1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIAI THOẠI VÕ LÂM

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi huynhloc, 09/03/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Một lần nữa, dân Bầu Lòng được dịp xem say sưa, xem mê man, cát bụi tung mịt mù không còn phân biệt được người và thú. Lúc sau, cọp lại mệt bèn dùng miếng cũ, nằm ngửa thủ thế trâu vằng. Ông Giá chống roi đứng chờ tái chiến.
    Theo lời người xưa kể lại, cọp rất giỏi võ. Mỗi lần giao đấu với ai, người hoặc thú khác, cọp ta đều chú ý học hỏi những miếng hay, vì thế, nghe có thầy nghề võ ở đâu là tìm đến đấy để thử sức. Càng thử sức nhiều thì cọp chiến đấu càng giỏi, biết nhiều miếng võ bí hiểm và lẫn tránh các đòn rất tài tình.
    Hễ hơn thì hạ địch thủ, liệu thua thì bỏ xứ đi mất, nhưng cũng nhớ rất dai mối thù thất bại chua cay, có dịp là tái đấu đặng rửa hờn.
    Lần này, chờ cũng không thấy ông Giá phá miếng trâu vằng, cọp lại trở mình phóng vào vòng chiến đấu.
    Phen này ông Giá đánh rất kịch liệt, roi loang nghe vo vo, lúc đánh trật, roi lún xuống đất, bụi cát tung bay, và không bao lâu người ta nghe tiếng cọp rống thật to và vọt một cái ra ngoài vòng chiến toan chạy về rừng. Nhưng, người ta nghe cọp rống thêm một tiếng nữa to hơn và dài hơn, nhìn lại thấy ông Ất đang đứng bên xác cọp, cọp còn vặn mình sắp chết.
    Tất cả mọi người đều không thấy ông Ất đánh cọp. Nhưng ông Ất đã độ được đường rút lui của cọp, nên lúc cọp phóng vào rừng, hướng ông Ất đang đứng, ông bèn chống roi phóng mình ra chận đầu đánh một roi là cọp hết đường tránh né và chịu chết dưới ngọn roi ngàn cân của ông.
    Chờ cọp chết hẳn, người ta mới dám mon men lại coi. Ông Ất lấy cỏ tranh thui ngay bộ râu mép cọp rồi mượn người khiêng chất lên xe bò. Ông Giá vấn một điếu thuốc hút say sưa? rồi ra giếng xách nước tắm cho sạch bụi chiến trường. Riêng ông Hương Quản hớn hở ra mặt, lấy thước đo ngang đo dọc coi con cọp được bao lớn đặng làm " phúc bẩm " (làm tờ báo cáo lên cấp trên. S.N.).
    Ông Ất toan xin tỏi đặng thoa mũi bò thì ông Hương Cả cản lại mà rằng :
    - Đâu được em? Mấy em phải ở lại dùng với qua một chén rượu lạt mới phải chớ?
    Ông Ất còn đang lưỡng lự thì ông Giá bước vào, nghe thế bèn bảo :
    - Ờ phải đa, tụi mình ở lại ăn ba hột cơm rồi về. Tôi đói quá đi không nổi đâu.
    Cả ba người cùng cười xòa đồng thời toàn thể dân chúng vui mừng hoan hô reo hò ầm ĩ. "
    Trích bài viết của tác già Lưu Linh Tử
  2. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    VÕ THUẬT THIẾU LÂM TỰ
    GS Vũ Đức .
    NGUỒN GỐC:
    Theo truyền thuyết, vào thời thượng cổ, tại Ấn Ðộ, phần đông dân bản xứ và các tu sĩ rất hâm mộ luyện tập môn võ tay, được gọi là "Cửu Long". Mãi đến thời Phật lịch, trên đường du hành truyền bá Phật pháp, các thiền sư Ấn Ðộ, ngoài đức tin và đạo hạnh, còn cần đến một bản lãnh võ công để tự vệ và vượt qua những chướng ngại nơi núi rừng, sông biển đầy gian hiểm với hút dữ, cường sơn đạo tặc. Từ đó hình ảnh võ thuật được xuất hiện nơi chốn thiền môn. (Theo tài liệu giảng huấn của thiền sư Thiện Tâm, sáng tổ Võ Lâm Ðạo Việt Nam 1930).
    Vào năm 520, Bồ Ðề Ðạt Ma, ***** thứ 28 của Thiền Tông Ấn Ðộ đến Trung Hoa rồi dừng chân nơi cổ tự Thiếu Lâm, núi Tung Sơn huyện Ðặng Phong tỉnh Hồ Nam. Sau chín năm "Diện Bích Tham Thiền" nơi đây, ngài đã khai sáng cho Trung Hoa hai nền quốc kỹ tuyệt học và hình ảnh kỳ tài của ngài được suy tôn bất diệt, như một sáng tổ của Thiền Tông Trung Hoa và võ thuật Thiếu Lâm Tự.
    Chính nhờ vào phép tham thiền "Diện Bích", một kỹ thuật "Quán Tâm trong tĩnh lặng" hay "mặc chiếu", ***** đã giác ngộ, cảm nhận được cái sức mạnh siêu linh của tâm hồn nằm tiềm tàng trong cơ thể con người. Cái sức mạnh siêu linh vĩ đại này, nếu người ta biết cách khổ luyện, để tập trung thức tỉnh nó, sẽ trở thành một lợi khí dũng mạnh, bén nhạy nhất và hữu dụng vô cùng tận trong võ thuật thượng thừa.
    Do đó Bồ Ðề Ðạt Ma đã sáng tác ra môn "Tẩy Tủy", một đại pháp môn nội dẫn được áp dụng vào võ học siêu đẳng. Về sau, người ta gọi là "Nội Công Tâm Pháp", một phương pháp tu luyện để phát huy nội lực, qua ba giai đoạn chính yếu: Ðiều Thân, Ðiều Tức, và Ðiều Tâm.
