1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIAI THOẠI VÕ LÂM (part 2)

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi Lonelymanus, 12/03/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    Võ sư Khơme miệt vườn
    TTCT - Người dân Khơme ở miền Tây Nam bộ biết đến võ sư Thạch Thanh không hẳn vì ?ođội võ thuật thanh niên Khơme?, vì những chiêu độc do anh sáng tác, mà còn là ?ovõ đạo? Khơme được anh quảng bá và lưu truyền.
    Ở tuổi 40, võ sư Thạch Thanh của huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh đã được nhìn nhận như là người đi đầu trong việc bảo tồn và phát huy bộ môn võ thuật dân tộc Khơme gần như đang thất truyền trong cộng đồng người Khơme ở Nam bộ nói chung.
    Con đường đến với võ thuật của Thạch Thanh bắt đầu từ truyền thống và huyền thoại. Trong những năm chống Mỹ, người dân Khơme vùng Trà Vinh luôn truyền miệng nhau về những giai thoại của ông Sơn Mỹ (bí danh của ông Sơn Quyên - ông ngoại Thạch Thanh). Đó là chuyện ông dùng miệng cắn một bao lúa chỉ xanh (khoảng 60kg), hai bên nách kẹp hai bao lúa và trên lưng vác thêm một bao (tổng cộng 240kg) nhưng vẫn ung dung đi được gần cây số.
    Hoặc chuyện ông đứng dưới một cái hố, hơn 20 người ở bên trên ném gậy gộc xuống còn ông múa quyền xoay cước vùn vụt phủ kín toàn thân đánh văng những khúc cây ra ngoài. Rồi không ít câu chuyện ông Sơn Quyên đã dùng võ tấn công địch, bảo vệ mình và giải thoát cho đồng đội trong những lần bị giặc bố ráp...
    [​IMG]
    ... và bài quyền có tên Bà Cà Chuốte Rịête
    Cũng như tất cả trẻ em Khơme xã Đôn Xuân (Trà Cú, Trà Vinh), Thạch Thanh cũng có những giấc mơ thành người hùng bảo vệ công lý và người cô thế như thần tượng của mình. Mới 12 tuổi, Thạch Thanh đã năn nỉ xin ông ngoại truyền thụ võ công, nhưng mới chỉ học được bốn năm, thạo 20 bài quyền thì ông Sơn Quyên mất.
    Thương ông, yêu võ, chàng trai Thạch Thanh ban ngày cần cù trên sáu công ruộng của gia đình, tối về lại chuyên cần luyện võ chỉ với một nhận thức: có sức khỏe và giữ gìn ?otặng phẩm? của ngoại. Rồi trong một đêm tập luyện như vậy, Thanh chợt nhận thấy vài bài quyền mà anh học chưa đủ sức mạnh, cước chỉ có một đòn, chưa đủ để hạ đối phương.
    Tại sao không sử dụng cước liên hoàn để cước sau mạnh và hiểm hóc hơn cước trước nhờ dựa vào đà và lực của cước trước. Sau nhiều năm nghiền ngẫm và hệ thống lại các chiêu thức, Thanh đã ghi thêm vào kho tàng võ cổ truyền Khơme hai bài quyền mới do mình sáng chế.

