1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIAI THOẠI VÕ LÂM (part 2)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lonelymanus, 12/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    GIAI THOẠI VÕ LÂM (part 2)

    Phần 1 đã bị trôi về 5 năm trước. Nay mở tiếp phần 2 mong các bác có câu chuyện nào hay về giới võ lâm thì chia sẻ vào đây nhé.

    ------------------------------------------------------------------------

    Một ngôi chùa làm rạng danh nền võ học Việt Nam

    Năm ngoái, tại một hội nghị bàn về võ thuật cổ truyền Việt Nam tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, tôi nghe được ông Mộc (Trưởng Liên đoàn võ thuật cổ truyền Đông Dương), nguyên là người Pháp gốc Việt, ngợi ca về một ngôi chùa ở tỉnh Bình Định có tên là Long Phước tự. Theo lời ông, ngôi chùa là một trong những cái nôi của nền võ học Việt Nam nói chung và của miền đất võ nói riêng. Từ ngôi chùa hàng ngàn võ sinh đã trưởng thành và đã góp phần làm rạng danh nền võ học Việt Nam trên thế giới.

    Xuất phát từ thành phố Quy Nhơn (Bình Định), đi theo ngã ba Phú Tài đến quốc lộ 1A rẽ sang tỉnh lộ 6B (huyện Tuy Phước) gần 20 km, chúng tôi đến ngã ba quán cây xoài, thuộc thôn Tân Thuận (Tuy Phước). Anh bạn tôi "thổ địa" bảo: "hết địa phận tỉnh lộ, chuẩn bị sang... đường đất". Tiếp theo lời anh, chiếc cúp 81 phải tăng tốc hơn 1000 m mới đến nơi cần tìm.

    Nằm bên cạnh một dòng sông nhỏ, nép mình dưới những tán cây rậm rạp, Long Phước Tự càng tăng thêm phần cổ kính. Nếu không được giới thiệu trước, thì khó có ai nghĩ rằng đây là một trong những cái nôi của nền võ học Việt Nam.

    Qua cổng tam quan bước vào bên trong, chúng tôi thật sự ngạc nhiên, đúng như lời giới thiệu, những cảnh tưởng trước mắt đưa chúng tôi lạc vào thế giới huyền bí của võ thuật.

    Trong sảnh đường có đủ 18 thứ binh khí mà cha ông ta đã từng sử dụng. Từ cây roi (côn) cho đến thanh đại đao to tướng... Tất cả được bài trí vừa đẹp mắt vừa sang trọng, gợi lên khí thế oai hùng của người Việt Nam.

    Tiếp chúng tôi, Thầy Thích Hạnh Hoà - trụ trì Long Phước Tự, đồng thời cũng là người đứng đầu võ phái hiện nay cho biết: Long Phước Tự có hơn nửa thế kỷ nay, nhưng qua những năm chiến tranh ngôi chùa đã bị bom đạn tàn phá. Tất cả mới được khôi phục lại sau ngày giải phóng...

    Theo chân thầy trụ trì, chúng tôi tham quan cơ ngơi của chùa, mảnh đất gần 2 ha này dưới bàn tay con người đã thật sự trở thành một thắng cảnh đẹp. Những vườn cây trái sum xuê, những gốc Bon sai được tỉa bón công phu... tất cả là một bức tranh tuyệt mỹ. Nếu không nhớ đến nhiệm vụ của mình, có lẽ tôi sẽ bị cuốn hút bởi cảnh vật.

    Trở lại phần đầu câu chuyện, Thầy trụ trì kể tiếp: "Long Phước tự" hiện là tổ đường đời thứ 13 của võ phái "Long hổ công hồng" - một môn phái thuộc võ cổ truyền Việt Nam do Ngài Tổ Hư Minh thiết lập vào năm 1571. Ngài Hư Minh dựa vào bộ số cổ và bát quái đồ hình mà tạo ra các pháp thao, đưa "Thập bát ban binh khí" vào tạo thành những bí kiếp riêng biệt của võ phái. Qua các đời truyền thừa các vị đứng đầu võ phái dựa vào các bí kiếp ấy mà truyền thừa cho "đệ tử".

    - "Đến đời thứ 13 võ phái vẫn giữ nguyên những bí kiếp của Ngài Tổ Hư Minh", tôi hỏi ? Vẫn ôn tồn, Thầy Thích Hạnh Hoà giải thích: "Khi võ phái đến đời thứ 8, khoảng vào năm 1771 - thời kỳ lịch sử xuất hiện "Tây Sơn Tam Kiệt", đứng đầu võ phái lúc này là Ngài Hư Linh Ẩn, thế danh là Nguyễn Trung Như, tên tự là Phong Cát, Ngài đã chắt lọc những tinh hoa của võ phái mình mà tạo thành những bí kiếp riêng của thời Tây Sơn. Đến thời thứ 13 này, tôi vận dụng tất cả những chiêu pháp của 12 đời trước cộng với bí kiếp của Ngài Hư Linh Ẩn tạo ra mà hoá chúng cho phù hợp với thời đại ngày nay".

    - Cũng có ý kiến cho rằng "Long hổ công hồng" chỉ mới phát triển mạnh gần đây ?

    - Đúng vậy, mấy trăm năm trước võ phái "Long hổ công hồng" không truyền dạy cho người ngoài đạo. Tất cả đều được truyền cho những đệ tử tâm huyết ở cửa chùa. Sự truyền thừa được chọn lọc một cách cẩn thận nhằm tránh sự truyền bá rộng rãi ra bên ngoài cửa chùa... Nhưng đến đời thứ 13 này thì võ phái được truyền rộng ra bên ngoài. Tất cả cũng từ một "nhân duyên".

    ... Đất nước giải phóng, Thầy Thích Hạnh Hoà chính thức được mời về làm trụ trì chùa Long Phước. Tất cả vùng đất này vẫn còn hoang vu. Thầy thu nhận đệ tử để trông coi cửa chùa. Ngoài giờ dạy cho học kinh phật, thầy dạy cho các đệ tử võ học của mình giúp cho học có thêm sức khoẻ và để phòng thân.

    Đầu năm 1987, cố võ sư Kim Dũng và võ sư Kim Đình (ở Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam - tỉnh Bình Định) về vùng quê Tân Thuận. Tình cờ thấy ngôi chùa cổ, hai võ sư có ý định đến viếng cảnh chùa. Bất ngờ cho họ, khi đến gần bỗng nghe có tiếng binh khí va nhau, theo phản xạ của con nhà võ, biết đâu đây có lò luyện võ, hai võ sư lần dò đi tìm. Vào thẳng sảnh đường, hai người thật sự ngạc nhiên về cảnh tượng trước mắt...Gần chục môn sinh đang luyện tập dưới sự hướng dẫn của một nhà Sư.

    Sau khi tiếp kiến Thầy trụ trì, biết đây là một võ phái mới thuộc môn võ cổ truyền của dân tộc chưa được lưu truyền rộng rãi, nên khi trở về, hai võ sư đã báo lên Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam, Sở TDTT Bình Định và xin Thầy trụ trì truyền dạy bí quyết của võ phái "Long hổ công hồng" ra ngoài xã hội.

    Cảm "duyên" của hai Võ Sư - Những người hết lòng vì nền võ học của dân tộc. thầy trụ trì chấp thuận truyền dạy ra ngoài. Thế là tháng 7/1987 trước sự chứng kiến của Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam, Sở TDTT, Chính quyền các cấp, câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước được thành lập...
    Từ ngày thành lập, câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước mạnh lên trông thấy. Liên tiếp trong những hội diễn võ thuật cổ truyền toàn quốc hàng năm. Câu lạc bộ đã được mời tham dự và năm nào cũng mang về những huy chương vàng sáng chói. Nhưng điều đáng tự hào hơn hết là câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước đã mang về cho Tổ Quốc những vinh quang.

    Năm 1991, tại Hội Võ thuật cổ truyền thế giới tổ chức tại Liên Xô (Nga), đoàn vận động viên Việt Nam với 3 võ sinh của câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước đã mang về cho Tổ Quốc chiếc cúp vàng với chương trình biểu diễn giới thiệu võ cổ truyền Việt Nam.

    Năm 1992, tại Seagame 17 tổ chức tại Malaysia, một võ sinh của cau lạc bộ là Nguyễn Đức Thắng (sinh năm 1972) đã đem về cho Tổ quốc chiếc huy chương đồng trong thi đấu môn Pencatselat hạng cân 50 kg.

    Tại Hội Võ thuật Quốc tế do Liên đoàn Võ thuật Malaysia tổ chức tại Tây Ninh năm 1994, các võ sinh Võ Văn Tính, Nguyễn Văn Cảnh, Trần Duy Linh của câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước cũng mang về cho đất nước những chiếc huy chương vàng...

    Với những tinh hoa vốn có của mình câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước đã nổi tiếng khắp thế giới, Câu lạc bộ luôn được liên đoàn võ thuật các nước: Pháp, Liên Xô, Ý, Bỉ, Hungary... ghé thăm và trao đổi kinh nghiệm võ học. Câu lạc bộ cũng được mời sang biểu diễn ở Liên Xô, Ba Lan, Hungary...

    Các đoàn khách nước ngoài khi đến thăm chùa Long Phước, được xem các chương trình võ thuật do các võ sinh câu lạc bộ võ thuật chùa Long Phước biểu diễn, họ đều thốt lên: "Đây chính là Thiếu Lâm Tự... của Việt Nam".

    Có một điều thật bất ngờ, tình cờ chúng tôi được biết, chính từ Long Phước tự, có một võ sư tên là Thích Vạn Thanh đã phát hiện ra những bí kiếp võ thuật thời Tây Sơn gồm các chiêu pháp của các danh tướng lừng danh như: Trần Quang Diệu, Bùi Thị Xuân, Nguyễn Quang Dũng, Đô Đốc Lộc, Nguyễn Huệ, Hư Linh Ẩn... biên soạn thành cuốn sách: "Tây Sơn bí kiếp" được Sở TDTT Bình Định xuất bản năm 1992. Ngoài ra, Võ sư Thích Vạn Thanh đã dịch tất cả những chiêu pháp thời Tây Sơn mà truyền thụ cho các đệ tử của mình...

    Chúng tôi rời Long Phước Tự cũng là lúc các môn sinh của câu lạc bộ bước vào giờ luyện tập. Nghe tiếng binh khí va nhau, tiếng roi vun vút trong gió, bỗng gợi nhớ trong tôi về một thời oanh liệt của cha ông nước Việt. Và tự đâu đây trong tôi bỗng vọng lại lời của Thầy trụ trì: "Bình Định tự bao giờ đã xứng danh là cái nôi của nền võ học Việt Nam, võ phái "Long hổ công hồng" đã hình thành từ cái nôi ấy nên từ bây giờ và mãi mãi võ phái góp phần xây dựng vững chắc nền võ học Việt Nam...".

