1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải trí (vui - nhộn - lạ - hài hước)

Chủ đề trong 'Trường PTTH Lê Hồng Phong TpHCM' bởi TrQ, 20/04/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    So sánh vui giữa dân Sài Gòn và dân Hà Nội
    DÂN HÀ THÀNH VÀ SÀI THÀNH
    Cơn mưa
    Mưa Sài Gòn giống tính tình các cô gái Sài Gòn - đỏng đảnh nhưng mau quên
    Mưa Hà Nội giống tính tình các cô gái Hà Nội - âm ỉ và dai dẳng
    Ăn mặc
    Ở Sài Gòn, bạn có thể mặc quần short, dép lê đàng hoàng vào Rex
    Ở Hà Nội, bạn có thể thấy các bác xe ôm mặc đồ vest đứng chờ khách bên Bờ Hồ
    Xe máy
    Ở Sài Gòn, họ gọi chiếc xe gắn máy của bạn là xe hai bánh
    Ở Hà Nội, họ coi chiếc xe máy của bạn là xe có động cơ
    Gọi điện ngoài đường
    Ở Sài Gòn, bạn hãy dừng xe - dắt lên vỉa hè - quay ngược đầu xe - nếu không muốn chiếc điện thoại của bạn cuốn theo chiều gió
    Ở Hà Nội, bạn hãy đứng giữa ngã tư tấp nập người qua để nói chuyện điện thoại - cho cả thế giới biết bạn là ai
    Giao thông
    Ở Sài Gòn, bạn có thể vượt đèn đỏ thoải mái - nhưng chớ có đi vào phần đường xe hơi
    Ở Hà Nội, bạn có thể lượn lờ trước mũi xe hơi - nhưng đừng có dại dột mà rẽ phải tùy ý
    Ở Hà Nội: Đèn đỏ không được rẽ phải
    Ở Sài gòn: Đèn đỏ có nơi còn được quẹo trái
    Con đường
    Hà Nội: Đường, phố, ngõ, ngách
    Sài Gòn: Đại lộ, đường, hẻm, hẻm
    Giầy vớ
    Đàn ông Hà Nội có thể đi giày mà không cần mang vớ
    Con gái Sài Gòn có thể đi vớ mà không cần mang giày
    Đụng hàng
    Khi hai cô gái cùng thích một món đồ giống hệt nhau:
    Con gái Hà Nội: "Tớ với ấy cùng mua nó nhé?"
    Con gái Sài Gòn: "Ấy mua rồi à? Vậy tớ sẽ chọn thứ khác"
    Cà phê
    Cà phê Sài Gòn với những hàng ghế xếp thẳng hàng như trên xe bus
    Cà phê Hà Nội chen chúc với hai đôi tình nhân cùng xếp chung một bàn
    Sài Gòn: Ít Cafe + ít sữa + đá + đá + đá + ... + đá = 1 ly phê sữa đá,
    xong cafe có 1 ấm trà to tướng... chan vào cafe uống ??? hết lại có thêm (kô cần xin)
    Hà Nội: Cafe + sữa + 2 cục đá = cốc nâu đá, xin mỏi miệng đuợc cốc nước lọc
    Trà đá
    Ở Hà Nội, một cốc trà đá của mấy bà hàng nước giá năm trăm đồng
    Ở Sài Gòn, cốc trà đá đó có thể pha làm bốn ly nhưng lại miễn phí
    Ăn phở
    Tô hủ tíu mì Sài Gòn được bưng ra với tô được đặt trên chiếc đĩa
    Bát phở gà Hà Nội được khuyến mại với ngón tay cái của con bé bưng bê
    Ăn sáng
    Khi bạn nhận lời đề nghị của người bạn: "Đi ăn sáng với tớ nhé?"
    Ở Hà Nội: Hoặc là bạn có nhiều hơn 20 ngàn, hoặc là chả cần xu keng nào!
    Ở Sài Gòn: Điều kiện cần và đủ: Bạn có tối thiểu 10 ngàn trong túi!
    Ăn trưa
    Cơm trưa Sài Gòn với tô canh khổ qua hai ngàn rưởi
    Cơm trưa Hà Nội với bát nước rau dầm sấu không lấy tiền
    Dao dĩa
    Khi bạn nói: "Cho tôi thêm một cái dĩa" với người bồi bàn
    Ở Hà Nội: Người ta sẽ mang cho bạn một cái nĩa
    Ở Sài Gòn: Họ sẽ mang cho bạn một chiếc đĩa
    Cảm ơn
    Ở Sài Gòn, bạn dửng dưng khi thấy cô receptionist cúi gập người chào bạn
    Ở Hà Nội, bạn xúc động đến sững sờ khi thấy ai đó nói lời cảm ơn
    Dạ vâng
    Khi phụ huynh người yêu bạn có lời mời bạn đến nhà dùng bữa
    Ở Hà Nội: Bạn nói: "Dạ, vâng!"
    Ở Sài Gòn:! Đã "Dạ" thì khỏi cần "Vâng"
    Chào hỏi
    Khi bạn chào phụ huynh bố mẹ người yêu trước khi ra về
    Ở Hà Nội: "Cháu chào cô cháu về!"
    Ở Sài Gòn: "Con thưa dì con dzìa!"
    Tỏ tình
    Khi bạn nói với một cô gái: "Thế em có yêu anh không?"
    Con gái Hà Nội: "Nếu nói không thì sao ?"
    Con gái Sài Gòn: "Tại sao lại không nhỉ !"
    HN: Yêu vẫn phải giữ
    SG: Yêu là hết mình luôn
    Giàu có
    Bạn được coi là giàu có khi...
    Ở Hà Nội: Bạn có rất nhiều tiền
    Ở Sài Gòn: Bạn tiêu rất nhiều tiền
    Giữ xe hàng quán
    Hà nội: trông hộ xe miễn phí
    Sài gòn: "Anh cho xin 2 ngàn"
    Uống bia
    Hà nội: Bia hơi, lạc rang, 9 giờ phắn
    Sài Gòn: Chai lạnh, đá to, nồi lẩu, nửa khuya dzìa
    Karaoke
    Hà Nội: Chọn bài, hát vui là chính, hát sai tông cũng kệ
    Sài Gòn: Chọn số, hát hay là chính vì thế hát rất tình cảm.