    Sợ võ cổ truyền Khơme bị mai một dần, mỗi đêm, sau giờ luyện tập, nghiên cứu, Thạch Thanh lại ngồi vào bàn miệt mài viết lại những tinh hoa võ học của người xưa trên bản nháp, đến khi cảm thấy ưng ý mới chép vào vở bằng chữ Khơme. Thạch Thanh tâm sự: ?oTôi chỉ thọ giáo được ở ông ngoại khoảng 70%, vì thế tôi sợ võ Khơme sau này sẽ bị thất truyền dần do người học không lĩnh hội được hết ý của người dạy.
    Do đó tôi mới lưu giữ lại trên giấy để sau này người học dễ luyện theo một cách đầy đủ, đồng thời cũng dễ nhìn vào đó sáng tạo thêm những bài quyền mới. Hiện cơ bản tôi đã viết xong phần chữ, giờ chỉ còn phần vẽ minh họa?.
    [​IMG]
    Niềm đam mê võ thuật của Thạch Thanh đã lan sang cánh trai tráng và bọn trẻ trong xã Đôn Xuân. Năm 2000, bãi đất trống trước nhà đã trở thành sân võ để thầy trò cùng tập từ 7-9 giờ tối. Với ai Thạch Thanh cũng truyền dạy hết mình và không lấy một đồng thù lao nào. Điều mà Thạch Thanh rất tự hào là ba cậu con trai của anh cũng say võ như cha. Cậu con trai lớn 10 tuổi, còn cậu con trai út chỉ mới 7 tuổi nhưng đã thuộc hết các bài quyền mặc dù lực đi chưa mạnh. Hôm chúng tôi đến, cả ba biểu diễn bài quyền có tên Halamal Thoai Cròn Cụm Prems do cha mình nghĩ ra để đãi khách.
    Thạch Thanh cho biết khi các con lên 6 là anh bắt đầu dạy võ cho chúng, nhưng trước khi tập đứng tấn, đi quyền, bài học đầu tiên mà anh dạy cho các con và học trò của mình lại là võ đạo. Chúng tôi muốn kiểm chứng và không chút ngập ngừng cậu con trai út của anh mới 7 tuổi đã đọc vanh vách từng điều của môn qui: ?oThứ nhất: Không trộm cắp và xem thường mọi người. Thứ hai: Tôn trọng sự tín ngưỡng cổ truyền, tôn trọng những người lớn tuổi. Thứ ba: Không cướp vợ con người khác. Thứ tư: Không xảo trá, gạt người?.
    Yêu võ, Thạch Thanh còn tự nguyện làm cố vấn vũ đạo võ thuật cho Đoàn nghệ thuật Khơme Ánh Bình Minh. Những thế võ cổ truyền được đưa vào các vai diễn trên sân khấu. Tiếng nhạc nền đã nâng những ngón quyền, ngọn cước của những chiêu thức thượng thừa trở thành những vũ điệu chập chờn như **** lượn, gió vờn hoa đã giúp người xem cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong võ cổ truyền Khơme. Theo anh, qua nghệ thuật, các thế võ dân tộc dễ gần gũi hơn với người xem và từ đó tôn vinh võ học cổ truyền.
    Ngồi trò chuyện với Thạch Thanh rất dễ bị lôi cuốn bởi tình yêu và kiến thức của anh với võ học. Thanh cho biết võ Khơme được đặt trên nền tảng ?onguyên lý cương nhu phối triển?, những thế nhu nhuyễn với kỹ thuật dụng sức địch đánh địch. Đòn cương với những quyền cước dũng mãnh đầy uy lực áp đảo đối thủ ngay từ đầu.