    Cũng như qua hình ảnh mệt mõi của các môn đồ không đủ sức chịu đựng trong những buổi tập thiền định đầy gió lạnh của mùa Ðông băng tuyết, Bồ Ðề Ðạt Ma sáng chế ra môn "Dịch Cân", một pháp môn ngoại dẫn áp dụng vào võ học nội công trung đẳng, gồm có 12 phép tập luyện thân thể nhằm phát huy sức mạnh gân thịt, và đã thông kinh mạch để đưa khí huyết sung mãn từ ngoài vào bên trong các phủ tạng. Do đó, môn "Dịch Cân" ngoài hiệu quả cường tráng thân thể, nó còn giúp tiêu trừ các chứng bệnh bên trong phủ tạng.
    Ngoài ra, Bồ Ðề Ðạt Ma còn truyền dạy cho tất cả môn đồ các cấp về "Thập Bát La Hán Môn", gồm có 18 động tác căn bản về quyền cước để khỏe mạnh tây chân tự vệ.
    Sau đây, tác giả Quảng Từ Lão Ni đã đề cập đến Ðạt Ma trong pho sách "Võ Thuật Tùng Thủ":
    "... Vào một sáng tinh sương mùa đông lạnh lẽo, toàn ngôi chùa Thiếu Lâm chìm đắm trong sương mù âm u của núi rừng Tung Sơn.
    Từ trong tịnh thất, Ðạt Ma ***** bừng tỉnh cơn thiền trong tiếng động mạnh của cánh cửa sổ bị gió thổi đập mạnh vào tường. Ngài bước nhanh qua thiền viện, thiền đường vắng lạnh trong không khí yên tĩnh siêu nhiên. Gần ba chục môn đồ ngồi bất động như ba chục pho tượng nhập đại định, trong tư thế "Kiết già phụ tọa". ***** quan sát toàn diện khung cảnh. Mỗi người tuy phảng phất vẻ tịnh tu nhưng gương mặt hôm nay sao biểu lộ sự cố gắng cùng cực, không có được sự bất động vô tâm như bao ngày trước. Từng cơn gió lướt qua, nhiều người phải nghiến chặt răng, tay bắt ấn quyết liệt trong cử chỉ kềm chế tối đa. Trời rét lạnh như băng đá, máu dồn lên đầu, gương mặt các môn đồ đều đỏ lên, khắc khổ. ***** chợt hiểu. Vì không đủ nội lực phấn đấu với khí hậu, tiết trời bất thường của mùa đông, đầy sơn lâm chướng khí.nên tất cả đều đang ở torng tình trạng khẩn trương, có thể dẫn đến nội thương, tổn hại nguyên khí, làm cản trở bước đường tu tập. ***** tự nghĩ: Ngài phải có trách nhiệm và hành động.
    Sau đó, mỗi ngày trong chương trình tu học, đầu có giờ tập luyện "Thập Bát La Hán Môn" và "Dịch Cân" do chính ***** giảng huấn."
    Thời kỳ sơ khởi của võ thuật Thiếu Lâm bắt đầu từ đó. Sau khi Bồ Ðề Ðạt Ma qua đời, các môn đồ Thiếu Lâm dựa vào 18 động tác căn bản của "Thập Bát La Hán Môn" và 12 phép tập vận động của "Dịch Cân" để khai triển thêm nhiều thế căn bản và đường quyền thế võ tự vệ.
    Mãi đến triều đại nhà Nguyên (1260 - 1368), Thiền sư Viên Trường Quang, tuổi năm mươi, trước khi gia nhập Thiếu Lâm Tự nguyên là một thanh niên khỏe mạnh, giỏi võ nghệ, thuộc gia đình giàu có. Viên Trường Quang dựa vào 18 thế căn bản "Thập Bát La Hán Môn" của Ðạt Ma biến chế ra một hệ thống quyền cước với bảy mươi hai thế căn bản gọi là "Thất Thập Nhị Quyền Công". Sau đó, Viên Trường Quang còn xuống núi hành hiệp vàkết giao vớinhiều danh sư để thử nghiệm ưu khuyết điểm của "Thất THập Nhị Quyền Công".
    Một hôm, Viên Trường Quang được kết giao với một lão sư, Lý Thanh tuổi ngoài sáu mươi. Trong trận đấu giao hữu, lão sư Lý Thanh vơi thân thủ nhanh nhẹn đã kềm chế được ngọn đá dũng mãnh của đối phương, đồng thời dùng thế song chỉ của hai ngón tay phải điểm huyệt, làm đau tê buốt bàn chân đá của Viên Trường Quang.
    Sau đó, Lý Thanh giới thiệu Viên Trường Quang với Bát Dự Phong, một người bạn thân của ông tuổi năm mươi, đương kim vô địch võ thuật nổi danh lúc bấy giờ tại các vùng Sơn Tây, Hồ Nam và Hồ Bắc. Ba người bạn gặp gỡ tâm đầu ý hợp. Cùng nhau vào chùa Thiếu Lâm ngày đêm nghiên cứu võ thuật. Với căn bản của "Thập Bát La Hán Môn" và "Thất Thập Nhị Quyền Công" của Thiếu Lâm, ba người cùng hợp tác chế thêm một trăm bảy mươi động tác căn bản quyền cước, được phỏng theo đặc tính và bộ pháp chiến đấu của "Linh Thú Ngũ Hình" như: Long Hổ, Báo, Xà, Hạc. Tất cả đã tạo nên một nền tảng sơ khởi cho võ thuật Thiếu Lâm, được truyền bá rộng rãi từ xưa đến nay.
    Kỹ thuật huấn luyện:
    Võ thuật Thiếu Lâm được người Trung Hoa xem là "ngoại gia quyền" vì được du nhập từ nước ngoài (Ấn Ðộ) vào, do ***** Bồ Ðề Ðạt Ma sáng tạo tại chốn thiền môn nhằm để tăng cường sức khỏe thân tâm, và tự vệ. Ngoài việc tập luyện võ thuật, môn sinh còn phải tuân hành mười điều tâm niệm sau đây:
    1 - Phải chuyên cần tập luyện võ thuật.
    2 - Chỉ được dùng đến võ thuật trong trường hợp phải tự vệ.
    3 - Phải giữ phép lịch sự và kính nhường với những bậc thầy và cao niên.
    4 - Phải đối xử tử tế, và có lòng thành tín với các đồng bạn.