    Tác giả: Lê Việt Nhân
    Nguồn: Nguyệt san giác ngộ.- 1996.- Số 1 tháng 4 (1.035)
  2. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Võ nghệ với người Bana Vĩnh Thạnh
    Trong năm 1998, được sự nhất trí của UBND tỉnh Bình Định và UBTDTT Việt Nam, Sở TDTT cùng với Sở KH-CN-MT đã xây dựng đề tài nghiên cứu khoa học ?oBước đầu tìm hiểu nguồn gốc và đặc trưng của võ cổ truyền Bình Định?. Thường trực Ban chủ nhiệm đề tài đã đi nhiều nơi trong tỉnh để sưu tầm tư liệu về võ?
    Trời mưa nhẹ hạt, chiếc xe bon bon ngược dòng 19 đưa anh em chúng tôi hướng về Tây Sơn, Vĩnh Thạnh với mục đích đi tìm cội nguồn của môn võ cổ truyền Bình Định. Cách Phú Phong (Tây Sơn) độ chừng 5 cây số xe rẽ vào đường làng nhỏ để đến thăm nhà võ sư Phan Thọ, người vừa đạt huy chương vàng môn ?otrường đại đao? ở giải võ cổ truyền toàn quốc năm 1998 tại Gia Lai. Võ sư Phan Thọ và gia đình đón tiếp chúng tôi rất niềm nở; do có hẹn trước nên võ sư đã cung cấp cho đoàn chúng tôi một tập tài liệu bằng chữ Hán nói về võ. Đay là tấm lòng của gia tộc họ Phan đối với việc gìn giữ các di sản văn hóa. Tập tài liệu đã cũ nát, nhiều trang mất cả 3 góc. Chúng tôi rất mừng vì mở đầu chuyến đi suôn sẻ. Các anh ghi hình vội vàng lia máy lấy một vài đòn thế do võ sư Phan Thọ biểu diễn để làm tư liệu, đáp lễ với ông một vài ly rượu ngon rồi tạm biệt.
    Chiếc xe tiếp tục vượt mười mấy cây số nữa để đến làng Thuận Truyền. Đường nhỏ trời mưa dầm nên trơn trợt khó đi. Nhiều đoạn chúng tôi phải xuống xe đi bộ. Còn cách làng non một cây số, xe không thể đi tiếp, chúng tôi đành phải cuốc bộ. Con đường nhỏ chia đôi cánh đồng, ruộng nước xăm xắp. Theo lời kể của dân gian, đây chính là nơi võ sư Bảy Lụt (con trai cố võ sư nổi tiếng Hương Kiểm Mỹ) đã đánh nhau mấy bận với ?otướng cướp? Dư Đành võ nghệ cao cường, vào những năm 20 của thế kỷ này.
    Ngôi nhà gạch nho nhỏ xinh xinh núp sau lùm cây xanh, lúc ẩn lúc hiện chính là nhà của cố võ sư Hồ Ngạnh, nơi chúng tôi sẽ đến. Tiếp chúng tôi như người thân đi xa trở về, anh Hồ Sừng, cháu nội của cố võ sư và đông đảo con cháu rất vui vẻ. Chúng tôi vào nhà, ngôi nhà đơn giản như những căn nhà lá mái nông thôn Bình Định. Ở giữa là gian để thờ. Chúng tôi kính cẩn thắp hương lên bàn thờ cố võ sư Hồ Ngạnh trong khi anh Hữu Thức đang tranh thủ ghi hình chân dung của võ sư. Anh Hồ Sừng tâm sự với chúng tôi rằng có rất nhiều vị khách ở phương xa như Huế, Sài Gòn, Nha Trang? đến thăm và tìm hiểu về võ nghệ của ông cụ. Thú thật gia đình chỉ còn những giai thoại ông cụ đánh nhau với người Minh Hương ở Phú Yên hay đánh quyền, đánh roi với võ sư Diệp Trường Phát (Tàu Sáu) ở An Thái. Ngoài ra, ông cụ chỉ truyền lại một ít cơ bản về roi, nhưng chẳng được bao nhiêu. Về sau đám con cháu sưu tầm thêm được một số bài roi để tập luyện và truyền lại trong dòng họ và xóm giềng.
    Sau khi quay phim lại hình ảnh của hai cháu trai (con của anh Hồ Sừng) biểu diễn một số đường roi cơ bản, chúng tôi chia tay gia đình anh Hồ Sừng và làng Thuận Truyền - một địa danh nổi tiếng trong làng võ cả nước và là một trong những cái nôi của võ Bình Định.
    Xe lại chạy vòng vèo qua mấy đoạn đường làng để đến đường 19, từ đó trực chỉ đến Vĩnh Thạnh. Lúc này đã 11 giờ trưa, anh Long ?" giám đốc Trung tâm VHTT ?" TT huyện tiếp chúng tôi và mời đoàn tiếp tục về xã Vĩnh Hòa cách trung tâm huyện chừng 5 cây số. Anh nói rằng anh đã cử cán bộ về xã tiền trạm và chuẩn bị theo yêu cầu của chúng tôi.
    Chúng tôi đến ngôi nhà sàn nhỏ trên sườn đồi thì từ trên nhà một ông già người Bana dáng cao cao, da ngâm đen chạy xuống mời chúng tôi đi tiếp vào làng. Sau này mới biết ông tên là Đinh Trung, trạc 68 tuổi, là người đã từng thủ các vai đâm trâu trong các lễ hội lớn từ tỉnh đến làng xã. Tưởng gần, hóa ra cũng phải mất mươi phút mới đến ngôi nhà sàn cao ráo trên đồi. Trước nhà có khoảng sân rộng; nhìn xuống chân đồi lô nhô mấy nếp nhà sàn thấp thoáng quanh sườn đồi trong màn mưa. Thấy xe chúng tôi đến, một số dân làng nhất là mấy em nhỏ tò mò chạy theo; mặc cho mưa, trong mắt họ vẫn ánh lên tia nhìn trìu mến. Trong nhà đã có mặt một số người. Kẻ đứng, người ngồi nói cười rôm rả. Họ đón chúng tôi không vồn vã mà nồng ấm tình người.
    Anh cán bộ thể thao huyện giới thiệu chúng tôi với bà con dân làng. Một ông già người đậm thấp, thân hình nở nang, rắn chắc, linh hoạt đứng lên. Giọng của ông rổn rảng nhưng dễ nghe: cán bộ về có yêu cầu gì cứ nói, dân làng sẵn sàng nghe. Anh Phạm Đình Phong, Phó giám đốc Sở TDTT chủ nhiệm đề tài nghiên cứu, vội vàng nói ngay: ?~Thưa bà con, trước hết là chúng tôi đến thăm sức khỏe bà con, tìm hiểu thêm về cuộc sống của bà con. Thứ hai là chuyến đi này chúng tôi mong muốn được bà con cung cấp cho một số tư liệu về võ; thứ ba chúng tôi muốn xem bà con thao tác một số đòn thế võ mà bà con dùng để tự vệ??. Già làng ?" ông già khi nãy phát biểu, tên là Đinh Cun, đang ở độ tuổi xấp xỉ một trăm, cười nói: ?oTụi tui có biết võ nghệ gì đâu, theo ông bà xưa chẳng qua trong lúc đi nương đi rẫy gặp con thú dữ thì phải tự vệ; muốn bắn con chim, muốn có cái ăn thì phải nhanh nhẹn. Lâu ngày thành động tác vậy thôi?. Chúng tôi đề nghị dân làng biểu diễn để chúng tôi ghi hình. Trong nhà vang liên tục tiếng la: già Cun, già Cun? Thoáng chốc, già làng Đinh Cun trở lại trong trang phục dân tộc độc đáo: mình trần, đóng khố, đầu bịt dải đỏ, lưng mang gùi, vai mang cung tên, lưng thắt dải đỏ dắt con dao rừng trông oai phong lẫm liệt. Trời đã ngớt mưa, mặt sân ngoài khô ráo, mọi người chen nhau ra sân. Già Cun rút nhanh con dao rừng, ánh thép loang loáng vừa đi vừa phát sang trái, sang phải động tác dọn đường đi. Mắt già đăm đăm nhìn về phía trước, khi đứng, khi ngồi như quan sát, bất thần già dậm chân mạnh, vừa chém, vừa chặt động tác nhanh gọn rõ ràng. Một lúc sau cất tiếng hú vang báo hiệu đã hạ được thú rừng. Già hổn hển thở và báo hiệu cho chúng tôi biết vừa xong động tác. Chúng tôi hỏi thêm về sự chống đỡ khi bị thú rừng tấn công, già nói ngắn gọn: ?oLâu nay thường gặp và bà con nhanh chóng rút dao, ngồi thụp xuống, nếu con thú lao vào thì thọc mạnh vào bụng hoặc chém ngang người và thừa lúc ấy né tránh??.
    Lúc này già Đinh Trung cũng đã có mặt với trang phục như già Cun, tay xách cây dáo dài, lưỡi nhọn hoắc. Già thực hiện động tác đâm trâu. Mắt già đảo liên tục (để quan sát hướng đi của trâu). Ngọn dáo xoay tròn quanh thân người và nhanh nhẹn đâm tới. Vừa đâm vừa xoáy, vừa bắt vừa tém. Nhanh và dứt khoát, động tác mạnh mẽ (trúng vào cổ con trâu). Già tăng tốc độ chạy và xoay nhanh ngọn giáo. Chừng một phút chậm lại và rút dáo thật mạnh. Kết thúc bài biểu diễn với động tác chào thật đẹp. Mồ hôi đầm đìa trên khuôn mặt rắn rỏi nhưng tươi tỉnh của già Trung. Vất vả nhất vẫn là anh Hữu Thức phải di chuyển như chạy mới kịp để ghi hình.
    Trời mưa trở lại, chúng tôi phải lên nhà sàn. Giữa nhà, bên cây cột cái, ai đó đã bày sẵn một ché tròn, tua tủa mấy chiếc cần. Già Cun vui vẻ mời chúng tôi uống rượu. Vít chiếc cần cong xuống, đưa môi vào hút mạnh, giòng rượu chua chua, ngọt ngọt nồng hơi men từ từ đi vào cổ. Chắp chắp một lúc mới thấy vị ngon đặc biệt của rượu cần. Đang dở dang tuần rượu bỗng có người reo lên: ?oA, thôn trưởng đã về?.
    Bỏ quần áo mưa ra, anh thôn trưởng cầm ngay một cần rượu và kéo một hơi đầy, thở phào và nói: ?oNghe tin cán bộ về nhưng tui bận họp với xã. Vừa xong tui chạy về ngay. "Tụi tui không biết gì về võ đâu, nhưng để bắt mấy thằng trộm ông bà dạy cho cách, tui múa cho cán bộ xem thử nghen??. Anh vừa nói vừa xuống ngựa với mấy đòn tay (như kiểu bái tổ trong võ), rồi tay gạt, tay đâm, di chuyển linh hoạt, tiến lui đều đặn, mắt nhìn về phía trước, đứng lên rồi lại ngồi xuống, hai chân thay đổi, khi thì đá sang phải, khi sang trái. Anh bỗng thét to và chạy như đuổi theo đối phương. Bài biểu diễn kết thúc. Lúc này đã hơn 4 giờ chièu, chúng tôi chia tay với dân làng. Tâm tư mỗi người trong đoàn chắc đều giống nhau, đã tìm được những tư liệu quí giá về võ của người dân tộc Bana.
    Tác giả: Lê Thì;
    Nguồn trích: Thư viện Bình Định
  3. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bài viết (sưu tầm) về cu_nữ võ sư Phạm Cô Gia. Hình như cụ đã qua đời cách đây ít lâu.( cuối năm 2005)?
    Nữ võ sư cao tuổi nhất Việt Nam
    Sinh năm 1900 tại xã Tăng Nhơn Phú, Thủ Đức (TP.HCM) trong một gia đình ba đời theo nghiệp võ, bà Phạm Cô Gia hiện là nữ võ sư cao tuổi nhất Việt Nam.
    Bà bắt đầu theo nghiệp võ từ năm lên 9 tuổi nhờ sự truyền dạy của cha mình. Với lòng đam mê và năng khiếu võ thuật bẩm sinh nên chỉ sau ít năm tập luyện, bà đã thuần thục quyền thuật của gia đình. Đến năm 14 tuổi, bà được cha cho thi đấu và biểu diễn võ thuật để quảng cáo cho hãng xà bông Việt Nam tại Sài Gòn. Năm 18 tuổi, bà Phạm Cô Gia đứng lớp dạy võ tại võ đường Phạm Tăng Đại và gia nhập đoàn võ sĩ của cha đi thi đấu và biểu diễn võ thuật ở nhiều nơi.