    Nhỡ mà sai tông sẽ quê lắm đấy ạ
    Xôi
    Hà Nội: Gói lá khoai hay lá sen, xôi đồ bằng chõ
    Sài Gòn: Cho vào hộp, hay bịch nylon, cơm nếp nấu bằng nồi
    Phở
    Hà Nội: Khó mà thiếu mì chính, quẩy
    Sài Gòn: Làm sao ăn phở được khi mà không có rau, giá và tương đỏ (hoặc đen)
    Siêu thị
    Hà Nội: Đắt đỏ, hàng hóa kô thiết thực
    Sài Gòn: Thuận tiện, giá rẻ như chợ. Là nơi thư giãn mỗi cuối tuần cả gia đình
    Nhà sách
    Hà Nội : Nhân viên hách dịch
    Sài Gòn : Vào đọc chùa thoải mái, nhất là các em bé, có thể ngồi tại chỗ đọc mà không sợ bị đuổi
    Chùa chiền
    Hà Nội: Bước chân vào là thấy lõng nhẹ bẫng, hỉ nộ ái ố đã để lại ở phía ngoài cửa
    Sài Gòn: Không gian ồn ào, không tịnh
    Tào phớ
    Hà Nội: Lát mỏng, em nhớ ngày xưa hay hớt bằng vỏ con trai!
    Sài Gòn: Lát dày cục, có gừng trong nước đường chứ không phải là hoa nhài
    Chè
    Hà Nội: Ăn trong cốc, bát nhỏ
    Sài Gòn: Thường có nước dừa. Vội thì cắn 1 góc bịch chè và mút
    Cắt chanh
    Hà Nội: Bổ ngang
    Sài Gòn: Bổ dọc 2 bên, bỏ phần giữa
    Cây xanh
    Hà Nội: Nhớ phố hoa sữa Nguyễn Du, hàng sấu trên Trần Hưng Đạo
    Sài Gòn: Me xanh đường Trần Văn Thủ, cây sao trên Ba tháng hai
    Nước canh rau muống
    Hà Nội: Sấu, chanh
    Sài Gòn: Me, chanh
    SG: chả ram, chả giò
    HN: nem rán
    HN có bún chả
    SG có cơm tấm
    Tán gái
    Gái Hà Nội: dễ tán, khó bỏ
    Gái Sài Gòn: dễ bỏ, khó tán
    Cuối tuần
    Hà Nội: cả gia đình quây quần nấu nướng ăn tươi
    Sài Gòn: đi ăn tiệm
    Chất chơi và chất chiến
    Hà nội: Xe đẹp, điện thoại nhỏ, áo bỏ trong quần nhưng hỏi tiền thì x có.
    Sài gòn: 5 số 67, TaK X đời đầu, áo phông quần sóc, hỏi tiền: Chú cần nhiêu???
    Người Hà Nội gọi người yêu là anh yêu, em yêu
    Người Sài Gòn gọi người yêu là ông xã, bà xã
    Xe
    Hà Nội: hiếm gặp những xe đời cũ
    Sài Gòn: những xe viện bảo tàng cho mượn vẫn lưu hành đầy trên đường phố
    Vá xe
    Sài gòn : Vá xe lúc nửa đêm... em xin 5 ngàn thôi
    Hà Nội : Muộn rồi em ơi, 50 nghìn anh vá cho
    Hồ
    Sài Gòn : Hồ con rùa to mà nhỏ , nhỏ mà to
    HÀ nội : Các hồ đều bé dần lại
    Xe khách
    Sài gòn : Đi xe đò !!! 1 người 1 ghế ( số ghế đàng hoàng ) kô đón thêm nếu đã đầy
    Hà Nội: Anh ngối xích vào , cho người ta ngồi với !!!!!!!
    Sài Gòn : Website mấy trường đại học tự làm ra
    Hà Nội : Tự lấy mấy website của người ta về làm
    Sài Gòn: Ra đường đầu tóc chỉnh tề
    Hà Nội: Đội nón tai bèo tà rề rề dạo phố
    Shopping
    Hà Nội thua đứt TPHCM rồi
    HN: Mới sáng sớm ngày ra mà đã mặc cả kinh thế, đi đi ko để còn đốt vía nào!
    SG: Cám ơn anh. Lần sau lại ghé em nha.
    Tức mình chửi nhau (nhẹ nhàng, heh heh heh):
    HN: Đồ dở hơi
    SG: Quân mắc dịch
    Hài
    HN: Nặng về lời nói.
    SG: Nặng về cử chỉ.
    Người Hà-nội: nói dài dòng nhưng khó hiểu!
    Người Sài-gòn: nói ngắn gọn nhung dễ hiểu!
    Người SG nói: dễ hiểu
    Người HN nói: suy nghĩ trước khi hiểu
    Tiệm Internet
    Hà-nội: ít nhưng rẻ!
    Sài-gòn: nhiều mà mắc!
    Nhà cửa
    Hà-nội: rộng và sâu
    Sài-gòn: nhỏ và ngắn
    Chào hỏi
    Hà-nội: bạn phải thưa bẩm rõ ràng băng lời nói!
    Sài-gòn: bạn sử dụng cử chỉ: cúi người!
    Về đồ ăn
    Người HN hay ăn mặn
    Người SG hay ăn đồ ngọt
    Hà-nội: Vào quán, ngôi lâu (hơn 30ph) là bị đuổi!(bó tay)
    Sài-gòn: Vào quán, muốn ngồi bao lâu thì tùy!
    Giục người bán hàng gói nhanh lên
    SG: Vâng em làm ngay đây
    HN: Làm gì mà cuống lên thế! Muốn nhanh biến sang hàng khác!(hix còn ai dám nhờ gói nữa)
    Phong cách sống
    Người HN ra ngoài ban ngày, đêm về với u nó
    Người SG ban ngày ở với vợ, ban đêm ra ngoài nhậu với bạn
    Ở HN: nếu bạn gọi cái tẩy thì nó sẽ là cái tẩy
    Ở SG: nếu bạn gọi cái tẩy, họ sẽ mang đến cho bạn một ly nước đá
    Thuốc lá
    Ở HN, rất dễ dàng gọi 1 bao VINA
    Ở SG, em chỉ có Mèo thôi anh Hai
    Biển quảng cáo
    Ở HN, phải mang tính lịch sự, trang trọng
    Ở SG, càng hài ước càng thu hút mọi người
    Gọi điện về việc kinh doanh
    Hà Nội: chú là con ai đấy?
    SG: mang kế hoạch kinh doanh đến ta cùng bàn nhé!
    Phát triển dự án
    SG:Làm thế nào để tự mình tạo lãi nhanh nhỉ?
