1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải U 23 châu Á 2020 : VIỆT NAM RA VỀ TAY TRẮNG

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi Thiet_Moc_Chan, 10/12/2019.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.286
    Đã được thích:
    6.735
    Theo cái này thì ông Tuấn còn là người quyết định đội hình thi đấu và nên thay người ra sao trong hiệp 2? (Xem khoảng phút 18)
    Không biết nên hiểu cái đoạn này thế nào.
  2. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.847
    Đã được thích:
    3.928
    Một bài thống kê và phân tích rất đáng đọc trên V League Stats
    https://www.facebook.com/notes/vleague-stats/nhìn-lại-hành-trình-của-u22-việt-nam-tại-sea-games-30-2019/1458750264266040/

    NHÌN LẠI HÀNH TRÌNH CỦA U22 VIỆT NAM TẠI SEA GAMES 30 2019


    Sau rất rất nhiều năm chờ đợi, bóng đá Việt Nam cuối cùng cũng đã chạm tay vào chiếc huy chương Vàng lịch sử của SEA Games. Giải đấu đầu tiên bắt đầu cho một giai đoạn mới của HLV Park Hang Seo đã thành công tốt đẹp. Hãy cùng V.League Stats nhìn lại những gì đã diễn ra trên sân bóng của U22 Việt Nam tại kỳ SEA Games lần này.
    • Số liệu chi tiết của từng cầu thủ (download để xem thuận tiện hơn):
    • Ảnh nguyên liệu trong bài viết: Chụp màn hình từ video trực tiếp trận đấu của VFF Channel, hình ảnh khác đến từ VnExpress, Bongdaplus, Kenh14
    • Chân thành cảm ơn bạn Phú Trần đã hỗ trợ page trình bày số liệu.
    • Cảnh báo 1: Rất dài.
    • Cảnh báo 2: Mọi vấn đề trong bài viết đều là quan điểm cá nhân. Bạn có thể sẽ thấy không ít điều chướng tai gai mắt nhưng đây là cách người viết nhìn nhận về những gì đã diễn ra, không có nghĩa là nó thực sự đúng như vậy.
    Bối cảnh trước giải
    SEA Games, nỗi ám ảnh suốt 60 năm qua của bóng đá Việt Nam. Biết bao thế hệ bóng đá Việt Nam đã phải nếm trải những cay đắng, tủi hổ, tiêu cực đến từ Đại hội thể thao này. Mặc dù những kỳ SEA Games gần đây giải đấu đã giới hạn lứa tuổi xuống thành U22 nhằm giúp các nước Đông Nam Á chuẩn bị cho giải U23 châu Á, khát vọng về chiếc huy chương Vàng vẫn rất cháy bỏng.
    Ngay từ đầu năm 2019, đây đã là chỉ tiêu đặt ra cho HLV Park Hang Seo mặc dù ông chưa hiểu biết nhiều về giải đấu. Nhưng với những thành tích đạt được trong năm 2018 cũng Asian Cup đầu năm 2019, HLV Park hiểu rằng ông sẽ phải hướng tới những cột mốc cao hơn trong giai đoạn 2 tại Việt Nam. SEA Games 30 chính là giải đấu đầu tiên sau khi ông đặt bút ký bản hợp đồng mới cùng VFF, và kỳ vọng “đầu xuôi đuôi sẽ lọt” là điều dễ hiểu. Hơn nữa xét về tư cách cá nhân, chiếc huy chương Vàng SEA Games sẽ giúp HLV Park “lưu danh thiên cổ” vào sử sách bóng đá Việt Nam mãi mãi từ về sau.
    [​IMG]
    Ảnh 1.1 - Tới giờ này chúng ta hoàn toàn có thể xếp HLV Park Hang Seo là một trong những hlv xuất sắc nhất lịch sử của bóng đá Việt Nam.
    Một sự chuẩn bị công phu chưa từng thấy cho một kỳ SEA Games cũng như giải U23 châu Á ngay sau đó đã diễn ra. Một ê kíp trợ lý hùng hậu, cùng... 9 đợt tập trung cho đội tuyển U22 Việt Nam trong năm 2019 (nay đã là 10). Tổng cộng 71 cầu thủ - theo truyền hình K+, đã được triệu tập để HLV Park Hang Seo tìm ra nhân sự tốt nhất của thế hệ cầu thủ sinh năm từ 1997 cho đến tận 2001. Lịch thi đấu của các giải trong nước cũng được tạo điều kiện hết mực cho cả hai đội tuyển, và không ít cầu thủ U22 cũng được đăng ký thi đấu cùng ĐTQG ở vòng loại World Cup.
    Thế hệ U22 hiện nay là thế hệ được kỳ vọng nhất của bóng đá Việt Nam, với lần đầu tiên tham dự một kỳ World Cup bóng đá nam 11 người 2 năm về trước. Ngoài những cái tên đã khẳng định được mình ở cấp ĐTQG như Quang Hải, Văn Hậu, Đình Trọng, Tiến Linh, HLV Park còn tận dụng tối đa luật của SEA Games 30 khi triệu tập 2 cầu thủ quá tuổi là Hùng Dũng và Trọng Hoàng, cho hai vị trí thiếu nhiều sự lựa chọn chất lượng là tiền vệ trung tâm và hậu vệ biên.
    Thử thách đặt ra cho U22 Việt Nam ở kỳ Đại hội lần này là lịch thi đấu khủng khiếp mà BTC đặt ra với việc chúng ta bị xếp vào bảng 6 đội, tương tự như những gì đã diễn ra với U22 Việt Nam ở năm 2017. Tuy nhiên xét vào tình hình của các đối thủ khi nhiều đội bóng không triệu tập các cầu thủ tốt nhất cũng như cầu thủ quá tuổi, U22 Việt Nam rõ ràng là đội bóng được đánh giá cao nhất. Với tất cả bối cảnh nói trên, có thể nói nếu chúng ta không vô địch thì không biết bao giờ bóng đá Việt Nam mới có thể chạm tay vào chiếc huy chương vàng SEA Games.
    [​IMG]
    Ảnh 1.2 - U22 Việt Nam rõ ràng là đội bóng xứng đáng lên ngôi nhất tại SEA Games 30.

    Phần 1: Hỗn loạn - 343 hay 352

    3-4-3, hệ thống đã cùng HLV Park Hang Seo gặt hái bao cột mốc cùng bóng đá Việt Nam trong năm 2018. Làn gió mới thay đổi một đội tuyển trước nay chỉ chơi với 4 hậu vệ, vào thời điểm những sơ đồ 3 trung vệ đang dần trở lại trên thế giới. 3-4-3 của HLV Park Hang Seo rất cơ động trong giai đoạn tấn công, với 2 tiền đạo lệch chơi tự do và xoay chuyển với nhiều biến thể như 3-4-2-1, 3-4-1-2, 3-5-2, và điều quan trọng hơn cả là đội bóng có thể trở về khối phòng ngự 5-4-1 nhanh nhất có thể.
    [​IMG]
    Ảnh 1.2 - Việt Nam dưới thời Park Hang Seo sử dụng khối phòng ngự 5-4-1, một trong những khối phòng ngự khó phá nhất của bóng đá hiện đại.
    Mong muốn tái hiện 3-4-3 ở U22 là điều dễ hiểu, khi có không ít cầu thủ U22 hiện đã quen thuộc với lối chơi này từ đội U23 2018 cho đến cấp ĐTQG. Đặc biệt trong đó là Quang Hải, nhạc trưởng quan trọng nhất chưa nghỉ một trận nào dưới thời HLV Park. Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của cầu thủ đến từ Hà Nội, và thầy Park cũng không giấu giếm ý định khi trao băng đội trưởng cho Quang Hải ở SEA Games 30 này. Tuy nhiên, ước muốn này đã liên tục bị “dội những gáo nước lạnh”.
    Không phải chỉ vì chấn thương của Đình Trọng, mọi thứ bắt đầu ngay từ năm 2018. Những ai theo dõi lứa cầu thủ tham dự U20 World Cup 2017 đã lâu cũng đã biết trong số các ngôi sao tấn công của U20 ngày ấy như Hồ Minh Dĩ, Trần Thành,... chỉ có duy nhất Dương Văn Hào cho thấy sự phù hợp với vị trí tiền đạo lệch trong 3-4-3: thể hình tốt, thi đấu đa năng ở cả vị trí tiền đạo lẫn tiền vệ cánh (cả hai cánh), sẵn sàng tham gia phòng ngự quyết liệt. Nhưng Hào đã gặp một chấn thương rất nặng khi thi đấu ở Hạng Nhất, đến tận trước SEA Games 30 một tháng mới có thể trở lại thi đấu ở đội trẻ Viettel.
    [​IMG]
    Ảnh 1.3 - Chấn thương của Văn Hào đã đăt ra một câu hỏi tối quan trọng cho U22 Việt Nam ở năm 2019 - Ai sẽ chơi phía đối diện Quang Hải?
    Tại sao chấn thương này lại là điều đáng được chú ý? Bởi trong khi Đình Trọng có không ít cầu thủ sẵn sàng thay thế được vị trí đá thòng của anh, nhưng người chơi ở vị trí tiền đạo lệch trái mới thực sự là cơn đau đầu của HLV Park Hang Seo, ngay cả ở cấp ĐTQG sau chấn thương của Phan Văn Đức. U22 Việt Nam bước vào vòng loại U23 châu Á vào tháng 4 với sự thử nghiệm Nguyễn Hoàng Đức không mấy hiệu quả, và buộc phải xoay chuyển thành 3-5-2 mới có thể giành chiến thắng thuyết phục trước U22 Indonesia và U22 Thái Lan.
    [​IMG]
    Ảnh 1.4 - U22 Việt Nam hạ gục U22 Thái Lan ở vòng loại U23 châu Á với 3-5-2.
    Vấn đề đặt ra khá rõ ràng: để có thể tái hiện 3-4-3, HLV Park cần phải tìm ra một cầu thủ “giống Phan Văn Đức” nhất. Và sau rất nhiều đợt tập trung, chọn lọc cầu thủ, chúng ta đã biết ai là người được chọn: Nguyễn Trọng Hùng của CLB Thanh Hóa. Cầu thủ chỉ vừa được đôn lên đội 1 ở mùa giải 2019 đã có màn thể hiện ấn tượng ở CLB, và liên tục được triệu tập lên U22 để rèn giũa. Thậm chí, Trọng Hùng còn được khoác áo dự bị ở ĐTQG, một bước tiến thần tốc với một cầu thủ vừa mới thi đấu chuyên nghiệp mùa đầu tiên.
    [​IMG]
    Ảnh 1.5 - HLV Park Hang Seo cho thấy ý định rõ ràng về việc biến Trọng Hùng thành Phan Văn Đức 2.0
    Như vậy, có thể thấy kế hoạch chuẩn bị cho SEA Games 30 đã hoàn thành. U22 Việt Nam đầy tự tin bước vào Đại hội với Khát vọng Vàng.
    1. Gặp U22 Brunei - show diễn của Trọng Hùng:
    Không có gì bất ngờ, 3-4-3 được tái hiện ở trận đầu tiên với Trọng Hùng thi đấu lệch trái và anh có màn thể hiện hoàn hảo. Chơi đúng như vai trò của Phan Văn Đức, len lỏi ở khoảng không giữa hai lớp phòng ngự. Khi không có bóng, Trọng Hùng thể hiện khả năng quấy phá, kéo hậu vệ khỏi vị trí, hoán đổi vị trí với hậu vệ biên hay tiền vệ trung tâm, và sẵn sàng xâm nhập phía sau lưng hàng phòng ngự đối phương. Khi có bóng, Hùng càng thể hiện sự nguy hiểm với khả năng rê dắt, cầm bóng đột phá vào trung lộ và dứt điểm. Đặc biệt khi đội bóng chuyển sang 4-3-3, Trọng Hùng giữ vị trí xa nhất ở cánh trái và thường xuyên nhận bóng trong tình thế đối đầu với hậu vệ, anh cho thấy khả năng qua người 1v1 thực sự tốt và liên tục làm khổ đối phương. Chạm bóng trong vòng cấm nhiều nhất - 13 lần, dứt điểm nhiều nhất - 8 lần, qua người thành công 5 lần là những con số thực sự thuyết phục về màn trình diễn trong trận đấu này.
    [​IMG]
    Ảnh 1.6 - Pha kéo dãn hậu vệ của Trọng Hùng, mở ra không gian cho Hoàng Đức xâm nhập. Phương án đánh biên thường thấy của các ĐT dưới thời HLV Park.

