1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Gian day chang cheo sau tuy it gap nhung nguy hiem

Chủ đề trong 'Public các box địa phương' bởi kirito1412, 10/09/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. kirito1412

    kirito1412 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2017
    Bài viết:
    259
    Đã được thích:
    0
    Giãn dây chằng đầu gối có nguy hiểm không?
    Đầu gối là một bộ phận nhạy cảm, dễ bị tác động bởi các hoạt động bên ngoài. Giãn dây chằng đầu gối là hiện tượng xuất hiện phổ biến ở nhiều người.

    Khi dây chằng đầu gối bị giãn, sự liên kết giữa xương đùi và xương chày sẽ bị lỏng lẻo. Do đó gây khó khăn khi thực hiện các hoạt động nhanh và mạnh.

    Khi bị chấn thương giãn dây chằng chéo sau xuất hiện những biểu hiện như:

    – Sưng đau nhức ở sau đầu gối bị tổn thương cùng với đó là những cơn đau kéo dài, khiến người bệnh rất đau đớn.

    – Không có dấu hiệu bầm tím ở đầu gối sau.

    – Khớp gối không bị lỏng lẻo nhưng sẽ có cảm giác không vững.

    – Sau khoảng vài tuần thì dấu hiệu giảm dần thay, vào đó có cảm giác lỏng gối, teo cơ ở đùi bị chấn thương.
    [​IMG]
    Ngoài những dấu hiệu trên, để biết chính xác dây chằng chéo sau đang bị đứt hay giãn bạn nên tiến hành các nghiệm pháp chẩn đoán như: Chụp X- quang, chụp Cộng hưởng từ,…

    Giãn dây chằng đầu gối có nguy hiểm không?

    – Tổn thương sụn chêm

    Sụn chêm gắn chặt vào mâm chày. Khi sự liên kết giữa các đầu xương ở đây bị lỏng lẻo, mâm chày di động và có thể khiến sụn chêm bị chèn ép, dẫn tới biến dạng hoặc rách.

    – Thoái hóa khớp

    Tổn thương dây chằng đầu gối có thể dẫn đến tổn thương xương sụn ở khoang trong, khoang ngoài hoặc bánh chè. Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến thoái hóa khớp

    – Di chuyển khó khăn

    Giãn dây chằng đầu gối khiến đầu gối bị đau và sưng to, việc đi lại gặp khó khăn.

    Dấu hiệu của giãn dây chằng đầu gối

    Vùng đầu gối có rất nhiều sợi dây chằng như dây chằng chéo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên,… Giãn dây chằng đầu gối đa phần là do những tổn thương tức thời do ngã, vận động mạnh gây ra. Bệnh thường có các biểu hiện sau:

    – Đau: Ngay sau khi bị chấn thương, bệnh nhân sẽ cảm thấy đau đầu gối. Những cơn đau này thường kéo dài khiến người bệnh vô cùng khó chịu.

    – Sưng: Trong vòng 4 – 12 giờ sau khi chấn thương, đầu gối bị sưng nhưng không bầm tím gây khó khăn trong việc đi lại.

    – Teo cứng: Thời gian sau khoảng 2-3 tuần thì những dấu hiệu đau nhức không còn nữa. Tuy nhiên bắt đầu xuất hiện hiện tượng teo cứng cơ ở phía trước đầu gối.


    Dấu hiệu

    – Lỏng gối: Bệnh nhân có cảm giác chân yếu khi di chuyển. Khi chạy nhanh có cảm giác ríu chân, dễ vấp ngã. Đồng thời, cảm thấy không vững trong các hoạt động thể thao cũng như hoạt động ngày thường.

    Khi có bất kỳ dấu hiệu nào nêu trên, người bệnh cần tìm đến các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị.

    Lời khuyên của bác sĩ

    Giãn dây chằng đầu gối nếu để lâu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và các hoạt động trong cuộc sống. Dưới đây là một số lưu ý khi bị giãn dây chằng đầu gối:

    – Người bệnh không nên sử dụng các loại cao chườm nóng. Vì sẽ làm sưng và đau hơn do dây chằng hoặc cơ bị căng sẽ khó co về trạng thái bình thường.

    – Nên chườm đá lạnh ngay khi bị chấn thương.

    – Nên đến các bệnh viện, cơ sở y tế chuyên khoa để thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

    – Bên cạnh phương pháp điều trị, người bệnh nên chú ý chế độ ăn uống hợp lý và có thời gian nghỉ ngơi thoải mái.

    Tham khảo thêm tại: http://phongkhambonnela.com/


    Xử trí thế nào khi bị giãn dây chằng đầu gối?

    Trường hợp tổn thương giãn dây chằng chéo đầu gối không hoàn toàn, việc phẫu thuật sẽ được cân nhắc dựa trên nhiều yếu tố. Nếu bệnh nhân nữ hoặc bệnh nhân không có nhu cầu vận động cao, mức độ lỏng gối không nhiều, không kèm theo các thương tổn khác như sụn chêm... thì có thể không cần thiết phải phẫu thuật.

    Phẫu thuật là một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng giãn dây chằng đầu gối

    Tuy nhiên, ngay sau khi chấn thương, bệnh nhân cần được bất động gối bằng nẹp trong 3-4 tuần tùy theo thương tổn cụ thể và kết hợp với thuốc điều trị.

    Một số trường hợp bệnh nhân có nhu cầu vận động cao hoặc thương tổn đứt dây chằng chéo trước không hoàn toàn nhưng phần còn lại của dây chằng không đảm bảo chức năng, tránh nguy cơ thoái hóa gối sau này cũng như chơi thể thao trở lại thì lựa chọn phẫu thuật là hợp lý.

    Giãn dây chằng đầu gối nếu không điều trị kịp thời có thể gây đứt hoàn toàn, để lại di chứng cho người bệnh.

    Trường hợp giãn dây chằng nhẹ thì có thể tự phục hồi sau hai tháng, tuy nhiên nguy cơ tái phát rất cao nếu bạn không tập luyện và phục hồi đúng cách, đặc biệt là phần sụn bao đệm gối sẽ bị sưng to và không co về trạng thái cũ được. Chính vì thế, bạn cần tới các bệnh viện, cơ sở y tế có chuyên khoa Cơ xương khớp để được tư vấn chữa trị kịp thời.

    Khi bị ngã dẫn đến bị giãn dây chằng hay bong gân nên chườm lạnh thay vì chườm nóng. Chườm nóng sẽ giúp xoa dịu cảm giác đau tại thời điểm đó nhưng lại mang đến nguy cơ viêm tăng cao. Do nhiệt tác động vào vết thương, dây chằng nên máu lưu thông nhiều khiến dồn máu và tăng sưng. Trong khi chườm lạnh cũng giảm cảm giác đau nhưng đồng thời cũng giảm lượng máu lưu thông do làm co mạch, giảm sự tích tụ chất dịch viêm, vết thương nhanh lành hơn. Có thể phân biệt trường hợp nên chườm nóng và chườm lạnh như sau: Chườm nóng với các bệnh mạn tính hoặc vết thương đã được xử lý ít nhất sau 2 ngày nhằm mục đích cần máu lưu thông tốt từ đó đưa máu đến nuôi một bộ phận, vết thương của cơ thể. Chườm lạnh dành cho các vết thương mới, chưa được xử lý như dùng thuốc, các vết sưng, chấn thương đến cơ và gân…

    Nguồn: khoahocdoisong.vn

Chia sẻ trang này