1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIẢI VÔ ĐỊCH THIẾU NIÊN THẾ GIỚI 2004

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi conan-shinichi, 09/11/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    GIẢI VÔ ĐỊCH THIẾU NIÊN THẾ GIỚI 2004

    Giải vô địch thanh thiếu niên thế giới (World Junior Championships) lần 2 sẽ được tổ chức tại Kobe, Nhật Bản từ 28/11 đến 5/11/2004. Đây là giải đấu thuộc hệ thống quốc tế dành cho lứa tuổi U18 nhằm phát hiện những tài năng trẻ của các quốc gia. Tại giải lần 1 ở Chilê, thắng lợi gần như tuyệt đối về các tuyển thủ Trung Quốc. Nhưng giải năm nay sẽ hứa hẹn nhiều bất ngờ khi tay vợt nam số 1 thế giới (bảng U18) hiện nay ko phải là người Trung Quốc mà là Seiya Kishikawa (Ngạn Xuyên Thánh Dã) của Nhật Bản. Seiya đã đánh bại chủ lực Lý Hổ (Trung Quốc) trong World Cadet Challenge cuối tháng 11 tại Bồ Đào Nha, và đã đứng nhất 2 tháng liền trong bảng U18. Cùng với Ai Fukuhara (nữ), Seiya Kishikawa được coi là niềm hy vọng lớn nhất của Nhật Bản. Ngoài ra còn phải kể đến những tay vợt rất mạnh như Kim Tae Hoon, Cho Eon Rae (HQ), Wu Chih-CHi (Đài Loan) , Janos Jakab (Hungary) đang đe doạ ngôi vị số 1 của bóng bàn trẻ TQ với Lý Hổ, Mã Long vốn ko được cọ xát gì nhiều trong năm 2004. Có lẽ nếu có bất ngờ thì chỉ có ở nội dung nam mới có thể có, vì ở nội dung của nữ, những Quách Dược, Phạm Anh, Lý Hiểu Hà (TQ), Ai Fukuhara (Nhật Bản) đã tách tốp, vượt hẳn so với các tay vợt còn lại (4 tay vợt trên đều có mặt trong top20 chính thức của thế giới), vì thế ngôi nhất bảng khó tuột khỏi tay các nữ vận động viên Trung Quốc. Nhật Bản đang ôm tham vọng lớn trong lần tổ chức này, với hy vọng tràn trề đạt được giải cao ở nội dung các nội dung của nam (năm 2003 Nhật đã từng được HCV đôi nam của Muramori Minoru - Seiya Kishikawa) và đôi nam nữ (hy vọng vào Kishikawa và Fukuhara). Việt Nam ko tham dự giải này, có lẽ thông tin về nó ko được coi trọng bằng các giải vô địch thế giới chính thức, nhưng conan cho rằng, đây là 1 giải đấu rất hay vì tuổi trẻ sung sức và sáng tạo mà Hãy cùng chờ xem ngôi vị độc tôn của Trung Quốc có còn trụ vững sau giải này hay ko.
  2. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    KẾT THÚC NỘI DUNG ĐỒNG ĐỘI: TRUNG QUỐC ĐẠI THẮNG
    Nội dung đồng đội đã kết thúc vào ngày 2/12/2004, với chiến thắng thuộc về Trung Quốc 2 năm liền. Ở giải nam, với chiến thắng nghẹt thở 3-2 trước Nhật Bản (Seiya Kisikawa, Jun Mizutani, Taku Takakiwa) ở bán kết, đội tuyển Trung Quốc (Chu Bân, Lý Hổ, Mã Long) đã chiến thắng dễ dàng đội láng giềng Hàn Quốc (Cho Eon Rae, Lee Jin Kwon, Yeo In Ho) 3-1 để bước lên bục cao nhất. Đồng hương của họ với nòng cốt là Thường Thần Thần, Phạm Anh và Lưu Thi Phỉ cũng vượt qua Nhật Bản (Ai Fukuhara, Nozomi Hasama, Yuka Ishigaki)với tỉ số 3-1 ở trận chung kết, chứng tỏ vị trí độc tôn của mình ở nội dung này.