    Thạch Thanh (phải) cùng đệ tử tập bài quyền có tên Glọt Bôt Chrăy...
    Và ngay trong từng đòn thế cũng chứa đựng sự kết hợp cương nhu, giống như giao hòa giữa âm và dương trong thiên nhiên. Nét độc đáo và tinh hoa trong những bài quyền Khơme là mỗi đòn vừa mang tính công và tính thủ, nó thể hiện thần thái uy nghi, sự dũng mãnh của loài hổ, nhanh lẹ của loài khỉ. Để thuộc 20 bài quyền chỉ mất khoảng 3-4 tháng, nhưng để đi quyền thể hiện rõ hình - ý - thần cần phải tập 4-5 năm.
    [​IMG]
    Thạch Thanh (phải) cùng đệ tử tập bài quyền có tên Glọt Bôt Chrăy...
    Điều thú vị là dù mới ở tuổi 40 nhưng võ sư Thạch Thanh luôn có nỗi đau đáu của người già, đó là việc lo lắng võ thuật truyền thống bị thất truyền trong cộng đồng người Khơme. Chính vì vậy, năm 2005, được sự gợi ý của Sở Văn hóa thông tin và Sở Thể dục thể thao tỉnh Trà Vinh, Thạch Thanh thành lập đội võ thuật thanh niên Khơme huyện Trà Cú gồm 30 thanh niên trong xã Đôn Xuân.
    Rồi trong ngày hội ?oVăn hóa thể thao dân tộc Khơme Nam bộ lần 3? được tổ chức tại Trà Vinh (tháng 6-2005), đội võ thuật thanh niên Khơme huyện Trà Cú đại diện cho tỉnh nhà đã trình diễn ba bài quyền: Glọt Bôt Chrăy, Cpậy Lệnl Saneng và Bà Cà Chuốte Rịête, rất đặc sắc mà 12 tỉnh, thành trong khu vực tham gia lễ hội không có. Đội võ thuật của Thanh đã góp sức cho sự thành công của lễ hội, của nét văn hóa Khơme - sự đặc thù của miền Tây Nam bộ.
    Đến Đôn Xuân dễ nhận thấy số võ sinh tham gia lớp võ miệt vườn của Thạch Thanh ngày càng tăng. Có nhiều võ sinh ngày bận đi gặt lúa mướn ở đồng xa, vụ mùa vừa xong là hối hả trở về học võ. Ông Thạch Sang - bí thư xã Đôn Xuân, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh - cho biết thêm:
    ?oKhông chỉ cần cù trong sản xuất, dạy võ miễn phí cho các bạn trẻ, Thạch Thanh còn dạy chữ Khơme cho các em nhỏ ở các chùa Khơme. Anh đã nhận được nhiều giấy khen của UBND huyện Trà Cú và các ban ngành khác tặng như một sự ghi nhận về những đóng góp của thầy võ miệt vườn đối với xã hội?.
    MINH TÂM.
    (Nguồn: Báo Tuổi Trẻ)
    u?c lonelymanus s?a vo 22:22 ngy 13/05/2006
  2. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Huyền thoại nhìu wá !!! Trong đó có nhiều người tui đã thấy thật ở ngoài đời
    -Ông Hà Châu là thứ thiệt ! không thể giãi thích nổi .
    -Ông Tám Kiểng không phải Bạch Hạc ! phần võ Việt của ông tui không rành lắm là từ đâu, nhưng phần võ Tàu thì khá rõ, ông thày Tàu này đã về HK trước 75 nhưng còn để lại nhiều môn đệ ở Chợ Lớn . Có mấy bài Song Chùy, Đại Đao, Nhuyễn Tiên hay lắm . Hỏi anh Chiếu coi biết không ?
    - Bạch Hạc thứ thiệt cũng về HK hay Taiwan trước 75 . Hình như sau biến cố Mậu Thân, mấy ổng rét quá nên dọt hết vì biết trước là sẽ giống như 1949, chạy sút quần cũng không kịp .Anh Thọ (?) bên LPS hình như có người bạn có quen hay học với ông này .
    -Mấy ông Viêt-Khmer thì đại khái cũng giống như MuayThai thôi, tui chỉ khoái cái màn mấy ổng vũ "bái Tổ", coi đã con mắt lắm, còn hay hơn hát bội "ra tuồng" của mình nữa .
  3. MSGvovit

    MSGvovit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    735
    Đã được thích:
    0
    Thêm 1 chút cho rõ ràng vì bài báo dùng chữ sai lầm, dễ gây ngộ nhận .
    - Miền Tây là vùng Hậu Giang, không phải Miệt Vườn . Muốn biết thêm về Miệt Vườn thì đọc Văn Minh Miệt Vườn của Sơn Nam .

    - Khi người Việt nói Miệt Vườn là có ý nói về Văn Hóa và Địa Lý của người Việt, mắc dù trong vùng Miệt Vườn cũng có nhiều "sóc" (làng) của người Khmer . Họ thường ở trên vùng đất cao, đào giếng thay vì khai mương (rạch), và sống biệt lập với người Viêt. Người Việt tôn trọng sự biệt lập của họ và chẳng bao giờ có ý thù ghét hay đàn áp họ như trường hợp Việt kiều ta bị đàn áp ở Kampuchia.
    Ngày nay người Viet-Khmer đã là 1 bộ phận thiểu số của dân Việt và việc bảo vệ truyền thống văn hoá và sắc thái của họ cần được khuyến khích và giúp đỡ .
    TUY NHIÊN, tui muốn nhấn mạnh mấy chữ "thày võ miệt vườn" dùng trong bài báo này là SAI. Khi người Việt nói đến mấy chữ này là nói đến thày võ Việt Nam, chứ không ai dùng mấy chữ này nói về thày võ Khmer.
    Được MSGvovit sửa chữa / chuyển vào 12:43 ngày 14/05/2006
  4. cuonglhvt

