rơi xuống hào giao thông chữ chi. Nhận tin phải lên Việt Bắc công tác, anh Tố Hữu bàn với Thanh: - Ta tính ngày cưới đi em. Thanh lo lắng: - Sao cưới sớm thế anh? Em phải bỏ công tác ngay à? - Anh sắp phải lên Việt Bắc xa lắm. Anh sợ phải xa em. ?oKháng chiến trường kỳ? biết lúc nào gặp lại nhau. Anh muốn em cùng lên Việt Bắc với anh. Anh sẽ về gặp các anh huyện ủy để bàn chuyển cho em lên đấy công tác. Anh sẽ nhờ người đến xin cưới với bố mẹ em. Nghe Thanh rụt rè xin phép lấy chồng, mẹ chị sửng sốt. Lâu nay chị vẫn giấu mẹ. Bà hỏi tỉ mỉ về anh Tố Hữu. Bà bảo chị: - Mẹ lo cho con lấy chồng xa, anh ấy lại bận việc đi suốt, mẹ sợ con vất vả. Mẹ chị đã để ý cho chị một anh cán bộ huyện cùng quê. Bà quan niệm: ?oCó con mà gả chồng gần. Có bát canh cần nó cũng đem cho. Có con mà gả chồng xa. Trước là mất giỗ sau là mất con?. Bà thấy ********* cũng có vẻ hay hay nhưng cách mạng thế nào thì bà không biết. Bao nhiêu người giàu có đến hỏi, Thanh lại không ưng, trong khi cái anh Lành ở đâu đâu, biết thế nào mà gả con. Cưới xong hai đứa lại đem nhau đi luôn. Bà không đồng ý và đắp chiếu tuyệt thực. Thanh phải nhờ chị Nghiên là người có uy tín trong họ, cùng hoạt động cách mạng, đến thuyết phục mãi bà mới đồng ý. Lễ cưới được tổ chức vào đầu tháng 8/1947. Đúng tháng mưa ngâu, trời mưa tầm tã. Anh Tố Hữu đạp xe từ thị xã Thanh Hóa về Hoằng Hóa. Từ sáng sớm, lễ cưới đã được chuẩn bị trang trọng. Chủ tịch Ủy ban xã, các chị ở Hội phụ nữ đều đến dự. Nhưng sắp đến giờ cưới, vẫn chưa thấy chú rể đến. Từ thị xã về Hoằng Hóa có xa lắm đâu. Thanh lo lắng. Anh Tố Hữu bao giờ cũng đúng hẹn. Mãi đến trưa, mọi người ngạc nhiên thấy chú rể và người đàn ông nữa lấm bùn bê bết từ đầu đến chân đang gột rửa quần áo ở ngoài bờ ao. Thì ra, anh Tố Hữu đã lặng lẽ đạp xe gần 60 cây số, đến nhà ông Đinh Quang Trường, một cơ sở cách mạng cũ của anh, nhờ ông làm đại diện họ nhà trai. Kỷ niệm ngày cưới Thanh còn nhớ mãi chiếc áo dài màu xanh lá cây chị Nghiên tặng. Sau lễ cưới, mọi người về hết, cô dâu, chú rể đang ngượng ngùng nhìn nhau thì cô em gái Thanh hớt hải chạy vào nhà: - Mẹ bảo chị vào buồng trong ngủ với mẹ. Đêm tân hôn, đôi vợ chồng trẻ bị mẹ Thanh bắt ngủ riêng. Cô dâu ngủ với mẹ, chú rể ngủ một mình trên chiếc trường kỷ. Sáng hôm sau ngày cưới, anh Tố Hữu đèo Thanh về cơ quan tỉnh Thanh Hóa. Chiếc ba lô nặng trĩu trên vai Thanh. Ngoài quần áo, trong đó còn có một cái hộp bằng gỗ đựng mấy thứ đồ chơi của Thanh, những kỷ niệm tuổi thơ; mấy con búp bê nhựa, mấy cuộn chỉ màu... Thị xã Thanh Hóa đang chuẩn bị kháng chiến chống Pháp. Nhà cửa bị phá gần hết. Chị cấp dưỡng của cơ quan tìm mãi mới bố trí được cho hai vợ chồng trẻ một ?ophòng hạnh phúc? trong cái nhà kho. Mấy hôm sau, anh chị đi thuyền ngược sông Lô lên Việt Bắc. Tuần trăng mật trôi qua lãng mạn trên chiếc thuyền nan. Đêm, trên trời có trăng và sao. Ngày, dưới thuyền nước chảy êm đềm. Dọc bờ sông, rừng cọ đồi chè xanh nối tiếp nhau. Họ quên đi những nỗi căng thẳng, công việc của những ngày đầu kháng chiến. Thuyền ghé bến Bình Ca. Hai người đứng trước một khu rừng um tùm lau tre và những cây cổ thụ. Anh chị nhìn nhau, một cuộc sống mới bắt đầu với rất nhiều khó khăn nhưng họ đã có nhau. Chị Thanh thấy yên tâm. Anh Tố Hữu không chỉ lãng mạn như một nhà thơ mà còn là một người làm công tác chính trị già dặn, từng trải, một người chồng chu đáo và rất yêu chị. Thật hạnh phúc khi được sống bên cạnh một người đàn ông như vậy suốt cả cuộc đời. ---còn tiếp---- (rút từ cuốn Chuyện tình của các chính khách Việt Nam, Nxb. Phụ nữ) Được STTM sửa chữa / chuyển vào 13:57 ngày 25/01/2007 Được STTM sửa chữa / chuyển vào 13:58 ngày 25/01/2007