    Kết quả chung cuộc nội dung đồng đội:
    Đồng đội nam:
    1. Trung quốc
    2.Hàn Quốc
    3.Nhật Bản
    Đồng đội nữ:
    1.Trung Quốc
    2.Nhật Bản
    3. Rumania
    [​IMG][​IMG]
    Thường Thần Thần và Mã Long
    Được conan-shinichi sửa chữa / chuyển vào 18:46 ngày 03/12/2004
  3. nck

    nck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2003
    Bài viết:
    324
    Đã được thích:
    0
    Conan-shinichi có vẻ nắm rõ thông tin về các giải trẻ nhỉ. Bạn có trận nào của các giải này không (càng mới càng tốt) cho xin mấy trận với. Mình có người bạn đang làm công tác huấn luyện rất muốn tìm hiểu về phong cách BB hiện đại. Nếu có thì giúp với nhé.
  4. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Cái này thì mình ko rành đâu, mình chỉ nắm thông tin thôi chứ từng trận cụ thể thì khó kiếm lắm. Có thể trang butterfly.co.jp nó sẽ cung cấp được một vài đoạn quay nhỏ, thường thì nếu tháng 11 có giải thì khoảng tháng 1 năm sau nó sẽ có, nhưng mà chỉ có 1, 2 cái gì đó à. Thường mình chỉ vào được trang tennisdemesa.com.br để lấy những trận của người lớn thôi, của trẻ khó kiếm lắm.
    Được conan-shinichi sửa chữa / chuyển vào 18:28 ngày 04/12/2004
  5. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    ĐƠN NAM: SỰ THẤT BẠI CỦA 2 HẠT GIỐNG:Hôm qua 3/12/2004, hạt giống số 1 Seiya Kishikawa (Nhật Bản) và hạt giống số 2 Lý Hổ (Trung Quốc) đã nhất loạt rời khỏi cuộc đánh đơn trước Lâm Thần (Trung Quốc) và Marc Duran (Tây Ban Nha). Nếu như bóng bàn Nhật còn khá xa khoảng cách so với Trung Quốc thì sự chiến bại của Lý Hổ là điều vô cùng đáng tiếc, vì anh vốn là đương kim vô địch 2003. Hôm nay sẽ diễn ra 2 cặp đấu bán kết giữa Lâm Thần - Mã Long (đều của TQ) và cặp Cho Eon Rae (Hàn Quốc) - Ngô Chí Kỳ (Đài Loan). Một cuộc chơi đã thiếu vắng những tên tuổi được hy vọng, và từ cuộc chơi này, Lâm Thần đã xuất hiện như một ngôi sao sáng trong tương lai của bóng bàn TQ.
    Lâm Thần - kết thúc hy vọng của hạt giống số 1 Seiya Kishikawa
    [​IMG]
    ĐƠN NỮ: AI FUKUHARA LỌT VÀO BÁN KẾTHạt giống số 2 người Nhật Bản, Ai Fukuhara, đã xuất sắc vượt qua hàng loạt đối thủ mạnh để vào tới bán kết, tranh tài cùng ...3 tay vợt người Trung Quốc. Ai Fukuhara, 16 tuổi, tay vợt thứ 25 thế giới, là niềm hy vọng hàng đầu của Nhật Bản ở nội dung đơn nữ. Có thể Ai sẽ khó có cơ hội trước một Lưu Thi Văn thừa kế nhiều kinh nghiệm từ các đàn chị, nhưng biết đâu, cô sẽ làm nên một bất ngờ?