    HN:Thế Trung ương cho bao nhiêu tiền?(cái này khỏi nói)
    Khi khách đến nhà
    HN : Mời bác dùng cốc chè tươi ạ
    SG: Tí !!! Con chạy ra quán bà Ba mua chai nước ngọt về coi
    Bạn bè nói chuyện
    2 người bạn nói chuyện với nhau :
    HN: Tớ nói cho cậy nghe cái này nhé
    SG: Eh tao nói cho mày nghe cái này nè
    Khi ai cho mình cái gì
    HN: Vâng quí hóa quá
    SG: Trời ơi dữ hông
    Khen đồ ăn ngon
    HN: Ngon tuyệt cú mèo
    SG: Ngon bá chấy bò chét
    Khen vật gì to
    Hà Nội: To vật vã.
    Sài Gòn: Bự bành ki
    HN : bắt nạt
    SG : ăn hiếp
    HN : mất điện, mất nước
    SG : Cúp điện, cúp nước
    Con gái SG : da rám nắng, nói năng dễ thương
    con gái HN : da trắng , lạnh lùng khó bắt chuyện
    Hà nội: chị ơi cho em cái túi nylon
    Sài gòn: chị ơi cho em cái bịch xốp
    Về hoa quả
    Hà nội gọi quả táo là quả táo,
    Sài gòn gọi quả táo là trái bom
    Hà nội gọi quả dứa là quả dứa
    Sài gòn gọi quả dứa là trái thơm
    Uống bia
    Hà nôi: Chai bia được rót quay vòng cho nhiều ly
    Sài gòn: Chai của ai người ấy uống
    Uống rượu
    Sài gòn: Rượu sẽ phải uống cùng với nước đá và vài lát chanh
    Hà nội: Bắc cạn và không được ...giảm sóc
    Khách sạn
    Sài gòn: Khi bạn dừng xe, sẽ có người mở cửa và giúp bạn bê đồ
    Hà nội: Có thể bạn sẽ phải gọi rát cả cổ mà chưa thấy lễ tân đâu
    Có những dòng sông, chúng giống nhau đến lạ
    Sông kim ngưu ở hà nội
    Kênh nhiêu lộc ở Sài gòn
    Sài Gòn gọi là xí muội
    Hà Nội gọi là ô mai
    Hà Nội: Mời cơm ... ứ dám ăn
    Sài Gòn: Mời cơm là ... phải ăn
    Hà nội : Đổi tên công viên Lê Nin thành công viên Thống Nhất
    HCM : Đổi tên dinh Độc Lập thành hội trường Thống Nhất
    Hà Nội : Đường Giải Phóng chạy ra QL 1.
    HCM: Đường Hà Nội chạy ra QL 1.
    Hà nội: Gội đầu thư giãn
    Sài Gòn: Hớt tóc thanh nữ và hớt tóc máy lạnh
    Thực ra vào trong đó thì như nhau
    Hà Nội: nỡm ạ
    Sài Gòn: quỷ sứ, đồ quỷ
    Hà Nội: đèo em nhá
    Sài Gòn: chở em
    Sài Gòn: hun
    Hà Nội: hôn
    Uống Cafe
    Ở Sài gòn: thường uống cafê có nhiều đá vào buổi sáng trước khi đi làm
    Ở Hà nội: thường uống cafe khi đi chơi vào buổi tối trước khi ..đi ngủ
    Nếu bạn gọi một ly nâu
    Ở Sài gòn: bạn sẽ được chủ quán mang cho một ly cà phê đen
    Ở Hà nội: bạn sẽ được 1 ly cà phê có thêm sữa
    Nếu bạn muốn uống cà phê sữa
    Ở Sài gòn: cho xin 1 ly bạc sửu
    Ở Hà nội: nếu bạn gọi 1 ly bạc sửu bạn sẽ nhận được câu trả lời - không có, hoặc bạn bị coi là...hâm.
  2. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Watch it, Tom! Japan experts find fearless Jerries
    [​IMG]
    By Tan Ee Lyn
    Wed Nov 7, 1:17 PM ET

    HONG KONG (Reuters) - Fear may be linked to the sense of smell, and can be switched off simply by shutting down certain receptors in the brain, Japanese scientists have found.
    ADVERTISEMENT

    In an experiment with mice, the researchers identified and removed certain receptors on the olfactory bulb of their brains -- and the result was a batch of fearless rodents.
    To prove their point, the scientists showed pictures of a brown mouse within an inch of a cat, sniffing up its ear, kissing it and playing with its predator''s collar.
    "They detect the smell of predators ... like a cat and urine of a fox or snow leopard, but they don''t display any fear. They even show very strong curiosity but they can''t tell the smell is a sign of danger," said Hitoshi Sakano at the University of Tokyo''s department of biophysics and biochemistry.
    "So these mice are very happy with cats. They play with cats. But before taking the picture, we had to feed the cat," he told Reuters in a telephone interview.
    Experts have long thought that fear in animals may be prompted by their keen sense of smell.
    But this is the first time scientists have discovered that smell detection and how that translates to fear take place in different parts of the olfactory bulb.
    "How do our brains interpret the odorous information? What we found is that in the mammalian system, there are two circuits, one is innate and one is associative learning for detecting smells," Sakano said.
    Sakano and his colleagues created two lines of mice -- one lacking the receptors to translate odors and the other lacking receptors for smell detection. They were then exposed to the urine of predators such as snow leopards and foxes.
    "(The first group) keeps smelling and they turn around and they show very strong curiosity but they never can tell any danger," Sakano said.
    As for the second group, Sakano said: "They are very poor in detecting smell, but as soon as they detect the fox urine, they would freeze and they will pretend to be dead.
    "They are very poor in detecting smell, discriminating them and associating their memory with detecting information. They are very slow. But when they do, they can immediately tell the danger."
    Mice have about 1,000 smell receptor genes, while humans have only 400 functioning ones and about 800 non-active ones, he said.
    "Our sense of smell in us is bad. We can''t detect this year''s wine from last year''s," he said.
    (E***ing by Roger Crabb)
  3. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    [topic]991703[/topic]
    tặng kèm cái này
    - nãy giờ mà chưa khoá à?
    - lock rồi mà
    - à à, xoá béng mất roài
    - anh xoá rồi
    - chúng nó trêu đấy mà
    - dạo này nghịch bên này vui phết
    - uh
    - dạo này có lắm thằng...
    - tức là dạo này anh sang đây nghịch?