    cuonglhvt Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/10/2003
    Bài viết:
    5.262
    Đã được thích:
    0
    Em Bảy bị tía khẻ tay nói chuyện đàng hoàng (giống cán bộ đặc trách văn hoá) quá đời. Em Bảy ở miệt đó cho qua hỏi. Tại sao người ta nói là gọi người Khmer là "Miên" là miệt thị vậy?
    Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay qua hổng nói qua qua mà qua qua.
    Được cuonglhvt sửa chữa / chuyển vào 19:10 ngày 14/05/2006
  5. thieulambacphai

    thieulambacphai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/08/2005
    Bài viết:
    3.129
    Đã được thích:
    2
    Bài báo sau đây đăng trên báo Bắc Ninh. Đọc bài này cũng hay hay, nhưng hay nhất là tui biết thêm được có hai loại công phu mới đó là Thiết xa chưởng và Thiết bố xam
    Lò võ Tô Gia
    (22/6/2006 )
    Nghe trong võ lâm truyền rằng: Ở làng Đức Lân, xã Yên Phụ, huyện Yên Phong có một chàng trai anh hùng, mới ngoài 20 tuổi đã là chủ một võ đường có hàng trăm môn sinh, lại luyện được võ công Thiếu Lâm Tự đạt đến tuyệt kỹ "đao thương bất nhập", tôi không tin. Trăm nghe không bằng một thấy, tôi tìm về võ đường Tô Gia để mục sở thị.

    Vừa qua một trận mưa lớn nên lối vào võ đường Tô Gia ngập ngụa bùn đất do đã quá xuống cấp. Nghe đâu, phải đợi chính quyền thôn quy hoạch xong khu dân cư thì mới nâng cấp cống thoát nước và đổ bê tông đường các xóm. Võ đường Tô Gia ẩn mình trong ngôi nhà cấp 4 nửa cổ, nửa kim. Ngoài sân, chủ võ đường Tô Văn Hồng đang xoay trần phơi thóc. Nhà nông mùa gặt thật vất vả. Hồng là con trai duy nhất trong nhà, vợ Hồng đang mang bầu đứa con thứ hai nên hầu như việc đồng áng anh phải cáng đáng cùng bố mẹ.

    Theo cha tập võ từ năm lên 6 tuổi, không biết là định mệnh hay cơ duyên đã cho Hồng những năng khiếu thiên bẩm đối với võ thuật. Cha Hồng, ông Tô Văn Hải là một nông dân thuần phác. Chỉ vì bị hàng xóm "doạ" bắt nạt nên khi đi buôn nông sản ở Yên Bái đã quyết tâm "tầm sư học võ". Ông Hải kể: Mỗi lần đi lấy hàng tôi lại được vị võ sư trẻ tuổi truyền cho một vài chiêu thức Thiếu Lâm Tự. Về nhà, hàng đêm hai cha con cùng nhau luyện tập. Tôi phải học mất 6 tháng mới biết được vài chiêu thức phòng thân vậy mà thằng Hồng chỉ mất mấy buổi đã học hết sạch. Biết con trai có Tâm và Khiếu luyện võ, tôi tạo mọi điều kiện cho Hồng học võ.