    Ai Fukuhara (JPN)
    [​IMG]
    ĐÔI NAM NỮ: SEIYA KISHIKAWA/ AI FUKUHARA LẠI MỘT LẦN DỪNG CHÂN TRƯỚC "BỨC TƯỜNG" TRUNG QUỐC
    Hôm nay 4/12, Seiya Kishikaw/ Ai Fukuhara của Nhật Bản lại một lần nữa nói lời tạm biệt với cuộc chơi khi để thua Mã Long/ Thường Thần Thần (Trung Quốc), để trận đấu chung kết của nội dung này chỉ là cuộc tranh chấp nội bộ giữa Mã Long/ Thường Thần Thần và Chu Bân/ Lưu Thi Văn.
    Seiya Kishikawa - Ai Fukuhara in action
    [​IMG]
    ĐÔI NAM: NHẬT BẢN VẪN CÒN HY VỌNGVượt qua Andrej Gacina/ Tomislav Zubcic (Croatia)4-2 ở bán kết, Seiya Kishikawa/ Jun Mizutani của Nhật Bản bước vào chung kết để gặp Mã Long/ Chu Bân (TQ) ở chung kết sẽ diễn ra ngày mai. Seiya đã từng cùng với đàn anh Muramori Minoru vô địch đôi nam ở giải đôi nam năm ngoái, chặn đứng tham vọng sở hữu 7/7 chiếc HCV của TQ. Liệu năm nay, anh có cùng Jun Mizutani giữ vững được danh hiệu đó, chấm dứt tham vọng của đối thủ truyền kiếp Trung Quốc?
    Seiya - Jun in action
    [​IMG]
    ĐÔI NỮ: LẠI LÀ TRUNG QUỐC
    Chẳng có gì ngạc nhiên khi tối mai, nội dung đôi nữ kết thúc, Trung Quốc sẽ lại có thêm 1 HCV. Vuợt qua Jee Min Hyung/ Shim Se Rom (Hàn Quốc) chẳng mấy khó khăn, Thường Thần Thần/ Lưu Thi Văn ngang nhiên bước vào chung kết với 2 người đồng hương của mình. Xem như TQ đã sở hữu 4/7 HCV (quá nửa) và ngày càng có tham vọng chứng tỏ vị trí độc tôn của mình.
    Đáng buồn ở giải trẻ lần này là sự ưu thế của bóng bàn Đông Á: quanh đi quẩn lại chỉ có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, ngay cả Hồng Kông năm nay cũng ít thấy bóng dáng. Ngoại trừ nữ Rumania được HCĐ đồng đội nữ, nam Đức lọt vào top 4 đội nam mạnh, thì ở những nội dung khác, họ chỉ tiến đến tứ kết là cùng. Ở nội dung đôi nữ, tuy có Daniela Doudean/ Elisabeta Samara (Rumania) vào được đến bán kết, nhưng cũng ko tiến được xa hơn. Cá biệt có nam Đài Loan tuy toả sáng ở World Cadet Challenger cuối tháng 10 nhưng lại chìm lỉm ở lần này, trừ Ngô Chí Kỳ vào được đến bán kết đơn nam, còn Giang Hoành Kiệt và Chu Đông Dực thì đúng là... y hệt Lý Hổ. Hàn Quốc cũng y như vậy. Rốt cuộc, nhìn bóng bàn Trung Quốc "giang sơn chỉ có mình ta" như thế chẳng thấy vui tí nào
    Tất cả những thông tin tư liệu, hình ảnh này đều lấy từ ittf và butterfly
    Được conan-shinichi sửa chữa / chuyển vào 17:52 ngày 05/12/2004
  6. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    BÁN KẾT ĐƠN NỮ: NGHẸT THỞ
    Trận bán kết 1 giữa Thường Thần Thần và Phạm Anh (hạt giống số 1) đã kết thúc với chiến thắng 4-3 thuộc về cô bé nhỏ tuổi hơn: Thường Thần Thần. Chiến thắng 4-3 (3-11,11-8,11-13,6-11,11-6,11-8) trước đàn chị, Thường Thần Thần đã khẳng định lại "chânlí" lật đổ tại giải lần này, khi mà tất cả các hạt giống đều bị loại khỏi vòng tranh chấp HCV.