    Với ý chí ham học hỏi, bà cất công lặn lội nhiều nơi để ?otầm sư học đạo?. Ở núi BàĐen - Tây Ninh, bà được học Phật pháp; quyền thuật: bộ pháp, thủ pháp, nhãn pháp, binh khí và khinh công. Đối với môn khinh công, bà Phạm Cô Gia đã phải trải qua quá trình tập luyện rất công phu và nguy hiểm, từ leo núi, nhảy hố đến di chuyển trên mặt nước bằng thân cây và tấm ván mỏng? Ở môn nhãn công cũng vất vả không kém vì phải ngồi thiền định rất lâu, trong khi mắt và thần trí phải tập trung nhìn vào một điểm. Bà đã kiên trì khổ luyện trong 3 năm mới thuần thục các môn võ thuật này.
    Vẫn chưa hài lòng với bản thân, bà lại lặn lội ra đất võ Bình Định học Thập bát ban võ nghệ. Thời gian đầu, bà đã vượt qua được thử thách mà sư phụ đưa ra: hầu hạ cơm nước cho thầy bằng cách nhảy qua một hầm chông tre. Sau đó, bà mới được học cách sử dụng binh khí: chùy, song phủ, lân, kiếm, roi, xích, v.v.. Đặc biệt, bà còn học cả thế trận Long môn, vừa rèn luyện võ thuật, vừa được chuyên sâu về võ kinh, cách bày binh bố trận. Chính vì vậy, bà Phạm Cô Gia có thể bày và phá trận Long môn một cách oai phong chẳng khác một võ tướng xông pha ngoài trận địa.
    Bên cạnh việc dạy võ và biểu diễn ở các đoàn hát, đấu đài, bà Phạm Cô Gia còn tham gia cách mạng trong những năm 1940. Trong thời gian hoạt động, bà đã bị bắt 12 lần và đều vượt ngục thành công, vì vậy, bà còn được nhiều người biết đến với tên gọi ?oChị Năm vượt ngục?. Năm bà 44 tuổi thì cha bà qua đời, bà mang hết vốn liếng võ học của mình sáng tạo ra một võ phái mới có tên là Phạm Gia, do chính bà làm chưởng môn, thu nhận hàng ngàn đệ từ từ đó đến nay. Hiện bà Phạm Cô Gia nằm trong Ban cố vấn Hội Võ cổ truyền thành phố Hồ Chí Minh, tham gia hội chữ thập đỏ, các hoạt động xã hội, từ thiện? Tuy đã 105 tuổi, nhưng bà Phạm Cô Gia vẫn còn nhanh nhẹn và khoẻ mạnh, có thể múa kiếm, đi quyền rất lả lướt. Đối với bà: ?ohọc võ không phải để múa hay, đánh giỏi, mà là để chiến thắng bản thân mình?.
    Vietnam Records Books

  4. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Môn phái Lâm Sơn Động:
    1.001 kỳ tích cư dân "động Kung-fu" Việt Nam
    Nhờ khổ luyện, các võ sinh Lâm Sơn Động (Xã Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Tây) có thể đạt tới những "Kung-fu" huyền thoại như chạy trên mặt nước, bước trên thang dao 40 lưỡi sắc, ngồi chịu chém bằng dao kiếm, đấm vỡ 10 sọ dừa khô trong 1 phút, đi trên 100 bóng điện, kéo đầu tàu hoả, lấy tóc hoặc dùng răng kéo ôtô 3 - 5 tấn...

    Khắp vùng Dương Cốc (Xã Đồng Quang, Quốc Oai, Hà Tây) có thể nói không ai không biết đến sư phụ Ngọc Bỉnh với 2 người con là võ sư Ngọc Huỳnh, Ngọc Hải cùng tổ đường Lâm Sơn Động. Khách xa về hỏi thăm đường vào tổ đường, dân trong vùng thường chỉ dẫn đơn giản: "Cứ thấy cái nhà nào cao to nhất thôn thì là tổ đường Lâm Sơn Động".
    Tổ đường Lâm Sơn Động là một biệt thự lớn. Trong gian nhà chính của tổ đường, ở giữa kê bàn thờ tổ với những lư đồng nghi ngút khói hương. Một vài bức chân dung hoạ lại của các vị sư tổ đã ố vàng theo thời gian được treo một cách ngay ngắn.Trải dọc theo hai bức tường là những tấm hoành phi câu đối sơn sót thiếp vàng. Rất nhiều khung ảnh ghi khắc lại những dấu ấn không quên của dòng họ. Ở góc tổ đường là nơi treo các dụng cụ phục vụ cho việc luyện tập võ thuật.
    Sư phụ Ngọc Bỉnh năm nay đã bước sang cái tuổi "thất thập cổ lai hi" nhưng trông vẫn còn tráng kiện như một thanh niên đang phơi phới xuân. Vừa nói chuyện với khách, ông vừa vung cánh tay rắn chắc phụ hoạ những động tác võ thuật. Ông không thích uống rượu nhưng khi vui thì ông có thể uống đến "tàn canh" vẫn không say. Ông có cách "thưởng" ruợu đặc biệt: thản nhiên, khuôn mặt không chút thay đổi thần sắc. Khi rượu đã được "vài tuần" và khi câu chuyện ngày càng "xôm" ông mới chậm rãi kể quá khứ oai hùng của dòng họ.

    Cụ tổ 7 đời của dòng họ là người văn võ song toàn tại xứ Đoài, Hà Tây. Cháu con từ đời này sang đời khác đều kế thừa được các tinh hoa võ học, phát minh, rồi áp dụng võ học cổ truyền phương Đông, đi sâu vào nghiên cứu khí công tới "đẳng" uyên thâm. Đến đời thứ tư, dòng họ đã chắt lọc và đúc kết các môn luyện khí công như tĩnh công, động công, huyền công theo "trí, lực, năng tâm, thiện".
    Những năm tháng đất nước còn đang dưới ách thống trị, phong trào truyền bá bị hạn chế. Ngoài con cháu trong dòng tộc, hầu như người ngoài không được tiếp thu tinh hoa của "Võ Lâm". Đến đời thứ 5, cha mẹ tôi sinh được 4 người con; 3 trai, 1gái. Tôi là con trai thứ 3. Cụ ông qua đời năm 1944. Người cốt lõi giữ lại môn võ là mẹ tôi.
    Năm 1966, khi con thứ năm của tôi là Lương Ngọc Huỳnh ra đời, mẹ tôi thường bảo đây là đứa cháu duy nhất có thể thừa kế nghiệp võ mà mẹ đang ấp ủ. Năm 1969, khi cháu mới lên 3, cụ bắt đầu truyền bá đạo hạnh là võ thuật và âm nhạc cho cháu. Ngay từ nhỏ Ngọc Huỳnh đã bộc lộ những tố chất có tài, thông minh chăm học. Năm 1972 khi mới 6 tuổi Ngọc Huỳnh đã được tôi đưa đi biểu diễn đàn bầu khắp nơi. Nghe tin Ngọc Huỳnh có tài từ nhỏ, Phái đoàn chỉ huy Mặt trận quân sự phía Nam đã cho mời cha con tôi biểu diễn phục vụ Quốc hội tại Nhà hát lớn Hà Nội năm 1993. Bài hát "Vì miền Nam" do Ngọc Huỳnh biểu diễn đã được phát thanh cho cả hai miền Nam - Bắc nghe. Vào thời điểm đó Ngọc Huỳnh thường mơ nước về sau phải trở thành nghệ sĩ và võ sĩ nên đã lôi cuốn nốt cậu em trai là Ngọc Hải cùng luyện tập dưới sự chỉ dẫn tận tuỵ của bà nội.
    M tôi ngày một già đi; bà tạ thế năm 1982. Lúc này Ngọc Huỳnh cơ bản đã nắm được hết những tinh tuý từ mẹ tôi, tiếp tục sự nghiệp học hỏi của mình và truyền lại cho em trai là Ngọc Hải. Năm 1989 sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự Ngọc Huỳnh tiếp tục học hỏi y thuật và võ thuật nâng cao kiến thức, được các đội công an xã, huyện lân cận mời dạy võ và được Sở TDTT Hà Tây mời làm công tác võ thuật lấy tên là võ thuật dân tộc Hà Tây.
    Sau khi đúc kết các tinh hoa, ngày 23/9/1990 môn phái Lâm Sơn Động ra đời, do võ sư Lương Ngọc Huỳnh sáng lập, được Sở TDTT cho phép truyền bá trong toàn tỉnh và các tỉnh lân cận. Số võ sinh và số người thường học ngày càng đông, lên tới hàng vạn người tại các trung tâm TDTTcác huyện, thị. Đến nay môn phái đã phát triển sang các nước như Nga, Mỹ, Pháp...".

