1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giải U21: Chọn quân cho tuyển

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi halosun, 21/10/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    Đọc bài này đúng là ghen tị với Thái Lan

    Khi nói về sự phát triển vượt bậc của bóng đá Thái Lan trong những năm gần đây, người ta thường nhắc đến tầm vóc của Thai-League, tức giải ngoại hạng bóng đá Thái Lan, hiện đang được các tổ chức bóng đá thế giới đánh giá đã ngang tầm với J-League (Nhật Bản) về mức độ chuyên nghiệp.

    Và khi nhắc đến Thai-League, những người làm bóng đá Thái Lan đều cảm ơn ông Ong-arj Kosinkar - người đã từng rời bỏ chức vụ Tổng thư ký của LĐBĐ Thái Lan để sang châu Âu học tập kinh nghiệm điều hành giải ngoại hạng và trở về xây dựng Thai-League hùng mạnh như hiện nay. Hiện ông Ong-arj Kosinkar đang là Chủ tịch của giải đấu này và trong tuyên bố mới nhất, ông khẳng định Thai-League không chỉ bắt chước mô hình mà sẽ áp dụng toàn bộ hệ thống tiêu chuẩn theo đẳng cấp châu Âu chứ không phải của châu Á.

    Câu chuyện ấy đủ để chúng ta nhận thức rõ hơn về khoảng cách giữa bóng đá Việt Nam và Thái Lan. Không đơn thuần chỉ là trình độ giữa 2 đội tuyển quốc gia mà còn ở những chi tiết nhỏ nhất như năng lực, cái tâm, cái tầm của những người điều hành. Nếu bóng đá Thái Lan có một Tổng thư ký dám bỏ “ghế” đi học thì bóng đá Việt Nam lại có một Tổng thư ký phải xin thôi nhiệm vụ vì trách nhiệm trong thất bại của đội U.23 tại SEA Games 2011, nhưng chỉ 3 năm sau, vị này quay lại với một chức vụ cao hơn là Phó chủ tịch LĐBĐ Việt Nam (VFF). Điều đáng nói đây không phải là trường hợp duy nhất ở các nhiệm kỳ VFF.

    Chưa hết, dù không trải qua một ngày làm công tác huấn luyện, cũng chưa từng có công trình nghiên cứu nào về bóng đá đỉnh cao, nhưng vị Phó chủ tịch VFF lại là Chủ tịch Hội đồng HLV quốc gia, trưởng các ban bóng đá chuyên nghiệp và chiến lược. Tổng cộng, vị Phó chủ tịch VFF có đến 14 chức danh khác nhau trong và ngoài nước. Để một phó chủ tịch VFF ngồi quá nhiều chiếc ghế quan trọng về chuyên môn là do chưa bao giờ yếu tố chuyên môn lại bị xem nhẹ như tại nhiệm kỳ này. Đơn cử, 5 vị trí lãnh đạo cao nhất của VFF đều không có ai xuất thân từ cầu thủ, HLV. Một mặt, có thể thấy VFF đã được xã hội hóa ở mức cao nhất, nhưng một mặt lại không thể hiện được tính chất xã hội - nghề nghiệp của tổ chức này, dẫn đến hiện tượng “đá lộn sân” và “ngồi nhầm ghế” ở các bộ phận rất cần người am hiểu về chuyên môn để có thể tham vấn và xây dựng kế hoạch phát triển lâu dài cho nền bóng đá.