    Conan có theo dõi live score của trận bán kết 2 giữa my idol , chủ nhà Ai Fukuhara (JPN) và Lưu Thi Văn(CHN). Trận đấu này vừa kết thúc lúc 10h ngày 5/12/2004 (giờ VN). Đây quả là 1 trận đấu nghẹt thở. Ai và Lưu đeo đuổi nhau từng điểm số một. 6 ván đầu chia điểm cho từng người (3-3), đến ván cuối cùng quyết định, Ai dẫn trước 2-0 rồi lên 8-4, nhưng lại để Lưu gỡ hoà, san bằng đến 9-9, rồi 10-10. Lúc quyết định thì Lưu đã vượt lên, thắng liền 2 quả nữa, giành chiến thắng chung cuộc 3-4 (11-5,9-11,11-6,8-11,11-4,8-11,10-12). Ai Fukuhara, niềm hy vọng cuối cùng của bóng bàn "ngoài TQ" đã thúc thủ. Một trận chung kết mới toàn Trung Quốc lại sắp bắt đầu.
    CHUNG KẾT ĐÔI NAM NỮ: CHU BÂN/ LƯU THI VĂN VÔ ĐỊCH
    Người được chú ý nhất ở giải lần này, có lẽ chính là Lưu Thi Văn, cô bé Trung Quốc 13 tuổi làm được nhiều điều cực kì bất ngờ. Là người nhỏ tuổi nhất tại giải, nhưng xem cô ấy thi đấu, ta như quên đi là cô bé chỉ 13. Rất nhanh nhẹn và sắc sảo, Lưu cùng với đàn anh Chu Bân giành chiến thắng trước Mã Long/ Thường Thần Thần 4-2 (7-11, 9-11, 11-9, 11-8, 11-5, 11-5), và Lưu Thi Văn trở thành người nhỏ tuổi nhất từng đạt được chức vô địch tại WJC khi 13 tuổi, được so sánh ngang với đàn chị Quách Dược (vô địch đồng đội thế giới 2004 khi 16 tuổi).
    ZHOU Bin & LIU Shiwen, Junior Mixed Doubles Champions
    [​IMG]
    tin&ảnh: ITTF
    Được conan-shinichi sửa chữa / chuyển vào 17:55 ngày 05/12/2004
  7. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    HÔM NAY 5/12/2004 KẾT THÚC GIẢI: TRUNG QUỐC ĐOẠT 6/7 HCV
    Hôm nay, sau 1 tuần thi đấu, giải đấu lớn nhất trong năm của bóng bàn trẻ thế giới đã kết thúc. Kết quả sơ lược:
    ĐƠN NAM: MÃ LONG CHIẾN THẮNG
    Lâm Thần (Trung Quốc), bất ngờ lớn tại giải, cuối cùng đã phải dừng bước trước đồng hương Mã Long với tỉ số 1-4 (9-11, 3-11, 12-10, 5-11, 4-11) trong trận bán kết 1 sáng nay 5/12.Ở trận bán kết 2, Ngô Chí Kỳ (Đài Loan) cũng thúc thủ trước đối thủ cùng tuổi Cho Eon Rae (Hàn Quốc) 1-4 ( 9-11, 11-5, 7-11, 3-11, 8-11). Trận chung kết giữa Mã và Cho, được xem là một biểu hiện hết sức tuyệt vời của Mã Long, nam đấu thủ thi đấu tốt nhất ở giải lần này. Mã đã dẫn trước 3-0 bằng sự quan sát sắc sảo, nhanh nhẹn và những cú giật trái tay sở trường, nhưng đến ván thứ 4, Cho vùng lên gỡ lại được 1 ván. Ván thứ 5, Mã dẫn trước 7-6, 8-6 rồi lại mất điểm 8-7 vì đỡ lỡ một cú bóng xoáy thuận tay, nhưng cuối cùng cũng thắng luôn 3 điểm,trở thành nhà vô địch năm 2004.