    Tuyệt kỹ "Kung-fu" và những kỳ tích
    Trung tuần tháng 9/2004, nhiều khán giả đến Công viên nước Hồ Tây để xem cuộc trình diễn của môn phái võ học cổ truyền Lâm Sơn Động. Các môn sinh của môn phái đã trình diễn những tiết mục mà nếu như không được tận mắt chứng kiến thì khó có thể tin là có thật.
    Tiết mục trình diễn đầu tiên, hai bóng đèn điện đang sáng được mang ra sân khấu. Võ sĩ Trần Phi Hồng, sau một vài động tác luyện công, vận khí nhẹ nhàng đứng lên hai bóng điện chừng 5 - 10 phút. Khán giả nín lặng dõi mắt nhìn xuống hai bàn chân anh. Lạ thay! dưới sức đè của 50kg khối lượng cơ thể võ sĩ không làm vỡ hai bóng điện. Có cảm giác như trọng lượng cơ thể của anh đã hoá giải đâu hế,t chỉ còn lại bóng hình nhẹ tựa... lông hồng.
    Tiếp đến là màn trình diễn "kê tay, ném đá, đập dừa". Một võ sinh bước ra sân khấu, anh nằm sấp xuống sàn, tay kê lên một quả dừa khô. Một võ sinh khác đã dang tay thả một khối đá nặng vài chục ký từ độ cao 2m xuống thẳng cánh tay đang kê trên quả dừa. Trong chớp mắt, quả dừa vỡ tan mà cánh tay võ sĩ không hề xây xước. Nhiều khán giả nhỏ tuổi đã khóc ré lên khi chứng kiến "pha" này.
    Chưa dừng lại ở đó, tiết mục biểu diễn nằm trên thảm thuỷ tinh dưới sức đè của của khối bê-tông nặng gần 5 tạ của võ sĩ Vương Văn Trịnh khiến khán giả lặng người. Ngay giữa sân khấu, một thảm mảnh thuỷ tinh sắc nhọn được rải ra để võ sĩ Trịnh nằm lên. 8 võ sĩ khác khiêng một khối bê tông khổng lồ nặng gần 5 tạ đặt lên cơ thể của Trịnhh. Một tiếng thét vang lên, 3 - 4 chiếc búa tạ quai thẳng cánh vào khối bê-tông. Tiếng nện nghe chan chát đến rùng rợn. Khối bê-tông nát vụn, võ sĩ Trịnh thản nhiên đứng lên trong tiếng xuýt xoa thán phục của khán giả. Có tiếng khen lớn: "Thân pháp tuyệt hảo!", những tràng vỗ tay rào rào vang lên...
    Vì sao người nằm trên thuỷ tinh dưới sức đè của khối bê tông nặng gần 5 tạ lại không bị bẹp dí, da thịt không hề xây xước? Có cách giải thích thật khoa học. Đó là người khổ luyện công-phu có khả năng tự sinh ra morphine nội sinh nhiều lần hơn người thường. Morphine nội sinh này khi kết hợp với chất receptor có trong não bộ tạo thành hợp chất mới receptor opiit có tác dụng làm giảm đau. Chất này không gây nghiện và tự hóa giải sau khi "làm xong nhiệm vụ". Nhờ vậy, các võ sư đủ sức chịu đựng mọi va chạm phi thường mà không cảm thấy đau đớn. Tuy nhiên để làm được kỳ tích này, người tập võ phải luyện được môn nội công bụng (phúc công). Nếu cơ bụng không dẻo dai và cứng như thép thì cả mảng bụng dễ dàng bị xé nát bởi sức nặng của đối lực. Con nhà võ còn có thể vận khí tự điều chỉnh nhịp đập tim nhanh, chậm khi thấy cần thiết. Qua đó điều khiển được huyết áp tăng, giảm theo ý muốn...
    Các võ sĩ môn phái Lâm Sơn Động còn tất bật chuẩn bị màn biểu diễn "Chạy trên mặt nước". Nghe cứ tưởng như đùa và có phần nào pha chút xảo thuật? Nhưng không, đây là sự thực hoàn toàn theo kiểu "tai nghe, mắt thấy, tay sờ". Đây là tiết mục được khán giả trông đợi nhất. Hàng ngàn người dự khán đã kéo nhau ra mép nước Hồ Tây. Tiếng hò reo, tiếng vỗ tay tán thưởng làm nên không khí tưng bừng như một ngày hội.
    Một quãng đường thuỷ dài 150m được chuẩn bị sẵn. Kông gian như chùng lại khi hiệu lệnh vang lên, 3 võ sĩ Đỗ Bá Cường; Lê Xuân Quân; Nguyễn Thanh Xuân nối nhau chạy băng băng trên mặt nước. Trong chốc lát họ đã về tới gần đầu bên kia của chặng đường. Nhiều khán giả đã trầm trồ: "Trông cứ như là cảnh trong các phim chưởng!".
    Môn phái Lâm Sơn Động có tới 52 nội dung ứng cử lập kỷ lục và phá kỷ lục Guiness thế giới tại Việt Nam. Trong 52 nội dung đăng ký tham gia kỷ lục Guinnness, môn phái Lâm Sơn Động đã hé mở thành tựu trong thuật khí công đỉnh cao với kết quả tập luyện công phu. Các võ sư cũng như môn sinh của môn phái võ học cổ truyền này có thể thực hiện được các chiêu thức như hít bát vào bụng rồi móc dây vào trôn bát cho trực thăng kéo lên cao 500- 700m trong thời gian 20 phút hoặc cho ôtô kéo qua lực gián tiếp kéo thêm 1 xe 12 chỗ với tốc độ 60 - 65 km/giờ.
    Ngoài phần hít bát vào bụng, võ sinh môn phái Lâm Sơn Động còn có các tiết mục khác rất ngoạn mục: Kéo ôtô 5 tấn trên mặt phẳng, kéo đầu tầu hoả, đi trên thang dao gồm 40 lưỡi dao sắc, ngồi chịu chém bằng dao kiếm, đấm vỡ 10 quả sọ dừa khô trong 1 phút, đi trên 100 bóng điện, liếm lưỡi xẻng nung nóng đỏ, ngậm than đang cháy đỏ, kéo đầu tàu hoả, kéo ôtô 3 - 5 tấn bằng... tóc, cắn răng kéo ô tô 3-5 tấn...
    Võ sư Ngọc Hải tiết lộ: "Trong thời gian tới, chúng tôi có nhiều tiết mục khác độc đáo hơn, ngoạn mục hơn như Nhãn bì khiêu thuỷ (dùng mí mắt, cho 2 đồng xu vào nâng hai xô nước nặng 10kg. Đây là môn luyện thần khí nhãn pháp ở một khả năng tập trung nhãn áp cao độ để dòng khí nhỏ lại, tĩnh tâm định thần, thu thần nhập định để người luyện khí có đôi mí mắt phi thường). Hoặc cho 2 đồng xu vào mí mắt, kéo xích lô chở người trên mặt phẳng. Hay như cho xe ôtô nặng 5 tấn cán qua người (che tấm ván), so với màn trình diễn thót tim như nằm trên thuỷ tinh cho tảng bê-tông nặng gần 5 tạ lên bụng rồi cho người khác dùng búa đập vỡ, sẽ còn gây... nghẹt thở hơn"
    Cả nhà theo nghiệp võ
    Môn phái Lâm Sơn Động đã nổi danh trong và ngoài nước, được nhiều người mến mộ qua những công - phu đặc dị. Họ đã từng đi biểu diễn qua nhiều nước như Nga, Nhật, Ý... và được hoan nghênh nồng nhiệt. Theo cách giải thích của sư phụ Ngọc Bỉnh, tên gọi Lâm Sơn Động được hiểu là Lâm - rừng, Sơn - núi, Động - động vật. Cái tên ấy có nguồn gốc xuất phát từ một kỷ niệm..."Có một thời gian (khi chưa hình thành một môn phái cụ thể) do hoàn cảnh của chiến tranh gia đình tôi đã phải đi sơ tán vào vùng rừng núi. Những ngày tháng ấy các con tôi thường xuyên theo rõi cách đánh, cũng như cách bắt mồi của nhiều loài động vật, từ đó rút ra thế đánh, thế thủ rồi đúc rút thêm những tinh hoa đặc trưng cho kiến thức võ học của dòng họ..." - sư phụ Ngọc Bỉnh kể.
    Năm 1993, sư phụ Ngọc Bỉnh đã từng đoạt giải nhất biểu diễn võ thuật toàn tỉnh ở nội dung trường côn khi đã ở tuổi xấp xỉ 60. Ông vẫn thường dạy con cháu và học trò rằng: "Tập Kung-fu đừng để ngoại cảnh tác động, phải chịu gian khổ, kiên trì từng ngày một, không được ngơi nghỉ, buông xuôi, cho dù có mưa nắng, vui buồn... như thế mới mong đạt tới bậc đại thành được".
    Nổi tiếng như vậy nhưng trong khoảng thời gian gần đây sư phụ Ngọc Bỉnh ít xuất hiện nơi chốn "võ lâm". Hay là ông đã "rửa tay gác kiếm"? Những người quý mến và trọng tài ông lo sợ khi ông đã ở phía cuối cuộc đời mà chưa tìm được người đủ tài, đủ đức để truyền "y bát". Họ còn lo những môn công - phu đặc dị của ông sớm muộn gì cũng bị mai một và thất truyền!
    Thế nhưng khi chứng kiến hậu duệ của môn phái trình diễn những công phu đặc dị làm nên những kỳ tích mà đối với những người bình thường khó có thể làm được mới thấy rằng môn phái của sư phụ Ngọc Bỉnh không hề bị mai một mà ngày càng thăng hoa.
    Sư phụ Ngọc Bỉnh sinh hạ được 7 người con. Những người con của ông sinh ra trong thời buổi khó khăn, tuổi thơ sống trong nghèo nàn nhưng khi lớn lên tất cả họ đều thành đạt và làm sáng danh dòng họ. Người con cả là Ngọc Khánh, không có duyên với võ thuật nhưng anh lại là nghệ sĩ ưu tú của Nhà hát Tuồng Trung Ương. Từ tổ đường Dương Cốc, không phụ lòng dạy dỗ của bà nội, và ông cụ thân sinh, hai anh em Ngọc Huỳnh, Ngọc Hải đã lặng lẽ khổ luyện vượt qua 12 tầng nội công, để rồi cho tới ngày hôm nay võ công của họ đã thuộc vào hạng thượng thừa.
    Võ sư Ngọc Huỳnh là người sáng lập ra môn phái Lâm Sơn Động nhưng bây giờ đã định cư ở Nga. Những lần "mang chuông đi đánh xứ người" anh đã tạo dấu ấn mạnh mẽ trước sự cổ vũ nhiệt tình của khán giả. Những người yêu võ nghệ ngày nhiều tìm đến với Huỳnh để "Tầm sư học đạo". Hiện Huỳnh đang là trưởng môn phái của võ đường Lâm Sơn Động với hàng trăm môn sinh tại xứ Tuyết. Không những thế anh còn thường xuyên chu du khắp nơi để vừa chiêu sinh vừa chữa bệnh bằng liệu pháp khí công. Thi thoảng Huỳnh lại "bay" về nơi chôn rau cắt rốn của mình để "ôn cố tri tân" và đắm chìm trong không khí võ thuật của đại gia đình. Anh có một cậu con trai vừa tròn một tuổi và có thể sau này cậu bé đó sẽ tiếp tục nối gót nghề nghiệp của cha, ông.
    Người em trai của Ngọc Huỳnh là Ngọc Hải năm nay 37 tuổi, cái tuổi được xem như chưa "chín" lắm đối với một võ sư. Tuy nhiên anh lại có một quá trình thâm niên khổ luyện nội, ngoại công - phu. Nếu gặp Hải ở ngoài võ đường chắc ít người nghĩ rằng đó là một võ sư và đang là thầy cho hàng vạn môn sinh bởi trông anh còn rất trẻ, khuôn mặt rất thư sinh. Hải đã được cha và anh trai trao quyền trưởng môn phái Lâm Sơn Động khi tuổi đời còn trẻ. Nhưng bằng tài năng và đức độ, Hải đã được mọi người tin cậy, xứng đáng với cương vị thủ lĩnh của môn phái. Cậu con trai đầu lòng của võ sư Ngọc Hải là Ngọc Long năm nay 16 tuổi. Cứ nhìn cái cách gập người chào ông nội theo đúng điệu con nhà võ của cậu thiếu niên này cũng đủ biết môn phái Lâm Sơn Động yên tâm về hậu duệ.
    Những môn sinh của Lam Sơn Động đều là những con người bình thường bằng da bằng thịt, ngày ngày chăm chỉ kiếm sống, đêm xuống thì luyện tập tại võ đường. Họ đến từ khắp nơi, trong và ngoài tỉnh Hà Tây. Tất cả đều xuất phát từ "cái tâm" yêu võ thuật, và khi đã đến đây rồi, đều phải tuân thủ câu của danh môn chính phái: "văn hiền, võ hiệp".
    Một số Kung Fu cơ bản của môn phái Lâm Sơn Động