    - trước khi P xóa, anh cũng đã kịp đeo cái khóa vào cổ thằng kia
    - đào mồ, thế không biết, đào 1 đống topic cũ lên,
    - uh, hôm qua tôi thịt 3-4 topic bốc mả đấy
    - tức là sao? phục hồi lại nó, rồi khoá?
    - ông vào xem mem gào rát cổ là có mod nào XOÁ topic họ kia kìa, lại đi đào mồ box khác
    -
    - anh xoá chứ ai xoá
    -
    - 2 Mod vào có than phiền ava *** kìa
    - thấy thì xoá đi, lại còn kêu
    - ko phải khu vực quản trị, box đó anh ko có đại bác
    - thế ra lần trc mod P xoá, thế thì lo mà nói với họ, lại còn để mod này lèm bèm mãi
    - kệ em à, nhiều việc không nhất thiết cứ phải nhận mình làm. Topic spam vớ vẩn, đọc ghét là xoá thôi. Ngày trc, ở box này, còn có cái trò: topic đến lúc cần khoá, nhưng deck có lý do gì để khoá, thế là xách nick ảo vào chửi, thế là cãi nhau -> khoá.
  4. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    http://www.talawas.org/talaDB/showThu.php?res=11515&rb=14
    Khi ánh mặt trời của ngày 20 tháng 11 lại sắp làm rạng rỡ...
    Thưa ông Bộ trưởng,
    Gia đình tôi hôm nay đã cùng nhau xúm lại đọc bức thư của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (http://www1.thanhnien.com.vn/Giaoduc/2007/11/20/216564.tno) gửi cả nhà chúng tôi, gồm vợ tôi là một cô giáo, tôi là một bậc cha mẹ, và con trai tôi là một em sinh viên.
    Chúng tôi đọc mãi, đọc mãi, tuy rất say sưa nhưng khổ nỗi cứ vướng ở câu mở đầu bức thư, không tài nào tiến lên được, đúng là "đầu có xuôi thì đuôi mới lọt". Vợ chồng con cái tranh cãi mệt phờ mà không phân thắng bại, nên tôi đánh bạo viết thư này nhờ Bộ trưởng phân giải.
    Con trai tôi đang học đại học Khoa Ngữ văn năm thứ hai cho rằng câu "Vậy là một năm lại trôi qua, khi ánh mặt trời của ngày 20 tháng 11 lại sắp làm rạng rỡ khuôn mặt và vóc dáng của hơn một triệu thầy cô giáo cả nước" mở đầu bức thư của Bộ trưởng là vô nghĩa. Nó lập luận rằng câu đó thực ra là thế này: "Khi ánh mặt trời của ngày 20 tháng 11 lại sắp làm rạng rỡ khuôn mặt và vóc dáng của hơn một triệu thầy cô giáo cả nước thì một năm lại trôi qua." Nhưng người ta chỉ có thể viết: "Khi anh đọc những dòng này thì em đã chết", hoặc "Khi anh lại đọc những dòng này thì một năm lại trôi qua từ ngày em chết", chứ "Khi anh lại sắp đọc những dòng này thì một năm lại trôi qua từ ngày em chết" không có nghĩa gì cả.
    Vợ tôi dạy sinh vật nên không quan tâm đến câu chữ rắc rối, nhưng cô ấy rất thắc mắc là tại sao Bộ trưởng lại chỉ cho ánh mặt trời chiếu vào khuôn mặt và vóc dáng thôi, còn các bộ phận cũng rất có giá trị khác trong con người cô ấy thì không được chiếu vào và làm rạng rỡ lên, chẳng hạn như bàn tay và mái tóc, là hai thứ mà cô ấy rất tự hào.
    Bản thân tôi thì phân vân vì đất nước ta trải dài hình chữ S, gồm nhiều vùng địa lý, khí hậu khác nhau, tuy ngoài ý muốn nhưng chắc chắn có những địa phương rơi vào cảnh mưa, lụt, mặt trời biến mất tiêu. Nếu khuôn mặt và vóc dáng của một số thày cô giáo ở đó không được ánh mặt trời chiếu vào làm cho rạng rỡ lên đúng ngày này thì một năm có trôi qua, hay còn chưa trôi qua? Và ngoài ánh mặt trời của ngày 20 tháng 11 thì ánh mặt trời của các ngày khác trong năm có làm rạng rỡ khuôn mặt, vóc dáng, và cứ gọi cho là thêm cả bàn tay và mái tóc của các thầy cô không? Nếu trong lớp, nhất là lớp học ca 3 buổi tối, chỉ có đèn điện chứ không có ánh mặt trời, thì các thầy cô có được rạng rỡ không?
    Một câu nhẹ nhàng viết ra của một người có trình độ cao như Bộ trưởng làm cả gia đình chúng tôi vắt óc suy nghĩ, cực nhọc không biết bao nhiêu mà kể. Nếu được Bộ trưởng chiếu cố giải đáp, chúng tôi vô cùng đa tạ.
  5. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Việt hiện đại: VT, VT và VT!
    UBND TPHCM ban hành KH 6650 ngày 5-10 về thực hiện tám GPCB kéo giảm TNGT và UTGT. Thế nhưng sau hơn một tháng TK, các GPCB đều chưa PHTD, chưa đi vào CS. Nạn KX vẫn diễn ra.
    KH 6650 yêu cầu các QH giải tỏa trắng VH trên toàn ĐBTP trong vòng mười ngày. Việc lấy lại STT cho VH là CTĐĐ khi mà hầu hết VH ở TPHCM hiện nay đều bị CD để đậu xe, buôn bán, vừa làm xấu bộ mặt ĐT, vừa gây KX, TNGT. Tuy nhiên, theo YK của ND cũng như các QH, việc GTTVH trước 15-10-2007 như KH 6650 yêu cầu là BKT, nhất là trong ĐK của TPHCM hiện nay.
    Một trong những GPCB của KH 6650 là CCHĐXB. Theo đó, giao SGTCC rà soát, BT lại MLXB trên ĐBTP, không BTXB lớn trên những TĐ có lòng đường nhỏ hơn 8m, không BTXB trên những TĐ có lòng đường nhỏ hơn 6m; CG những TXB có LT trùng lặp; BT lại BĐ và TSHĐXB.
  6. herbert28_huynh

    herbert28_huynh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/05/2006
    Bài viết:
    62
    Đã được thích:
    0
    Tại sao gà băng qua đường?​
    Viết tiếp ''''''''''''''''Con Gà băng qua đường'''''''''''''''' nhưng theo style Tam Quốc Gà:
    Thục:
    -Lưu Bị: Gà ui, mày qua đường có mệt không? Sao không ghé vào phủ của ta đàm đạo chuyện thế gian để ta học được thêm nhiều điều?