    5 - không nên tự ý khoe khoang võ thuật trước mặt mọi người và không được nhận lời thách đấu của bất cứ ai.
    6 - Không bao giờ gây chiến trước.
    7 - Không nên dùng rượu và thịt.
    8 - Không làm việc tà dâm.
    9 - Không nên có những tánh: công kích, gian tham, và tự phụ.
    10 - Chỉ dạy võ thuật cho những người có đức hạnh tốt.
    Về kỹ thuật huấn luyện, tổng quát gồm có bốn bộ môn căn bản: Quyền cước, Binh khí, Nội ngoại Thần Công và Huyệt Ðạo Kinh Mạch. Trước tiên, bô môn quyền cước được xem là nền tảng sơ khởi trong việc huấn luyện võ thuật. Sau đó, môn sinh mới được lần lượt học tập đến các bộ môn Binh khí (như côn, thương, kích, đao, kiếm), môn Nội ngoại thần công (gồm các bí quyết tập kuyện công phu như khí công nội dẫn, ngoại công như ngạnh công và nhuyển công gồm có các phương pháp công phu luyện tập sức mạnh các ngón tay chỉ công: Nhất chỉ thiền, Long Trảo công, ngọa hổ công,... luyện lực ở cạnh vàlòng bàn tay; Chưởng Công: Thiết sa Chưởng, Thôi sơn chưởng, Trúc diệp chưởng,... luyện về khinh công và phi hành, luyện về Thiết quyền và Thiết tý, luyện về Thiết cước và Thiên cân trụy, luyện về những công phu đặc dị mình đồng da sắt,...), Môn Huyệt Ðạo và Kinh Mạch (các phương pháp điểm và giải huyệt bí truyền áp dụng vào chiến đấu đã thương và cứu tử hoàn sanh).
    Tất cả đều được truyền dạy lần lượt từ dễ đến khó, từ cấp bậc thấp lên dần cấp bậc cao hơn. Về bộ môn quyền cước, khởi đầu từ cách tập đứng các thế tấn căn bản đến di chuyển từ bước một (Bộ tấn pháp), đến các đòn thế căn bản đánh đỡ về tay (thủ pháp), và các thế đá căn bản hướng tới trước, phía sau, một bên phải trái (cước pháp). Dần dần tập luyện các bài quyền mẫu, các thế đánh đỡ tự vệ và giao chiến mẫu, từ các bài đấu luyện với nhau, áp dụng từ đơn luyện đến song luyện. Cầm Nả Thủ Pháp học cận chiến để bắt bẻ, khóa tay chân, và vật ngã đối phương. Càng học lên cấp bậc cao, kỹ thuật huấn luyện càng chứa nhiều thế phức tạp, đòi hỏi người môn sinh phải có lòng kiên nhẫn và khó nhọc.
    Tóm lại, võ thuật Thiếu Lâm mang những đặc tính căn bản như công, thủ, phản, biến, nhu, cương, khí, lực,... Về hình thức, quyền pháp di chuyển thường theo một đường thẳng tới lui, lên xuống, trước sau, trái phải. Di chuyển căn bản theo bốn phương, tám hướng, với thân hình biến chuyển có lúc vững chắc như núi thái sơn, có luc mềm dẻo linh động, nhanh nhẹn dũng mãnh như cuồng phong vũ bão. Tất cả đều được phối hợp trong các tư thế đi, đứng, nằm, ngồi, chạy, nhảy, lăn, nhào,... Các đòn thế công hay thủ phải được rõ ràng, dứt khoát, thực dụng, sức mạnh là yếu tố chính yếu, tính uyển chuyển là phụ thuộc. Trong các động tác không được rườm rà, hay khoa trương hoa dạng, để tránh phí sức lực. Các thế tấn công thường nhắm vào các nhược điểm trên cơ thể của đối phương.
    Về sự huấn luyện "Linh Thú Ngũ Hình" được quan niệm rằng đặc tính và bộ pháp chiến đấu của năm loài thú Long, Hổ, Báo, Xà, và Hạc lần lượt được tượng trưng cho sự huấn luyện về tinh thần, bộ xương, sức mạnh, hơi thở, và gân thịt. Năm yếu tố này cần được phối hợp lại thành một đồng nhất thể. Cũng như sự kết hợp cần phải có giữa cứng và mềm (nhu cương), trong và ngoài (nội ngoại), thể chất và tinh thần (thân tâm). Do đó, việc huấn luyện "Linh Thú Ngũ Hình" đòi hỏi một sự cố gắng và kiên nhẫn cao độ, nhằm đạt đến sự ích lợi tối đa cho cơ thể của người tập luyện có những đức tính chính yếu sau đây:
    Thân pháp phải được vững chắc và linh động.
    Tâm pháp phải giữ được bình tĩnh.
    Khí pháp nên được điều hòa hơi thở.
    Nhãn pháp phải được trong sáng, để quan sát rõ ràng cuộc chiến.
    Quyền cước pháp phóng ra khéo léo, dũng mãnh và nhanh nhẹn.
    Ðấu pháp phải biết dùng đến mưu trí trong mỗi tình thế, và nhận định đúng thời điểm để áp dụng phù hợp các đòn thế: công, thủ, phản, biến, nhu, cương, khí, lực,...
    Tất cả là những yếu tố cần thiết trong việc huấn luyện để giúp cho môn sinh Thiếu Lâm giữ thế thượng phong, thủ thắng trước đối thủ.

    ...................................................................
    cái này chắc nhiều người biết rồi , nhưng cũng có thể có người chưa biết nên tôi post lên ... các bác biết rồi thông cảm cho nhé !

    Lonelymanus
  3. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    CHIM ÉN , NGUỒN CẢM HỨNG CỦA VÕ THUẬT
    trích theo Lão võ sư Từ Thiện :
    Chim én là một loài chim nhỏ, đuôi dài và chẻ đôi, cánh cũng dài, bay lượn rất nhanh, hay thiên cư và hằng năm thường xuất hiện vào mùa xuân. Trên lãnh vực văn hóa nghệ thuật, hình ảnh của chim én đã đi vào nhiều tác phẩm văn học dân gian, lưu lại trong lòng mọi người những ấn tượng khá sâu sắc. Chẳng hạn như hai câu ca dao:
    Chiều chiều én liệng Truông Mây,
    Cảm thương chàng Lía bị vây trong thành.