    [​IMG]
    Ảnh 1.7 - Trọng Hùng thể hiện khả năng qua người ấn tượng.
    Nhưng sau trận đấu này thì Trong Hùng... chấn thương.
    2. Gặp U22 Lào - đối thủ dễ chịu để thử nghiệm
    OK không sao, chúng ta vẫn còn Quang Hải. Quả bóng Vàng Việt Nam 2018 chính thức xuất trận, hướng tới việc... giành nốt Quả bóng Vàng 2019 nếu duy trì màn thể hiện tốt ở SEA Games này. Nhưng chúng ta sẽ lại phải đối diện vấn đề giống vòng loại U23 châu Á. Người được thử nghiệm lần này sẽ là Đỗ Hùng Dũng.
    Không có gì khó hiểu, ít phút đầu trôi qua cũng có thể thấy anh gặp nhiều khó khăn ở vị trí mới mẻ. Dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sự quay lưng, luôn hướng về phía bóng với thói quen của một tiền vệ trung tâm. Tiếp bóng quay lưng , lại ở trong không gian chật hẹp bị đối phương áp sát, lựa chọn tốt nhất mà Hùng Dũng có thể làm là trả lại phía sau. U22 Việt Nam lên bóng khó khăn ở cánh trái và hình ảnh hường thấy là những cú phất ra sau hàng phòng ngự cho Văn Hậu. Nhưng rồi chúng ta có hai bàn thắng sớm đều nhờ sai lầm của cầu thủ Lào nên không mấy ai quan tâm tới vấn đề này.
    [​IMG]
    Ảnh 1.8 - Hũng Dũng thường xuyên phải đỡ bóng trong thế quay lưng, khiến cánh trái không thể lên bóng suôn sẻ.
    Như mọi lần, cứ khi khó khăn thì thầy Park lại nhờ tới Quang Hải. Nửa hiệp một trôi qua, Quang Hải đổi bên với Hùng Dũng và phối hợp tốt với Việt Hưng, Văn Hậu. Tới hiệp hai, cả hai lại đảo về như cũ và U22 Việt Nam có bàn thắng sau lần DUY NHẤT Hùng Dũng kéo dãn được hàng phòng ngự của đối phương và Quang Hải chọc khe cho Hùng Dũng ghi bàn. 66 phút trên sân, tiền vệ đa năng này chỉ có 2 đường chuyền phát triển bóng tới phần ba cuối sân và chạm bóng... 2 lần trong vòng cấm nhưng một trong số đó là bàn thắng.
    Trận gặp U22 Lào cũng là lần đầu thử nghiệm 3-5-2 trong kỳ Đại hội này. HLV Park tái sử dụng bộ đôi tiền đạo Hoàng Đức - Đức Chinh còn bộ ba tiền vệ Thanh Sơn trụ - Quang Hải, Việt Hưng chơi bên cạnh , giúp U22 Việt Nam có thêm 2 bàn thắng nữa.
    3. Gặp U22 Indonesia lần 1 - cuộc chơi bắt đầu:
    Tiếp tục là một sự thử nghiệm 3-4-3 khác với Trọng Hoàng, chơi tiền đạo lệch phải và Quang Hải chơi bên trái. Bộ đôi tiền vệ trung tâm là Hùng Dũng - Hoàng Đức, dường như đây sẽ là đội hình tối ưu của 3-4-3 lúc này. Ý tưởng có phần hợp lý hơn trước khi Trọng Hoàng đã quen với vai trò này ở CLB, anh có sức mạnh thể chất, mạnh về cầm bóng đột phá và cũng thường xuyên xâm nhập vòng cấm để dứt điểm. Mọi thứ có vẻ ổn cho đến khi...
    [​IMG]
    Ảnh 1.9 - Như một thói quen tại mỗi kỳ SEA Games của bóng đá Nam Việt Nam...
    U22 Việt Nam rơi vào thế trận khó khăn, đối phương chủ động lùi sâu và buộc chúng ta phải cầm bóng nhiều. Không nhiều cơ hội được tạo ra, đặc biệt là cánh phải, nơi Tấn Sinh và Tấn Tài không cho thấy chất lượng trong tấn công. Áp lực buộc phải thắng trước đối thủ cạnh tranh trực tiếp khiến HLV Park Hang Seo... lại phải đổi sang 3-5-2. Đức Chinh đá cặp cùng Tiến Linh và trả lại bên phải cho Quang Hải - Trọng Hoàng, Hùng Dũng sẽ đảm nhận chơi thấp nhất trong hàng tiền vệ, vị trí đôi lúc anh được sử dụng ở CLB Hà Nội. U22 Việt Nam kiên trì tấn công và lội ngược dòng, tiền đề để 3-5-2 tiếp tục được sử dụng nhiều hơn.
    [​IMG]
    Ảnh 1.10 - U22 Việt Nam phải bổ sung thêm tiền đạo và đổi sang 3-5-2 mới có thể có bàn thắng.
    4. Gặp U22 Singapore - điều phải đến cũng đến:
    U22 Việt Nam chính thức xuất phát bằng 3-5-2, với những cá nhân như đã từng thử nghiệm trước Lào, và Quang Hải tiếp tục sẽ ở bên phải cùng Trọng Hoàng. Những tưởng trận đấu sẽ dễ dàng với U22 Việt Nam, thì điều mà HLV Park không muốn xảy ra nhất đã tới.
    [​IMG]
    Ảnh 1.11 - Quang Hải chấn thương sau 2 năm liền thi đấu quá tải thực sự.
    Và đây là khởi đầu cho sự hỗn loạn thực sự. Hùng Dũng vào sân thay người và...lại phải chơi tiền đạo lệch, đưa đội hình trở về 3-4-3. U22 Việt Nam không tạo ra nổi 1 pha dứt điểm, cho đến tận khi Tiến Linh được tung vào sân phút 51 thì chúng ta tiếp tục xoay sang 3-5-2 cho đến hết trận đã. Sau rất nhiều nỗ lực tấn công, cuối cùng lại là một tình huống cố định cứu thoát U22 Việt Nam. Thôi được rồi, có lẽ 3-5-2 sẽ là lựa chọn cuối cùng để chúng ta đi tới trận đấu quyết định.
    [​IMG]
    Ảnh 1.12 - Hai phần ba thời lượng của trận đấu này cho thấy U22 Việt Nam gặp khó khăn thế nào trước U22 Singapore.​
    Malogs, hungdbhung303 thích bài này.
  3. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.847
    Đã được thích:
    3.928
    5. Gặp U22 Thái Lan: tan mộng 3-4-3
    Nhưng không, HLV Park Hang Seo không nghĩ như thế. 3-4-3 vẫn sẽ là đội hình xuất phát trong trận cầu sinh tử này. Mọi thứ còn có phần bất ngờ hơn, U22 Việt Nam chơi với hai tiền đạo lệch là... Trọng Hoàng trái - Hùng Dũng phải, cùng với bộ đôi tiền vệ trung tâm Việt Hưng - Hoàng Đức! Thực sự chưa bao giờ dưới HLV Park chúng ta được chứng kiến một 3-4-3 chắp vá đến vậy.
    [​IMG]
    Ảnh 1.13 - "Sao nó lại thành ra như thế này?"
    Không rõ ý định thực sự của BHL là gì, có thể đó là kết quả của quá trình phân tích điểm yếu của U22 Thái Lan nên mới có quyết định như vậy. Và dường như, U22 Việt Nam không hề có ý định thủ hòa để vượt qua vòng bảng. Những phút đầu trận là một hình ảnh rất chủ động tấn công của chúng ta. Có vẻ như sau 2 trận đối đầu căng thẳng ở cấp độ ĐTQG với HLV Akira Nishino, thầy Park thực sự muốn giành ít nhất một chiến thắng làm cơ sở để chứng minh vị thế số một Đông Nam Á lúc này, nhất là lúc U22 Thái Lan đang ở vị thế yếu hơn và không có cầu thủ trên 22 tuổi. Nhưng như mọi khi, cứ khi nào các đội tuyển Việt Nam muốn nắm quyền chủ động chơi bóng thì vấn đề lại xuất hiện.
    Với nhiều người thì bàn thua đầu tiên là một sai lầm, nhưng mình không cho rằng đây không phải lỗi cá nhân của chỉ Văn Toản. Hãy cùng nói một chút về tình huống ném biên dẫn đến bàn thua đầu tiên.
    Các tình huống ném biên dưới thời HLV Park Hang Seo thường tổ chức khá dễ đoán. So với nhiều đội bóng sử dụng sơ đồ 3 trung vệ phân chia nhiệm vụ rõ ràng: nửa sân nhà thì trung vệ ném, nửa sân đối phương thì hậu vệ biên ném, thì Việt Nam KHÔNG BAO GIỜ chủ động để các trung vệ lệch ném biên. Luôn luôn là các hậu vệ biên và tình huống ném biên thường diễn ra như hình:
    [​IMG]
    Ảnh 1.14 - Tổ chức ném biên khá cơ bản ở ĐTQG Việt Nam.
    Thông thường sẽ có 4 sự lựa chọn ném biên chủ yếu: 1 - cho tiền đạo cắm, 2 - tiền đạo lệch, 3 - tiền vệ trung tâm, 4 - trung vệ lệch, còn nếu không sẽ phải chờ sự tiếp ứng ở các cầu thủ phía đối diện. Đôi lúc sẽ có sự di chuyển chéo giữa tiền đạo cắm và lệch. Như vậy các lựa chọn 1,2,3 luôn là sự ưu tiên để ném biên lên, còn ném biên về cho trung vệ là hạn chế nhất bởi nó là dấu hiệu của sự xoay chuyển hướng tấn công. Với sự tổ chức này, đội bóng của HLV Park rất ít khi thoát được pha pressing ở biên của đối phương bởi có ít lựa chọn chuyền, nhưng đổi lại hệ thống phòng ngự 5 người sẽ không bị xô lệch. Park Hang Seo mà, luôn ưu tiên sự an toàn hơn là mạo hiểm tấn công.
    Thế nhưng, trong một ngày đối đầu với kỳ phùng địch thủ, “Adrenaline trong máu làm con tim đập rất mạnh”, Thanh Thịnh đầy tự tin... ném biên về!
    [​IMG]
    Ảnh 1.15 - Thanh Thịnh ném biên về trong tình huống dẫn đến bàn thua đầu tiên, U22 Thái Lan ngay lập tức tổ chức pressing.
    Có thể thấy rằng, pha ném biên về của Thanh Thịnh đã đẩy Văn Hậu vào tình huống hoàn hảo để U22 Thái Lan khởi động pha Pressing. Là một cầu thủ chỉ chơi được chân trái, Văn Hậu bị bắt hết mọi lựa chọn chuyền chân thuận, cũng như không thể xử lí bằng chân phải và buộc phải đưa ra lựa chọn hạn chế nhất - chuyền về cho thủ môn. Mọi yếu tố đều rất đúng ý đồ của đối phương và có thể khẳng định đây là tình huống Pressing hoàn hảo của U22 Thái Lan, kể cả nó không kết thúc bằng bàn thắng đi chăng nữa.
    [​IMG]
    Ảnh 1.16 - Văn Hậu bị bắt hoàn toàn những lựa chọn chuyền.
    Sau bàn thua đầu tiên, sự tự tin dần biến mất, các cầu thủ U22 Việt Nam liên tục mắc lỗi và bàn thua thứ hai lại đến. Thêm một lần nữa 3-4-3 của Park Hang Seo gặp khó khăn với những đội bóng chơi 4-2-3-1 áp đảo khu vực giữa sân. Ác mộng của những kỳ SEA Games trước trở lại, Quang Hải chỉ vừa chấn thương chưa đến 90 phút mà mọi thứ dường như sẽ sụp đổ. Nhưng may mắn tiếp tục đến, hoặc cũng có thể chính là sự tính toán bước đầu, các trung vệ Thái Lan cho thấy sự lúng túng trước bóng bổng và Tiến Linh 1 mình trong vòng cấm vẫn chiến thắng 3 hậu vệ của Thái Lan.
    [​IMG]
    Ảnh 1.17 - Tiến Linh chọn điểm rơi hoàn hảo trong khi có tới 3 cầu thủ U22 Thái Lan trong khu vực.
    Bàn thắng của Tiến Linh đã thực sự cứu nguy nhưng nó không thể giải quyết các vấn đề trên sân. Ở thời điểm sinh tử, chỉ một bàn thua nữa thôi mọi nỗ lực của những trận đấu trước sẽ trở thành vô nghĩa. HLV Park Hang Seo buộc phải đưa ra quyết định, không phải một mà là rất nhiều quyết định chồng chéo lên nhau, từ đội hình cho đến nhân sự, để duy trì sự ổn định cho đến tận Vòng Chung Kết U23 châu Á. Đây có lẽ là thời điểm khó khăn nhất trong sự nghiệp của HLV Park ở Việt Nam. Nhưng cuối cùng thì ông đã giải quyết êm đẹp tất cả, mọi vấn đề, mọi khúc mắc, ngay trong trận gặp U22 Thái Lan:
    • 3-5-2 sẽ là đội hình tối ưu và U22 Việt Nam trở lại là đội bóng phòng ngự phản công.
    • Thủ môn số một sẽ là Nguyễn Văn Toản.
    • Sẽ không còn tiền đạo lệch Hùng Dũng hay Trọng Hoàng, cả hai trở về vị trí sở trường như ở ĐTQG.
    • Hoàng Đức sẽ đảm nhận vai trò tổ chức lệch bên phải của Quang Hải.
    • Bộ đôi tiền đạo số một là Đức Chinh và Tiến Linh.
    • Và quyết định chí mạng, bất ngờ hơn cả, tiền vệ trụ sẽ không phải Triệu Việt Hưng. Sự thử nghiệm cuối cùng nhưng đem lại sự ổn định cho toàn bộ đội hình - là Nguyễn Đức Chiến!
    [​IMG]
    Ảnh 1.18 - Kể từ trận đấu này, 3-5-2 tại SEA Games phần nào mô phỏng lại ĐTVN trong năm 2019 trong giai đoạn tấn công.
    Quyết định kịp thời đó đã giúp cho U22 Việt Nam thi đấu ổn định, trở lại đúng với chất “Park Hang Seo”: kể từ hiệp 2 trận đấu này, U22 Việt Nam ghi liền 8 bàn với 4 bàn từ... phản công và 4 bàn từ tình huống cố định, đồng thời không bị thủng lưới thêm một bàn nào đến hết giải và giành huy chương Vàng SEA Games 30 đầy thuyết phục.
    Mặc dù vậy, HLV Park vẫn rất “nhớ nhung” 3-4-3 và khi đang có kết quả thuận lợi thì ông lại xoay về khối phòng ngự 5-4-1, có lẽ vì 5-3-2 không đủ đảm bảo cự ly phòng ngự chiều ngang.
    [​IMG]
    Ảnh 1.19 - U22 Việt Nam trở lại phòng ngự với 5-4-1 khi có bàn dẫn trước.
    Có thể nói, HLV người Hàn Quốc cùng các cộng sự vẫn cho thấy khả năng xoay sở đầy tài tình như các giải đấu trước đây. Đối mặt với một lịch thi đấu khủng khiếp, ông đã liên tục phải có sự điều chỉnh để đảm bảo thể lực cho các cầu thủ, dù phải cho họ chơi ở những vị trí trái sở trường, để cuối cùng vẫn có thể đảm bảo thắng lợi. Đó là lí do vì sao ông luôn đòi hỏi tiêu chí đa năng ở các cầu thủ, để có nhiều phương án khác nhau cho trường hợp rủi ro xảy ra như Quang Hải. Những dấu ấn của HLV Park cho thấy sự phù hợp, trong bối cảnh của giải đấu Cúp và ở cấp đội tuyển, dù có đến hàng chục đợt tập trung đi nữa thì HLV Park cũng không phải người ăn tập hàng ngày cùng các cầu thủ, ông không có nhiều thời gian để tập trung xây dựng một tập thể xuyên suốt nên chỉ có cách thử nghiệm nhiều phương án, xem đâu là phương án hiệu quả thì mới tiếp tục tin dùng. 3-4-3 có thể cho là sự phù hợp, hiệu quả nhất của thời điểm khi ông mới đến Việt Nam, nhưng khi ở cấp ĐTQG lối chơi đang có phần bị bắt bài thì HLV Park đang nghĩ đến chuyện thay đổi.
    [​IMG]
    Ảnh 1.20 - "Sang năm tôi sẽ cân nhắc đến việc chơi với 2 tiền đạo".
    Malogs thích bài này.
  4. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.847
    Đã được thích:
    3.928
    Phần 2: Ổn định - hay tình huống cố định?
    Ngay cả khi có đội hình mạnh nhất, các cấp ĐT dưới thời HLV Park vốn đã không có sự nổi trội trong việc tổ chức tấn công bóng sống (Open Play). Đến SEA Games 30, với sự chấn thương của nhạc trưởng Quang Hải, chúng ta hiểu rằng U22 Việt Nam sẽ còn bị ảnh nghiêm trọng hơn.
    [​IMG]
    Ảnh 2.1 - Sự thay đổi trong chất lượng của các cơ hội qua từng trận đấu tại SEA Games 30 (Không tính Penalty).
    Và đó chính là dấu hiệu cho thấy U22 Việt Nam phụ thuộc vào tình huống cố định như thế nào. Những bàn thắng quan trọng vào thời điểm quyết định đều đến từ pha phạt góc hay đá phạt. Vì vậy xin được dành hẳn chương này nói về vấn đề tổ chức trong 2 tình huống cụ thể này.
    1. Nhân sự tham gia:
    U22 Việt Nam sở hữu rất nhiều cầu thủ có thể hình tốt, và đây là chiều cao của những cầu thủ đã tham gia vào tình huốn cố định:
    • Đoàn Văn Hậu: 1m86
    • Huỳnh Tấn Sinh: 1m84
    • Nguyễn Hoàng Đức: 1m84
    • Nguyễn Đức Chiến: 1m83
    • Nguyễn Thành Chung: 1m81
    • Nguyễn Tiến Linh: 1m80
    • Lê Ngọc Bảo: 1m77
    • Bùi Tiến Dụng: 1m76
    • Hà Đức Chinh: 1m74
    • Nguyễn Trọng Hùng: 1m72
    Những cầu thủ đảm nhận nhiệm vụ chuyền bóng từ chấm cố định bao gồm:
    • Hùng Dũng, Quang Hải - vốn đã là 2 cầu thủ đá phạt ở ĐTQG...
    • Hoàng Đức, Việt Hưng - chân trái
    • Thái Quý, Trọng Hùng - chân phải
    2. Tình huống phạt góc:
    Page xin đưa ra thống kê về cách đá phạt góc của U22 Việt Nam tại SEA Games 30 vừa qua. Cắt nghĩa tình huống thành công là những tình huống dẫn đến một hoặc nhiều dứt điểm liên tiếp hoặc bàn thắng, thất bại là bị đối phương phá ra hoặc giành lại bóng.
    [​IMG]
    Ảnh 2.2 - Thống kê về các tình huống đá phạt góc của U22 Việt Nam tại SEA Games 30. Cách thống kê đến từ một bài nghiên cứu của STATS.
    Kết quả ở trên đã phần nào nói lên xu hướng đá phạt góc chính: U22 Việt Nam sử dụng hầu hết là những quả tạt cuộn vào trong, nhằm tận dụng tối đa lợi thế hình thể để chiến thắng ngay từ quả tạt trực tiếp và không quá chú trọng bóng hai.
    [​IMG]
    Ảnh 2.3 - Tổ chức phạt góc cơ bản của U22 Việt Nam.
    Đây là sự sắp xếp cơ bản thường thấy nhất ở giải đấu này. Cầu thủ đá phạt (số 1) hầu hết là người tạt nghịch chân để đưa vào những quả tạt xoáy vào trong. Trong vòng cấm thường có từ 5-6 cầu thủ, với cầu thủ lùn nhất (số 2) có nhiệm vụ “chim mồi” quấy phá, kéo hậu vệ đối phương ra khỏi vị trí phòng ngự khu vực. Nhóm cầu thủ cao nhất, thiện chiến nhất trên không sẽ bắt đầu từ nửa bên cột xa, xâm nhập vào khu vực trước mặt cầu môn, thường theo xu hướng ai cao hơn sẽ hướng về cột xa, thấp hơn sẽ chạy cắt mặt về cột gần. Điều này tạo ra hai lựa chọn cho người tạt bóng, có thể tùy ý đưa bóng tới toàn bộ khu vực và không cụ thể ngắm đến một cầu thủ nào, ai cũng có thể là người dứt điểm. Ngoài ra sẽ có 2 cầu thủ (số 3,4) bên ngoài rìa vòng cấm để đón bóng hai hoặc trực tiếp ngăn chặn pha phản công của đối thủ.
    [​IMG]
    Ảnh 2.4 - Bàn thắng vào lưới Indonesia ở vòng bảng là pha tổ chức điển hình. Đức Chinh thu hút hậu vệ đối phương ra khỏi trước mặt cầu môn, 3 người chạy cột gần, 2 người chạy cột xa và Thành Chung đã ghi bàn với quả tạt hướng về cột gần.
    Có thể thấy, phong cách được sử dụng chủ đạo chính là sự Áp đảo quân số (Overload). HLV Park hẳn muốn áp đảo hoàn toàn các cầu thủ thấp bé ở Đông Nam Á như các đội U22 Brunei, Lào, Campuchia trong những quả phạt góc. Trong những trận đấu đầu tiên, chúng ta liên tiếp ghi bàn ở các tình huống không chiến cột gần, với hai cầu thủ nổi bật là Đức Chinh và Thành Chung. Ngoài việc tự dứt điểm, các cầu thủ cũng có nhiều phương án đá phạt kết hợp để tạo ra những lợi thế nhất định:
    • Cản người giúp đồng đội thoát người kèm, nhờ vào việc đồng đội chạy cùng hướng và rất sát so với người dứt điểm.
    [​IMG]
    Ảnh 2.5 - Tình huống Văn Hậu (vòng tròn đỏ) chủ động cản người, giúp Thành Chung tự do đón quả tạt của Quang Hải.
    • Di chuyển chéo tách nhóm, đặc biệt với những quả tạt hướng tới cột xa, với ý tưởng không khác mấy với lý thuyết “overload to underload”: Dồn ép về một bên sẽ tạo ra tình huống thuận lợi cho cầu thủ phía đối diện.
    [​IMG]
    Ảnh 2.6 - Toàn bộ đồng đội đều hướng tới cột gần nhưng Văn Hậu bất ngờ đổi hướng, nhằm đón quả tạt hướng về cột xa.
    • Trả ngược cho tuyến hai, khi các cầu thủ trong vòng cấm đều đã xâm nhập kéo theo toàn bộ cầu thủ đối phương.
    [​IMG]
    Ảnh 2.7 - Trọng Hoàng và Hoàng Đức đã có những pha dứt điểm từ tình huống khá thoải mái như thế này.
    Hạn chế của cách sắp xếp này nằm ở việc hầu như sẽ không có cầu thủ án ngữ ở khu vực bên ngoài vòng 5m50, quanh chấm 11m. Đó là lí do rất ít khi đội thu hồi được bóng hai nảy ra. Ngoài ra, các tình huống đá phạt nhanh cũng không mấy hiệu quả, chỉ có 1 lần thành công trong trận gặp U22 Brunei.
    Về các đối thủ, phương án sắp xếp phòng ngự được sử dụng nhiều nhất là kết hợp giữa phòng ngự khu vực và kèm người.
    [​IMG]
    Ảnh 2.8 - Cách sắp xếp phòng ngự thông dụng hiện nay - một nửa số cầu thủ phòng ngự khu vực quanh khu vực trước mặt cầu môn, những người còn lại theo kèm các cầu thủ tấn công.
    Với cách sắp xếp này, chúng ta có thể hiểu vì sao thường có 1 cầu thủ Việt Nam đứng bên trong vòng 5m50 (Trọng Hùng, Đức Chinh) và di chuyển hướng về cột gần khi tạt bóng. Với những đội bóng chỉ có lớp 4 người phòng ngự khu vực, việc này sẽ kéo theo ít nhất 1 hậu vệ đối phương, để giúp mở ra hướng đánh đầu cho đồng đội , đặc biệt nếu quả tạt hướng về phía cột xa.
    [​IMG]
    Ảnh 2.9 - Cao thủ không bằng tranh thủ, U22 Indonesia chưa kịp sắp xếp xong phòng ngự khu vực cột gần đã ngay lập tức bị khai thác và U22 Việt Nam có một cơ hội nguy hiểm.
    Trong khi phần lớn các đối thủ sử dụng phương án trên, thì riêng U22 Singapore, đội bóng phòng ngự kín kẽ nhất trước chúng ta ở SEA Games 30, thiên về phương án phòng ngự khu vực từ 5 người trở lên, với việc dùng 2 hậu vệ bảo vệ 2 cột. Đội bóng Đảo quốc Sư tử hẳn đã chuẩn bị kỹ trong những tình huống cố định, họ tập trung đứng quanh khu vực trước mặt cầu môn, và cầu thủ của họ cũng có thể hình rất tốt. Những tưởng kế hoạch đã thành công, nhưng rồi U22 Singapore vẫn thua duy nhất một cầu thủ - Đoàn Văn Hậu.
    [​IMG]
    Ảnh 2.10 - Ngay cả khi đã kiểm soát tốt khu vực, cú dậm nhảy hoàn hảo dù bị hai người kèm của Văn Hậu đã phá hỏng tất cả kế hoạch của U22 Singapore.
    Những trận đấu về cuối giải, khi U22 Việt Nam không còn kiểm soát nhiều bóng, số lượng quả phạt góc ít đi và cũng đã phần nào bị đối phương tìm hiểu. Và đây cũng là lúc tình huống cố định còn lại được khai thác triệt để.
    3. Tình huống đá phạt:
    Tình huống đá phạt sẽ bị ảnh hưởng bởi khá nhiều yếu tố, quan trọng nhất là vị trí, điều đó dẫn tới việc đối phương có sắp xếp bao nhiêu người vào rào chắn. Điều này có thể dẫn đến lợi thế rất khác biệt so với pha phạt góc, đó là quân số. Nếu đối thủ phải xếp 2-3 người vào rào chắn thì trong vòng cấm số lượng hai bên thường sẽ cân bằng hoặc chỉ lệch 1-2 người, so với 3-4 người như quả phạt góc. Vậy nên có thể chia ra tình huống này như sau:
    • Với những tình huống đá phạt xa, ngoài khu vực phần ba cuối sân: Phương án của U22 Việt Nam khá đơn giản, đó là rót bóng tới người cao nhất - Đoàn Văn Hậu về phía hai cạnh bên của vòng cấm địa để đánh đầu vào bên trong.
    [​IMG]
    Ảnh 2.11 - Phương án đá phạt quen thuộc, tiếp tục là những quả tạt xoáy vào trong. Văn Hậu luôn chọn vị trí xa nhất hàng phòng ngự của đối phương để xâm nhập, các cầu thủ còn lại dồn vào bên trong chờ đường chuyền vào.
    • Với những tình huống đá phạt quá xa ở hai biên, phương án được sử dụng khá tương đồng với phương án phạt góc: Áp đảo quân số về một phía cột và nhắm quả tạt tới cột bên kia.
    [​IMG]
    Ảnh 2.12 - 4 cầu thủ chủ động hướng về phía cột gần, trong đó Thành Chung lại di chuyển vòng phía sau hàng phòng ngự. Quang Hải tất nhiên rót quả tạt về phía cột xa.