    -Quan Công:
    * Hahaha, một con gà nhép cũng học đòi qua đường, ta quyết giữa ba quân lấy đầu con gà này.
    * Gà này mỗi ngày đều qua đường, quả là con Gà xưa nay hiếm.
    -Trương Phi: Mày qua đường đánh ta hả? Hãy đỡ 1 xà mâu đây!
    -Gia Cát Lượng: Gà qua đường thì có gì đáng lo? Tôi có 1 kế khiến Gà không thể qua đường và cả con đường đó thuộc về tay Chúa công!
    -Hoàng Trung: Xem ta bắn Gà bách phát bách trúng đây (bắn xong Gà thành Nhím luôn)!
    -Ngụy Diên: Thằng Gà nào dám qua đường chém ta? Thằng Gà nào dám qua đường chém ta? Thằng Gà nào dám qua đường chém ta?
    -Bàng Thống: Gà qua đường hẳn có dụng ý cản trở ta lấy Tây Xuyên, phải tốc chiến tốc thắng mới được.
    -Triệu Vân: Gà qua đường cũng được, nhưng hãy để trứng lại.
    Ngụy:
    -Tào Tháo:
    ? Hmmm?. Gà có ý định làm phản sao? Tại sao tiếng chân gà cọ vào đường giống tiếng mài dao quá vậy? Lính đâu, đem chém!
    ? Thà ta phụ Gà còn hơn thấy Gà phụ ta mà qua đường!
    -Trương Cáp: Ôi... Con Gà qua đường trông thật đẹp đẽ, điệu nghệ làm sao....
    -Tào Hồng: Thế gian có thể thiếu Hồng, nhưng không thể thiếu thịt Gà! Vậy Gà hãy lên ngựa qua đường cho mau!
    -Tư Mã Ý: Gà qua đường hẳn có gian ý gì đây, ta cứ đóng quân cố thủ, chịu nhục không ra đánh!
    -Quách Gia: Lúc Gà qua đường rồi thì ta không nên qua, nếu qua thì Gà sống mà nếu án binh bất động thì bên kia đường tự cắt đầu Gà nộp cho ta!
    -Trương Liêu: Gà qua đường có 3 cái mất:
    ? lỡ Gà qua đường mà bị xe cán là bất công.
    ? Gà đi mà không ai chăm sóc vợ con là bất nghĩa.
    ? Vua không cho gà đi mà gà đi là bất trung.
    Vậy Gà không nên qua đường, chi bằng cứ theo Tào Tháo!
    Ngô:
    -Tôn Kiên: Ta thề nếu có thấy Gà qua đường mà giấu đi thì suốt đời không ăn thịt Gà.
    -Tôn Sách: Về đánh Đông dẹp Bắc thu lấy đất đai thì Gà không bằng ta, nhưng về khoản qua đường ta không bằng Gà.
    -Tôn Quyền: Mày qua đường giành Kinh Châu của tao hả Gà?
    -Chu Du:
    ? Hmmm? Gà là một nhân vật kiệt sức, nếu để cho nó qua đường ắt nó hại nhà Ngô sau này, phải giết đi trừ hậu họa.
    ? Trời đã sinh Du sao lại còn cho Gà qua đường?
    Khác:
    -Viên Thiệu: ai cho Gà qua đường? Chỉ có người nhà họ Viên danh giá và quyền quý bốn đời làm đến chức Tam Công mới được qua đường.
    -Điêu Thuyền: Thiếp tưởng kết bạn với Gà thì không ai ép qua đường nữa, nào ngờ đến Gà cũng phải qua đường như vậy...
    -Trương Giác: Gà Cúm đã hết thời, Gà Qua Đường lên thay....
    Được herbert28_huynh sửa chữa / chuyển vào 20:32 ngày 01/01/2008
  7. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    The Canary Islands are not named after the canary, but dogs - the Latin word for dogs being canis. In fact, the bird was named after the islands, and not the other way round.
    NB về grammar: Câu trên dùng absolute phrase (the Latin word for dogs being canis)
  8. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    [topic]1012020[/topic]
  9. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    [topic]1012699[/topic]
  10. Angst

    Angst Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/10/2006
    Bài viết:
    2.445
    Đã được thích:
    0
    Tôi tình cờ quen một anh bạn Mỹ, người Mỹ chính cống, mắt xanh mũi lõ, tên Johnson William, quê ở bang Ohio của xứ Cờ Hoa nhưng Johnson đã hơn 16 năm sinh sống ở Việt Nam, nghiên cứu về dân tộc học Đông Nam Á, nói tiếng Việt thông thạo, phát âm theo giọng Hà Nội khá rõ, hắn học tiếng ở Đại học Ngoại ngữ Hà Nội rồi làm Master of Art về văn hóa xã hội Việt Nam ở học Khoa học Tự nhiên Sài gòn, rành lịch sử Việt Nam, thuộc nhiều câu thơ lục bát trong truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, Lục Vân Tiên của cụ Đồ Chiểu. Johnson ăn mặc xuyền xoàng, cái đầu rối bù, chân mang một đôi giày bata cũ mèm, lưng quảy một ba lô lếch thếch, sẵn sàng ăn uống nhồm nhoàng ngoài vỉa hè. Johnson có thể quanh năm suốt tháng ăn cơm với chuối thay cho bánh mì và phomát, xịt nước tương vào chén rồi cứ thế mà khua đũa lùa cơm vào miệng. Đối với Johnson, thịt rùa, rắn, ếch, nhái, chuột đồng, ... hắn xơi ngon lành. Bún riêu là món khoái khẩu của Johnson, hắn còn biết thèm hột vịt lộn ăn với rau răm chấm muối tiêu chanh. Ai có mời đi chén thịt cầy với mắm tôm, Johnson chẳng ngần ngại mà còn biết vỗ đùi đánh cái phét khen rượu đế mà nhắm với thịt chó ngon "thần sầu quỉ khốc" !!! Chẳng biết Johnson khéo tán tỉnh thế nào (hoặc bị tán) mà vớ được một cô bé Hà thành tóc "đờ-mi gác-xông", sinh viên ngành văn chương hẳn hoi. Ngày cưới, Johnson vận áo dài khăn đóng, dâng trầu cau và quì lạy bàn thờ tổ tiên nhà gái thành thạo làm đám thanh niên, thiếu nữ, cả lũ con nít và mấy ông cụ ông, cụ bà trong làng suýt xoa, kinh ngạc, xúm đen xúm đỏ coi muốn sập nhà.