    Không những chỉ người dân Bình Định mới biết, mà có thể nói rằng nhiều người am hiểu võ thuật dân tộc trên cả nước Việt Nam đều biết, bởi không ai có thể quên được một chàng Lía của đất Bình Định vừa giỏi võ lại vừa hiếu thảo! Hay trong tác phẩm "Đoạn Trường Tân Thanh" (Truyện Kiều) nổi tiếng của thi hào Nguyễn Du, người đọc mãi nhớ bốn câu lục bát đặc tả cảnh xuân:
    Ngày xuân con én đưa thoi
    Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
    Cỏ non xanh rợn chân trời
    Cành lê trắng điểm một vài bông hoa
    Hoặc trong một bài hát gần đây của nhạc sĩ Trần Tiến mang tên "Tạm biệt chim én" với câu hát mở đầu "Tạm biệt chim én xưa..." đã làm say mê biết bao trái tim thưởng thức âm nhạc nước nhà...
    Trên lãnh vực võ thuật cũng vậy, chim én cũng đã hiện diện trong rất nhiều thế võ, bài quyền, bài binh khí của các môn võ truyền thống ở Việt Nam và Trung Quốc, tạo nên những hình tượng rất đẹp mắt khi những võ sĩ thi triển các thế võ, bài quyền mang tên chim én.
    Trước hết, có thể đề cập ngay đến võ Bình Định với bài quyền mang tên "Yến phi" (bay như chim én) qua những câu thiệu ghi tên đòn thế như sau:
    Bước vào biến thế yến phi
    Tàm càn tam đả tức thì làm xong
    Rồi lại biến thế thần đồng
    Rồi về yến bãi chực phòng song phi
    Phi rồi cuốn cánh nép vi
    Lập thế bộ hổ rồi về Triệu công
    Ví dù nó có lướt xông
    Thì ta biến thế phượng hoàng một chân
    Bái ***** lập như tiền
    Nhìn các môn sinh dạo quyền bài "Yến phi," người xem có thể mường tượng như đang thưởng thức một điệu múa đẹp, với thân người và đôi tay của môn sinh biến đổi, khi công khi thủ, khi tràn mình khi nhập nội, chẳng khác nào những cánh én đang chao liệng giữa mùa xuân ấm áp.
    Đối với môn võ Bắc phái Thăng Long Hà Nội do cố võ sư Thanh Vân mang vào Sài Gòn truyền bá từ những năm 40, hình ảnh chim én đi vào trong bài binh khí "Hoàng kim độc giản" nổi tiếng của môn phái này qua thế giản mang tên "Yến tử xuyên lâm" (tức chim én bay xuyên qua rừng cây) vô cùng đẹp mắt và không kém phần lợi hại. Trong thế giản này, môn sinh đứng một chân phải, chồm người tới với tay phải cầm giản đâm thẳng về phía trước, trong khi tay trái xòe ra đỡ trước trán và chân trái giở hổng lên duỗi ra phía sau, tạo thành tư thế như con én đang bay xuyên qua giữa rừng cây. Thế giãn "Yến tử xuyên lâm" lặp lại hai lần trong tổng số 22 thế của bài giãn, gây nên một điểm dừng tạo hình khá lý thú và không kém phần ngoạn mục. Xin ghi ra đây nguyên văn bài thiệu trên.
    Bình thân lập thế - Lưỡng long thủ châu
    Khuynh thân bái tổ - Thiềm thừ vọng nguyệt
    Kim giãn bạt sơn - Tiềm tàng long hổ

    Lonelymanus
  4. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    BỒ ĐỀ ĐẠT MA VỚI VÕ THUẬT

    Thanh Tâm
    Ngày nay, các nhà nghiên cứu lịch sử võ học đều thừa nhận, Thiếu Lâm không những là cội nguồn của nhiều môn võ khác, mà còn được tôn xưng là Ngôi Sao Bắc Đẩu trong nền võ học.
    Võ học Thiếu Lâm vừa gắn liền với ngôi cổ tự lịch sử, vừa là kho võ học vô cùng đồ sộ. Thật vậy, ngoài những đường quyền, ngọn cước và sử dụng đủ loại binh khí (thập bát ban võ nghệ), Thiếu Lâm còn có những phương pháp rèn luyện công phu đặc dị như: luyện nội công, luyện ngoại công, khinh công, ngạch công, nhuyễn công, điểm huyệt và giải huyệt, y dược trị thương và các phương pháp thu nhận, huấn luyện môn đồ cũng như phương pháp xây dựng Thiền Viện, Võ Đường...
    Đồng thời đó cũng là nơi sản sinh ra nhiều đoá hóa kỳ tài ?odanh trấn giang hồ?, xứng đáng bước vào ngôi vị Minh Chủ Võ Lâm, để giữ gìn hòa bình, không để võ lâm nổi sóng gió. Và nhất là, hình ảnh các vị Đại sư, võ công thâm hậu, đạo đức cao siêu, luôn ra tay bảo vệ kẻ cô thế, xua đuổi kẻ hung tàn bạo ác, đem lại yên bình cho quốc gia, cho dân tộc.
    Vậy Võ học Thiếu Lâm phát xuất từ đâu ? Khi nào ?
    Chùa Thiếu Lâm nằm ở hướng Tây bắc huyện Đăng Phong, tỉnh Hà Nam, cách Bắc Kinh 600 km về phía Nam và cách Nam Kinh 600 km về phía Tây. Chùa tọa lạc ở sườn Tây núi Tung Sơn, mặt đối với núi Thiếu Thất, lưng dựa Ngũ Nhũ Phong. Vì chùa được xây dựng trong rừng rậm ở sườn âm núi Thiếu Thất nên lấy tên là Thiếu Lâm Tự.
    Năm Thái Hòa thứ 19, Bắc Ngụy (năm 495), vua Hiếu Văn Đế xây dựng chùa Thiếu Lâm, ban tặng cho vị cao tăng Ấn Độ tên là Bạt Đà, dùng để cư trú mà hành đạo. Võ học Thiếu Lâm có mặt từ đây.