    Sáng đi học văn hoá, chiều về đội nắng hè và ngược dòng gió Bắc mùa đông đạp xe lên tận Sóc Sơn (Hà Nội) tầm sư luyện võ. Ngày qua ngày, Tô Văn Hồng đã lần lượt lĩnh giáo và khổ luyện cùng 5 môn võ khác là: Nam Hồng Sơn, Vĩnh Xuân, Nhất Nam, Cổ truyền và Wushu. Có được võ công căn bản, Tô Văn Hồng dồn toàn bộ tâm huyết luyện tập khí công tâm pháp. Với Hồng, tuyệt kỹ Thiếu Lâm Tự là Thiết Xa chưởng và Thiết bố xam công có sức hút lạ kỳ nhất và đáng để người học võ luyện tập nhất. Để luyện được hai tuyệt kỹ này, ngoài võ công khá, người luyện phải hiểu và biết dưỡng khí- điều tâm. Lúc đầu, dùng vật nhẹ va chạm vào người sau đó tăng dần lên theo trọng lượng và số lực. Với hai bàn tay thì luyện đánh vào bao cát mềm, sau rang cát nóng lên và cuối cùng luyện với sỏi cuội. Ước mơ của Hồng khi tốt nghiệp lớp 12 là trở thành sĩ quan đặc công nhưng không thành. Hai năm liên tiếp thi đại học chỉ thiếu 1 điểm khiến Hồng quyết định rẽ sang con đường trở thành Huấn luyện viên võ thuật. Hồng tâm niệm: "Khi mình đã có ý chí và quyết tâm theo đuổi sự nghiệp đã dày công khổ luyện thì không sợ không có thành quả". Cách đây 4 năm, tình cờ trong một lần ngồi uống bia, thấy người bạn đánh rơi vỏ chai xuống đất, chai vỡ, Hồng bảo: "Tớ chỉ cần dùng tay vỗ vào miệng chai cũng vỡ hàng chục cái trong nháy mắt". Bạn bè không tin, Hồng thử và thành công khiến bạn bè hết sức nể phục. Từ đấy đâm nghiện vỗ vỏ chai. Nhiều lúc quá mải vỗ chai, mảnh thuỷ tinh đâm vào tay chẩy máu Hồng vẫn không nản. Trong nhà chẳng còn cái vỏ chai nào cho Hồng luyện tập. Các môn sinh hàng ngày đến học mang theo vỏ chai thu lượm được đến cho thầy Hồng để xem biểu diễn. Mới đây, ngày 6-3-2006, chương trình những Chuyện lạ Việt Nam của VTV3 chính thức ghi nhận kỷ lục vỗ chai của Hồng. Hồng kể: Ban đầu em đăng ký vỗ miệng công phá 60 vỏ chai trong 2 phút nhưng khi thực hiện cảnh quay chỉ mất 1 phút 25 giây đạt 61 vỏ chai (tính ra 1,5 giây có 1 vỏ chai vỡ dưới tay Hồng). Để biểu diễn cho tôi chụp& nbsp; ảnh, Hồng phải huy động trẻ con hàng xóm về nhà lấy vỏ chai vì trong nhà không còn cái nào. Và chỉ trong nháy mắt, gần chục cái vỏ chai thủng đáy, vỡ vụn thật đáng kinh ngạc.

    Ngưỡng mộ võ công của anh Hồng, trẻ em trong xã tìm đến xin học võ ngày một đông. Sân nhà chật quá không đủ chỗ nhiều hôm phải chuyển ra sân nhà văn hoá thôn. Hồng truyền dạy nhiệt tình, bài bản chẳng hề giấu giếm những mong các em có sức khoẻ tốt mà không hề đòi hỏi thù lao. Tiếng lành đồn xa, giờ đây Hồng có tới 14 cơ sở dạy võ ở trong và ngoài tỉnh với 800 môn sinh. Từ lò võ Tô Gia, nhiều môn sinh đã đoạt các giải cao về võ thuật cổ truyền trong và ngoài tỉnh. Hồng có 2 đệ tử là thành viên đội tuyển Wushu Tán thủ quân đội (Trong đó có cô em út Tô Thị Phương).