    Không biết thì phải học để nâng cao trình độ, tuy nhiên quá trình học hỏi của bóng đá Việt Nam lại luôn là sự trì trệ lớn nhất. Nhờ sự giúp đỡ của bóng đá Nhật Bản, V-League từng có một chuyên gia sang làm trưởng BTC V-League, nhưng chỉ sau 5 tháng ngắn ngủi, khi ông này về nước, V-League lại được điều hành bởi một vị trưởng phòng tổ chức thi đấu của VFF vốn chưa từng trải qua kinh nghiệm điều hành thực tế. Ban đầu, V-League học theo mô hình tổ chức của Singapore, sau đó chuyển sang nghiên cứu mô hình của Hàn Quốc và bây giờ là Nhật Bản. Dù trải qua rất nhiều thay đổi, nhưng về bản chất V-League hiện nay không khác gì thời điểm chưa tiến lên chuyên nghiệp. Các CLB vẫn không thể tự chủ về tài chính, không có hệ thống các tuyến trẻ, không sở hữu sân vận động và Hội CĐV, dẫn đến tình trạng “biến mất” của gần chục CLB trong 5 năm gần đây. Đây cũng là lý do mà bản Quy chế bóng đá chuyên nghiệp vốn được xem là Luật Bóng đá chuyên nghiệp vốn được ban hành từ năm 2005 đến nay, nhưng mỗi năm lại chỉnh sửa một lần nhằm “giải quyết tình thế” thay vì phải được thống nhất để áp dụng một cách chuẩn xác.

    Đội tuyển quốc gia mạnh hay yếu, có đẳng cấp hay không, tùy thuộc vào chất lượng của các giải đấu nội địa. Mà muốn các giải đấu nền tảng này phát triển, lại phụ thuộc vào năng lực điều hành của các nhà quản lý. Thế nhưng, một khi yếu tố chuyên môn bị xem nhẹ, sự đóng góp của các chuyên gia giàu kinh nghiệm chỉ được giới truyền thông phản ảnh thay vì là những ý kiến chính thức trong các cuộc hội thảo do chính VFF tổ chức, thì không có cơ sở nào để bóng đá Việt Nam thiết lập được một chiến lược dài hạn cho nền bóng đá. Rõ ràng, việc đầu tiên mà VFF phải làm trước khi muốn cải tổ bóng đá Việt Nam đó là chấm dứt tình trạng “đá lộn sân” và “ngồi nhầm ghế” ngay trong tổ chức của mình.

    - See more at: http://www.sggp.org.vn/theodongthoisu/2015/10/399612/#sthash.7sJYFY9e.dpuf
  2. Rapid_Arrow2

    Rapid_Arrow2 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/10/2015
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    344
    Cái quan trọng nhất để phát triển bóng đá Việt Nam bây giờ phải là mặt cỏ đủ tiêu chuẩn, ít cũng phải như mặt cỏ Mỹ Đình thì mới nâng tầm được, mặt cỏ toàn như bãi chọi trâu thì chỉ phá kỹ thuật cơ bản của cầu thủ mà thôi. Các cầu thủ trẻ từ nhỏ đã phải tiếp xúc với mặt cỏ lởm lồi lõm bảo sao các kỹ năng cơ bản kém.
  3. thansau_72

    thansau_72 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2014
    Bài viết:
    4.163
    Đã được thích:
    4.812
    Để tôi giải thích với bác chuyện học mô hình kiểu VN nhé. Nó mới sang thì các ông đi sang đi du lịch tiêu pha. Đến mấy cái trung tâm của nó gật gù lia lịa vài hôm rồi về. Nhờ liên đoàn nước nó giới thiệu 1 ông HLV về là xong, gọi là học theo trường phái Nhật. Học mô hình thì phải nhìn như thằng Thái kìa. Nó muốn cái đội tuyển QG của nó đá với phong cách như thế. THế là xây dựng lối chơi thông nhất từ các tuyến U của QG. Đội nào cũng phải đá kiểm soát như thế. THuê HLV toàn những người có triết lý bóng đá như nhau. Ông này đi thì có ông khác thay, vẫn tận dụng được những thành quả của người đi trước.
    Chứ như VN, ông này đến thì nhặt cao to chơi bóng bổng. Ông sau thì nhặt kĩ thuật, bóng ngắn. Cứ thế xoay vòng 20 năm dậm chân tại chỗ.