    [​IMG]
    Ảnh 2.13 - Bàn thắng cuối cùng tai kỳ SEA Games 30 cũng là một tình huống như vậy: 3 cầu thủ hút hết hậu vệ về phía cột gần và để lại tiền đạo Indonesia phải kèm 1v1 với Văn Hậu.
    • Với những quả phạt gần vòng cấm, đối phương buộc phải xếp rào, thì mức độ sát thương rõ ràng hơn nhiều. Đây là lúc HLV Park tiếp tục chơi rất thực dung, tận dụng tối đa lợi thế quân số và khả năng không chiến của U22 Việt Nam. Phương án được sử dụng nhiều nhất chính là khai thác khoảng trống giữa các hậu vệ, tiếp tục bằng những hành động rất cơ bản - cản người, che chắn đối phương:
    [​IMG]
    Ảnh 2.14 - U22 Thái Lan theo kèm 1-1 với các cầu thủ, để lại Supachai Jaided che chắn phía trước và có một khoảng trống của anh so với những người khác.

    [​IMG]
    Ảnh 2.15 - Cách thức hiện của U22 Việt Nam nhắm tới việc khai thác khoảng trống này. Đức Chinh di chuyển ra phía trước mặt, giả như đón một đường chuyền tới cột gần. Thành Chung chủ động cài người, ép đối phương về phía cột xa, và thực chất Hoàng Đức rót quả tạt vào giữa khoảng trống cho Tiến Linh. Tiếc là Supachai đã phá ra thành công.

    [​IMG]
    Ảnh 2.16 - Tiếp tục là tình huống tương tự, lần này là 2 hành động cản người rõ ràng của Đức Chinh và Tiến Linh, mở ra không gian giữa các hậu vệ. Thành Chung và Văn Hậu lập tức xâm nhập.
    Và tình huống thành công nhất, chính là bàn thắng đầu tiên trong trận Chung kết. U22 Indonesia phát biểu rằng họ đã chuẩn bị kỹ cho tình huống cố định, nhưng lại quá chú trọng vào bảo vệ cột gần, thứ đã ám ảnh họ ở trận đấu vòng bảng. Để rồi không chú ý tới Đoàn Văn Hậu, người đã kết liễu trận đấu với 2 tình huống ở bên phía...cột xa.
    [​IMG]
    Ảnh 2.17 - Xếp tới 3 người vào hàng rào, U22 Indonesia đã quá chú trọng che chắn góc tạt về cột gần. Lại là hành động cản người của Thành Chung và Tiến Linh, ép hậu vệ về phía cột gần. Hùng Dũng rót quả tạt vào chính khoảng trống 2 người vừa kéo được đó để Văn Hậu mở tỷ số.