    Mã Long, 16 tuổi, đủ tư cách thi đấu ở WJC từ hơn 2 năm, và ở Kobe, anh chưa để thua một trận đấu cá nhân nào, và chức vô địch 2004 chính là sự bù đắp cho cho anh khi ở WJC 2003 (Santiago, Chilê), anh đã để thua đồng hương Lý Hổ trong trận chung kết. "Tôi rất vui sướng, tôi đã làm rất tốt, tôi nghĩ đối thủ của tôi có phần hơi căng thẳng!", Mã Long nói, "Tôi đã có một giải đấu tuyệt vời. Nó cũng đem lại cho tôi nhiều mệt mỏi, nhưng hôm nay tôi sẽ được nghỉ ngơi thanh thản trước trở về tập huấn ở Bắc Kinh"
    MA Long, the Junior Boys'''' Singles Champion
    [​IMG]
    ĐƠN NỮ: THƯỜNG THẦN THẦN VÔ ĐỊCH
    Thường Thần Thần đã dẫn trước Lưu Thi Văn tới 6-1 trong ván thứ 2 những với cú đánh thuận tay vô cùng khôn ngoan, đánh rất mạnh qua nhưng bên trái tay của Lưu. Nhưng, Lưu Thi Văn,người đã đánh bại tay vợt 25 thế giới AI Fukuhara, không phải là người đơn giản. Cô bé dũng cảm vượt lên dẫn 3-6 ở ván thứ 3 nhưng lại để thua tiếp 3 điểm, bị gỡ hoà, nhưng vẫn kiên trì vượt lên 7-9, và với những cú xoáy thuận tay, Lưu vượt lên 7-10. Thường Thần Thần gỡ lại 2 điểm tiếp theo với cú đánh trái tay "không chê vào đâu được", nhưng Lưu Thi Văn đã thắng điểm tiếp theo, thu hẹp khoảng cách với đàn chị. Thế nhưng đến ván thứ 4, cô để thua 3-11. Và ván thứ 5, mặc dù đã dẫn trước 6-7, nhưng cuối cùng, Thường Thần Thần mới là người chiến thắng thuyết phục 4-1 (11-9, 11-3, 9-11, 11-3, 11-8), khi cô liên tiếp khai thác mạnh vào lỗi thuận tay của người đồng hương.
    Thường Thần Thần, 17 tuổi, quê ở Liêu Ninh, Trung Quốc, nơi đã từng sản sinh ra rất nhiều thần đồng bóng bàn. 2 năm trước, Thường đã từng chiến thắng tại Vòng đua chung kết thiếu niên thế giới (World Junior Championships Circuit Finals), tiền thân của WJC, tại Stockholm (Thuỵ Điển), và hôm nay, cô bé ngày ấy trở thành nhà vô địch thế giới.
    CHANG Chenchen, Junior Girls'''' Singles Champion
    [​IMG]
    Được conan-shinichi sửa chữa / chuyển vào 18:58 ngày 05/12/2004
  8. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Đáng lẽ phải post nội dung đôi trước chứ nhỉ, post lộn rồi
    Được conan-shinichi sửa chữa / chuyển vào 19:26 ngày 05/12/2004
  9. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    ĐÔI NAM: TRUNG QUỐC ĐỂ LỠ HAI NĂM
    Seiya Kishikawa/ Jun Mizutani, đã làm nên một điều kì diệu. Chiến thắng trước Mã Long/ Chu Bân (Trung Quốc) của họ đã cứu cho bóng bàn Nhật khỏi 1 thất bại thê thảmngay trên sân nhà. Sự kết hợp giữa Seiya Kishikawa 17 tuổi, chơi tay phải, và chiếc tay trái khéo léo của Jun Mizutani, 15 tuôỉ, là một sự kết hợp tuyệt vời. Sự đối kháng giữa 2 cặp đều có 2 ngưòi chơi trái tay (Mã Long chơi tay phải, Chu Bân chơi tay trái), đã nghiêng về đôi người Nhật. Thắng lợi trắng 4-0 (13-11, 11-4, 11-7, 11-8) của Seiya "Kishi" và Jun Mizutani, ít nhiều cũng làm người Nhật vơi đi nỗi buồn tài năng trẻ của họ, Ai Fukuhara (Ai-chan) thất bại vào buổi sáng.