    Ngài Bồ Đề Đạt Ma, tên thật là Bồ Đề Đa La, con trai thứ ba của vua Nam Thiên Trúc, thuộc dòng Sát Đế Lợi. Về sau Ngài đi tu và gặp Tổ Bát Nhã Đa La, đời thứ 27 của Phật giáo Thiên Trúc. Ngài được truyền Y Bát làm Tổ đời 28. Sau đó vào ngày 21 tháng 7 năm Mậu Tuất (năm 518 sau tây Lịch) Ngài lên thuyền vượt biển sang trung Hoa. Ngài tới Quảng Châu vào ngày 1 tháng 10 năm Đinh Mùi. Vua Lương Võ Đế hay tin liền mời Ngài về Kim Lăng để hội kiến, nhưng vì ý không hợp nhau nên chia tay.. Đạt ma ***** bứt một cọng lau ném xuống sông, rồi đứng trên đó mà vượt Trường Giang (cước đạp lô điệp quá giang). Năm 1307, ở Tung Sơn Thiếu Lâm Tự có lập một tượng đá, tạc cảnh Ngài đạp cọng lau qua sông. Năm Hiếu Xương thứ ba, đời Bắc Ngụy (527), Ngài Bồ Đề Đạt Ma đến Tung Sơn Tự. Tại đây, Ngài thấy nhiều nhà sư có thể trạng yếu đuối, thường hay ngủ gật trong lúc Ngài thuyết giảng và không chịu nổi với khí lạnh bên ngoài của núi rừng xâm nhập. Vì thế, Ngài quyết định tham thiền để tìm cách giúp đỡ những nhà sư này. Kết quả sau 9 năm diện bích trong động thiếu Thất, Ngài đã đúc kết hết thảy tinh yếu vào trong hai cuốn Dịch Cân Kinh và Tẩy Thủy Kinh, trở thành tỵ tổ của Thiếu Lâm võ công và cũng là Sơ Tổ Thiền Tông Trung Hoa.
    Theo ?oTổ Tổ tương truyền di ngôn khẩu quyết văn? và ?oBồ đề hành kinh? thì Bồ Đề Đạt ma nhập diệt vào ngày 9 tháng 10 năm Bính Thìn (năm 536 sau TL), nhằm năm Thiên Giám thứ 2, đời Lương Võ Đế. Sau khi Ngài viên tịch, các Đại sư Thiếu Lâm tiếp tục tập luyện những phương thức do Ngài truyền lại. Với Dịch Cân Kinh thì rèn luyện nội công, còn Tẩy Thủy Kinh thì rèn luyện khí công. Chẳng bao lâu, các Đại sư nhận ra rằng việc luyện tập Dịch Cân Kinh và Tẩy Thủy Kinh, không những làm sức khỏe tăng tiến, cơ thể mạnh mẽ mà tinh thần càng phấn chấn, trầm tĩnh, có thể chống lại khí hậu lạnh của núi rừng, bịnh tật, mệt mỏi sau khi ngồi thiền và có thể dũng cảm vượt qua những khó khăn nguy hiểm trong lúc đi hành đạo.
    Võ thuật được phát triển mạnh mẽ vào đời Đường (618 - 907), sau khi 13 võ Tăng giúp Vua Đường Thái Tông phá trận Vương Thế Sung (630). Lịch sử võ thuật Trung Quốc còn nhắc nhở nhiều đến ba vị có công lớn nhất từ Thiếu Lâm Tự là Chí Tháo, Huệ Dương và Đàm Tông. Võ Thuật Thiếu Lâm nguyên thuỷ có 18 thế chính yếu. Đến đời Tống, Tống Thái Tổ phát triển thành 32 thế Trường quyền. Một thế kỷ sau, Giác Viễn Thượng Nhân mở rộng thành 72 thế (thất thập nhị huyền công). Từ đó, trải qua các thời đại, các Đại sư không ngừng rèn luyện và sáng tác thêm, khiến cho võ thuật Thiếu Lâm ngày càng phong phú và đồ sộ. Đến đời nhà Minh, tùy theo sở thích, căn cơ và phong thổ mà môn phái Thiếu Lâm chia làm hai hệ phái: Bắc phái (bắc cước) và Nam phái (Nam quyền). Đỉnh cao của võ thuật Thiếu Lâm là vào đời nhà Thanh, thời Ngài Chí Thiện Thiền sư, không những võ học phát triển trong Tăng nhân mà còn truyền ra bên ngoài, đi vào đời sống người dân, tạo nguồn sức sống mạnh mẽ, nâng cao tinh thần thượng võ, cứu nguy giúp nước.
    Chùa Thiếu Lâm bị hủy hoại một phần vào những năm 556, 962 và 844. Chùa bị cháy ba lần vào những năm 612, 1736 và 1928. Điều may mắn là mỗi lần cháy chùa chỉ bị hủy hoại một phần, ngay cả lần binh lính Mãn Thanh tấn công chùa. Sau thời kỳ *****************, Trung Quốc coi võ thuật Thiếu Lâm là di sản văn hóa dân tộc cần được bảo tồn. Chùa Thiếu Lâm được trùng tu vào những năm cuối thập kỷ 70.
