1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giãn tĩnh mạch chân - làm sao để tự điều trị tại nhà ?

Chủ đề trong 'Sức khoẻ - Y tế' bởi tuyenhglh, 21/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tuyenhglh

    tuyenhglh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Giãn tĩnh mạch chân - làm sao để tự điều trị tại nhà ?

    Xin chào,

    Mẹ chồng mình đau ở chân, mu bàn chân sưng và đau nhức, đi lại rất khó khăn. Đến bác sĩ phòng mạch tư khám thì được chẩn đoán là giãn tĩnh mạch yêu cầu chích thuốc điều trị (mình không nhớ tên thuốc là gì, 6 tháng đến chích 1 lần). Tuy nhiên, loại thuốc này có tác dụng mạnh và sẽ dẫn đến thoái hóa khớp nếu sử dụng lâu dài.

    Mình muốn hỏi: Có cách nào điều trị mà không phải chích loại thuốc như đã nói trên và điều trị hằng ngày bằng phương pháp nào để bệnh có thể giảm dần?

    Rất mong nhận được sự chia sẻ thông tin từ các anh chị và các bạn.

    Chân thành cảm ơn,
  2. timedy

    timedy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/01/2004
    Bài viết:
    33
    Đã được thích:
    0
    Nếu được xin bạn hãy ghi lại toàn bộ nội dung trong tờ siêu âm mạch máu giùm mình.
    Còn nếu thật sự là giãn TM thì đầu tiên là phải mang vớ Y khoa (khác với vớ thường nhà), giá của chúng khoảng >400k/đôi. Nếu cần mình có thể đưa cho bạn địa chỉ chuyên bán vớ này.
  3. tuyenhglh

    tuyenhglh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Xin được cảm ơn bạn timedy.
    Để mình hỏi xem mẹ chồng mình còn giữ tờ kết quả siêu âm mạch máu không rồi mình sẽ post lên để bạn có thể giúp mình cụ thể hơn.
    Chúc bạn một ngày làm việc vui vẻ,
    Thân
    Được tuyenhglh sửa chữa / chuyển vào 08:08 ngày 28/06/2007
  4. ET.KODOMO

    ET.KODOMO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    1.002
    Đã được thích:
    0
    Cho tớ hỏi giãn tĩnh mạch chân có triệu chứng thế nào?
    Dạo này cổ chân tớ sưng như bị phù, tớ nghĩ là xuống máu do ngồi nhiều nhưng ko phải. Sáng nay vẫn thấy nó phù phù.
    Giờ tớ muốn đi khám nhưng không biết khám ở đâu cho đúng nơi, để đỡ mất thời gian.
    Nhờ các bạn chỉ giúp. Cám ơn nhiều!
  5. tuyenhglh

    tuyenhglh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Bạn ET.KODOMO thân mến,
    Mình có quan sát thấy triệu chứng của giãn tĩnh mạch chân như là chân sẽ sưng phù, nhức, gây thốn khó đi lại. Mình cũng được biết bệnh này do đứng hoặc ngồi 1 chỗ trong thời gian dài gây nên. Nếu có điều kiện nên đi lại nhiều cũng giảm thiểu được khả năng tăng trưởng của bệnh.
    Mình cũng đã khuyên mẹ mình những gì mình biết để có thể giảm bớt bệnh nhưng vì công việc buôn bán của mẹ nên thường xuyên phải đứng lâu.
    Rất mong những thông tin trên phần nào giúp ích cho bạn.
    Thân ái,
  6. hoa_hai_duong