    Năm 2002, vừa tròn 20 tuổi, Tô Văn Hồng chính thức được Liên đoàn võ thuật cổ truyền Việt Nam cấp văn bằng HLV cấp 16/18 (cấp cao nhất của bậc HLV). Tên tuổi của Hồng được nhiều người trong giới võ thuật cổ truyền biết đến, nể phục. Tại đại hội võ thuật của tỉnh Bắc Giang tổ chức mới đây, Hồng được mời biểu diễn bài song kiếm của vợ ba Đề Thám. Khi thi triển xong bài kiếm, người của Bảo tàng Bắc Giang đã đến gặp Hồng xin lại đôi kiếm đem về trưng bày trong Bảo tàng như một kỷ vật. Võ sư Trịnh Như Quân, nhà nghiên cứu võ thuật cổ truyền của tỉnh Bắc Giang nhận xét: "Tô Văn Hồng là một kỳ tài về võ thuậ t. ở tuổi 20 mà Hồng đã đạt công phu thượng thừa về khí công tâm pháp là một trường hợp hiếm thấy và đáng trân trọng".

    Theo Hồng, công phu phá chai mới chỉ là một thành công bước đầu khi luyện tập Thiết xa chưởng và Thiết bố xam công. Giờ đây, trên cơ thể Hồng chỉ còn duy nhất 2 bộ phận có thể xâm phạm là mắt và hạ bộ, ngoài ra khi đã vận khí công thì toàn bộ cơ thể trở nên rắn chắc mình đồng da sắt khiến kim khí đâm chém vào cũng không bị tổn thương. Hồng cũng đã từng chuẩn bị biểu diễn các tuyệt kỹ: Dùng đầu đập vỡ quả dừa; Đâm thương vào cổ; Đặt đá tảng nên gáy dùng búa tạ đập vỡ nhưng xét thấy mức độ nguy hiểm cao (vì đã có người biểu diễn và chưa thực tin vào công phu của một người trẻ tuổi như Hồng) nên Ban tổ chức tuyển chọn Kỷ lục Việt Nam chỉ chọn công phá chai là kỷ lục. Hồng bật mí: "Tháng 8 này, em sẽ biểu diễn kỷ lục nằm trên bàn chông cho xe ô tô 4 chỗ chạy qua người, ngồi trên bàn chông đặt tang đá lên đầu và dùng búa tạ đập vỡ". Quả thực, khi nhìn bàn chông Hồng bê ra sân để biểu diễn tôi cũng thấy sợ. Trên miếng gỗ lim, đinh 10 cm đóng chi chít (15kg đinh). Sau khi dặn dò môn sinh về cách thức biểu diễn, Hồng tập trung tư tưởng vận công và nằm lên bàn chông đơn giản như người bình thường nằm ngũ trên chiếu. Môn sinh của Hồng ngồi thiền rồi được người khác bê đặt lên bụng, trên đầu môn sinh xếp một chồng gạch để dùng búa tạ đập vỡ. Anh Trần Văn Khái, ở sát nhà, được nhiều lần chứng kiến Hồng biểu diễn thốt lên: "Thật là tuyệt vời. T ôi không thể tưởng tượng trong có mấy năm mà Hồng luyện tập được võ công kỳ lạ như thế. Thú thực, trước đây xem phim trưởng trên vô tuyến thấy các nhà sư Thiếu Lâm Tự luyện võ, tôi nghĩ họ dùng kỹ sảo. Còn với Hồng thì hoàn toàn là sự thực".

    Tôi hỏi Hồng về khả năng thành công của kỷ lục mới thì được khẳng định: Thành công 100%. Thời gian tới, Hồng còn tập luyện và một ngày nào đấy sẽ biểu diễn công phu dùng tay chẻ đôi cốc thuỷ tinh mà không có mảnh vỡ và búng ngón tay bay quai cốc mà không ảnh hưởng gì đến cốc nước. Tất nhiên, nói thì rất dễ những khi bước vào tập luyện thì còn vô vàn khó khăn. Với nội công thâm hậu như hiện nay cùng ý thức học hỏi, luyện tập nghiêm túc, tôi tin Hồng sẽ tiếp tục ghi tên mình vào danh sách những Kỷ lục gia Việt Nam.
    Phóng sự của: Đào Đình Khoa

Chia sẻ trang này