    Seiya Kishikawa, 17 tuổi, là người đã vô địch nội dung đôi nam ở WJC 2003 (Santiago, Chilê), là người 2 năm liền cản trở ước vọng độc tôn của bóng bàn trẻ Trung Quốc. JunMizutani, mới15 tuổi, tuy không phải là tay vợt trẻ nhất từng đạt chức vô địch ở WJC (Lưu Thi Văn) nhưng, anh là tay vợt nam trẻ nhất đạt được thành tích này. "Năm ngoái, tôi đánh cặp với anh Minoru, năm nay tôi đánh với Jun. Họ có lối đánh khác nhau, nhưng cả 2 đều là những đồng đội tốt. Sự cản trở đối thủ của Jun vô cùng lợi hại, nó đã giúp đỡ tôi rất nhiều" Seiya nói.
    Seiya Kishikawa, từng thắng Chu Bân ở giải đồng đội, còn Jun Mizutani lại là người thua, nhưng họ đã cùng nhau chiến thắng, chặn đứng chuỗi huy chương của TQ.

    Jun MIZUTANI & Seiya KISHIKAWA, Junior Boys'' Doubles Champions
    [​IMG]
    ĐÔI NỮ: THƯỜNG THẦN THẦN/ LƯU THI VĂN VÔ ĐỊCH,THƯỜNG THẦN THẦN SỞ HỮU 3 CHIẾC HCV
    Khởi đầu rất tốt trước đồng hương Phạm Anh/ Vương Tuyền, dẫn liền 3 ván, nhưng chiếc tay thuận của Lưu Thi Văn lại là sai lầm chết người. Lưu đã bị Vương Tuyền tập trung vào chỗ yếu ấy, và bị gỡ lại 2 ván tiếp theo. Nhưng, điều bất ngờ đã không xảy ra. Thường/ Lưu thắng ván thứ 6, thắng chung cuộc 4-2 (11-7, 11-8, 11-5, 9-11, 9-11, 11-3).
    Với Thường Thần Thần,đây là chiến thắng thứ 3 của cô ở WJC lần này. Còn Lưu Thi Văn, nữ thủ trẻ nhất, là chiếc HCV thứ 2.
    CHANG Chenchen & LIU Shiwen, Junior Girls'' Doubles Champions
    [​IMG]
  10. conan-shinichi

    conan-shinichi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/05/2002
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Một vài hình ảnh cuối cùng của giải
    Nam Trung Quốc từ phải qua trái: Chu Bân, Lâm Thần, Lý Hổ, Mã Long, HLV
    [​IMG]
    Nữ Trung Quốc từ trái qua phải Lưu Thi Văn, Vương Tuyền, Phạm Anh, Thường Thần Thần
    [​IMG]
    Lưu Thi Văn và Chu Bân tân vô địch đôi nam nữ
    [​IMG]
    Seiya Kishikawa và Ai Fukuhara "tiên đồng ngọc nữ" của bóng bàn trẻ Nhật
    [​IMG]
    Cho Eon Rae/ Shim Se Rom (Hàn Quốc)
    [​IMG]
    Từ trái qua phải: Chu Bân (TQ), Jun Mizutani, Seiya Kishikawa (NB), Adrej Gacina, Tomisilav Zubcic (Croatia)
    [​IMG]
    Từ trái qua phải: Vương Tuyền, Phạm Anh, Thường Thần Thần, Lưu Thi Văn (TQ), Jee Min Hyung, Shim Se Rom (HQ), Daniela Doean, Elisabeta Samara (Rumani)
    [​IMG]

Chia sẻ trang này