    - Dụng thương thôi xa: Vận công đều khí chuyển hoá năng lượng cơ thể đắc khí nơi thiên đột để chịu áp lực nhất điểm, dùng cây thương nhọn cắm vào cổ đẩy xe ô tô nặng 4,5 tấn di chuyển.
    - Thích phúc thăng thiên: Quy nạp năng lượng chuyển hoá cơ năng, đắc khí đan điền để chịu áp lực nhất điểm nằm sấp trên mũi thương trong một phút.
    - Nhãn bì khiêu thuỷ: Chuyển hoá cơ năng tĩnh tâm định thần và thu thần nhập định, dùng hai xu kim loại tống vào 2 mắt luồn dây chịu áp lực của hốc mắt và mí mắt để gánh 2 sô nước đầy bằng chính đôi mắt.
    - Giải pháp công: Vận khí theo luật định của chân không, rút ô xy trong lòng một chiếc bát để buộc dây xích kéo xe tải 4,5 tấn, chỉ bằng một chiếc bát dính vào bụng hoặc hít bát cho máy bay trực thăng kéo lên cao 500m.
    - Thiết đầu công: Điều tâm chuyển khí giảm thiểu áp lực,vận khí thăng thiên tụ khí bách hội để cho búa tạ đập vỡ chồng gạch trên đầu hoặc mang tai.
    - Thiết bối sam công: Dùng tâm điều khí chuyển hoá công năng từng phần cơ thể để chịu sức mạnh vô biên của tảng đá ném xuống cánh tay, quả dừa dưới cánh tay sẽ vỡ nát hoặc dùng gậy đập ngang xương ống tay và ống chân tới khi gẫy gậy.
    - Khinh công lập dị: Quy nạp năng lượng, chuyển hoá trọng lượng điều khí thăng thiên để đi trên bóng đèn điện tròn mà không vỡ, hoặc nhảy chạy trên đống thuỷ tinh và chạy trên mặt nước.
    - Thưởng nhạc lưu đinh: Điều tâm chuyển khí, giảm thiểu áp lực, hạ thấp thân nhiệt để vừa ngồi chơi đàn thưởng nhạc mà vẫn cho người khác đóng đinh vào lưng, vào sườn, vào ngực

    Hoàng Hà

  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Nữ võ sư 104 tuổi
    Xuất thân gia đình ba đời võ nghệ, cụ Phạm Cô Gia ra đời từ cuối thế kỷ 19, sống qua thế kỷ 20, đến nay vẫn dạy võ.
    Buổi sáng trên sân nhỏ trước ngôi nhà mái ngói tại phường Trường Thọ, Thủ Đức, hàng chục học trò lớn nhỏ sắp hàng chỉnh tề dõi theo nữ võ sư 104 tuổi đang vào thế. Những đôi mắt mở to chăm chú, kính phục hướng tới từng cử động của thân người nhỏ bé đứng phía trước. Đến màn biểu diễn của đệ tử Lê Thanh Sang, nữ võ sư chầm chậm ngồi xuống ghế, nhận lấy song chùy từ tay một võ sinh vừa kịp đem tới, múa vài đường như để cổ vũ cho Sang - người vừa giành được chiếc huy chương vàng nội dung quyền thuật giải vô địch võ thuật cổ truyền toàn quốc.
    Nội ơi!
    Hết giờ học, nữ võ sư trở lại chiếc võng quen thuộc, lũ trò nhỏ chưa muốn về ngay mà vẫn nấn ná xung quanh. Bà giục: ?oTụi bây về đi chứ!?, vẫy tay chào cả đám, miệng nói ?obai bai? rồi chợt kéo Huỳnh Minh Nhật, cậu bé nhỏ nhất, lại gần hôn chụt một cái vào trán nói nựng: ?oCục vàng của tui đây!?.
    Nhật cười tít. Bé sinh năm 1998, thế mà đã sở hữu hai huy chương bạc, một huy chương đồng từ cúp võ cổ truyền bảy quận và năm huyện mới của TP.HCM năm nay.
    Thật lạ, tất cả võ sinh trong lớp học đều gọi bà bằng cái tên trìu mến là ?onội?. ?oNội? có cái đầu trọc như một ông lão nhỏ bé, đôi lông mày xếch kiêu hãnh trên vầng trán rộng khác thường, đôi mắt mở to như muốn thu nhận mọi vật, nụ cười móm mém rộng mở, giọng nói trong và vang như tiếng chuông.
    Có lẽ bởi khí chất khác người đó mà ngay cả người viết bằng khen của UBND TP.HCM cũng phải một lần... nhầm. Đó là vào năm 1995, nhân kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng đất nước, nữ võ sư nhận được tấm bằng khen đề tặng ?oÔng Phạm Cô Gia? vì ?ođã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ nhiều năm liền, thiết thực lập thành tích nhân kỷ niệm 20 năm ngày giải phóng thành phố?.
    Tấm bằng khen đó hiện vẫn được treo trang trọng trên cột nhà, cách đó không xa là tấm ảnh phóng lớn chân dung nữ võ sư có khuôn mặt được điểm trang kỹ càng trong bộ áo dài khăn đóng truyền thống.
    Tinh thần Phạm Gia
    Võ phái Phạm Gia do bà sáng lập từ những năm 1940 đồng thời với quá trình bà tham gia kháng chiến, sau hàng chục năm chắt lọc tinh hoa từ truyền thống võ học gia đình cũng như từ các môn phái khác.
    Phạm Cô Gia xuất thân từ gia đình có truyền thống ba đời võ nghệ: ông nội Phạm Tăng Điều là một quan võ triều Nguyễn - người gốc Bắc, cha Phạm Tăng Đại là võ sư nổi tiếng trong thế kỷ 19, bác ruột là võ sư Trường Võ bị Bình Định nên dòng máu thượng võ đã chảy trong huyết quản từ khi mới lọt lòng.
    Tám tuổi nằng nặc đòi theo cha học đi quyền, đánh roi, 17 tuổi học hết các tuyệt kỹ của cha, bà được ông phong danh võ sư và khởi nghiệp tại võ đường Phạm Tăng Đại. Nhưng đối với bà, học võ cổ truyền chưa đủ.
    Bà không từ bỏ một cơ hội rèn luyện nào, từ việc dạy múa lân, theo bảo vệ các ngôi sao sân khấu như Phùng Há, Bảy Nam... đến đấu đài, biểu diễn võ thuật khắp nơi, học hỏi nhiều môn phái như võ giang hồ, võ Tàu, quyền anh. Mỗi cuộc tỉ thí là một bài học về võ đạo.
    Thời kháng chiến, bà vừa dạy võ vừa đóng vai trò nữ biệt động thành: 12 lần bị địch bắt giam và tra tấn dã man nhưng chúng không thể khuất phục người phụ nữ bé nhỏ. Cả 12 lần bà đều vượt ngục thành công. Phạm Cô Gia trở thành tên tuổi gắn liền với tài năng và một tinh thần thép.
    Nữ võ sư Phạm Cô Gia luôn dạy học trò rằng võ phái Phạm Gia mang tinh thần võ dân tộc, muốn thành tài không những phải khổ luyện mà còn phải trải qua đủ cay đắng ngọt bùi trong cuộc đời, rằng phải học đạo trước khi học võ.
    Võ phái Phạm Gia do bà sáng lập từ những năm 1940 đồng thời với quá trình bà tham gia kháng chiến, sau hàng chục năm chắt lọc tinh hoa từ truyền thống võ học gia đình cũng như từ các môn phái khác.
    Bà đã từng cưu mang đệ tử qua các thế hệ. Đó là cô Tư Viễn - nữ cao thủ võ lâm một thời nổi tiếng trời Nam vì chiêu kén chồng độc đáo: thách đấu với đàn ông, anh nào chạm được vào cặp ngực thì sẽ cưới làm chồng - năm nay đã ngoài 60 tuổi và đang sống ở Mỹ.
    Đó là Trần Ngọc Lân, một võ sư giỏi không may ra đi trước cả sư phụ. Và gần đây nhất, năm gần 70 tuổi, bà xin một đứa trẻ từ cô nhi viện về nuôi cho ăn học, dựng vợ gả chồng, thậm chí còn trích một phần tiền bán ngôi nhà nhỏ của bà dành cho hai người gây dựng cơ nghiệp.
    Tham gia cách mạng từ thời kỳ đầu nhưng bà không đòi hỏi bất kỳ một hình thức đãi ngộ nào. Đệ tử giục bà khai báo công, bà chỉ bảo: ?oTao chỉ có một mình, con cháu không có thì để tiếng đấy cho ai?.
    Cái tên Phạm Cô Gia có nguồn gốc từ phẩm chất hi sinh vì võ nghiệp. Bà lấy chữ ?ocô? - tức cô độc - thay cho tên đệm ?oNghi? mà cha mẹ đặt cho, đổi tên thành Phạm Cô Gia từ hàng chục năm nay.
    Vừa kính phục, vừa thương nữ võ sư tuổi đã cao mà vẫn sống một mình, đệ tử Lê Thanh Sang, 24 tuổi, huấn luyện viên võ thuật Hội Võ thuật cổ truyền TP.HCM, tự nguyện cận kề phụng dưỡng bên bà.
    Hằng ngày anh được giao nhiệm vụ hướng dẫn võ sinh trong lớp theo lời chỉ dẫn của sư phụ. Thời gian còn lại trong ngày anh vừa lo chăm sóc sức khỏe cho nữ võ sư, vừa cố gắng lĩnh hội những thế võ của sư phụ nay đã như một cây cổ thụ, rễ còn bám đất nhưng thân đã yếu đi nhiều.
    ?oBà đang cố gắng truyền hết những bí kíp cho tôi. Có khi giữa đêm ngon giấc, bà bỗng bắt tôi dậy luyện một thế võ vừa chợt nhớ ra? - Sang kể.
    Bản thân hiện vẫn giữ vị trí cố vấn Liên đoàn Võ thuật TP.HCM, nữ võ sư không nhớ nổi bao nhiêu đệ tử đã theo học võ phái Phạm Gia, ước chừng đến hàng ngàn, không đếm hết những tên tuổi thành tài.
    Cụ hóm hỉnh: ?oTui sinh cuối thế kỷ 19, sống qua thế kỷ 20 rồi đến thế kỷ 21 vẫn còn có đệ tử?.
    (Theo Tuổi Trẻ)