    Chúng tôi gặp nhau trên chuyến xe lửa từ Nha Trang ra Huế. Tôi về thăm quê, còn Johnson thì sau mấy tháng nghiên cứu phong tục Tây nguyên xuống Nha Trang rồi tiếp đi dự Festival Huế. Đường dài, tàu chạy dằn xóc, chung quanh ồn ào, lao nhao chẳng ai ngủ được. Johnson rủ tôi xuống toa ăn uống, kêu mỗi người một ly cà phê đen, một bình trà nóng rồi trao đổi đủ thứ chuyện trên đời. Tôi cũng khá thán phục sự hiểu biết và thành thạo văn hóa Việt Nam của Johnson khi nghe hắn thỉnh thoảng chêm vô câu chuyện mấy câu ca dao, thành ngữ tiếng Việt. Thật thú vị khi nói chuyện với một người Mỹ bằng tiếng Việt về đề tài ngôn ngữ Việt Nam (dễ chịu hơn nhiều khi khi nó chuyện với một người Mỹ bằng ... tiếng Anh). Vậy mà Johnson vẫn lắc đầu than:
    - Tiếng Việt của mấy ông rắc rối quá! Tôi học đã lâu mà vẫn còn lúng túng, nhiều lúc viết sai, nói sai lung tung cả lên. Này nhé, từ xưng hô, ăn uống, giao tiếp, ... thật lắm từ khác nhau chẳng đơn giản như tiếng Mỹ của tớ, chỉ một từ you là để nói với tất cả người đối thoại, tiếng Việt thì phân biệt ông, bà, anh, chị, em, con, cháu, ngài, M**, thầy, Th**g, ... rành mạch. Tiếng Mỹ thì dùng một chữ black để chỉ tất cả những vật gì, con gì có màu đen trong khi đó tiếng Việt thì khác, ngựa đen thì gọi là ngựa ô, chó đen thì kêu là chó mực, mèo đen thì gọi là mèo mun, gà đen thì là gà quạ, bò đen là bò hóng, mực đen là mực tàu, tóc đen thì hóa thành tóc nhung hoặc tóc huyền. Đã là màu đen rồi mà người Việt còn nhấn mạnh thêm mức độ đen như đen thủi, đen thui, rồi đen tuyền, đen thắm, tím đen, đen ngắt, đen bóng, đen sì, đen đủi, đen thẳm, đen óng, đen thùi lùi, đen kịt, đen dòn, ... Còn để chỉ màu ít đen hơn thì người Việt dung chữ đen hai lần: đen đen.
    Tôi cười cười:
    - Thì tiếng Mỹ của ông nhiều lúc cũng rắc rối kia mà. Này nhé, người Việt nói: "Hôm qua, tôi đi tiệm" thì người Mỹ lại nói "Yesterday, I went to the shop". Tiếng Anh, đi là go, nhưng đã đi (quá khứ) thì phải viết là went. Bản thân chữ hôm qua (yesterday) đã là quá khứ rồi thì ai cũng biết mà gì cần phải đổi go thành went chi cho rối mấy người học Anh văn? Nội chuyện học thuộc lòng 154 động từ bất qui tắt của mấy ông cũng đủ làm nhiều người trên thế giới phải thi rớt lên rớt xuống. Người Việt nói hai con chó mà chẳng cần thêm s hoặc es thành hai con chó "sờ" (two dogs) như tiếng Mỹ. Một đứa con nít thì nói là one child là được rồi, vậy mà thêm một đứa nữa thì bắt đầu rối, chẳng phải là two childs mà t hành two children. Một con ngỗng là one goose, hai con ngỗng thì thành two geese. Vậy mà viết một con cừu là one sheep nhưng hai con cừu thì cũng là two sheep, chẳng chịu đổi gì cả ?!.
    Johnson vẫn không chịu thua:
    - Văn phạm của xứ ông cũng rắc rối bỏ xừ! Xem nè, thắng và thua là hai chữ phản nghĩa chứ gì? Thua và bại là h ai chữ đồng nghĩa, đúng hông? Vậy mà, hai câu nói: "Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán" đồng nghĩa với câu "Ngô Quyền đánh bại quân Nam Hán"? Không thể viết là "Ngô Quyền đánh thua quân Nam Hán"!!! Phải không nào? Rồi còn, "áo ấm" tương đương với "áo lạnh", "nín thinh" giống như "làm thinh" trong khi ấm và lạnh phản nghĩa nhau, nín và làm cũng là những động từ đối nhau. Rồi ba hồi mấy ông dùng tiếng Hán như Quốc gia rồi đổi thành tiếng Nôm ra Nhà nước, Trực thăng (có thể không cần chữ máy bay phía trước) thành Máy bay Lên thẳng (phải có chữ máy bay phía trước), Thủy quân lục chiến thì đổi là Lính thủy đánh bộ, sao không gọi luôn là lính nước đánh đất??? Lễ động thổ thì không thể sửa lại là Lễ động đất mặc dầu là thổ là đất?
    Tôi tiếp tục "ăn miếng trả miếng":
    - Tiếng Mỹ cũng đâu có tránh khỏi. See và look cũng đều là động từ để cùng chỉ hành động xem, nhìn, ngắm, dòm nhưng oversee (quan sát, trông nom) lại ngược nghĩa overlook (bỏ sót, không nhìn thấy). Wise man là người thông thái, uyên bác, vậy mà thay chữ man (đàn ông) thành woman (đàn bà) thì chữ wise woman thành bà phù thủy, bà đỡ, bà lang, bà thầy bói, bà đồng bóng!!! Rồi chữ man và guy (anh chàng, gã) gần gần như nhau thì chữ wise guy thành một kẻ hợm hĩnh, khoác lác. Sao lại "park on driveways" (đậu xe trên đường nội bộ) nhưng "drive on parkways" (lái xe trên xa lộ)?