    Như trên đã nói, các vị Đại Sư Thiếu Lâm không những võ công tuyệt thế, nội công thâm hậu mà còn có võ đức sáng ngời. Trong môn đồ Thiếu Lâm Tự, còn lưu truyền lời dạy của Đại sư Hạnh Ẩn, và xem đó là tấm gương soi mình, là mục đích luyện võ của mình: ?oNếu có một kẻ nào đó, mà kẻ ấy là một người vô đạo đức xin được truyền thụ võ công, Ta sẽ không dạy cho hắn điều gì cả, dù kẻ ấy muốn dâng cho Ta ngàn vàng. Con có thể biến đá thành vàng, một khi con hấp thụ được võ thuật chân truyền từ Thiếu Lâm?, và khi mà chúng ta được chân truyền từ võ học Thiếu Lâm thì ?ocon có thể xuyên qua kim cang thạch bích. Vận dụng cơ thể phát sinh kình lực cần có và phải chắc chắn rằng con không sợ hãi để con đủ can đảm. Khi xoay mình phải nhanh và uy lực như một cơn lốc di chuyển khỏi thế bất lợi mà thân người vẫn đúng tư thế, chiếm lĩnh vị trí thuận lợi. Cái duỗi tay của con như mây che lấp ánh trăng và đứng vững trên đôi chân của con tựa như thế núi. Hông của con trầm xuống làm vững chắc bộ tấn, nhờ thế mà con không bị đánh ngã. Rèn luyện và rèn luyện mãi, nếu con là người nghiêm túc thì không để thời gian trôi qua vô ích...?[1]
    Như vậy, chúng ta thấy võ đức chính là linh hồn của võ thuật, việc tôn cao võ đức là truyền thống từ xưa đến nay của giới võ thuật. Một vị võ sư, nội công thâm hậu, võ công trác tuyệt mà không có võ đức, mang đầy tà tâm thì sẽ gây cho giang hồ nhiều sóng gió, chắc chắn bị võ lâm đồng đạo chê trách và bị tiêu diệt. Còn vị được bầu làm Minh Chủ Võ Lâm thì không những võ công cao siêu mà còn có võ đức sáng ngời.
    ********* nói: ?oTập võ giả thượng đức bất thượng lực? nghĩa là, tập võ chuộng đức không chuộng sức. Sức tuy đả thương người nhưng chưa chắc tâm phục, còn có đức tuy lực kém mà mọi người tâm phục khẩu phục. Cho nên Đức là phẩm chất của người luyện võ, là tiêu chuẩn để dự đoán một người mới học võ có thể đạt được chân công hay không.Các đại sư tiền bối Thiếu Lâm rất chú trọng đến việc huấn luyện và bồi dưỡng võ đức, đã chế ra một hệ thống các quy định giới cấm, bắt buột người học Thiếu Lâm phải tuân thủ nghiêm ngặt. Thời nhà Minh, trong Thiếu Lâm thập điều giới ước có ghi: ?o... truyền dạy học trò cần chọn lọc thận trọng, nếu xác nhận là kẻ sĩ thật thà giản dị, hồn hậu, trung nghĩa thì có thể đem kỹ thuật truyền cho...?; ?o... người tập luyện ấy khỏe thể xác, tâm hồn làm tôn chỉ trọng yếu, quen luyện tậm sớm tối không được tùy ý ngưng nghỉ...?; ?o...lấy lòng từ bi của Phật gia làm gốc, tinh thông võ nghệ chỉ để tự vệ, không vì huyết khí cương cường mà ham đấu đá...?; ?o...bình nhật phải tôn kính Sư trưởng, không được có hành vi chống cự hoặc ngạo mạn...?[2]. Như vậy, chúng ta thấy người học võ phải lấy việc rèn luyện thân tâm làm tôn chỉ, lấy tự vệ làm đức tín, phản đối việc cậy khỏe đấu đá, cậy mạnh hiếp yếu mà phải ?olấy đức dày chở vật? cứu khốn phù nguy.
    Võ đức còn thể hiện qua cách ôm quyền bái chào trong lúc luyện tập hay diễn quyền. Khi bước vào buổi tập, hay diễn quyền, chúng ta thường bái để biểu lộ sự tôn kính vị khai sáng võ học, còn chào là biểu lộ sự cung kính người Thầy đang trực tiếp hướng dẫn cho chúng ta. Ôm quyền chào còn gọi là mời quyền, là chiêu thế mang tính lễ nghi trong võ thuật, đồng thời, ôm quyền chào biểu hiện sự khiêm tốn, lễ độ, là bộ phận đạo đức trong quyền, là đầu mối tốt đẹp của bài múa và tiêu chí một môn quyền thuật nào đó, có thể phản ảnh được tôn chỉ và bộ mặt tinh thần của môn phái. Người tập võ không chỉ ôm quyền làm lễ mà ý ở chỗ tránh làm đối phương hoài nghi, cũng đồng thời, tránh đối phương có khả năng che giấu cơ hội sát hại bằng tay. Trong võ thuật có nhiều cách chào khác nhau, tùy theo môn phái, quốc gia; môn phái Phật gia thường chào hợp chưởng[3]. Từ năm 1986, người ta chế định ra quy cách chào ôm quyền thống nhất với hàm nghĩa mới mẻ, tay phải nắm thành quyền với ý ?olấy võ kết bạn?; tay trái gập ngón cái không tự cao tự đại, chưởng trái che quyền phải với ý quyền do lý tới; bốn ngón chưởng trái xòe sát nhau, ý nói đồng đạo võ lâm bốn biển đoàn kết, cùng lòng mở mang võ thuật.
    Luyện tập Thiếu Lâm đòi hỏi chúng ta phải kiên trì, phải lập chí cầu học, phải lập tâm khổ luyện. Tục ngữ có nói : ?oNgật đắc khổ trung khổ, phương vi nhân thượng nhân? nghĩa là, nuôi được cái khổ nhất trong cái khổ thì mới có thể làm bậc Thượng Nhân được. Nên người học võ Thiếu Lâm phải bền lòng vững chí ?oTrời nóng không sợ đổ mồ hôi, trời lạnh không sợ cóng tay chân, bệnh vặt không nghỉ, mang bệnh luyện công, gió mưa không ngại, ngày ngày như một, năm năm như một?.
    Võ học Thiếu Lâm, cũng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa nội công và ngoại công. Nội công là chỉ sự tu luyện về khí huyết, nội khí, kinh mạch, tinh thần. Ngoại công là sự rèn luyện cơ bắp, gân cốt, kình lực như : Thiết Sa Chưởng, Thiết Tý Chuyên...