  6. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Một võ sư Việt Nam được coi là người ngoài hành tinh
    Võ sư, đại lực sĩ Hà Châu từng nổi tiếng với công phu đặc dị: cho xe lu 12 tấn cán qua người, dùng tay đóng, nhổ đinh thép... Khán giả Liên Xô, Ý gọi ông là Ummo (người từ hành tinh khác tới, có khả năng phi thường).
    Võ sư Hà Châu sinh năm 1924 tại Sóc Trăng trong gia đình con nhà võ. 5 tuổi, ông được cha truyền nghề và tỏ ra có năng khiếu. 9 tuổi ông sang Hương Cảng thụ giáo với võ sư Trình Luân là chưởng môn phái Thiếu Lâm Hồng gia. Ông kể, khi tập môn Thiên cân tạ sư phụ bắt nằm ngửa, lấy tấm ván 8 phân ngang 6 tấc dài 12m quấn ngang nhiều dây xích đè lên người. Hơn chục năm luyện tập, sức chịu của ông lên tới 15 tấn. Về nước, ông cùng võ sư Minh Cảnh (vô địch quyền Anh ở Đông Nam Á thập niên 1950) lập đoàn lưu diễn từ miền Nam tới miền Trung... Võ sư Cảnh đánh bốc, ông biểu diễn công phu và thách đấu với những con bò khoẻ nhất. Tại hội chợ Thị Nghè 1957 ông biểu diễn độc chiêu khống chế song xa: dùng tay nắm 2 sợi dây xích, mỗi đầu dây còn lại gắn vào đuôi một xe ca. 2 xe cùng chạy về 2 phía ngược nhau, 2 sợi dây xích căng muốn xé đôi thân thể ông... nhưng nhiều phút trôi qua, những bánh xe chỉ quay tít trên mặt đường mà không nhích được chút nào.
    Năm 1958, tại bờ hồ Xuân Hương, Đà Lạt, ông nằm cho 10 chiếc xe đò, mỗi xe chở 50 khách lần lượt cán qua người. Ngay sau màn biểu diễn, ông nhận lời thách đấu của một võ sư Cam - bốt có biệt danh Thiết cước (Chân sắt) từng đá gãy cổ nhiều trâu, bò. Trong trận đấu, Chân sắt bị gãy chân khi đối đầu với Thiết sa chưởng. Năm 1961, tại SVĐ Trà Vinh, ông biểu diễn nội công cho xe lu 12 tấn cán qua người. Khi xe lu vừa leo lên giữa người ông thì tài xế mất bình tĩnh làm xe tắt máy. Gần 5 phút sau xe mới khởi động, nổ máy chạy qua. Ông nhớ lại: ''''Nếu để thêm 20 giây nữa là hơi trong người sẽ hết và thân thể tôi dẹp lép như tờ giấy''''. Từ đó tới 1975, ông nhiều lần xin diễn lại tiết mục này nhưng chính quyền không dám cho.
    Biệt hiệu Ummo
    Sau 1975, ông Châu tham gia sáng lập Hội Võ thuật TP.HCM và nhận được nhiều huy chương của Nhà nước. Năm 1989, 1992 ông, Liên Xô, Ý mời ông biểu diễn, khán giả hai nước này đặt cho ông biệt danh Ummo (từ dùng chỉ người từ hành tinh khác tới, có khả năng phi thường). Trong cuốn sách Những người có khả năng siêu phàm (NXB Kindersley ấn hành năm 1991 tại London, tái bản năm 1992 tại California) Hà Châu được xếp vào 1 trong 3 kỳ nhân thế giới với những tuyệt kỹ công phu trên. 2 người còn lại là thuật sĩ Yoga (người Ấn) chôn sống dưới cát tháng trời vẫn khoẻ và võ sư Hohen Soken ở đảo Okinawa Nhật Bản biểu diễn quyền thuật trên tấm ván mỏng thả trên mặt nước...
    Văn võ song toàn
    Ở tuổi 81 ông vẫn luyện tập, làm cật lực từ sáng tới chiều. ông từng thử sức trên nhiều lĩnh vực như điêu khắc, hội hoạ, thơ Đường, làm thầy đồ viết thư pháp có bút lực mạnh mẽ thuộc hàng hiếm có (từng luyện khi học võ ở HongKong). Ông không mở võ đường vì cho rằng học võ phải chọn đúng người có đức. Ông kể, một lần ở Cà Mau, khi thủ đài ông đã vật gãy cổ làm chết một con bò. Sau đó, ông ân hận vì đã cướp đi tài sản quý của nông dân và không diễn vật bò nữa. Lần khác là thượng đài bắt buộc ở Đà Lạt, ông dùng Thiết sa chưởng phản đòn làm gãy chân võ sĩ người Cam - bốt. Trong thâm tâm ông không muốn chuyện này xảy ra và không bao giờ muốn phân thắng bại trên võ đài.
    Nhà chế tạo máy ở tuổi 80
    Từng làm thợ cơ khí tay nghề 7/7 cho Xí nghiệp dệt Hồng Gấm, gần 10 năm qua ông nghiên cứu và chế tạo máy tập môn Thiên cân tạ bằng phương tiện đơn giản dựa trên nguyên lý đòn bẩy rất hiệu quả. Từ ngày ông chế tạo thành công máy, tới nay có vài đệ tử của ông luyện Thiên cân tạ, có người chịu được tới 5-6 tấn. Ông lạc quan nói: ''''Vài năm tới có người hơn tôi và kỷ lục này sẽ được ghi vào Guiness''''.
    (PL TP.HCM)

  7. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Câu Chuyện Về một người học võ (sưu tầm)
    Trông gã như tên tướng cướp khét tiếng Năm Sài Gòn trong phim ''''Bỉ Vỏ'''' với bộ râu quai nón đặc biệt. Gã từng là võ sư của phái võ Vịnh Xuân, hiện là diễn viên, là thầy giáo đại học, đạo diễn... Tất cả đam mê này đều xuất nguồn từ những khát khao của một thời trai trẻ đã qua của gã mà cho đến bây giờ gã gọi là đó những duyên trời. ''''Gã râu quai nón'''' lại được biết đến nhiều nhất với niềm vui mãnh liệt của thú chơi gốm cổ và những chuyến ''''quăng mình'''' tới tứ phương tìm duyên với gốm... !