    Johnson ôm bụng cười:
    - Tên món ăn Việt Nam cũng lạ, miền Nam có bánh da lợn, tưởng làm bằng thịt lợn nhưng thực chất là bằng bột, có lẽ giống như các lớp da lợn, nhưng sao không gọi là bánh da heo theo từ miền Nam mà gọi theo chữ lợn miền Bắc? Bánh bò cũng chắng có miếng thịt bò nào. Bánh tiêu thì không rắc tiêu mà lại rắc mè. Gọi rau má mà chẳng liên quan đến má hay mẹ gì cả. Bánh tét mà gói thật chặt, chẳng thể nào tét được. Bánh dày thì lại mỏng hơn bánh chưng. Bánh chưng thì phải nấu thật lâu mới chín chứ không phải dùng cách chưng hơi hay chưng hấp. Nước lèo trong nồi hủ tiếu thì chẳng phải theo kiểu nước Lào (hay Lèo). Trái sầu riêng thì ăn vô chẳng thấy sầu riêng hay sầu chung chi cả. Bưởi Năm roi rất tuyệt nhưng sao đúng là năm roi? Trái vú sữa, Cây dái ngựa thì thật là tượng hình. Hi hi ... Ngôn từ bây giờ cũng thế, cò đất, cò nhà, ... thì chẳng dính dáng gì đến "con cò, cò bay lả, lả bay la ..." cả.
    Tôi cũng chẳng vừa:
    - Thế cái món hot dog của mấy ông có liên quan gì đến con chó không? Món bánh mì kẹp thịt bò băm Hamburger của Mc Donald thì đâu có thịt heo (ham). Trái thơm, trái khóm "pineapple" thì chẳng có gì liên quan đến pine (cây thông) và apple (trái táo) cả? Vào phòng thí nghiệm sinh học, ông Giáo sư bảo bắt một con "Guinea pig", nghe qua tưởng đâu là con heo xứ Guinea (ở Tây Phi Châu, giáp với Senegal, Mali, Liberia, Sierra Leone và biển Bắc Đại Tây dương) nhưng ngờ đâu là một giống chuột tên là Guinea (ở Guinea không có giống chuột này!). Đáng lý chữ football (bóng đá) thì phải viết là legball chứ, bởi vì người ta đá banh bằng cả cái chân (leg) chứ đâu chỉ cái ống chân foot từ dưới đầu gối đến trên bàn chân? Mới đây, khi dân Pháp không chịu ủng hộ Mỹ trong vụ chiến tranh Iraq thế là mấy dân biểu Mỹ giận đòi đổi tên món khoai tây chiên French fries bằng chữ American fries thì mấy ông Tây lại ôm bụng cười chế riễu rằng món French fries không phải xuất xứ từ Pháp mà từ ... Mỹ và là món ăn của dân Mỹ. Có lẽ mấy ông Mỹ tiền bối xưa, khi làm món này đặt tên là khoai tây Pháp cho nó có vẻ ... ngoại cho sang, giống như bây giờ một số quán ăn Việt Nam có thực đơn Lẫu Thái, Bún Singapore, Bánh bao Mã lai, Cá chiên viên Singapore, Hủ tiếu Nam Vang, ... mặc dầu nguyên liệu và cách nấu gần như 100% của Việt Nam???
    Johnson gật gù:
    - Ừ, cũng đúng. Nhưng lúc đầu học tiếng Việt, tôi thấy khó quá, đã lấy 24 chữ cái A, B, C của vần La tinh rồi mà bày ra thêm a, â, ă, u, ư, ơ, d, đ, ... nữa. Lại thêm kèm 5 dấu sắc (''''), huyền (`), hỏi (?), ngã (~), nặng (.) và không dấu ( ) nữa. Như le, lé, lè, lẹ, lẻ, lẽ, mỗi chữ mang một nghĩa khác nhau. Rồi phải học cách bỏ dấu ở đâu trong từ cho chính xác nữa chứ. Hòa hay là hoà. Li hay là ly? Có câu thơ về dấu này cũng hay:
    Chị Huyền mang nặng ngã đau,
    Sao không sắc thuốc, hỏi sao cho lành ?!
    Trong ngôn ngữ Việt Nam, tôi thấy nhiều chữ ghép với chữ ăn mặc dầu nó chẳng ăn nhập đến chuyện bỏ thực phẩm vào miệng, nhai và nuốt xuống gì cả. Nói ăn nhậu, ăn tiệc, ăn mùng, ăn cưới, ăn giỗ, ... thì có lý nhưng sao lại ăn nằm, ăn hút, ăn tiền, ăn lương, ăn cắp, ăn M**, ăn chặn, ăn quỵt, ăn diện, ăn đòn, ăn công, ăn năn, ăn hiếp, ăn khách, ăn ảnh, ...
    Tôi bật cười chận ngang khi Johnson tiếp tục ghép chữ với từ ăn:
    - Thì như tiếng Mỹ của ông vậy thôi. Chữ to get khó dịch gì ra hồn cả. Tôi cũng có nghĩ là khi mình chưa tìm ra động từ nào thích hợp thì dùng tạm luôn chữ to get! Khi quân đội Mỹ bắt sống được Saddam Hussen ở Iraq thì tuyên bố "We got him!", sao không dùng động từ to catch, to caught, to force, to find, to capture, to pick up, ...cho rõ nghĩa? Rồi động từ to get đi kèm các giới từ in, into, on, out, up, at-able, ... thành một loạt động từ mới. Các động từ to take, to put, to be, ... cũng vậy.
    Johnson chuyển qua phần khác:
    - Chuyện mạo từ tiếng Việt cũng làm rắc rối người nước ngoài. Người Việt nói cái bàn, cái nhà, cái gường, cái nón, ... nhưng không thể nói cái chó, cái mèo mà phải là con chó, con mèo, con người, .... Đồ vật là cái, động vật là con. Bây giờ nhiều cô cậu thanh niên Hà Nội thay vì nói cái xe Honda Dream thì lại dùng từ con Đờ-rim, rồi tiếp là con Su (Suzuki), con a còng (@), con Tô (Toyota), con Mẹc (Mercedes), , ...
    Vợ chồng tôi có chuyện vui thế này: Tôi quen vợ tôi, một phần vì yêu các cô gái Việt Nam, một phần cũng để trau dồi thêm tiếng Việt. Hôm hôm chúng tôi ra Hồ Gươm dạo chơi, tôi khen: "Con hồ này đẹp quá!". Vợ tôi "chỉnh" liền: "Không, anh phải nói là cái hồ này đẹp quá!". Vậy mà đi ngang sông Tô Lịch thấy nước đen ngòm, tôi nói: "Cái sông này bẩn quá!" thì vợ tôi "sửa" ngay: "Ậy, anh phải nói là con sông này bẩn quá chứ không nói là cái sông!". Tôi la lên: "Ồ, sao lại thế, khi là cái, khi là con, làm sao phân biệt?". Vợ tôi ôn tồn giải thích: "Cái gì động dậy, nhúc nhích thì gọi là con, như con sông có nước chảy, còn cái gì nằm im như cái hồ nuớc tĩnh mịch thì phải là cái hồ. Con chó, con mèo nó chạy được nên phải là con. Cái nhà, cái bàn, cái cột đèn đâu có di chuyển được nên phải là cái. Rõ chửa?". Lúc đó, tôi phá lên cười vì phát hiện một điều vô cùng thú vị: "À, anh hiểu rồi! Tiếng Việt thật hay. Hèn gì cái ... cái của anh nó nhúc nhích lên xuống nên phải gọi là con ..., còn của ... em, nó nằm im một chỗ nên phải gọi là cái, cái ... Ha ha ...". Hôm ấy, tôi bị mấy cái nhéo đau điếng, nhưng bù lại, có được một đêm hạnh phúc.