    Mà thấy học hỏi lắm mô hình mà chả làm được cái mẹ gì. Lập mấy cái giải trẻ cho bọn đội trẻ nó đá quanh năm cũng không làm. 1 năm đá 7-8 trận chính thức thì khá lên thế nào nổi. Xin tiền tài trợ của FIFA mà không tổ chức đưa HLV có khả năng đi học trau dồi kiến thức để về đào tạo trẻ. Phải có cái lý do gì mà cầu thủ VN nó chuyền quả bóng 5m còn không nổi chứ.
    VoLichhaglvn thích bài này.
  4. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    hôm trc có vụ lùm xùm j đi học nghề đánh cá ngừ ở Nhựt đó, xem lại danh sách toàn các quan tỉnh đi học đánh cá ở Nhựt cả trong khi đám ngư dân là người trực tiếp đánh bắt thì éo ai đc đi theo :)), e nghĩ 1 time ngắn nữa thì Nhựt nó thấy mình nó vái cả nón rồi chạy mất dép luôn, nghĩ lại bịnh thiệt
    VoLichthrall_d thích bài này.
  5. AdamaT

    AdamaT Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/11/2015
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    78
    http://bongda24h.vn/bong-da-viet-na...om-de-doi-dau-lua-cong-phuong-168-122011.html

    Khỏi hỏi Thái Lan nha bác. Ăn quả lừa hết rồi. Mà đang xem đội sinh viên Hàn Quốc đá với Sanna Khánh Hòa. Đội nó đá cũng ngon nhưng giải tới U21 HQ không biết phải đội này không. Nếu không thì thôi xác định U21 HAGL bảo gặp U21 BTN trong trận CK và bảo vệ ngôi vô địch.
  6. halosun

    halosun Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    18.942
    Đã được thích:
    17.451
    đội Thái lởm thế này mà u21 việt nam thua thì không biết nói j đây, thôi chúc Minh Đức đá thắng thuyết phục tụi nó
    U21 Sing thì gà chắc rồi vì tụi Sing chả có nhân tài bóng đá
    --- Gộp bài viết: 06/11/2015, Bài cũ từ: 06/11/2015 ---
    Bảng HAGL nặng hơn hẳn bảng U21 Việt Nam nhỉ, bực mình thằng Thái này thiệt
  7. thansau_72

    thansau_72 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/03/2014
    Bài viết:
    4.163
    Đã được thích:
    4.812
    Nhìn chung thì cũng vì cái tâm huyết nó không có. CHọn danh sách đi sang toàn sếp với mấy ông nịnh hót giỏi. Những người muốn sang thật sự thì không ai cho sang. Vì cái quan niệm được đi nước ngoài là phần thưởng.
    Phải cho cái người hiểu biết về bóng đá đi học thì mới học được.
    Bây giờ mà hỏi cụ thể mấy cha VFF xem học mô hình Nhật với Hàn là học cái gì chắc cũng không trả lời nổi.
    VD: Đi sang học cách tổ chức bóng đá học đường, mô hình sở hữu CLB, cách thức thu hút CDV đến sân...
    Sang học thì đến mấy clb giỏi của họ mà đặt quan hệ đưa HLV của họ sang đào tạo trẻ cho mình. Hỏi xem họ tập cái giáo án gì mà cả nước Nhật họ chuyền bóng tốt thế. Mua cái giáo án ấy thì hết bao nhiêu tiền để còn mua.
    halosun thích bài này.
  8. LackOfMoney

    LackOfMoney Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    05/08/2009
    Bài viết:
    7.424
    Đã được thích:
    6.323
    Làm ăn thiếu uy tín vậy, sau khỏi mời thằng Thái chi mất công.
  9. Melkiorgin123

    Melkiorgin123 Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Bài viết:
    1.876
    Đã được thích:
    1.724
    Hagl sẽ bán hành cho u21 Hàn Xẻng
  10. haglvn

    haglvn Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    1.085
    Đã được thích:
    540
    Tôi nghĩ loại luôn đội này với lí do không đảm bảo đội hình như đã hứa là đem đội U21 ttực sự qua, cần quái gì xã giao giữ quan hệ với liên đoàn bóng đá Thái.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này