    [​IMG]
    Ảnh 2.18 - Nếu nhìn lại góc độ này, việc xếp rào khiến các cầu thủ bị che chắn góc nhìn và hoàn toàn bất ngờ với quả tạt của Hùng Dũng. Đội trưởng của Indonesia phán đoán sai và bật nhảy chậm hơn hẳn so với Văn Hậu, anh không có cơ hội để chiến thắng pha không chiến này.
    Kết luận chung, có thể thấy các tình huống tổ chức của U22 Việt Nam không quá phức tạp, mọi thứ đều khá cơ bản và đạt hiệu quả rõ rệt. Việc thực hiện tình huống diễn ra quá tốt, từ những cầu thủ kết thúc cho tới người tạo cơ hội. Những quả tạt của U22 Việt Nam là một điểm dường như trái ngược với cấp ĐTQG, khi chất lượng tạt bóng ở vòng loại WC vừa qua không thực sự tốt. Tỷ lệ tạt bóng chính xác ở SEA Games 30 lên tới ... 37%. Điều này phần nào đến từ việc các đối thủ đã để các chân tạt quá thoải mái. Chỉ có một phần ba trong tổng số quả tạt của U22 Việt Nam phải chịu áp lực, và không tính những tình huống cố định thì tỷ lệ số quả tạt bóng sống chịu áp lực cũng chỉ ở mức 51%.
    [​IMG]
    Ảnh 2.20 - Những tình huống đánh đầu thành bàn của Tiến Linh đều là những pha bóng đối phương đã để cầu thủ Việt Nam cầm bóng quá thoải mái, có nhiều thời gian căn chỉnh quả tạt.
    Malogs, hungdb, hung3032 người khác thích bài này.
  5. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.847
    Đã được thích:
    3.928
    Phần 3: Nhận định về từng cầu thủ
    1. Thủ môn:
    Bùi Tiến Dũng (TP. Hồ Chí Minh) - Nguyễn Văn Toản (Hải Phòng)
    Cơn đau đầu cần phải xét đến trước tiên của HLV Park Hang Seo. Ông rất đã công bằng khi sử dụng cả hai người bắt luân phiên ở vòng bảng, và họ cùng... mắc sai lầm.
    Nói về Văn Toản, đây mới chỉ là mùa giải đầu tiên được ra sân thi đấu. Cứ ngỡ đã phải từ bỏ con đường bóng đá chuyên nghiệp, Văn Toản bất ngờ được HLV thủ môn Nguyễn Đức Cảnh gọi lên đội 1 của Hải Phòng sau sự ra đi của Đặng Văn Lâm. Chiều cao ấn tượng giúp Toản sớm được HLV Park để ý và được lên tuyển ngay cả khi chưa có nhiều kinh nghiệm. Bắt luân phiên với đàn anh Phan Đình Vũ Hải ở CLB, Văn Toản kết thúc mùa đầu tiên với liên tiếp những bàn thua còn Hải Phòng chỉ đứng ngay trên vị trí phải đá playoff ở V.League 1 2019.
    Có thể thấy rõ Văn Toản là một thủ môn đúng chất Hải Phòng (hay đúng hơn là đệ tử của HLV Đức Cảnh), phong cách thi đấu theo mẫu cổ điển, giống hệt những đàn anh Đinh Xuân Việt, Đặng Văn Lâm hay Vũ Hải: Chiều cao ấn tượng, mạnh về phản xạ, kiểm soát vòng cấm và bóng bổng tốt, chỉ đạo hàng phòng ngự, còn chơi chân ở mức... kém. Sai lầm của Toản hoàn toàn dễ hiểu bởi SEA Games là giải đấu quốc tế đầu tiên trong sự nghiệp, Toản chưa từng được triệu tập lên các lứa U nên việc ói bóng, chuyền lỗi là điều tất nhiên sẽ xảy ra. Giải đấu trẻ đúng ra phải là dịp để thử nghiệm những cầu thủ như thế này giúp có thêm kinh nghiệm, nhưng vì áp lực thành tích mà suýt nữa Toản bị đem lên “tế thần”, nếu U22 Việt Nam có lỡ để thua U22 Thái Lan thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.
    [​IMG]
    Ảnh 3.1 - Biểu đồ góc độ và cự ly chuyền bóng của các cầu thủ U22 Việt nam. Có thể thấy Văn Toản hầu như chỉ chuyền dài giống như Văn Lâm.
    Còn những gì diễn ra với Bùi Tiến Dũng trong năm 2019 có thể tóm gọn bằng từ: thất bại. Thất bại trong việc cạnh tranh vị trí ở CLB, còn mỗi khi được ra sân thì anh luôn để lại “dấu ấn”. Có hơn 2 năm kinh nghiệm bắt chuyên nghiệp dường như không thấm vào đâu để Dũng cạnh tranh với Văn Toản. Nếu chỉ xét những khía cạnh trên sân, vấn đề dường như nằm ở việc anh đang từ một thủ môn theo mẫu cổ điển (như giai đoạn U19 và U23 châu Á 2018) , mong muốn trở thành mẫu hiện đại hơn. Liên tiếp những màn thể hiện khả năng chơi chân ở Thanh Hóa và... mắc sai lầm, dường như Dũng gôn chuyển tới Hà Nội cũng vì họ là một trong số những CLB hiếm hoi ở Việt Nam đòi hỏi khả năng đó ở thủ môn.
    Có thể chúng ta đã từng đọc những bài phỏng vấn, rằng rất nhiều thủ môn kỳ cựu từng lên tiếng “chê bai” Tiến Dũng có phần hổng về kỹ thuật cơ bản. Mong muốn chuyển sang mẫu hiện đại là nhu cầu chính đáng, nhưng liệu Tiến Dũng (và những người đại diện của anh) có thực sự hiểu phải làm như thế nào? Không rõ Dũng gôn có thuê HLV thủ môn cá nhân chuyên biệt cho việc đào tạo kỹ năng không, nhưng với mức thu nhập khủng có lẽ việc thuê HLV kể cả nước ngoài cũng chả có gì khó khăn. Nếu kỹ năng ở mức hiện tại, việc cạnh tranh với Văn Công là điều không thể, khi chính thủ môn của CLB Hà Nội cũng phải trầy trật bắt dự bị bao nhiêu năm mới có cơ hội. Giờ thì Tiến Dũng lại thay đổi CLB, không rõ con đường sự nghiệp được định hướng thế nào nữa, anh giống như một sinh viên mới ra trường mẫu mực với một tấm CV bao đẹp, liên tục “nhảy việc” vì mong muốn mức đãi ngộ tốt hơn trong khi trình độ thì chỉ có vậy.
    Giữa hai sự lựa chọn, HLV Park Hang Seo cần phải quyết đoán để đem lại sự ổn định cho cả tập thể. Một thủ môn còn trẻ, thiếu nhiều kinh nghiệm nhưng cho thấy tiềm năng phát triển, cùng sự ổn định tâm lý. Một người là công thần, đã từng đi theo mình suốt bao giải đấu thành công nhưng đang ở giai đoạn khó khăn trong sự nghiệp. Và không có gì bất ngờ, HLV Park chọn người... giống Văn Lâm.
    Sau màn thể hiện ở SEA Games 30, có lẽ cờ đã đến tay Văn Toản. Với việc trở thành thủ môn bắt chính ở giải đấu tiếp theo, tương lai sẽ còn ngày càng rộng mở khi CLB Hải Phòng cũng cho thấy dấu hiệu tạo điều kiện hết mực, để Văn Toản trở thành thủ môn số 1 trong mùa giải tới.
    Ảnh 3.2 - Lịch sử lập lại như năm 2017, CLB Hải Phòng tiếp tục tạo điều kiện tối đa cho thủ môn trẻ của mình. Văn Toản đang đi theo đúng con đường mà Đặng Văn Lâm từng trải qua.
    2. Trung vệ thòng:
    Nguyễn Thành Chung (CLB Hà Nội)
    Có lẽ không phải nói quá nhiều, Thành Chung đã cho thấy mình là sự thay thế xứng đáng cho Đình Trọng. Thi đấu đúng phong cách thiên về đọc tình huống, Thành Chung là người đứng đầu ở hai chỉ số Thu Hồi bóng và Phá bóng (6,8 lần và 4,8 lần mỗi 90 phút), và cũng nằm trong Top 5 người cắt bóng nhiều nhất (1,7 lần cắt bóng mỗi 90 phút - đã hiểu chỉnh). Về mặt tranh chấp, Thành Chung không tắc bóng nhiều, nhưng lại cho thấy sự vượt trội trên không, phẩm chất đã được khẳng định ở V.League. Tỷ lệ không chiến thành công tới 83% đứng thứ hai toàn đội, và liên tục tham gia vào các tình huống cố định. Sau một kỳ SEA Games thành công, câu hỏi đặt ra là: chúng ta có nên coi Thành Chung chỉ là một sư thay thế?
    Có thể bạn đã biết, cùng với Quang Hải, Thành Chung mới là cầu thủ lứa 97-98 được đôn lên đội 1 của Hà Nội sớm nhất. Trong khi Đình Trọng lặn lội ở Sài Gòn FC sau 2 mùa giải thì Thành Chung sớm được nâng cúp vô địch V.League 2016. Nhưng ở cấp độ đội tuyển, rõ ràng Đình Trọng đã “gặp thời”. Vì những xích mích với HLV Hoàng Anh Tuấn, Thành Chung không được trở lại đội tuyển U19 Việt Nam, còn sự nghiệp của Đình Trọng ngày càng đi lên, tham dự U20 World Cup 2017, SEA Games 29 dù hay thi đấu ở những vị trí trái sở trường như hậu vệ phải, tiền vệ phòng ngự do bất lợi về thể hình. Để rồi khi HLV Park Hang Seo xuất hiện, sơ đồ 3 trung vệ đã nâng Đình Trọng lên vị trí hàng đầu như hiện nay. Trong khi Thành Chung, vì những vấn đề về thái độ thi đấu mà đến tận bây giờ, Chung vẫn chỉ bị coi là phương án thay thế, hay là... tiền đạo dự bị, bất chấp những phẩm chất cá nhân có phần trội hơn.
    [​IMG]
    Ảnh 3.3 - Thành Chung nhận 2 thẻ vàng lãng xẹt, một diễn ra ngay từ tình huống phòng ngự đầu tiên trong trận gặp U22 Indonesia, một lần gây gổ với cầu thủ U22 Campuchia. Ngoài ra anh cũng rất hay phải nhận thẻ ở V.League, như chiếc thẻ đỏ vì đánh nguội trong trận gặp CLB TP Hồ Chí Minh.
    Hướng tới Vòng chung kết U23 châu Á sắp tới, nếu mọi thứ không có gì thay đổi thì khả năng cao Thành Chung sẽ trở lại với vị trí trung vệ lệch trái. Không còn Văn Hậu, Thành Chung sẽ là trung vệ tốt nhất có thể kỳ vọng về khả năng triển khai bóng, so với những gì chúng ta đã biết về Đình Trọng và Tấn Sinh. Đây sẽ là cơ hội tốt nhất để Thành Chung chứng minh rằng mình là mẫu trung vệ toàn diện hơn người đàn anh, có thể cạnh tranh sòng phẳng cho vị trí đá chính ở CLB vào giải tiếp theo. Hoặc là không.
    [​IMG]
    Ảnh 3.4 - Thành Chung ở SEA Games đã qua cũng chỉ chơi đơn giản, không mấy đột biến, liệu thử thách sắp tới có quá sức?
    Bùi Tiến Dụng (SHB Đà Nẵng)
    Còn về Tiến Dụng, không có gì thay đổi ở cầu thủ này. Vẫn là một mẫu cầu thủ chơi an toàn, đảm bảo phòng ngự nhưng không thấy cải thiện khả năng chuyền bóng. Dụng có lẽ vẫn sẽ được sử dụng như ở U23 châu Á lần trước với vai trò dự bị khi đội chuyển về phòng ngự 5-4-1.
    [​IMG]
    Ảnh 3.5 - Giống như Chung, Dụng cũng chỉ chuyền cơ bản, chuyền ngang và cự ly còn ngắn hơn. Có nên gọi là Dụng 5 mét?
    3. Trung vệ lệch phải:
    Huỳnh Tấn Sinh (Quảng Nam) - Nguyễn Đức Chiến (Viettel):
    “Trời đã sinh Chiến, sao còn sinh Sinh!” - câu cảm thán đã đi cùng Đức Chiến nhiều năm, qua bao giải đấu ở lứa trẻ. Cả hai bằng tuổi, chiều cao cũng xêm xêm nhau nhưng chưa lần nào Đức Chiến chiếm được vị trí đá chính. Bước vào kỳ SEA Games lần này, Tấn Sinh gặp phải chấn thương trước giải, cùng với lịch thi đấu nặng nên Đức Chiến đã được sử dụng khá nhiều.

    Ảnh 3.5 - So sánh khả năng chuyền bóng của các trung vệ của U22 Việt Nam.
    Có thể thấy điểm nổi trội của Đức Chiến là khả năng làm bóng thuộc hàng tốt nhất trong lứa cầu thủ này. Rất tự tin cầm bóng và thường xuyên đưa ra những đường chuyền đột biến cao với 3,7 đường chuyền xuyên tuyến mỗi 90 phút, phát triển bóng chỉ sau Văn Hậu với 8,6 lần và người duy nhất sẵn sàng cầm bóng xộc thẳng tới phần ba cuối sân. Trong khi Tấn Sinh, do gặp chấn thương từ đầu giải, đã mất hoàn toàn sự tự tin chơi bóng như ở vòng loại U23 châu Á. Chuyền dài nhiều nhất với 9,3 lần, tỷ lệ chuyền chính xác thấp nhất, cả khi bị gây áp lực, Tấn Sinh cho thấy anh hoàn toàn vô hại mỗi khi có bóng, chỉ chuyền đơn điệu và khi bị gây áp lực thì đá dài lên. Đây mới là Tấn Sinh mà chúng ta thường biết.
    Vậy tại sao dù đội bóng gặp khó khăn trong khâu triển khai bóng, HLV Park vẫn không muốn sử dụng Đức Chiến đá trung vệ? Hãy xét tới khía cạnh còn lại.