    Và điểm đặc biệt nữa của võ thuật Thiếu Lâm là ?oQuyền Thiền Nhất Thể?. Quyền Thiền Nhất Thể tức là phương pháp kết hợp giữa Thiền và Quyền, phương pháp cụ thể là lấy ?otọa thiền công? làm pháp luyện nội công chủ yếu (dùng các hình thức tọa thiền để luyện Tinh Khí Thần); thông qua tập trung tư tưởng (ý thủ đan điền), bài trừ tạp niệm, tiến hành điều tâm, điều tức, điều thân; thông qua Phật học, thanh quy Phật môn, để bồi dưỡng tiết tháo và võ đức; thông qua tu tâm dưỡng tánh, bồi bổ nguyên khí, tu luyện võ đức, đạt đến cảnh giới ?oquyền thiền hợp nhất?. Như thế quyền và thiền có mặt trong nhau, hỗ tương cùng nhau phát triển.
    Bây giờ, Võ học phát triển, Thiếu Lâm có mặt khắp nơi, không kể Đông Tây Nam Bắc và tùy theo phong thổ mỗi quốc gia mà có những nét đặc sắc riêng. Theo Lịch sử Võ Học Thế Giới chép rằng, các môn phái Nga My, Không Động, Võ Đang xuất phát từ Thiếu lâm tự; Karatedo, Taekwondo, Judo phát xuất từ cương quyền, nhu quyền, nhu thuật của Thiếu Lâm tự; Kiếm đạo của Nhật Bản, võ đạo trên thế giới đều tôn Ngài Bồ Đề Đạt Ma làm thủy tổ. Như vậy, chúng ta thấy, bao nhiêu hoa trái xum xuê vươn lên từ cây đại thọ thiền học hay võ học ở Trung Hoa và Việt Nam đều vươn lên từ Ngài Bồ Đề Đạt Ma, nên chúng ta có thể nói thiền và võ thuật cùng chung gốc và có mối quan hệ rất mật thiết.
    Và dĩ nhiên, Võ học Thiếu Lâm truyền vào Việt Nam cũng là do các danh tăng Trung Hoa sang truyền đạo, nên thịnh hành trong chùa trước và từ đó phát triển, cải biến phù hợp với người dân Việt. Đó là Việt Võ Đạo (Vovinam)
    Qua đây, chúng ta thấy những luồng sức mạnh tiết ra từ võ học, len lõi trong tâm khảm của mỗi con người, làm cho đời sống con người cao quý. Tinh thần thượng võ được đề cao, nhất là đời sống được hiển bày, khiến con người đi đến với nhau trong niềm tin chân thật, trong sáng, chắc chắn quốc gia hưng thịnh, dân tộc vinh quang.

    Lonelymanus
  5. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Hic hic, Vovinam là võ Nhật pha với các thế vật cổ truyền, pha với tí thiếu lâm, cộng thêm các thứ hầm bà lằng nhằng khí công tốn cơm.
    Đ/c tác giả bài viết này mọt sách quá, xuyen ta.c li.ch su+? môn Vovinam quá đi.
    Lại còn cái gì mà "cải biến cho phù hợp với người dân Việt ??" . Dzớ dzẩn wá
    nothing is forever
  6. Lonelymanus

    Lonelymanus Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/11/2002
    Bài viết:
    1.556
    Đã được thích:
    0
    ặ , 'ỏƠy là bài viỏt cỏằĐa tĂc giỏÊ Thanh TÂm , lúc 'ỏĐu tôi câng 'ỏằ
    Lonelymanus
  7. detuvinhxuan

    detuvinhxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Tui xin giới thiệu một tài liệu về nguyên soái Nhạc Phi.Vì bài viết dài nên mỗi hôm chỉ post một đoạn.
    1.Tuổi thơ kỳ lạ:
    Triều đại Tống của Trung Quốc là một thồi kỳ thê lương đối với người dân trung Quốc.Chiến tranh liên miên với các dân tộc man di ở phương Bắc ,tham nhũng trong tầng lớp quan lại và triều đình ,và bóng ma của nạn đói thường xuyên ám ảnh nhân dân.Nhưng giữa thảm cảnh đó nổi lên một nhân vật,bằng tinh thần liêm khiết và ly tưởng của mình,đã chứng tỏ rằng lòng hảo tâm,sự thẳng thắn cũng như đức trung tín là những phẩm chất vẫn còn tồn tại.Đối với vô vàn thế hệ sinh ra sau khi ông bị phản bội và bị giết bởi những kẻ phản phúc,nguyên soái nhạc phi vẫn là nhân vật ly tưởng ,được nhân dân kính trọng.
    Nhạc Phi sinh ngày 15-2-1103 sau công nguyên tại huyện Thanh Âm tỉnh Hồ Nam.Khi chú bé Nhạc Phi vừa chào đời thì có con chim đại bàng lớn bay đến đậu trên nóc nhà.Người cha cảm thấy sự hiện diện của con chim ấy là một điềm báo số mệnh con trai ông sẽ là một anh hùng tung hoành ngang dọc cho nên đặt tên cho con trai là "Phi" có nghĩa là bay.
    Khi nhạc Phi mới được một tháng tuổi thì nỗi bất hạnh xảy ra.Sông Hoàng Hà lụt.Bà mẹ Nhạc Phi đã thoát nạn với Nhạc Phi nhờ ngồi gọn vào một cái lu lớn nổi bồng bềng trên mặt nước như chiếc thuyền con và trôi vào nơi cao ráo.Khi nước cạn,gia đình Nhạc Phi trở về và thấy toàn bộ tài sản và nhà cửa đều bị nước cuốn trôi đi hết.
    Nhạc mẫu rất nghèo nhưng là một người rất hay chữ và lại có can đảm,thông minh,và dũng khí nuôi dạy Nhạc Phi đúng cách và uốn nắn cho Nhạc Phi có được lý tưởng cao thượng.
    (còn tiếp) .
    Vinh Xuan forever
  8. detuvinhxuan

    detuvinhxuan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/03/2003
    Bài viết:
    54
    Đã được thích:
    0
    Chàng thiếu niên Nhạc Phi rất ham đọc sách.Những môn học mà Nhạc PHi thích là lịch sử và lý thuyết quân sự.Cuốn sách mà chàng thán phục và nghiên cứu nhiều nhất là cuốn Tôn Tử Binh Pháp do Tôn Tử viết vào khoảng năm 220 trước công nguyên.Từ cuốn binh thư ấy,Nhạc Phi học những nguyên tắc quan trọng nhất mà sau này sẽ giúp đỡ nhiều trong võ nghiệp của ông.