    Phạm Ngọc Dũng
    Gã là Phạm Ngọc Dũng. Có người bảo chuyện đời, chuyện võ, chuyện văn, chuyện diễn, chuyện dạy và chuyện chơi gốm cổ của gã đúc kết lại như một bức tranh nhiều sắc màu mà nhân vật chính luôn đau đáu một vẻ hoài cổ. Tôi gặp gã tại nhà riêng vào một chiều hiu hắt gió từ Hồ Tây thổi về con ngõ nhỏ trên phố Đặng Dung. Nhà gã nằm im ắng giữa vô vàn thanh âm của phường phố Hà Nội. Gã bắt đầu kể về những khoảnh khắc, những góc cạnh của đường đời mà gã chót ''''dan díu'''' cùng sự ''''va đập'''' của bao niềm đam mê bất tận...
    Tơ duyên với võ...
    Gã là con trai thứ của thương gia Phạm Ngọc Minh nổi tiếng Hà Nội những năm Pháp thuộc. Cụ Minh là người đầu tiên ở Hà Nội chế tạo ra mực in và sản xuất để bán. Thương gia Phạm Ngọc Minh là một người say mê mực đến nỗi có thể bán tất cả gia sản lấy tiền cho việc nghiên cứu mực, màu vẽ. Cả thời ấu thơ lớn lên bên cạnh người cha, thế nhưng ''''gã râu quai nón'''' lại hờ hững với nghề mực.
    Chuyện theo phái võ Vịnh Xuân của gã đến như một khát khao đích thực, không tình cờ, không duyên phận như những ''''dan díu'''' khác. Khát khao này gã ''''nuôi'''' từ thời trai trẻ. Gã thích đọc truyện trinh thám, thích có một chút ''''võ vẽ'''' thể hiện sự mạnh mẽ của đấng nam nhi. Hồi đó, khi đã vào tuổi 15 nhưng gã rất yếu, lại mắc bệnh còi xương, hen, đau đầu... Nghe người ta bảo học võ rất khoẻ, gã bắt đầu đam mê võ từ đấy. 17 tuổi gã đã thường xuyên trốn nhà đi tập võ với bạn. Đầu tiên gã học Thiếu Lâm, sau chán lại chuyển sang võ tổng hợp, Karate của võ sư Xuân Long lúc bấy giờ.
    Gã theo Vịnh Xuân từ năm 1982 vì thấy Vịnh Xuân hợp với mình. Võ Vịnh Xuân thường nhẹ nhàng, uyển chuyển, ''''lấy nhu chế cương'''', hợp với nghiệp văn hơn các loại võ khác. Theo tương truyền, Vịnh Xuân bắt nguồn từ phái Thiếu Lâm vào cuối thế kỷ 18 ở Trung Hoa và du nhập Việt Nam vào cuối thế kỷ 19 do ông Tế Công (dân thời đó quen gọi là ông Cống xính xáng) mang sang. Một trong những người Việt Nam đầu tiên học Vịnh Xuân là võ sư Tiển. Sau này thầy Tiển dạy cho rất nhiều học trò nhưng có 4 người thành danh nhất thì Phạm Ngọc Dũng được học với 3 người, đặc biệt là võ sư Nguyễn Mạnh Nhâm.
    Gã bảo võ Vịnh Xuân càng học càng thấy ''''mở'''' ra nhiều. Đi đâu, lúc nào gã cũng tự tìm thầy cho mình. Trong một lần gã đi đóng phim ''''Vụ án không khởi tố'''' của đạo diễn Khải Hưng ở Lương Sơn (Hoà Bình). Lúc ấy võ sư nổi tiếng Xuân Thi đi cùng làm cố vấn cho đoàn phim. Sau khi từ Lương Sơn về, gã tìm đến võ sư Xuân Thi và nằng nặc xin được theo học.
    Chuyện ''''thể hiện'''' những thế võ đã học của võ sư Phạm Ngọc Dũng rất ít vì theo gã, sau khi học Vịnh Xuân, hầu như gã đã trở thành một con người lấy ''''nhu'''' để chế ''''cương''''. Trông hình thể gã ai cũng nghĩ đây là một con người của đánh đấm và bạo lực nhưng thực ra trong ''''đời võ'''' của mình, gã chỉ mới phải ''''ra tay'''' có vài lần mà toàn những lần ''''bất đắc dĩ''''.
    Lần thứ nhất, khi gã đi đóng phim về muộn qua một phố vắng. Gã không nhớ chính xác mà chỉ biết lúc đó đã rất khuya, đường phố không một bóng người qua lại. Gã thong dong đi bộ để hưởng trọn cái dư vị dịu mát của tiết hè Hà Nội về đêm. Bỗng nhiên từ một gốc cây bên hè phố có ba tên côn đồ lao ra chặn đường và đòi tiền nếu không chúng sẽ sẵn sàng ''''xin'''' tý ''''tiết''''. Tiền không có nhưng thân cô thế cô giữa đêm khuya vắng, bọn cướp lại có những ba tên nên lúc đầu gã cũng hơi ''''chột chột''''. Sau khi ''''ra lệnh'''' mà ''''con mồi'''' vẫn ì ra, không nói lấy một lời, một tên trong hội liền túm lấy cổ áo và dí dao vào sườn gã. Nhanh như cắt, gã tung đòn và đánh bật hắn ra. Hai tên còn lại lao vào nhưng đều bị gã cho ''''ăn chưởng''''. Sau mấy phút ''''đánh hội đồng'''' nhưng không lại, cả ba tên đành phải bỏ ''''con mồi rắn'''' lại và mất hút vào bóng đêm đường phố. Lấy tay phủi phủi lại quần áo, ''''gã râu quai nón'''' lại tiếp tục rảo bước về nhà như chưa có chuyện gì xảy ra.
    Lần thứ hai gã ''''ra tay'''' tại Thái Bình khi về nhà một người bạn chơi. Ông anh của người bạn từng đi bộ đội đặc công và biết chút ít võ vẽ. Sau khi làm tuần rượu, ông ta biết gã có võ, cứ nằng nặc đòi ''''giao lưu'''' vài đường... ''''cho vui''''. Từ chối mãi không được gã đành nhận lời sau khi không quên xin lỗi ông anh ''''bồng bột'''' nếu có chuyện gì thì bỏ qua cho gã. ''''Đấu trường'''' là khu vườn trước nhà người bạn, người bạn đứng ra làm trọng tài. Cả hai lần ''''đối thủ'''' lao vào gã thì đều bị gã nhẹ nhàng đánh bật ra. Đến lần thứ ba, gã đã ''''lỡ tay'''' ra đòn làm ông ta bị rách mép, trật quai hàm. Thấy ông anh bạn bị đau, gã rối rít xin lỗi và nhất quyết không ''''thi thố'''' nữa mặc cho ông ta vẫn thích ''''chiến đấu''''. Ba người lại vào nhà ngồi uống rượu và nói chuyện võ đến khuya mới đi ngủ...
    Lần thứ ba trong ''''nghiệp võ'''' của mình gã ''''thể hiện'''' là một lần đi diễn với Đoàn kịch Hà Nội tại thành phố biển Hải Phòng. Khi đó gã chưa học Vịnh Xuân, chỉ mới học Karate và võ tổng hợp. Gã và hai diễn viên nữ khác vừa diễn xong đang ngồi trông đồ đạc cho đoàn thì có hai tên côn đồ nhảy vào dùng dao khống chế để cướp. Nhìn hai con dao sáng loáng của chúng, hai nữ diễn viên đã sợ hết hồn và co rúm vào một góc. Chúng vớ ngay được một chiếc vali gần nhất và định tẩu thoát. Nhanh như cắt, gã lao ra chặn cửa, tung đòn và ''''tặng'''' cho hai tên vài ''''miếng'''' khiến hai con dao văng ra khỏi tay chúng. Gã giật lại được chiếc vali sau khi không quên ''''bồi'''' cho mỗi thằng một ''''phát'''' nữa. Sau khi hai tên côn đồ bỏ chạy, hai nữ diễn viên trong đoàn mới biết gã có võ và chiếc vali đó là của NSƯT Hoàng Dũng bây giờ...
  8. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Võ Việt trên đất Pháp ​
    Ngoài am tường văn hóa Việt Nam, võ sư chuẩn hồng đai Việt Võ Đạo người Pháp Patrick Levet còn đi hàng chục nước truyền bá võ Việt.
    Qua lại Việt Nam hơn 30 lần để nghiên cứu thâm sâu môn Vovinam với khát vọng cháy bỏng: một ngày không xa anh sẽ là người đầu tiên mang môn võ độc đáo này dạy tại Nhật Bản - quê hương của những môn võ nổi tiếng thế giới. Trong cuộc hành trình đầy gian khổ vòng quanh thế giới này, Patrick có một lợi thế rất lớn là có thể nói được 7 thứ tiếng (anh là thạc sĩ ngôn ngữ). Cuộc đời hoạt động võ thuật đầy ly kỳ của anh trải dài theo từng bước thăng trầm của môn Việt Võ Đạo...
    Ký ức tuổi thơ
    Patrick sinh ra và lớn lên ở La Seyne, một thành phố nhỏ bé hiền hòa miền Nam nước Pháp. Tuổi thơ anh trôi qua trong êm đềm, lặng lẽ, cho đến khi tròn 8 tuổi, lần đầu nghe nói đến chữ Vovinam. Sức hút của môn võ này đã nhanh chóng tác động đến tâm khảm cậu bé qua những câu chuyện truyền tụng. Vovinam lúc bấy giờ còn quá mới mẻ, lạ huơ lạ hoắc, và nghe đâu do người Việt Nam sáng lập. Báo chí và truyền hình đề cập nhiều đến Việt Nam, với cuộc chiến đang hồi khốc liệt. Tinh thần ngoan cường của người Việt kháng chiến thi thoảng được nghe kể lại bằng lòng đầy thán phục. Đúng lúc ấy một "quả bom" dư luận đã làm xáo trộn đời sống của cái thành phố vốn rất yên tĩnh này.
    Đó là lời đồn thổi trở thành giai thoại về một võ sư Việt Võ Đạo đánh thắng một võ sư Nhật Bản. Thực hư câu chuyện không rõ lắm, nhưng người ta kháo với nhau rằng Việt Võ Đạo là môn võ tuyệt hay. Và Patrick biết đến chữ Trung bình tấn với âm đọc còn chưa rõ ràng. Cũng cần biết là môn Karate khi ấy đang làm mưa, làm gió trên đất Pháp. Môn võ của xứ sở các samurai này từng bước chinh phục người tập bằng tất cả sự hâm mộ qua các câu chuyện và phim ảnh võ hiệp được chiếu tràn lan trên màn ảnh. Việt Võ Đạo đánh thắng được võ Nhật đồng nghĩa với việc môn này ắt có nhiều tuyệt kỹ và có nhiều ngón "độc"...
    Giống như những đứa bé đang tuổi trưởng thành khác, Patrick cũng chọn cho mình một thần tượng. Đó là hình ảnh của võ sĩ huyền thoại Patrick Seccolo (cùng họ Patrick). Lời truyền tụng về một người Pháp đầu tiên qua Việt Nam trong lúc chiến tranh, được thụ giáo môn võ Việt với một vị chân sư có sức thuyết phục rất lớn. Trước khi đi Việt Nam, Patrick Seccolo là môn đồ của võ sư Phạm Xuân Tòng và đã từng giúp thầy mình xuất bản 2 cuốn sách về kỹ thuật võ tại Pháp. Có căn cơ võ công, Seccolo đã nhận lời thách đấu và chiến thắng vang dội trước đối thủ các môn võ khác. Giới trẻ coi Seccolo như một anh hùng, bạn bè của Patrick Levet đều ngưỡng mộ và cố gắng bắt chước Seccolo. "Lúc ấy tôi luôn tâm niệm rằng lớn lên mình sẽ giống như Seccolo, sẽ đi qua Việt Nam và trở thành nhà vô địch", Patrick kể.
    Bái tổ nhập môn
    Năm 1978, Patrick chính thức gia nhập hàng ngũ Việt Võ Đạo. Ngày làm lễ nhập môn đã để lại một ấn tượng nhớ đời trong lòng anh. Lần đầu tiên anh hiểu thế nào là "nghiêm lễ", biết được tấn pháp là gì, và ý nghĩa của hai chữ Võ đạo... Đặc biệt, Patrick rất mê "triết lý cây tre" của võ Việt, một loại cây vừa mềm mại vừa uyển chuyển, không sống đơn độc mà quần tụ thành từng bụi lớn để cùng che chở, chống đỡ phong ba, bão tố. Hiểu được hình tượng cây tre là lĩnh hội được nguyên lý "cương nhu phối triển" của Việt Võ Đạo, thấu triệt được lẽ cứng, mềm trong ứng xử thường ngày.
    Thế nhưng ngày nhập môn cũng để lại trong lòng chàng môn sinh một cảm giác hụt hẫng. Đó là thần tượng Seccolo đã bị khai trừ ra khỏi môn phái vì một "rắc rối" với luật pháp. Seccolo sử dụng séc không có tiền trong tài khoản, tuy chưa ở mức độ bị pháp luật truy tố nhưng vi phạm nghiêm trọng môn quy. Hội đồng các võ sư đã quyết định trục xuất vĩnh viễn Seccolo ra khỏi Việt Võ Đạo, dấu chấm hết đáng buồn cho một tài năng võ thuật. Các môn sinh khi ấy đều không đồng tình với quyết định quá khắt khe này, và cho rằng vấn đề không lớn lắm. Nhưng võ đạo còn hơn một thứ kỷ luật, không có chỗ dung túng cho sự buông lỏng chính mình. Patrick thấm thía bài học này, với ý chí không bao giờ để sự cám dỗ làm cho lầm lạc.
    Liên đoàn Việt Võ Đạo quốc tế do võ sư Phan Hoàng - tiến sĩ xã hội học, làm chủ tịch. Tổ chức này đã quy tụ được nhiều võ sư tâm huyết về cùng gầy dựng và phát triển chung các môn võ Việt. Ngoài môn Vovinam còn có các môn võ Bình Định, Sa Long Cương, công phu Hàn Bái... Chương trình huấn luyện thống nhất lấy 80% kỹ thuật Vovinam làm nền tảng, còn lại là kỹ thuật của các môn phái khác. Với võ phục màu đen, các võ sư trụ cột thành lập tổ chức này muốn khẳng định sự độc lập, không lệ thuộc vào môn phái gốc tại Việt Nam, vốn mang võ phục màu xanh. Thầy của Patrick là võ sư lừng danh Phạm Xuân Tòng, dạy môn Việt Võ Đạo Qwan Ki, lấy theo tên sư phụ Châu Quang Kỳ ở Việt Nam. Đó là môn võ phối hợp tài tình các kỹ thuật Vovinam và kỹ thuật võ Trung Quốc.
    Thời vàng son, Việt Võ Đạo phát triển rất mạnh tại Pháp và có cơ lấn át nhiều môn võ khác. Ông Jacque Delcourt, một võ sư nổi tiếng đã bày tỏ sự lo ngại về sự phát triển nhanh chóng của Việt Võ Đạo. Trong một cuốn sách có tên Karate Story dày 250 trang in năm 1978, có ghi lại trích dẫn lời nhà báo hỏi ông: "Ông có sợ Việt Võ Đạo phát triển thắng lợi bên Pháp không ?". Ông đã trả lời thẳng thừng: "Tôi đã gọi Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và họ nói đó là Việt Võ Đạo giả hiệu, còn tại Việt Nam chỉ có môn Vovinam Việt Võ Đạo"(!).
    Là người tập có quá trình khổ luyện và nghiên cứu mấy mươi năm, Patrick cho rằng Việt Võ Đạo là môn võ đầy hiệu năng, có đủ quyền thức, binh khí, quăng vật, khí công..., khi biểu diễn mang tính nghệ thuật cao, luôn được hoan nghênh nhiệt liệt tại các cuộc tranh tài quốc tế. Anh nhận xét các môn võ hiện đại quá cứng, có môn lại thiên về múa đẹp chỉ để trình diễn... Việt Võ Đạo được đông đảo người theo tập là chuyện đương nhiên. Các võ sư cao đẳng của Việt Võ Đạo thường có vài ba ngàn môn sinh theo học. Riêng võ sư Phạm Xuân Tòng khi mới 24 tuổi đã mang 6 đẳng, và có hơn 4.000 môn sinh. Lẽ ra Việt Võ Đạo phát triển rất mạnh, nhưng do nội tình xảy ra mâu thuẫn và tranh chấp, đã dẫn đến xu hướng chia rẽ, gây tổn thương lớn cho phong trào Việt Võ Đạo tại Pháp và trên thế giới. Võ sư Phạm Xuân Tòng cũng tách ra và thành lập môn phái mới lấy tên Qwan Ki Do (Quán Khí Đạo). Theo thầy, cuộc đời Patrick lại chuyển sang ngã rẽ mới. Bắt đầu là cuộc hành trình đến quần đảo Canary...
    (TN)