    Ảnh 3.6 - So sánh khả năng phòng ngự của các trung vệ U22 Việt Nam
    Con số của Đức Chiến có tính gộp trong 3 trận đấu cuối, nhưng nó cũng phần nào cho thấy chất lượng phòng ngự của Đức Chiến vẫn có phần kém hơn một Tấn Sinh đang không ở thể trạng tốt nhất. Gây áp lực nhiều hơn, thường xuyên vào bóng và cũng bị vượt qua nhiều hơn, tranh chấp bóng bổng cũng kém hơn hẳn với chỉ 65%. Và đặc biệt, Đức Chiến phạm lỗi khá nhiều với 2,3 lần mỗi 90 phút, điều HLV Park không muốn nhất ở trung vệ. Trong khi Tấn Sinh, với rất nhiều tiểu xảo vung tay, cùi chỏ, lên gối các thứ mà CHỈ bị thổi phạt 1,3 lần. Điều này đã chứng minh Tấn Sinh phòng ngự quá vững chãi và tinh quái, đọc tình huống và luôn đưa ra phương án phòng ngự phù hợp. Trong khi Đức Chiến, người nổi tiếng với những cú vào bóng dũng mãnh ở V.League, có phần quá thiên về mẫu dập, phòng ngự cậy sức. Mà yêu cầu của HLV Park Hang Seo đã quen thuộc, luôn sẵn sàng đánh đổi sự mạo hiểm trong tấn công lấy sự an toàn trong phòng ngự.
    Nhưng rồi, khi đội bóng lâm vào thế khó, Đức Chiến đã cho thấy sự hữu ích của mình, ở một vị trí khác. Mỗi giải đấu HLV người Hàn Quốc luôn có “con át chủ bài” trên ghế dự bị, có thể thay đổi cục diện trận đấu và ở SEA Games lần này, người đó chính là Đức Chiến. Quyết định đưa anh vào sân trong trận gặp U22 Thái Lan là một trong những quyết định sáng suốt nhất trong 2 năm qua, như đưa một bánh răng giúp ổn định toàn bộ những bánh răng đang xô lệch bên cạnh, đúng như nghĩa đen của từ “tiền vệ trụ”. Hơn nữa, bối cảnh trận đấu sau hiệp một rất đòi hỏi phải có sự thay đổi:
    • U22 Việt nam xoay sang 3-5-2 nhằm bảo vệ khu vực trung tuyến có phần bị áp đảo bởi 4-2-3-1 của U22 Thái Lan.
    • Trọng Hoàng trở lại vị trí hậu vệ phải và đóng vai trò kéo bóng như thường lệ, nhưng hai tiền vệ trung tâm Việt Hưng - Hoàng Đức đều chỉ thuận chân trái, xu hướng chuyền bóng của họ hướng về cánh trái cho Thanh Thịnh. Nên có một cầu thủ vừa đảm bảo khâu phòng ngự, vừa xoay sở tốt để thoát pressing và ưu tiên chuyền bóng về trục phải, giống như những gì Tuấn Anh thể hiện ở ĐTQG.
    • Đỗ Hùng Dũng có thể trở về đá trụ nhưng với vai trò tổ chức quan trọng sau khi Quang Hải chấn thương, HLV Park muốn Hùng Dũng chơi phía trên hơn. Còn các phương án khác như Tiến Dụng, Thanh Sơn hay Thái Quý không cho thấy khả năng chịu nổi áp lực khủng khiếp ở vị trí này.
    • Và Supachai Jaided, tiền đạo của đối phương có thể hình quá tốt, thường xuyên lùi về nhận bóng khiến U22 Việt Nam cần một cầu thủ có thể kiểm soát anh ta.
    Mọi yếu tố trên đều cho thấy chỉ còn Đức Chiến là cầu thủ phù hợp nhất. Không lạ lẫm với vai trò này, Đức Chiến vốn thường xuyên thi đấu ở trung tuyến trong những mùa giải qua ở Viettel. Khả năng chuyền bóng xuyên tuyến thường được khai thác để mở biên, và sự mạnh mẽ trong phòng ngự ở không gian giữa sân giúp hạn chế anh mắc lỗi ở những vị trí nguy hiểm. Hơn thế nữa, Đức Chiến với tư thế tự nhiên của một cầu thủ thuận chân phải, đem lại sự ăn ý với những đồng đội cùng CLB như Trọng Hoàng, Hoàng Đức, giúp cho U22 Việt Nam tái hiện trục phải như ở ĐTQG.
    [​IMG]
    Ảnh 3.7 - Tam giác phối hợp của Viettel trên ĐT U22 Việt Nam vừa qua.
    Mặc dù chưa hoàn hảo, khả năng xoay xở dưới áp lực chưa thực sự tốt, Đức Chiến vẫn có thể coi đã đáp ứng hầu hết yêu cầu ở vai trò này. Lúc này có lẽ Đức Chiến đang có phần giống Duy Mạnh 2 năm về trước, ở ngưỡng cửa lựa chọn giữa trung vệ và tiền vệ xem đâu là vị trí để tập trung phát triển. Điều này thì tùy duyên, theo nhu cầu của đội bóng, “nghề chọn người” chứ cầu thủ cũng chắc đã được lựa chọn. Ít nhất thì ở giải đấu sắp tới, Chiến sẽ không còn phải thốt lên câu nói ấy nữa.
    4. Trung vệ lệch trái:
    Đoàn Văn Hậu (SC Heerenveen)
    Với trình độ chơi bóng của mình, có lẽ không có gì phải bàn cãi về những gì Văn Hậu đã thể hiện. Áp đảo hoàn toàn về mặt tranh chấp so với đối phương, là mối nguy hiểm lớn nhất ở tình huống cố định. Nếu không vì huy chương Vàng thì đáng lẽ Văn Hậu không cần thiết phải tham dự SEA Games luôn. Nhưng nếu nhìn rộng hơn, nhiều người phần nào cũng nhận ra, đó là Văn Hậu, dù phát triển rất sớm, thi đấu chuyên nghiệp cùng với các đàn anh từ 16, 17 tuổi, thì 3 năm đã qua Văn Hậu... không có nhiều thay đổi.
    Phong cách thi đấu của Văn Hậu thiên về phòng ngự, không phải mẫu xuyên phá như những người chơi cánh đối diện. Dù ở CLB hay ĐTQG thì khả năng leo biên của Văn Hậu vẫn chỉ loanh quanh mức tròn vai, tạt bóng bình thường, thỉnh thoảng sút xa nhưng đó không phải vai trò chính. Hậu có xu hướng chơi thấp để ban chuyền nhưng ai theo dõi số liệu của page ở vòng loại WC mới đây thì khả năng chuyền bóng không có gì đặc biệt. Được giao nhiệm vụ trung vệ làm bóng chính ở kỳ SEA Games này, Văn Hậu về lý thuyết tất nhiên là cái tên chất lượng nhất. Nhưng kể cả khi đứng đầu các chỉ số chuyền bóng so với đồng đội thì vấn đề vẫn dễ nhìn ra, chỉ có 1,8 đường chuyền xuyên tuyến mỗi 90 phút và có tới 7,2 đường chuyền dài chỉ kém Tấn Sinh (nhưng trong đó lại có đường kiến tạo cho Đức Chinh). Xử lí dưới áp lực không tốt, không chơi được hai chân thì đá dài vẫn luôn là lựa chọn thường xuyên của các trung vệ chúng ta.
    [​IMG]
    Ảnh 3.8 - Đồ thị chuyền bóng của Văn Hậu có cự ly đa dạng và tất nhiên thiên về hướng của chân thuận.
    Nghe có phần hơi khắt khe, nhưng hãy thành thật một chút. Chúng ta đang nói tới hậu vệ trái SỐ MỘT Việt Nam trong vòng 5-10 năm (5 năm tới đã không có thấy ai bằng rồi). Không lẽ Văn Hậu chỉ đạt được đến mức như vậy? Đây là lúc chúng ta phải thừa nhận, dù nghe phũ phàng, nhưng bóng đá Việt Nam, cả về chất lượng đào tạo lẫn môi trường thi đấu, không đủ để giúp Văn Hậu phát triển hơn nữa. Văn Hậu có phẩm chất quá đặc biệt, chưa từng có trong lịch sử và không biết làm thế nào có thể nâng tầm anh. Nếu còn ở Việt Nam, Văn Hậu vẫn sẽ thi đấu ngày này qua ngày khác vì không có ai hơn, quanh quẩn ở mức bình bình như vậy, và rồi “bỗng nhiên” gặp một chấn thương nặng sau quãng thời gian thi đấu liên tục. Câu chuyện nghe quen đúng không?
    Dù sao anh cũng mới 20 tuổi, so với nhiều cầu thủ đồng trang lứa còn chưa được đá V.League thì Văn Hậu thi đấu liên tục trong 3 năm nay, không có thời gian để thở chứ đừng nói đến việc tìm ra hướng phát triển phù hợp với bản thân. Vụ chuyển nhượng nhiều giấy mực tới Hà Lan dù vì lý do gì nữa thì Văn Hậu vẫn là người được lợi. Giờ thì Hậu được coi đúng vị thế của mình là một “cầu thủ trẻ”, được CLB kiên nhẫn hỗ trợ tạo điều kiện để phát triển những điều cơ bản nhất. Sau khi một thời gian chuyển tới châu Âu, dấu ấn về THỂ HÌNH là thứ dễ thấy nhất. Trong những trận đấu đã qua, Văn Hậu ngày càng gây áp lực thường xuyên hơn, sẵn sàng áp đặt về mặt thể chất với đối phương. Đổi lại thì Văn Hậu vẫn còn phạm lỗi rất nhiều ở kỳ SEA Games này. Dù sao những tín hiệu cho thấy chúng ta có quyền hy vọng Đoàn Văn Hậu có thể vượt ngưỡng, hoàn thiện hơn sau khi trở về.
    Lê Ngọc Bảo (Phố Hiến)
    Lê Ngọc Bảo là một phát hiện của mùa giải Hạng Nhất 2019, anh cũng thường xuyên góp trong mỗi đợt tập trung của U22 Việt Nam. Chàng trai này có sự nghiệp khá lận đận. Sau tình huống... phản lưới nhà hồi khoác áo U19 thì anh không được triệu tập lại nữa, và cũng thay đổi nhiều CLB khi chỉ sắm vai dự bị. Năm 2019 với việc t̶r̶ở̶ ̶v̶ề̶ ̶P̶V̶F̶ chuyển ra Bắc đầu quân cho Phố Hiến, cầu thủ gốc Phú Yên mới thực sự được trao cơ hội.
    [​IMG]
    Ảnh 3.8 - Biểu đồ chuyền bóng của Bảo, một trong số ít những trung vệ thuận chân trái ở lứa cầu thủ này. Anh mạnh về tịnh tiến bóng, thường xuyên chuyền hướng lên.
    Mang tấm băng đội trưởng của đội bóng xứ nhãn ***g, Ngọc Bảo chính là người thể hiện rõ nhất phong cách mà CLB này đang hướng tới khi là một trong số ít những trung vệ có khả năng làm bóng tốt. Thế nhưng điều đó lại chỉ thể hiện qua mỗi trận gặp... U22 Brunei. Hai trận còn lại được đá chính, Ngọc Bảo khá mờ nhạt và xét đến các chỉ số phòng ngự như ở hình 3.6, có thể dễ dàng nhận ra anh không đảm bảo về mặt phòng ngự tốt bằng đồng đội. Thiếu nhiều kinh nghiệm thi đấu đỉnh cao, dù sao Ngọc Bảo vẫn là một lựa chọn dự bị vừa đủ.
    5. Hậu vệ biên - Wing back
    Đỗ Thanh Thịnh (SHB Đà Nẵng) - Hồ Tấn Tài (Becamex Bình Dương) - Nguyễn Trọng Hoàng (Viettel).
    Một trong những cơn đau đầu tiếp theo cho HLV Park. Trọng Hoàng là người được bổ sung cho U22 Việt Nam vì lý do gì, có lẽ đến nay chúng ta đã rõ. Hậu vệ cánh chính là nơi đáng lo nhất của lứa cầu thủ 97-98, có rất ít sự lựa chọn chất lượng, so với những cái tên ở lứa trước như Văn Thanh, Xuân Mạnh, Hồng Duy, Văn Kiên. Việc trả Trọng Hoàng lại vai trò hậu vệ biên cho thấy sự thật phũ phàng, đó là hai hậu vệ cánh tốt nhất của U22 Việt Nam ở VCK U23 châu Á sắp tới chưa đáp ứng đủ yêu cầu của một Wing back.

    Ảnh 3.9 - Khả năng chuyền bóng của các hậu vệ biên của U22 Việt Nam.
    Trong những trận đấu vòng bảng, Trọng Hoàng đã liên tục phải hoán đổi từ hậu vệ lên trên hàng công. Mỗi khi chơi tiền đạo lệch chúng ta lại được thấy Trọng Hoàng đúng như ngày xưa, hay như hình ảnh ở V.League: sức mạnh vượt trội, dứt điểm được cả hai chân, thường xuyên đưa ra những đường chọc khe hiểm hóc nhưng... đỡ bước một văng vài mét, bỏ lỡ hàng tá cơ hội khi xâm nhập vòng cấm. Nhìn anh khổ sở bên trong khoảng không giữa hàng phòng ngự đối phương, việc trở lại vị trí sinh ra dành cho mình là điều tất yếu.
    Khả năng chịu đựng áp lực tốt nhất trong các hậu vệ biên, Trọng Hoàng giúp đội bóng có thể phối hợp bóng ngắn theo trục dọc biên, thay vì buộc phải đá dài mỗi khi đối phương pressing bên cánh. Ở phần ba cuối sân, Trọng Hoàng chơi đa dạng, sẵn sàng phối hợp chồng biên chứ rất ít đưa ra quả tạt sớm. Không cần bàn cãi về màn trình diễn suốt 1 năm qua, anh là cầu thủ tốt nhất ở Việt Nam có thể đảm nhận vai trò của cả hậu vệ lẫn tiền vệ cánh. Tuy nhiên, Trọng Hoàng đang dần cho thấy dấu hiệu tuổi tác. Các trận đấu về cuối giải anh càng ít dâng lên tấn công và có phần dễ bị vượt qua. Là một trong 3 cầu thủ thi đấu nhiều nhất - 540 phút , dù có là người khỏe nhất đội thì Trọng Hoàng cũng đã 30 tuổi, lịch thi đấu quá nặng khiến anh không thể duy trì cường độ hoạt động như thường lệ.

    Ảnh 3.10 - So sánh các chỉ số phòng ngự và tranh chấp của các hậu vệ biên U22 Việt Nam.
    Hồ Tấn Tài thi đấu không khác nhiều so với chúng ta thường biết. Thể lực tốt và rất ít khi bị vượt qua, đứng nhóm đầu trong chỉ số phòng ngự của đội bóng. Và vấn đề của Tài tất nhiên là trong giai đoạn tấn công. Ai theo dõi từ lâu thì cũng biết anh có mỗi bài chuyền đột biến duy nhất là chuyền chéo vào bên trong. Xử lý khó khăn khi bị đối phương gây áp lực khiến Tấn Tài thường phải vội vàng tạt bóng (Tỷ lệ tạt vào vòng cấm so với đường chuyền là 88%). Việc đưa Tấn Tài sang cánh trái ở trận Chung kết vốn cũng để đảm bảo phòng ngự là chính. Không thể phủ nhận Tấn Tài đang dần tiến bộ, cải thiện nhiều khi leo biên nhưng ở giải đấu này, rõ ràng anh vẫn chưa thể vượt qua cái bóng quá lớn của Trọng Hoàng và HLV Park buộc phải có quyết định đảm bảo lợi ích cho đội bóng.
    [​IMG]
    Ảnh 3.11 - Khoảnh khắc này đã chứng minh rằng, dù là có hậu vệ cánh tốt nhất của cả thế hệ, và cũng đang là một trong những hậu vệ cánh hàng đầu ở V.League, Tấn Tài vẫn phải chấp nhận sự thật rằng mình chưa thể cạnh tranh cho một suất ở ĐTQG.
    Đỗ Thanh Thịnh cũng mạnh ở khả năng tạt bóng, và rất buồn là chỉ có vậy. Thanh Thịnh có xu hướng chuyền khá giống Văn Hậu khi chơi ở biên, và chất lượng cũng ở mức trung bình. Không cho thấy sự tự tin khi có bóng, đặc điểm dễ nhận ra nhất là Thanh Thịnh chuyền về QUÁ NHIỀU. Pha ném biên không phải chỉ là một lần, xu hướng cho thấy trong toàn bộ các hậu vệ biên dưới thời Park Hang Seo đến nay chưa từng thấy hậu vệ biên nào chuyền về nhiều như vậy. Thiếu tự tin chơi bóng đến nỗi thay vì làm nhiệm vụ ôm biên, kéo dãn hàng phòng ngự đối phương, không ít lần anh...lùi về phía sau bọc lót cho Văn Hậu cầm bóng đột phá. Ngoài ra, hạn chế về mặt thể hình khiến Thanh Thịnh không thể đảm bảo phòng ngự như Tấn Tài. Như vậy đáp án đã rõ, cả Thịnh và Tài vẫn chỉ chơi như những “hậu vệ cánh” cổ điển, và chưa đáp ứng được toàn bộ yêu cầu trong sơ đồ 3 trung vệ.
    [​IMG]
    Ảnh 3.12 - Xu hướng chuyền bóng cho thấy Thanh Thịnh chuyền dài và chuyền về nhiều hơn hẳn những người khác.
  6. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.847
    Đã được thích:
    3.928
    6. Tiền vệ trung tâm:
    Đỗ Hùng Dũng (Hà Nội):
    Trong số rất nhiều cái tên đã được triệu tập trong 4 năm đã qua, không có tiền vệ trung tâm nào của lứa cầu thủ sinh năm 97-98 đủ sức lên tuyển quốc gia. Là người chơi đa năng nhất ở cấp đội tuyển, việc Hùng Dũng được triệu tập tới SEA Games 30 sẽ giúp HLV Park có nhiều phương án để lắp ghép. Phương án đầu tiên mà anh đảm nhận không mấy hiệu quả bởi tiền đạo lệch thực sự là vị trí đòi hỏi quá cao. Nhưng với chấn thương của Quang Hải, không ai khác ngoài Hùng Dũng là người phù hợp nhất để nắm vai trò nhạc trưởng.
    [​IMG]
    Ảnh 3.13 - Sau nhiều năm chỉ đóng vai "phó tướng" ở cả CLB lẫn ĐTQG, đây là giải đấu đầu tiên Hùng Dũng trở thành người lãnh đạo của tập thể.
    Và anh đã không làm phụ lòng HLV Park và người hâm mộ. Từ khi chuyển sang 3-5-2, Hùng Dũng đã được đặt về đúng với sở trường, hoạt động cần mẫn dọc sân, lên công về thủ. Mặc dù chất lượng chơi bóng không quá vượt trội, anh lại có một khả năng mà không có ai ở U22 Việt Nam sánh bằng, kể cả Quang Hải, điều cho thấy sự khác biệt của cầu thủ trẻ với cầu thủ kinh nghiệm ở V.League - đó là... tạt bóng. Tạt nhiều nhất đội và cũng là người kiến tạo nhiều cơ hội từ quả tạt nhất, mỗi 90 phút Hùng Dũng tạt tới 7.2 lần, tạo ra 2 pha dứt điểm. Những cú tạt rất cuộn từ chấm cố định đã trở thành thứ vũ khí chính của U22 Việt Nam ở giải này. Đổi lại thì khả năng phòng ngự của Hùng Dũng khá đáng lo ngại. Gây áp lực lên đối phương nhiều nhưng lại quá ít lần phòng ngự, bị rê qua nhiều hơn so với số lần giành được bóng. Hụt hơi trong những tranh chấp tay đôi là lí do anh bị thay ra trong trận gặp Thái Lan ở ĐTQG. Nguyên nhân thì không có gì lạ, Hùng Dũng cũng đã thi đấu liên tục trong năm 2019, chắc số trận thi đấu chỉ kém Quang Hải một chút.