    Khi đến tuổi thiếu niên,Nhạc PHi làm tá điền cho một điền chủ tên là Hàn Kỳ.Sau những giờ làm việc dài đằng đẵng,chàng thiếu niên này còn về nhà học với mẹ.Vì lẽ đó,và cũng vì sức mạnh hiếm có ,chàng được mọi người rất thán phục.
    Những phẩm chất tốt này được một người trong thành tên là Chu Đồng để ý tới.Chu Đồng cũng là một văn nhân và là một người luyện võ có tiếng tăm tại chùa Thiếu Lâm.Nhận thấy Nhạc Phi có nhiều đức tính cao quý,Chu Đồng bắt đầu dạy võ thuật cho chàng.Võ công mà chàng học được bao gồm hệ thống đầy đủ như giao đấu quyền,giao đấu bằng binh khí, chiến thuật quân sự,cưỡi ngựa,bắn cung và các môn công phu mà Chu Đồng dạy cho chàng.
    Khi được 19 tuổi,Nhạc Phi quyết định giúp nước nhà và gia nhập quân đội nhà Tống chiến đấu chống rợ Kim,một dân tộc du mục đã xâm lược Bắc Tống.Khi Nhạc Phi nhập quân ngũ thì nhà Nam Tống đang cố gắng đánh chiếm lãnh thổ bị mất vì chiến tranh.Nhạc Phi tự khẳng định mình là một chiến binh đặc biệt.Sự khôn ngoan ,lònh can đảm và võ công thượng thừa đã khiến cho chàng thanh niên này được thăng cấp liên tiếp.Chỉ sau 6 năm chàng đã là một tướng lãnh.Sau này chàng trở thành đại nguyên soái với nghiệm vụ chiến đấu chống lại người Kim.Khi nắm quyền chỉ huy ,Nhạc Phi thực hiện một chương trình có hệ thống để huấn luyện võ thuật cho binh sĩ.Mặc dầu việc huấn luyện chiến đấu trong quân đội đã có từ trước nhưng Nhạc Phi là người đầu tiên đem võ thuật vào quân đội như một nhu cầu căn bản trước khi tác chiến.Nhiều trường hợp một thanh niên vừa mới nhập ngũ hôm trước thì hôm sau đã phải ra chiến trường.Sau đó ít lâu,binh sĩ của Nhạc Phi được gọi là Nhạc Gia Quân và trở thành một đội quân thiện chiến nhất bấy giờ.
    Binh sĩ Nhạc Gia thắng trận là nhờ 3 yếu tố căn bản.Trước hết việc huấn luyện phải nghiêm khắc,binh sĩ được huấn luyện chặt chẽ và theo phương pháp chuyên nghiệp.Họ được thúc đẩy đẻ đạt đến trình độ xuất sắc về võ thuật.Nhạc Phi sác tác 2 môn công phu quan trọng cho binh sĩ tập luyện là Hình Ý Quyền và Ưng Trảo,một môn công phú chú trọng thuật cầm nã.
    Vinh Xuan forever
  9. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Võ sư Hồ Ngạnh thắng Trịnh Hùng Trí
    Triều đình Huế triệu Hồ Ngạnh từ Thuận Truyền (Bình Định) đến kinh đô dạy côn - quyền cho một số thanh niên hoàng tộc hâm mộ võ Bình Định. Trong số vài chục học viên của Ngạnh có một ông hoàng rất thông minhvà lúc nào cũng muốn " vét sạch tài nghệ" của thầy. Ông hoàng này tìm mưu tính kế , tạo cơ hội cho thầy mình thượng đài với các danh sư khác. Có thế mới hy vọng " học hết " được những "đòn" tuyệt đỉnh của cả hai bên! Khó khăn là ở chổ biết chọn ai mới tương xứng với tài nghệ siêu đẳng của thầy ! Trong những người hành nghề Sơn Đông mãi võ hiện đang có mặt tại chợ Đông Ba, có một võ sư thượng thặng về môn trường đao, tên là Trịnh Hùng Trí sẵn sàng nhận lời mời thi đấu của bất kỳ ai và bất cứ môn võ công gì trong " thập bát ban võ nghệ". Ông hoàng trẻ mời Trí thượng đài với thầy mình . Ngày gặp gỡ đã đến, Trịnh Hùng Trí, vị võ sư đàn anhcủa nhóm Sơn Đông mãi võ , đến chào Hồ Ngạnh với nụ cười ngạo mạn. Ngày hội ngộ đột xuất này được tổ chức tại khu chợ Gia Lạc.
  10. huynhloc

    huynhloc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2002
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0

    Qua nữa giờ thi đấu , những người ủng hộ Hồ Ngạnh càng lo ngại vì Ngạnh hoàn toàn bị động, bởi đây là lần đầu ông đấu roi trên võ đài. Thường thì ông đấu trên những khu gò rộng - đấu bằng tất cả sức bình sanh quyết sống mái với bọn cướp của giết người chứ không khoan nhượng...hoặc cũng có khi ông dượt với bằng hữu trên những bãi cát ven sông dài - học hỏi nhau từng đòn đánh hiễm hóc sáng tạo một cách vô cùng thoải mái. Còn ở đây , bắt buộc phải hạn chế tấn công trước một đối thủ tầm cở quốc tế như Trịnh võ sư ! Ngạnh càng lúng túng , Trí càng khai thác nhược điểm ấy tấn công tới tấp. Thanh trường đao của Trí vun vút không ngớt tung ra những đòn đao lạ, dũng mãnh, rợn người. Ông hoàng hét to " xin dừng cuộc đấu", roi đã bị đao chém gãy lìa thành hai đoạn. Lập tức một thanh roi mãnh khãnh khác được ném nhanh vào tay thầy.Trịnh Hùng Trí khiếu nại " Roi bị lâm đòn triệt kích gãy lìa , tức là giây phút toàn thắng của đao đã gần kề. Tại sao không để cho đao tiếp tục sử dụng một vài đường quyết định sau đó? ".

Chia sẻ trang này