  9. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Đập vỡ 3,5 tấn gạch trong 53 giây ​
    Một võ sư đã dùng khuỷu tay đập vỡ 3.500 kg gạch đá hoa và gạch xi măng trong 53 giây trước sự chứng kiến của các trọng tài và sự cổ vũ của đông đảo người xem.
    Màn biểu diễn ngoạn mục này đã được võ sư Taekwondo Mustafa Dasan, người Jordani, 51 tuổi, thực hiện hôm 26/6/2005 tại thủ đô Amman, Jordani.
    Có đến hàng trăm khối gạch được xếp sẵn thành từng chồng 10 viên, Mustafa Dasan chỉ việc di chuyển từ chồng gạch này tới chồng để thao tác.
    Kết quả này đã giúp Dasan được ghi vào Sách kỷ lục Guinness như một người có khả năng đập vỡ khối lượng gạch làm bằng xi măng nhiều nhất thế giới.
    Hiện kỷ lục về khả năng đập vỡ khối lượng lớn gạch ngói làm bằng đất nung thuộc về một võ sư người Trung Quốc với kỳ tích 2.419 kg trong 1 phút 22 giây.
    (Theo An ninh Thế giới)

  10. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Võ sư 7X dùng ngón tay trỏ đẩy xe ô tô
    Một võ sĩ thế hệ 7X ở Sóc Trăng có thể vận công "bế khí" đứng định thân hơn 3 phút trên một mặt bàn làm... bằng giấy hay vận khí dùng ngón tay trỏ đẩy xe ô tô nặng trên 1.690 kg dịch chuyển 1,9 mét !
    [​IMG]
    Võ sư Chương dùng một ngón tay trỏ để lên một điểm tựa và cho đồ đệ đứng lên nhún trong nhiều phút
    Khổ luyện từ bé !
    Vị võ sư trẻ đó là Nguyễn Hồng Chương, sinh năm 1970, ngụ P.5, thị xã Sóc Trăng. Lúc Chương được 8 tuổi, cha Chương đã đưa con lên TP.HCM gặp thầy Tám Kiểng bái sư, mong con luyện võ để biết đôi ba miếng phòng thân và rèn luyện sức khỏe. Võ sư Tám Kiểng xuất thân phái Bạch Hạc Thiếu Lâm, giỏi về "Nam quyền", đã truyền thụ cho Chương công phu "Thốn kình". Đầu tiên, võ sư Kiểng lấy cọng dây chỉ buộc vào đầu cây nhang rồi treo tòn ten cho Chương làm gãy cây nhang bằng ngón tay. Bài tập nghe đơn giản nhưng để luyện tới nơi tới, tới chốn phức tạp vô cùng. Mỗi ngày Chương phải vận công phát lực kình "điểm" chính xác sao cho cây nhang bị gãy nhưng sợi chỉ buộc vẫn không bị đứt bởi áp lực tác động. Hoàn thành bài tập luyện cơ bản này, cơ thể đã tích tụ nội lực thì chuyển qua xơm đá. Phần luyện tập này Chương vận lực dùng ngón tay trỏ đẩy các đá tảng di chuyển ra xa, ban đầu đẩy đá nhỏ xong tới đá to. Từ từ ngón tay anh đã chai cứng như thép nguội.
    Chương nói võ công của các phái có sở trường sở đoản, mỗi phái có nét tinh hoa riêng nên khi luyện công, các sư phụ thường khuyên răn môn đồ đừng ỷ biết chút công phu mà hống hách làm tàng. Chương ví von võ công như cây súng, còn khí công như viên đạn. Một cây súng tốt, đạn tốt thì khi nạp vào bắn ra sức công phá sẽ mãnh liệt. Còn chuyện điểm huyệt địch thủ cũng có nhưng không dữ dội như trong phim ảnh. Bất cứ võ sư nào luyện khí công cũng có thể dùng khí đánh vào một điểm nào đó trên người làm máu không thông và đối thủ bất động, đánh mạnh hay đánh vào các yếu huyệt khiến đối thủ hôn mê, ngất xỉu là chuyện thường. Khí công luyện tới nơi tới chốn giúp người khỏe mạnh tráng kiện hơn, tinh thần luôn thư thái. Luyện tới tối cao có thể vận khí chịu đựng được sắt nhọn đâm vào, tung cú đá thẳng đứng ngang tới đỉnh đầu, hay dựa vào những điểm tựa khinh công trên mặt nước... Hỏi chuyện Chương rằng nghe đồn muốn khí công phải tịnh thân, không được gần gũi phái nữ..., Chương cười nói rằng với ai anh không biết, riêng anh thì đã lập gia đình và có hai mặt con.
    "Cú đánh tia chớp"...
    Từ biệt thầy, Chương trở về Sóc Trăng, không lâu sau anh đầu quân cho Sở Thể dục Thể thao của tỉnh và trở thành huấn luyện viên taekowndo. Tại đây, đôi lúc Chương lại hiển lộ khí công của mình bằng các chiêu cho môn sinh thưởng thức để quên đi nỗi nhọc nhằn luyện tập như: dùng ngón tay trỏ để lên một điểm tựa và cho đồ đệ đứng lên nhún nhiều phút; lấy 2 sợi chỉ thắt mỗi sợi thành 2 đầu, sau đó móc 2 đầu sợi trên vào lưỡi sống 2 cây dao thái căng theo hướng nằm ngang, xong vắt một khúc mía vào đầu dưới 2 sợi chỉ. Anh vận khí đánh như chớp vào khúc mía và lạ lùng thay vừa nghe tiếng ?orổn?, khúc mía đã bị gãy đôi còn 2 sợi chỉ vẫn không bị đứt. Cú đánh này được học trò tán dương là "cú đánh tia chớp". Một trò khí công khác là bế khí đứng yên trên mặt bàn bằng giấy. Màn này anh cho học trò lấy giấy loại A4 dán lên một khung tre ghép hình chữ nhật tạo thành mặt phẳng. Sau đó Chương vận khí "tót" lên đứng yên đung đưa trên giấy mấy phút liền. Cũng cần nói rõ thêm là võ sư Chương nặng sơ sơ khoảng 87 kg, còn chiều cao thì trên 1m80.
    Chương kể rằng lúc biễu diễn màn đẩy xe ô tô phải chạy lòng vòng kiếm và cuối cùng nhóm mới chọn chiếc xe của Đài truyền hình Sóc Trăng nặng trên 1,7 tấn. Lần thứ nhất anh vận khí đẩy nhưng chiếc xe không... nhúc nhích. Lần thứ hai, anh xuống tấn thủ bộ vận khí và mạnh mẽ chọt ngón trỏ vào thân xe. Trong tiếng trầm trồ ngạc nhiên của khán giả, chiếc xe bị ngón tay nhỏ bé ấy đẩy nhích bánh dần được 1m90. Ở màn biểu diễn bế khí đứng trên mặt bàn giấy, anh vận khí công y hệt như mấy tay cao thủ đang múa quyền trong phim Hồng Kông. Người xem thì trợn mắt ngạc nhiên bởi tấm giấy mỏng tang bị một sức nặng to lớn đè lên nhưng chỉ bị lõm xuống một khoảnh nhỏ mà không rách toạc. Những lúc mất thăng bằng anh lại xoạc chân lấy lại thế quân bình trong khi hai tay vẫn liên tục vận khí. Màn biểu diễn này kéo dài đúng 3 phút 30 giây thì mặt bàn giấy mới bị rách! Chương nói lúc trước còn nhẹ cân và thường xuyên luyện tập khí công nên anh có thể đứng định thân khoảng 7 phút trên bàn giấy...
    Thanh Dũng.
    (Nguồn: Thanh Niên Online)

Chia sẻ trang này