    Ảnh 3.1 - Các chỉ số chuyền bóng của Hùng Dũng không nhỉnh hơn đồng đội do thi đấu nhiều vị trí khác nhau.
    Triệu Việt Hưng (Hoàng Anh Gia Lai) - Nguyễn Hoàng Đức (Viettel)
    Vốn là những sự lựa chọn hàng đầu sau vòng loại U23 châu Á, nhưng với sự xuất hiện của Hùng Dũng, một trong hai người sẽ phải “nhường” bớt thời lượng thi đấu là điều dễ hiểu. Thực tế ở vòng bảng, cả hai đều được trao cơ hội tương đương nhau, nhưng ở những trận đấu quyết định sự sống còn, Hoàng Đức mới là người thể hiện tốt hơn.

    Ảnh 3.15 - So sánh khả năng phòng ngự và tranh chấp tay đôi của các tiền vệ trung tâm U22 Việt Nam.
    Về mặt tấn công, Việt Hưng vẫn cho thấy khả năng xuyên phá xuất sắc, những đường chuyền phát triển bóng là điểm mạnh. Thể lực dồi dào và sẵn sàng xâm nhập vào khoảng trống giữa các hàng phòng ngự, thậm chí là xâm nhập vòng cấm địa. Nhưng anh không có thể hình tốt để tự tin cầm bóng qua người, cũng không thường xuyên dãn biên để tạt. Việt Hưng đưa bóng tới phần ba cuối sân tốt, nhưng ở trong không gian hẹp anh không làm được gì nhiều, khả năng trực tiếp tạo cơ hội, hay tự dứt điểm không ấn tượng. Trong khi đó, 3-5-2 đòi hỏi cao khả năng tự xoay sở của bộ đôi đá lệch do không có nhiều lựa chọn chuyền bóng.
    Về khía cạnh phòng ngự, ai cũng biết Việt Hưng là một cỗ máy pressing thực thụ. Nhưng ở SEA Games này, tính hai mặt của pressing của thể hiện rât rõ. Bất kỳ lúc nào, Việt Hưng cũng chỉ quan tâm đến trái bóng. Phòng ngự không gian kém , luôn sẵn sàng rời khỏi đội hình để gây áp lực, và khi gặp những đối thủ khôn khéo hay bị áp đảo về quân số thì Việt Hưng dễ dàng bị vượt qua. Tắc bóng nhiều nhất nhưng cũng là người bị vượt qua nhiều nhất, nó cho thấy việc sử dụng Việt Hưng ở vị trí tiền vệ trụ quá rủi ro, không thích hợp trong thế trận U22 Việt Nam phải phòng ngự kín kẽ. Chỉ một tình huống đọc sai, Việt Hưng sẽ khiến tuyến giữa “toang” và bị đối phương tấn công vỗ mặt trung lộ. Và đây là vấn đề tồn tại đã rất lâu, ai theo dõi page vài năm rồi chắc cũng thấy nhiều video về những quyết định phòng ngự của Việt Hưng (và HAGL nói chung).

    Ảnh 3.16 - Một tình huống phản công khá khó trong trận gặp U22 Lào. Giữa hai lựa chọn: quay về bảo vệ trung tuyến và để Đức Chiến theo người cầm bóng; hoặc tự mình áp sát đối phương và để Đức Chiến quay về; tất nhiên Việt Hưng lựa chọn phương án 2. U22 Lào dễ dàng chuyền qua anh và có một pha tấn công thẳng trung lộ.

    [​IMG]
    Ảnh 3.17 - Việt Hưng đầy hồn nhiên dâng lên áp sát Supachok, để rồi hậu vệ U22 Thái Lan chuyền vào chính khu vực anh vừa bỏ lại.


    Ảnh 3.18 - Và đỉnh điểm khiến cho HLV Park không thể tiếp tục tin tưởng Việt Hưng ở vị trí phòng ngự: Anh tự làm mất bóng ở sân nhà rồi... tự quay lại lấy luôn. Có thêm 1 lần tắc bóng thành công, trông có vẻ đẹp số liệu nhưng không ai muốn đội bóng rơi vào cảnh này.
    Những vấn đề trên cho thấy Việt Hưng nên sử dụng được sử dụng ở vai trò giống như Đỗ Hùng Dũng và cần có người bọc lót phỉa sau. Thực tế thì ở CLB, HLV Lee Tae Hoon đã từng chơi như vậy ở giai đoạn nửa đầu năm 2019 dù không duy trì được lâu, khi bộ ba như bước ra từ trong game Football Manager: Tuấn Anh lùi sâu - Việt Hưng con thoi - Minh Vương tổ chức trong sơ đồ 3-5-2 tỏ ra rất hiệu quả (Lí do cho việc lên tuyển Tuấn Anh ngay lập tức hòa nhập). Nhưng ở SEA Games lần này, Việt Hưng thực sự ở trong thế “tiến thoái lưỡng nan”: lùi thì không chắc chắn như Đức Chiến mà tiến thì chẳng bằng Hùng Dũng, Hoàng Đức. Rồi đến khi Quang Hải trở lại, có lẽ ở U23 châu Á sắp tới anh sẽ phải chấp nhận một vai trò xoay tua.

    Ảnh 3.19 - Biểu đồ chuyền bóng của bộ ba tiền vệ này, Việt hưng và Hùng Dũng đều mạnh về tịnh tiến bóng chân thuận, trong khi Hoàng Đức có phần xoay sở tốt hơn và chuyền đa dạng hơn
    Sau một mùa giải bị đẩy lên đá tiền đạo, cuối cùng Hoàng Đức cũng trở lại vị trí sở trường và đóng vai trò quan trọng ở Viettel trong năm 2019. Dường như Hoàng Đức cho thấy mình là mẫu cầu thủ tấn công có nhiều phần đối lập với Quang Hải, không chỉ về chiều cao. Quang Hải mạnh về nhãn quan chuyền bóng , xoay sở phạm vị hẹp, xử lí gọn gàng nhưng lại rất ít khi cầm bóng đi quá 10m, Hoàng Đức thì đầy khéo léo, ưa xử lí nhiều chạm và sẵn sàng dẫn bóng xuyên phá hàng phòng ngự. Quang Hải tạo ra nhiều cơ hội bóng sống và thường sút ngay ở các chấm đá phạt, trong khi Hoàng Đức ít chọc khe, chuyền xuyên tuyến nhưng lại tạt bóng tốt để tạo ra cơ hội đa dạng. Khi đội bóng gặp khó khăn ở vòng bảng, Hoàng Đức đã cho thấy sự phù hợp với 3-5-2, với Trọng Hoàng, và cả sở trường sút xa thường xuyên được thể hiện bao năm qua.
    Và sự phù hợp hơn nữa đến từ cách phòng ngự. Có phần thụ động và hạn chế tranh chấp tay đôi trực diện, Hoàng Đức vẫn có thể đóng góp không ít trong phòng ngự. Thay vì lao vào tranh bóng (dive into tackle) như Việt Hưng, Hoàng Đức thường xuyên đeo bám (closing down), di chuyển be góc, be hướng chuyền bóng của đối phương. Kỹ thuật này là thứ được thấy thường xuyên ở những cầu thủ chơi ở lớp đầu tiên trong hệ thống phòng ngự của HLV Park, với mục đích rõ ràng, không phải trực tiếp giành lại bóng mà là ép đối phương phải chuyền hướng về hai cánh, đó mới là nơi những trận chiến diễn ra, nơi chúng ta có các hậu vệ biên và trung vệ lệch đầy sức mạnh. Hoàng Đức không tắc bóng nhiều nhưng với lợi thế sải chân dài, anh đứng đầu trong các tiền vệ với 1,5 lần cắt bóng và 1,3 chặn đường chuyền, hiệu chỉnh mỗi 90 phút. Trong những thế trận U22 Việt Nam lùi sâu, cách phòng ngự hiện đại này của anh đã giúp hệ thống phòng ngự được duy trì ổn định.
    [​IMG]
    Ảnh 3.20 - Hoàng Đức thường hướng cơ thể theo chiều ngang, tận dụng lợi thế hình thể để che chắn, không cho đối phương chuyền bóng vào trung lộ mà ép phải tấn công biên.
    Nếu U22 Việt Nam vẫn chơi 3-4-3, hay nếu Quang Hải không chấn thương, chưa chắc Hoàng Đức đã có nhiều dấu ấn đến vậy. Hai năm trước, Đức sút ra ngoài trong cơ hội mười mươi ở U20 World Cup. Hai năm sau, anh đã không bỏ lỡ cơ hội thêm lần nữa.
    [​IMG]
    Ảnh 3.21 - "Tôi chỉ vung chân sút bừa" - nói bởi người đã cày nát mặt sân Hàng Đẫy với cả trăm cú sút xa suốt những năm qua.
    Trương Văn Thái Quý (Hà Nội):
    Vốn là người bị đánh giá yếu nhất trong khả năng chuyền bóng, tất nhiên với bối cảnh ở SEA Games lần này Thái Quý không thể cạnh tranh cho vị trí đá chính. Dường như luôn có sự khác biệt giữa dự định trong đầu so với những gì Thái Quý thực sự làm trên sân. Các hướng chuyền bóng khá ổn, nhưng kiểu gì cũng bị chuyền quá lực, hoặc quá nhẹ khiến đường bóng đi lập bập không mấy ưng ý. Có lẽ đây là vấn đề về kỹ thuật cơ bản của anh hoặc do anh không thích nghi tốt mặt sân. Dù sao với điểm mạnh về sự chăm chỉ, cường độ hoạt động cao giúp cho anh vẫn hữu ích trong mắt HLV Park. Quá rủi ro khi chơi bên trong, Thái Quý được đẩy ra bên cánh khi đội xoay về khối phòng ngự 5-4-1, vừa hạn chế chuyền lỗi ở sân nhà lại vừa duy trì được áp lực phía trên.
    [​IMG]
    Ảnh 3.22 - Mới ngày nào còn là bộ đôi tiền vệ trung tâm, cả Hưng và Quý đều bị đẩy ra hai bên cánh...
    Trần Thanh Sơn (Hoàng Anh Gia Lai):
    Không quá khác so với những gì từng viết hồi giải U22 Đông Nam Á đầu năm, Thanh Sơn cho thấy khả năng chuyền bóng đa dạng, tổ chức lối chơi và kéo bóng tốt. Nhưng điểm yếu về tinh thần lại một lần nữa thể hiện, Sơn hoàn toàn không xử lý tốt dưới áp lực và không biết thoát khỏi sự kèm cặp của đối phương trong trận gặp U22 Singapore. Qua người không, thoát pressing kém, đóng góp phòng ngự thưa thớt, Thanh Sơn không đủ chất lượng để chơi lùi sâu trong 3-5-2. Có lẽ CLB Hoàng Anh Gia Lai phải thừa nhận rằng họ không giúp cầu thủ của mình phát triển toàn diện được chút nào, rất nhiều người quanh năm ngày tháng vẫn những điểm yếu cố hữu như vậy, bất chấp việc kỹ năng với bóng của họ có phần trội hơn cầu thủ của những lò khác.
    [​IMG]
    Ảnh 3.23 - Nếu chỉ xét khả năng chuyền bóng thì Thanh Sơn hẳn rất hay đấy...
    7. Tiền đạo lệch:
    Nguyễn Trọng Hùng (Thanh Hóa FC):
    Rất tiếc cho Trọng Hùng vì chấn thương xảy ra quá sớm nên không có nhiều thời gian để chứng minh thành quả trong suốt 1 năm qua. Bất chấp hình ảnh... bật HLV Đức Thắng, không chịu rời sân hồi đầu mùa, Trọng Hùng vẫn duy trì màn trình diễn ổn định dù CLB của anh gặp nhiều khó khăn. Ngoài những điểm mạnh đã nêu ở đầu thì Trọng Hùng bị đánh giá thấp về vấn đề thể lực. Với nền tảng không tốt, hoàn toàn có thể nghi ngại về cường độ phòng ngự của anh. Phẩm chất không cho thấy sự phù hợp với 3-5-2, tất nhiên khi bình phục chấn thương thì Trọng Hùng không cạnh tranh vị trí trên hàng công được. Phát kiến mới đây có thể sẽ giúp anh được sử dụng một vai trò khác hẳn.
    Nguyễn Quang Hải (Hà Nội FC):