    Tôi thấy tức cười vô cùng với anh bạn Mỹ này:
    - Tôi cũng có chuyện hiểu lầm trong phát âm tiếng Mỹ như thế này.
    Trong một bữa tiệc với các sinh viên quốc tế, tôi nhận phần phục vụ nước uống. Gặp bà giáo người Mỹ đã đứng tuổi, tôi đến chào lịch sự và nói theo kiểu cách theo kiểu của người Việt: "Good evening, Madam. May I have a honour to serve you? Do you like my Coke?" (Chào bà, Tôi có thể hân hạnh phục vụ quí bà. Bà có muốn món Coke (Coca Cola)?). Bà này trợn mắt nhìn tôi, ra vẻ ngạc nhiên, rồi lắc đầu bỏ đi. Tôi băn khoăn chẳng hiểu chuyện gì? Hôm sau, tôi đánh bạo đến hỏi bà: "I am sorry, yesterday I have found your strange look when hearing my invitation. Was there a wrong?" (Xin lỗi, hôm qua tôi thấy bà nhìn tôi kỳ lạ khi nghe lời mời của tôi. Có điều gì không ổn vậy?). Bà giáo mỉm cười độ lượng: "Yes, I had misunderstood yours. Today, I just find out that your pronunciation is not correct. You said "Coke" not sound like "Coke" but "****". **** is a male chicken but it also has a dirty meaning else. You should be careful when saying this word to a lady". (Vâng, tôi đã hiểu lầm anh. Hôm nay, tôi mới hiểu ra là anh phát âm không đúng. Anh nói chữ "Coke" mà không giống "Coke" mà thành "****". **** là con gà trống nhưng nó cũng có một nghĩa khác xấu. Anh phải cẩn thận khi nói từ này với một phụ nữ).
    Johnson "gỡ gạt":
    - Hi hi ... Anh bạn người Việt dẫn tôi đến thăm nhà, đến trước ngôi nhà của mình anh nói: "Đây là nhà tôi, mời ông vào chơi", gặp vợ anh ta ra đón trước cửa, anh ta lại giới thiệu: "Đây là nhà tôi, mời ông vào chơi". Tôi hơi ngạc nhiên nhưng cũng không hỏi và bước vào nhà, nhà anh ta thật đẹp (vợ anh ta cũng vậy!). Tôi ra lịch sự nên khen chủ nhà và nói: "Nhà anh và nhà anh thật đẹp". Hai vợ chồng nhìn nhau cười. Vì đi lâu ngoài đường, lại không có WC công cộng, nên tôi hỏi anh chủ nhà "Xin ông cho tôi vào cái chỗ đi toilet của nhà ông được không?" Hi hi ... lúc đó tôi không nghĩ đến cái sự buồn cười của câu này, hôm sau nghĩ lại tôi mới thấy.
    Tôi cười to kể tiếp:
    - Lần đầu tiên sang Châu Âu cách đây 10 năm, tôi quen một cô sinh viên Hoà Lan. Chúng tôi nói chuyện với nhau bằng tiếng Anh. Cô rủ tôi ra bãi biển nằm phơi nắng và nói chuyện. Hôm đó, tôi chẳng đem theo cái gì để trải xuống bãi cát để nằm cả. Nói với cô này, thì cô mỉm cười: "Oh, never mind. You can lie down at my top" (Ồ, không sao. Anh có thể nằm trên cái top của tôi). Tiếng Anh của tôi cũng chẳng giỏi gì nên chẳng hiểu là nằm trên top là nằm ở đâu? Tôi chỉ biết top có nghĩa là đỉnh, là ở trên. Vậy nằm ở trên là nằm đâ u? Nằm trên đầu thì chắc là không đúng rồi, ai lại nằm trên đầu mà nói chuyện với phụ nữ. Chẳng lẽ nằm trên ... mình cô này? Hồi lúc trước đi Tây, tôi nghe nhiều Th**g bạn kháo nhau rằng, phụ nữ Tây nó ... Tây lắm, thích thì sẵn sàng ... chiều! "Tình cho không biếu không" mà. Vậy là ... lẽ nào ??? Tới nơi, tôi mới bật cười và thấy mắc cỡ trong lòng khi thấy cô này cởi áo khoác ra, trải dưới bãi cát và chỉ tôi nằm trên đó. Tối đó, về đến nhà, tôi lặng lẽ lật từ điển Anh - Việt ra xem, mới biết thêm là top còn có nghĩ a là cái áo khoác ngoài của phụ nữ. Trời ơi!
    Johnson vỗ vai tôi:
    - Chút xíu nữa bạn là ... hố to rồi. Ha ha ... Năm ngoái, tôi có đến thăm miệt vườn Nam bộ, tôi có nghe một câu thế này mà lúc đó chẳng thế nào hiểu được: "Hôm qua, qua nói qua qua mà qua hổng qua. Hôm nay, qua hổng nói qua mà qua lại qua".................
    Câu chuyện của chúng tôi còn dài. Chia tay với Johnson ở ga Huế. Lững thửng dọc theo con đường về chợ Đông Ba, trong đầu còn vương vấn câu chuyện rắc rối tiếng Việt với Johnson, ông già ch̐ 1;y xích lô lẽo đẽo theo sau:
    - "Ôn đi về mô khôn hè?"
    Tôi gật đầu, bước lên chiếc xe cũ rích, buộc miệng:
    - Có tiệm sách nào gần đây nhất, Bác? Tôi muốn mua một quyển Tự điển Tiếng Việt.
    Tôi bất chợt nhớ ra rằng, trong tủ sách gia đình của tôi, có đủ loại tự điển các nước, nhưng chưa hề có một quyển Tự điển Tiếng Việt nào.
    St

Chia sẻ trang này