1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giai thừa và hoán vị

Chủ đề trong 'Toán học' bởi Color_Of_Wind, 14/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Quen_mang_kinh

    Quen_mang_kinh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/05/2002
    Bài viết:
    542
    Đã được thích:
    1
    Xin lỗi bác dangqui nhé nhưng hình như có sự lầm lẫn (Giữa 10/12 và 11/12)
    Ở trường hợp thứ 2 có hai khả năng:
    Khả năng một bài thứ nhất không phải bài fav bài thứ 2 và thứ 3 là bài fav. Xác xuất (10/12)*(2/12)*(1/12)
    Khả năng thứ hai bài thứ hai không phải bài fav bài thứ 1 và thứ 3 là bài fav. Xác xuất (2/12)*(11/12)*(1/12)
    Vậy xác xuất gọi là X(3) đi nhé =(10/12+11/12)*(1/12)*(2/12)
    Tổng quát ra xác xuất để nghe được hai bài fav ở lần nghe thứ N tính như sau:
    Ở lần thứ N xác xuất để chọn bài fav còn lại là 1/12 còn bài fav đầu tiên sẽ đâu đó trong N-1 lần nghe trước đó (có thể lặp lại mấy lần)
    Nếu ngay lần đầu tiên đã chọn được bài fav thì xác xuất trường hợp này sẽ là: (1/12)*(2/12)*(11/12)N-2
    Nếu lần thứ N-1 chọn được bài thì xác xuất trường hợp này sẽ là: (1/12)*(2/12)*(10/12)N-2
    Nếu lần K chọn được bài K thì xác xuất trường hợp này sẽ là: (1/12)*(2/12)*(10/12)K-1*(11/12)N-K-1
    Vì vậy:
    X(N)-Tổng (K từ 1 đến N-1) của (1/12)*(2/12)*(10/12)K-1*(11/12)N-K-1
    Còn:
    WT(N)=X(1)+X(2)+X(3)....+X(N)
  2. dangqui

    dangqui Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2004
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Đúng thế, bạn ạ! Lúc post bài này lên, trong đầu chợt thoáng hiện cái con số 10/12 đó. Nhưng sau nhiều việc quá quên biến mất. Cảm ơn đã đính chính.
    À mà WT là như sau:
    WT=lim(n-->VC)(X(1)+2X(2)+3X(3)....+NX(N))
    dangqui
    Được dangqui sửa chữa / chuyển vào 16:44 ngày 29/01/2004
  3. jambon

    jambon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/12/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Các bác cho em hỏi, các bác có biết công thức tính số thứ tự từ điển của tổ hợp, chỉnh hợp và hoán vị không ?
    Để em ví dụ cho các bác hiểu rõ ý của em. Chẳng hạn hoán vị với N = 3
    1: 1 2 3
    2: 1 3 2
    3: 2 1 3
    4: 2 3 1
    5: 3 1 2
    6: 3 2 1
    Hy vọng các bác hiểu ý của em và trả lời cho em biết.
  4. altus

    altus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2003
    Bài viết:
    1.503
    Đã được thích:
    1
    Có lẽ không có công thức đơn giản. Chỉ có thuật tóan tính thôi. TAoCP của Knuth có bài này. Hoặc bạn có thể tra google.

    Altus

Chia sẻ trang này