    [​IMG]
    Ảnh 3.24 - Quang Hải rất đa năng nhờ đã thi đấu ở hầu hết những không gian trên hàng công.
    Năm 2018 là một bước tiến vượt bậc của Quang Hải. Anh vượt qua toàn bộ những đàn anh khác, để tự khẳng định mình mới chính là nhạc trưởng của ĐTQG vào lúc này. Với phát kiến đưa Quang Hải sang cánh phải, HLV Park Hang Seo đã trao cho Quang Hải rất nhiều vai trò mà chỉ có một mình anh mới có thể đảm đương tốt nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, sang năm 2019, với khối lượng thi đấu khổng lồ, chất lượng thi đấu có phần giảm sút. Và nếu chúng ta để ý, đó là trong năm 2019, Quang Hải đã liên tục phải... trở về bên cánh trái.
    Lí do lớn nhất chính là sự thiếu vắng của những cái tên chơi phía đối diện. Chấn thương của Phan Văn Đức để lại hệ lụy quá lớn cho hệ thống 3-4-3 của HLV Park. Người được sử dụng thường xuyên trong năm 2019 là Văn Toàn, dù có đang là một trong những người có phong độ cao nhất ở V.League, không cho thấy mình có thể chơi tốt bên trái suốt 2 năm đã qua. Đến nỗi HLV Park phải thử nghiệm một người chưa từng thi đấu quốc tế như... Việt Phong là đủ hiểu sự bí bách mà hàng công ĐTQG đang trải qua. Điều này dẫn đến việc Quang Hải, giống như SEA Games này, liên tục phải thay đổi hết bên trái đến bên phải.
    Lí do nữa chính là ở cấp CLB. Như những gì đã viết trên page trong năm, đã nhiều năm qua Quang Hải vẫn chỉ được sử dụng ở đúng vị trí lệch bên trái trong hàng tiền vệ 3 người. Tại sao việc chơi bên nào lại có ý nghĩa to lớn đến vậy mà mình phải nhắc đi nhắc lại? Vì Quang Hải có cái chân trái ma thuật, còn chân phải chỉ để... đặt trụ. Việc chơi bên nào sẽ liên quan rất nhiều tới xu hướng chuyền bóng, góc quan sát của một cầu thủ chỉ thuận một chân, dẫn đến họ làm những điều khác nhau với trái bóng. Chơi lệch bên trái, Quang Hải sẽ bị thu hẹp góc nhìn, và hầu hết chỉ đưa ra những đường chuyền biên mở biên, phát triển bóng cho hậu vệ cánh, xâm nhập khoản trống để chồng biên, xuyên phá hàng phòng ngự hay sút xa (như ở CLB), thay vì phía đối diện, chơi ở hành lang trong bên phải sẽ có rất nhiều lựa chọn chuyền bóng khác nhau - vai trò thiên về tổ chức lối chơi, trực tiếp tạo cơ hội (như ở ĐTQG). Nhưng rồi với lịch thi đấu trong năm nay, hơn 80% số trận Quang Hải chơi bên trái, thì chúng ta vẫn phải gọi đó là vị trí “sở trường” của anh. Đó là cách duy nhất mình có thể giải thích về sự đi xuống mà người ta gọi là “chán bóng” của Quang Hải, khi ở CLB thì đá một đằng, lên tuyển lại chơi một nẻo.
    [​IMG]
    Ảnh 3.25 - Thay đổi xoành xoạch vị trí khiến xu hướng chuyền bóng của Quang Hải ở SEA Games khá lẫn lộn.
    8. Tiền đạo cắm:
    Nguyễn Tiến Linh (Becamex Bình Dương) - Hà Đức Chinh (SHB Đà Nẵng):
    Một cuộc cạnh tranh thực sự thú vị giữa hai tiền đạo tốt nhất của thế hệ. Những năm đầu còn đá đội U, trong khi Tiến Linh thể hiện khả năng dứt điểm tốt và rất lười hoạt động, thì Đức Chinh là một cỗ máy chạy không biết mệt cùng với biệt danh “Chinh gỗ”. Ngay từ những ngày đầu, yêu cầu của cả hai trong quãng đường phát triển sự nghiệp khá rõ ràng: Tiến Linh cần phải học cách đóng góp nhiều hơn vào lối chơi, còn Đức Chinh cần cải thiện khả năng dứt điểm của mình.
    Không như bộ đôi Công Phượng - Văn Toàn, Tiến Linh và Đức Chinh không được hậu thuẫn đến độ ngay lập tức đá chính ở V.League. Chinh đi khắp 3 miền đất nước từ Than Quảng Ninh, vào TP.HCM đá Hạng Nhất rồi mới chuyển tới Đà Nẵng còn Linh tất nhiên phải bắt đầu từ băng ghế dự bị ở Bình Dương. Nhưng cũng nhờ vậy mà cả hai được phát triển bình thường, với sự kèm cặp của những HLV, đàn anh trong CLB. Chinh dưới trướng của hai HLV đều từng là tiền đạo xuất sắc của bóng đá Việt Nam - Lê Huỳnh Đức và Nguyễn Việt Thắng. SHB Đà Nẵng tất nhiên còn sở hữu Đỗ Merlo, tiền đạo huyền thoại của V.League. Tiến Linh thì luôn có một hình mẫu để noi gương hàng ngày, chính là đội trưởng Anh Đức. Tất cả đều có những ảnh hưởng không nhỏ lên sự nghiệp của cả hai.
    Mặc dù cùng thế hệ nhưng hai người rất ít khi chơi chung, do chiến thuật của U19 Việt Nam bấy giờ chỉ có 1 tiền đạo cắm. Và sự đua tranh bắt đầu khi Đức Chinh cho thấy sự phù hợp hơn ở thời điểm ấy nhờ khả năng chơi độc lập trên hàng công. Từ sau U20 World Cup khi Đức Chinh đá chính cả 3 trận ở U20 World Cup, sự nghiệp của anh bứt lên, tham dự SEA Games 29 và rồi trở thành một phần quan trọng ở kỳ tích U23 châu Á 2018, còn Tiến Linh gặp phải chấn thương. Nhưng sau kỳ ASIAD 2018, số phận bắt đầu đảo ngược. Đức Chinh dần đánh mất phong độ còn Tiến Linh liên tục nổ súng ở V.League, 22 bàn trong 2 mùa đã qua và đã liên tục được khoác áo ĐTQG. Khi một tiền đạo được đánh giá hơn những người khác nhờ khả năng...phòng ngự, thì khi những người khác dần hiểu được cách phòng ngự dưới thời HLV Park, Đức Chinh không còn chỗ đứng ở ĐTQG cũng là điều dễ hiểu.
    [​IMG]
    Ảnh 3.26 - Không ai khác, chính Tiến Linh cho thấy mình đã cải thiện khả năng phòng ngự thế nào ở SEA Games vừa qua.
    Ở SEA Games 30 vừa qua, có thể thấy Đức Chinh vẫn ...tốn bóng như ngày nào. Là người làm mất bóng nhiều đội với 4.2 lần bị đối phương tắc bóng mỗi 90 phút. Chơi ít chạm, ít khi qua người, Đức Chinh cũng không mấy sáng tạo trong khả năng chuyền bóng. Anh có thể càn lướt tốt, giữ được bóng dể chờ đồng đội dâng lên, như những gì từng thể hiện thời U19, nhưng nhìn chung những trận đấu càng khó anh lại càng thiếu đi sự hiệu quả . Và điều tốt nhất anh làm được là che chắn bóng để giúp đội kiếm được quả phạt. Thật trùng hợp là trong bối cảnh của U22 Việt Nam lúc này lại rất phụ thuộc vào tình huống cố định!

    Ảnh 3.27 - Khả năng tấn công của bộ đôi tiền đạo ở SEA Games 30. Tiến Linh cho thấy anh hiệu quả hơn Đức Chinh, ngoài dứt điểm...
    Trong khi đó, kể từ AFF Cup 2018 đến nay, Tiến Linh ngày càng tiến bộ và ngày càng chơi giống... Anh Đức. Sau khi người đàn anh từ giã đội tuyển, chỉ có Tiến Linh mới là người phù hợp nhất để thay thế vai trò tiền đạo mục tiêu trong 3-4-3. Kể từ lúc được làm việc với HLV Park, Tiến Linh đã dần cải thiện hình ảnh chỉ biết chờ trong vòng cấm để dứt điểm trước đây. Không chỉ đóng góp phòng ngự, anh sẵn sàng chơi lùi sâu, thường xuyên phối hợp cùng đồng đội, mạnh dạn cầm bóng xuyên phá hàng phòng ngự. Với sự nhạy cảm trong vòng cấm địa vẫn còn nguyên, không ngoa khi nói Tiến Linh đang trở thành tiền đạo toàn diện nhất Việt Nam lúc này.
    Và điều cả hai đang làm quá tốt so với kỳ vọng, đó là dứt điểm. U22 Việt nam có 24 bàn thì bộ đôi tiền đạo đóng góp hơn một nửa. xG toàn đội chênh tới... 5,5 bàn, chính nhờ khả năng dứt điểm quá “bén” của cả hai. Không tính Penalty thì Tiến Linh vẫn ghi nhiều hơn kỳ vọng 2,1 bàn, còn con số này của Đức Chinh là... 3,7. Nguyên do phần lớn đến từ bóng bổng với xG thấp, trong khi khả năng không chiến của cả hai ở giải đấu này đều mức tốt, cá biệt Đức Chinh với 5 bàn thắng bằng đầu thì đều ở trong vòng 5m50. Các đối thủ ở SEA Games để họ dứt điểm ở những tình huống quá nguy hiểm, và chắc chắn là ở U23 châu Á sắp tới mọi chuyện sẽ không dễ dàng như vậy. Chưa có nhiều thời gian chơi cạnh nhau, hy vọng thời gian tới HLV Park có thể giúp bộ đôi tiền đạo này ăn ý hơn trong năm 2020.
    Hướng tới năm 2020
    Về giải U23 châu Á 2020:
    • 3-5-2 nhiều khả năng sẽ là đội hình xuất phát, và đội sẽ xoay chuyển sang 3-4-3 theo tình hình trận đấu.
    • Điều đáng lo ngại nhất chính là khả năng làm bóng của TOÀN BỘ hàng hậu vệ. U23 Việt Nam sẽ phải chơi bóng dài nhiều để tận dụng bộ đội tiền đạo hoặc tiếp tục phụ thuộc vào khả năng tổ chức của Quang Hải, anh sẽ chơi thấp hơn nhiều so với U23 châu Á năm 2018.
    • Các tình huống cố định sẽ tiếp tục được khai thác tối đa. Nhưng vấn đề nằm ở việc trong khi có 3 người đá phạt chân trái thì không có Đỗ Hùng Dũng, U23 Việt Nam mất đi người tạt tốt bằng chân phải. Rất có thể Trọng Hùng hoặc Thái Quý sẽ có thời lượng ra sân để thực hiện tình huống cố định.
    Về cấp ĐTQG:
    • HLV Park rồi cũng sẽ phải giải quyết dứt điểm câu chuyện giữa 3 tiền đạo hay 2 tiền đạo. 3-4-3 của HLV Park đòi hỏi quá cao ở hai tiền đạo lệch (Inside Forward). Phong cách của Quang Hải vừa là hộ công, vừa là tiền vệ cánh, vừa là tiền vệ trung tâm, thì Phan Văn Đức có phần thiên về đảm nhận vai trò hộ công - tiền vệ cánh - tiền đạo với những pha xâm nhập phía sau hàng phòng ngự. Vừa phải tham gia phòng ngự tích cực, liên tục quán xuyến không gian phòng ngự có từ 2-3 cầu thủ đối phương, đến khi có bóng lại phải xử lý nhanh để phản công. Những yêu cầu quá hiện đại của HLV Park khiến nhiều cầu thủ Việt Nam không đáp ứng nổi, 2 năm qua những cầu thủ từ U23 Thường Châu vẫn phải thi đấu liên tục mà không có ai để thay thế. Hai năm nữa có thể sẽ có Lê Xuân Tú, 3,4 năm nữa là Trần Mạnh Quỳnh, nhưng mặt bằng chung số lượng vẫn là quá ít.
    • Tín hiệu cho thấy 3-5-2 sẽ được sử dụng nhiều hơn, và điều đó sẽ tạo ra cơ hội cho không ít mẫu cầu thủ mới. Những cầu thủ con thoi như Triệu Việt Hưng, hay Trần Văn Công của Hồng Lĩnh Hà Tĩnh có thể là nhân tố thử nghiệm, hay thiên về phát triển bóng như Mạc Hồng Quân, Trần Minh Vương sẽ được trở lại đội tuyển. Nhưng nhìn chung với những con người đang có lúc này, kể cả Đội tuyển chính thức chuyển thành 3-5-2 cũng không quá khó khăn.
    cuadongphi, hungdb, sexmovie3 người khác thích bài này.
  7. ptsondr

    ptsondr Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    28/10/2006
    Bài viết:
    23.292
    Đã được thích:
    18.689
    Nghe nói trận giao hữu 1-1 vs UAE cách đây mấy tháng là nó chưa có 7 thằng tuyển thủ QG. Giờ có thêm 7 thằng này là nó mạnh phết đấy!
    --- Gộp bài viết: 07/01/2020, Bài cũ từ: 07/01/2020 ---
    Công nhận dài thiệt, chưa có thời gian để nghiền ngẫm :D
  8. nongdanHN

    nongdanHN Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/02/2007
    Bài viết:
    5.248
    Đã được thích:
    2.550
    Đá xéo XT à :))
  9. muaxuanbackinh

    muaxuanbackinh Moderator box bóng đá VN

    Tham gia ngày:
    09/07/2003
    Bài viết:
    7.847
    Đã được thích:
    3.928
    Đúng mịa nó rồi còn gì nữa. Thằng toàn diện nhất là văn Thanh thì kĩ năng chuyền đảo cánh cũng còn kém
  10. atlas07

    atlas07 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2015
    Bài viết:
    5.531
    Đã được thích:
    2.863
    Đọc bài mà bác Mùa Xuân Bắc Kinh gửi em có một vài nhận xét như sau:

    01. Bài viết có một số đánh giá chưa đúng về các cầu thủ do hiểu lầm cách vận hành của các đội tuyển Việt Nam dưới thời cụ Park. Em có thể đính chính lại như sau:
    a. Các đội tuyển Việt Nam dưới thời cụ Park không phân chia khu vực phòng thủ, mà sẽ phòng thủ theo cách sau: đã đeo bám cầu thủ nào thì đeo bám đến cùng, vị trí mình mình bỏ lại sẽ được đồng đội lấp đầy, cho nên chúng ta sẽ thấy rất nhiều lần Văn Hậu sang cả bên cánh phải, hay tiền đạo cắm của mình về tận sân nhà để đeo bám đội bạn.

    02. Tư thế phòng thủ của Hoàng Đức là tư thế phòng thủ cơ bản mà bất cứ ai đi đá bóng đều biết chứ chưa kể đến cầu thủ chuyên nghiệp, tuy nhiên tác giả đã nâng lên thành một đặc điểm khác biệt của Hoàng Đức. Đây có lẽ nằm ở sự thiên vị.

    03. Tác giả đã tự mâu thuẫn với chính mình khi ở cùng một tình huống thì lại khen Hoàng Đức nhưng chê Việt Hưng. Với trường hợp khen Hoàng Đức thì tác giả đã phân tích khá đúng với xu hướng của các đội tuyển Việt Nam thời cụ Park đó là không cần tắc bóng mà chỉ cần tì người, be đường chuyền, bắt chân, v.v. chấp nhận bị vượt qua, vì sẽ có đồng đội bọc lót phía sau xử lý tiếp. Tuy nhiên, cũng chính tác giả lại vi phạm nguyên tắc này khi chỉ trích Việt Hưng tham áp sát và bị qua người.

    04. Đoạn phân tích về Văn Hậu thì có vẻ sai lầm nhiều hơn là đúng. Thứ nhất, vị trí của Văn Hậu tại CLB và Đội tuyển là hoàn toàn khác nhau mặc dù đều đá ở cánh trái. Ở CLB Văn Hậu đá với sơ đồ 4-3-3 thiên về phòng thủ, còn ở Đội tuyển Văn Hậu đá với sơ đồ 3-4-3 thiên về tấn công. Ở CLB thì gọi là hậu vệ cánh (fullback), còn ở Đội tuyển thì gọi là cầu thủ chạy cánh (wingback), rõ ràng là vai trò khác nhau. Còn ở Seagames Văn Hậu đá như trung vệ lệch trái. Vị trí này cũng là một điều thú vị của các đội tuyển Việt Nam dưới thời cụ Park khi có thể dâng lên đá như tiền vệ cánh, lúc đó cầu thủ chạy cánh, hoặc tiền vệ trung tâm sẽ về trám chỗ. Ở Seagames Văn Hậu rất nhiều lần đá như này. Đặc biệt ở trận Chung kết gặp Indo, nếu chúng ta để ý thì Văn Hậu rất nhiều lần kéo Tấn Tài lại trao đổi cái gì đó, khả năng cao là dặn dò Tấn Tài bọc lót cho mình khi mình dâng lên. Khả năng tấn công và chuyền bóng của Văn Hậu là chuyện không phải bàn. Tuy nhiên tác giả nhận định ngược lại, không hiểu vì sao? Các quả tạt của Văn Hậu và Tấn Tài cực kì khó phá, vì có độ xoáy, lạng rất cao. Nếu phá không cẩn thận sẽ bị phản lưới nhà. Ngoài ra, hai bạn này cũng có những quả chọc khe chết người. Ví dụ: Tấn Tài có hai quả chuyền thành bàn cho Tiến Linh tại trận giao hữu với Trung Quốc. Văn Hậu có quả phất bóng từ sân nhà cho Anh Đức vừa chạy vừa đánh đầu ghi bàn. Nếu phất bóng không tốt (bóng bay không chậm, lực không vừa phải, không có điểm rơi) thì tiền đạo không thể vừa chạy vừa xử lý bóng được.

    05. Các trung vệ thường có xu hướng chuyền dài theo như tác giả là vì bị áp lực. Đây là một nhận định hoàn toàn sai lầm. Lối chơi dưới thời cụ Park có một miếng đánh là triển khai tấn công từ hàng trung vệ. Nếu các bác xem lại các pha bóng của các đội tuyển Việt Nam dưới thời cụ Park, đặc biệt là Đội tuyển lớn thì sẽ thấy Tiến Dũng, Ngọc Hải, Duy Mạnh có rất nhiều pha phất bóng cực tốt cho tuyến trên tấn công. Ba trung vệ và tiền vệ trung tâm là các vị trí cụ Park luôn muốn cầu thủ có khả năng phất bóng tốt. Nhiều người không nhận thấy khả năng của Xuân Trường, chứ riêng em vẫn bảo lưu quan điểm Xuân Trường sẽ luôn có suất trên Đội tuyển trừ khi anh đánh mất chính mình, bởi vì Xuân Trường là người có những đường chuyền tốt nhất Việt Nam bây giờ, ngoài ra cũng là người thông minh, tiếp thu chiến thuật rất nhanh.

    06. Nhận xét về Thái Quý và Thanh Sơn quá ngắn và mang nhiều tính áp đặt, võ đoán nên em không tranh luận.

    07. Đỡ bóng văng hàng mét. Tác giả có ý chê Trọng Hoàng đỡ bóng văng hàng mét. Tuy nhiên, đây lại là yêu cầu của BHL hiện nay. Khi đỡ bóng là phải mở người chạy ngay để tránh bị đốn, thoát pressing, mở ra cơ hội phát triển bóng, v.v. Đỡ dính bóng là một kĩ thuật rất cơ bản mà ai cũng có thể làm được nếu có đi đá bóng, nhưng không hiểu sao có rất nhiều người lại đi chê cầu thủ chuyên nghiệp ở kĩ năng này, trong khi không hiểu một điều rằng, đỡ dính bóng là điều chẳng cầu thủ đá sân 11 nào sử dụng trừ những lúc tập chuyền dài.

    Tóm lại, em có cảm giác tác giả bài viết này chưa nghiên cứu kĩ cách vận hành lối đá của các đội tuyển dưới thời cụ Park nên nhận xét có phần chủ quan. Bên cạnh đó có một số đánh giá mang đậm tính chủ quan, không có căn cứ dẫn chứng, ví dụ như Văn Toàn đá cánh trái kém, sử dụng Việt Phong là sự bí bách của cụ Park, v.v.

    Em xin gửi lại một bài đã viết vào ngày 28.10.2019 về cách vận hành của các đội tuyển Việt Nam dưới thời cụ Park, qua đó chúng ta sẽ có nhìn nhận khách quan hơn về các cầu thủ và cách họ vận hành trên sân. Bài viết cũng chỉ là cảm nhận chủ quan của em, rất mong các bác cùng góp ý ạ.
    =====================
    Từ ngày ông Park cầm quân, mọi người vẫn hay nghĩ rằng ông Park sử dụng lối chơi phòng thủ chặt phản công nhanh, tuy nhiên ít người để ý rằng, sơ đồ 3-4-3 mà cụ Park sử dụng lại có tính tấn công rất cao. Sức mạnh của nó hầu hết nằm ở khả năng tấn công như vũ bão. Như các cụ đã từng chứng kiến, rất nhiều pha bóng của Việt Nam, Ngọc Hải hoặc Duy Mạnh hoặc Tiến Dũng dâng lên sát khu vực 16m50 của đội bạn. Tiến Dũng hay Ngọc Hải nhiều khi còn hoạt động như một tiền vệ công thực thụ. Chính vì đội hình có thiên hướng tấn công như vậy nên nó đòi hỏi rất cao về chất lượng của các cầu thủ.
    Để vận hành sơ đồ siêu tấn công này các cầu thủ phải đáp ứng được các yếu tố sau:
    01. Sức khỏe thực sự tốt
    02. Hoàn toàn hiểu rõ vai trò của mình trong đội hình
    03. Có tính linh hoạt cao với khả năng chơi có bóng và không bóng tốt. Đây là yếu tố rất quan trọng, bởi vì nếu không, đội hình 3-4-3 rất dễ tan nát khi đang tấn công thì bị phản công
    Về cơ bản, sơ đồ 3-4-3 được xây dựng trên những yêu cầu sau:
    01. Các cầu thủ cần tuyệt đối tuân thủ kỉ luật trong một trận đấu, để cho các vị trí hoạt động một cách trơn tru, không dẫm chân lên nhau.
    02. Lên công về thủ nhịp nhàng, toàn đội là một khối công thủ thống nhất. Điều này rất dễ nhận thấy khi kể cả tiền đạo cắm của chúng ta cũng tham gia bắt người rất rát.
    03. Ba trung vệ cần phải phối hợp tốt với hai cầu thủ chạy cánh.
    04. Kiểm soát, luân chuyển bóng tốt.
    05. Trung vệ giữa (trung vệ quét - vị trí của Ngọc Hải) là một vị trí đặc biệt quan trọng trong việc phòng thủ cũng như hỗ trợ hàng tiền vệ. Các pha bấm bóng, hay đánh chặn từ giữa sân của Ngọc Hải thể hiện điều này.
    06. Hai cầu thủ chạy cánh là tối quan trọng trong cả tấn công lẫn phòng thủ.
    07. Hai tiền vệ trung tâm luôn phải ý thức bịt lỗ hổng ở hai cánh trong các đòn chống phản công của đội bạn, khi hai cánh của mình đã dâng cao. Hoặc hỗ trợ các trung vệ khi họ dâng cao.
    08. Để vận hành được những yêu cầu trên thì kĩ năng giao tiếp và khả năng làm việc nhóm của các cầu thủ trên sân phải siêu tốt. Chính vì lý do này, ông Troussier sau khi đội U19 Việt Nam thắng đội U19 Sarajevo lại đi khen câu đầu tiên là các cầu thủ U19 Việt Nam hôm nay giao tiếp trên sân rất tốt. :D Cũng chính vì lý do này mà các cầu thủ mới, các gương mặt mới ít khi được sử dụng ngay trong lần đầu tiên lên tuyển. Để giao tiếp, hiểu ý nhau một cách hoàn hảo thì nhất thiết phải cần thời gian. Những pha chuyền bóng lườm rau gắp thịt của Ngọc Hải, hay bỏ bóng của Công Phượng, Quang Hải, v.v. không phải tự dưng mà đến, mà nó chính là thành quả của cả một quá trình chơi bóng cùng nhau.
    Chính vì những lý do trên, nên để xây dựng được một đội hình 3-4-3 hoàn hảo ta phải cần:
    01. Tìm đúng nhân sự - Đây là việc rất khó. Tìm một người nhanh, khỏe, mạnh, có cảm giác không gian tốt, công mạnh, thủ khéo, biết hỗ trợ cho đồng đội đã khó, nay phải tìm được 23 người thì càng khó hơn. Nhiều người hay đặt ra câu hỏi: tại sao Tuyển Quốc gia đá 3-4-3 thành công mà các tuyển trẻ, hay CLB lại không đá theo lối đó? Mặc dù 3-4-3 là một đội hình khó, nhưng khi đã làm chủ được nó thì sẽ đánh đâu thắng đó. Ai cũng biết vậy. Tuy nhiên, có tìm được con người phù hợp cho sơ đồ này hay không mới là điều quan trọng. Do đó, ta thường rất hay ức chế khi các HLV đội tuyển trẻ sử dụng đội hình 4-4-2 một đội hình cân bằng giữa công và thủ thay vì đội hình 3-4-3. Nhưng em hy vọng, sau bài này, chúng ta nên bớt chỉ trích họ là tốt nhất.
    02. Toàn đội phải có kỷ luật và làm việc ăn ý với nhau - Chỉ cần một người lạc nhịp toàn đội có thể bị sụp đổ ngay khi các lỗ hổng không được bọc lót kịp thời. Đây cũng chính là lý do tại sao các cầu thủ có xu hướng chơi tự do lại không được ông Park gọi lên Tuyển mặc dù đá rất hay. Hãy tưởng tượng đội hình 3-4-3 như một cỗ máy đồng nhất, chỉ cần một chi tiết hỏng là cả cỗ máy sẽ nằm đắp chiếu ngay. Do vậy chúng ta cần phải thông cảm cho ông Park trong việc gọi người và ráp đội hình. Chúng ta luôn đòi hỏi những gương mặt mới lên tuyển. Tuy nhiên, thay vì kêu gọi chung chung, hãy chỉ ra xem các cầu thủ mình muốn ông Park gọi lên Tuyển có phù hợp với những yêu cầu đã nêu ở trên hay không?
    03. Cũng vì thiên về tấn công cho nên mọi vị trí trong đội hình 3-4-3 đều phải là những cầu thủ điêu luyện với trái bóng. Mẫu trung vệ nhìn thấy bóng là phá mạnh lên phía trước đều không được trọng dụng ờ đội hình này. Chính vì lẽ đó chúng ta hay thấy ông Park sử dụng các cầu thủ tưởng như trái với sở trường của họ nhưng thực ra lại rất phù hợp với yêu cầu của sơ đồ này, ví dụ như Duy Mạnh là tiền vệ được kéo về đá trung vệ. Hay Ngọc Hải có những cú chuyền điểm rơi không thua kém gì Xuân Trường cả. Hay Tuấn Anh đôi lúc kiêm luôn cả vai trò trung vệ, v.v. Từ thời ông Park cầm quân, ta thấy các cầu thủ Việt Nam luôn luôn bình tĩnh thoát pressing bên phần sân nhà chính là vì lý do này.
    Đó cũng là lý do tại sao ông Park luôn gọi một vài cầu thủ mới lên Tuyển nhưng không sử dụng ngay. Vì để đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, một cầu thủ cần phải có thời gian chứ không phải một sớm một chiều mà có ngay được. Nên nhớ, bộ khung của Đội Tuyển đều là những người đã chinh chiến với nhau rất lâu rồi, kể cả từ trước khi ông Park đến cho đến khi ông Park đến.
    Trên đây là một số yêu cầu chung cho đội hình 3-4-3. Phần tiếp theo em sẽ đi sâu vào vai trò lối chơi và yêu cầu của từng vị trí.
    Trước tiên, em muốn đề cập đến hàng tiền đạo. Vì đây là vị trí đang xảy ra tranh cãi nhiều nhất hiện nay, ví dụ như Công Phượng mất cảm giác bóng sao vẫn được gọi, Văn Quyết đá hay thế sao bị loại. Mạc Hồng Quân thì sao, v.v. và v.v.
    Đầu tiên, như tên gọi của nó, sơ đồ 3-4-3 có 3 mũi tấn công, chúng ta hay chia ra thành cánh trái, cánh phải, cắm. Tuy nhiên, trên thực tế ta thấy ba mũi này của Việt Nam thường hay luân chuyển cho nhau, lúc thì ông này nhô lên, hai ông kia thụt xuống, lúc thì hai ông nhô, một ông thụt, lúc thì cả ba ông nhô. Lúc thì trái, lúc phải, lúc giữa, lúc thì cả ba ập vào, v.v. Nói một cách hình tượng là như một khẩu súng 3 nòng, thò ra thụt vào rất khó lường. Đây chính là sự biến ảo nhất của sơ đồ này. Nó khiến cho hàng thủ của đối phương hoa mắt chóng mặt không biết nên theo kèm ai, bỏ ai. Dân mạng Việt Nam đã từng chế memes kiểu như: kèm Anh Đức thì Văn Đức ghi bàn, kèm Văn Đức thì Anh Đức ghi bàn, kèm cả Anh Đức lẫn Văn Đức thì cho Đức Chinh vào lùa, v.v. và v.v. Và đây cũng là điều khiến một số BLV nhầm tưởng Quang Hải đá hộ công, hay Việt Nam đá với đội hình 3-5-2. Nhưng thực sự không phải. Đây chỉ đơn giản là chiến thuật chạy chỗ của hàng công mà thôi.
    Nói chung, tuyến tiền đạo, ngoài nhiệm vụ ghi bàn ra, họ còn phải đóng vai trò sáng tạo lối chơi qua sự thò thụt như đã nói ở trên. Ngoài ra, như đã nêu về đặc tính của sơ đồ 3-4-3, tuyến tiền đạo phải có trách nhiệm:
    01. Gây áp lực lên hàng thủ của đối phương, ép họ chuyền về, chặn đường chuyền lên của họ.
    02. Cướp bóng, áp sát khiến cho hàng thủ của đối phương lúng túng, từ đó phạm sai lầm. Các tiền đạo của chúng ta đã rất nhiều lần cướp bóng thành công. Pha ấn tượng nhất chính là Văn Quyết gây áp lực làm cho hậu vệ Olympic Nhật Bản lúng túng khống chế bóng lỗi khiến Văn Toàn cướp được bóng và chuyền cho Quang Hải sút tung lưới của họ.
    03. Phối hợp với cầu thủ chạy cánh để giãn biên, khuấy đảo cánh của đối thủ khiến cho hàng thủ của đối phương quá tải. Đội tuyển Việt Nam đã có rất nhiều pha bóng thành bàn nhờ những dạng đánh kiểu này. Một trong những cầu thủ để lại ấn tượng lớn nhất chính là Phan Văn Đức.
    04. Sáng tạo tối đa để làm sao cho đối phương luôn run rẩy sợ hãi. Điều này thì Công Phượng làm khá tốt. Khi anh vào sân thì đối phương luôn phải cắt cử ít nhất hai người để mắt theo dõi, khiến cho sức tấn công, khả năng gây áp lực của họ suy giảm rõ rệt.
    05. Thu hút hàng thủ, ghim hàng thủ của đối phương vào một chỗ để cho đồng đội có không gian dứt điểm.
    Để thực hiện được 5 yêu cầu trên, các tiền đạo phải đáp ứng được các yếu tố sau:
    01. Nhanh, khỏe, khéo.
    02. Kĩ năng rê dắt giỏi.
    03. Khả năng hoạt động trong phạm vi vô cùng hẹp. Chính vì điều này mà Công Phượng hay bị mang tiếng oan là cầm bóng đâm vào hàng thủ của đội bạn. :P
    Ngoài các yêu cầu trên thì người chơi ở vị trí cắm còn phải làm tường cho đồng đội, kéo hàng thủ của đối phương lùi thật sâu, dẫn tới việc bỏ vị trí.
    Để thực hiện được nhiệm vụ này thì tiền đạo cắm phải to, khỏe, khéo, và đánh đầu tốt để hoàn thành nhiệm vụ là người kết liễu đối phương. Pha đánh đầu vào lưới Thái Lan tại King's Cup là điển hình cho những bàn thắng của tiền đạo cắm trong sơ đồ 3-4-3.
    Trái ngược với tiền đạo cắm hút hậu vệ lùi sâu thì tiền đạo cánh lại có nhiệm vụ hút hậu vệ giãn biên để cầu thủ chạy cánh bó vào trong. Nhiều pha ăn bàn của Tuyển Việt Nam xuất phát từ những tình huống như này. Pha ấn tượng nhất chắc là pha Cậu Út Văn Hậu bó vào trong, xỉa bóng cho Đức Chinh sút tung lưới U23 Thái Lan, mở đầu một trận thắng 4-0 vang dội. Để chơi như vậy thì kĩ năng chuyền bóng cũng là một kĩ năng mà tiền đạo cánh phải có vì phạm vi hoạt động tương đối rộng của họ.
    nhnglhnhung303 thích bài này.

Chia sẻ trang này