    hoa_hai_duong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/03/2007
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Tớ đoán là mẹ bạn đã được tiêm xơ để điều trị giãn tĩnh mạch (à giãn mao mạch nhiều hơn , bạn có thể post tên thuốc lên không). Tác dụng phụ thoái khớp thì không rõ (trừ khi tiêm vào khớp) nhưng hay gặp là tăng sắc tố da vùng quanh chỗ tiêm.
    Ngoài ra phải phối hợp một số phương pháp điều trị bảo tồn khác như dùng tất áp lực (compression garments, như bạn Timedy nói ở trên) giúp giảm phù nề, giảm đau (cái này theo tớ là bắt buộc, bạn nên mua cho mẹ); nâng cao chân (nằm ngửa chân cao hơn tim, ngồi cẳng chân cao hơn đùi) nhằm tăng cường dòng máu tĩnh mạch trở về tim; tránh đứng lâu ngồi lâu một tư thế. Một số thuốc cũng được dùng là các thuốc tăng cường sức bền tĩnh mạch, thuốc hướng tĩnh mạch.... như Daflon, Vitamin C... nhưng hiệu quả chưa thật rõ rệt lắm
    Bệnh này không giảm dần được đâu, có cái là điều trị giúp cải thiện thiện triệu chứng, bớt đau bớt phù, quan trọng nữa là tránh tiến triển nặng hơn, ngăn ngừa biến chứng (đáng ngại nhất là loét tĩnh mạch vì rất lâu lành, nguy cơ nhiễm trùng...). Tiêm xơ chỉ là một trong các phương pháp điều trị, chuyện sau vài tháng nữa có phải tiêm không thì cần căn cứ vào tình trạng bệnh của mẹ bạn lúc đó. Phương pháp quan trọng hơn mà chằng phải thuốc men gì chính là dùng tất và mấy thứ tớ nói ở trên.
    Thế nhé, hy vọng giúp được bạn.
  7. NoNameAtAll

    NoNameAtAll Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Bài viết:
    108
    Đã được thích:
    0
    Bệnh suy tĩnh mạch chi dưới và phương pháp điều trị mới
    Giãn tĩnh mạch là bệnh lý có ý nghĩa xã hội khá quan trọng vì bệnh rất thường gặp. Theo các thống kê ở Pháp, bệnh suy tĩnh mạch mạn tính chiếm đến 1% ở nam giới và 4,5% ở nữ giới tuổi trưởng thành, trong đó có hơn 70% là nữ và khoảng 35% ở những người đang làm việc.

    Việc điều trị đòi hỏi phải cân bằng giữa yếu tố thẩm mỹ và hạn chế các tái phát, biến chứng. Nhu cầu này làm phát sinh ngày càng nhiều những phương thức điều trị mới.
    Ở Việt Nam, trên thực tế bệnh cũng rất thường gặp nhưng chưa được sự chú ý của cả thầy thuốc và bệnh nhân. Cho đến nay chưa có một thống kê đầy đủ về loại bệnh này. Tuy nhiên theo dự đoán của các chuyên gia y tế, bệnh sẽ gia tăng cùng với sự phát triển của nền kinh tế và thay đổi nếp sống ở nước ta.
    Theo một thống kê nghiên cứu đa trung tâm do Trường đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh chủ xướng: đa số bệnh nhân (77,6%) không hề biết về bệnh tĩnh mạch trước đó. Điều này nói lên thực trạng về bệnh lý tĩnh mạch ở nước ta, trong đó chủ yếu là bệnh nhân ít quan tâm, ngại đi khám, thầy thuốc coi nhẹ và bỏ sót các triệu chứng. Trong đó 91,3% bệnh nhân không được điều trị và 8,7% được điều trị không đúng phương pháp, chủ yếu là sử dụng các loại thuốc chữa triệu chứng như aspirin, lợi tiểu hoặc các loại thuốc Đông y.
    Các biểu hiện thường gặp
    Biểu hiện lâm sàng của bệnh nhân giãn tĩnh mạch có thể thay đổi và nhiều bệnh nhân có thể không có hay biểu hiện triệu chứng rất ít. Các triệu chứng biểu hiện chưa rõ tại chỗ tĩnh mạch giãn như đau ngứa hay cảm giác nóng bỏng. Triệu chứng ở chân bị giãn tĩnh mạch như đau chân, mỏi chân, sưng chân. Nữ giới mắc bệnh nhiều hơn nam giới do chịu ảnh hưởng của nội tiết. Nam giới thường có triệu chứng khi búi tĩnh mạch giãn đủ lớn để chèn ép lên các dây thần kinh bản thể xung quanh. Các triệu chứng thường nặng lên khi về cuối ngày, đặc biệt là sau khi đứng lâu.
    Giãn tĩnh mạch và suy van trào ngược có thể gây ra những thay đổi ngoài da, thậm chí gây ra những vết loét trên chân, nhưng đây là bệnh lý tương đối lành tính ít gây ảnh hưởng đến tính mạng. Trong số những bệnh nhân loét chân, 17% có suy van trào ngược ở những tĩnh mạch nông.
    Phần lớn các bệnh nhân đều bỏ qua các triệu chứng và chỉ phàn nàn chủ yếu do mất tính thẩm mỹ.
    Các triệu chứng thường gặp nhất trong giai đoạn đầu là phù hai chi dưới đi kèm với cảm giác nặng, chuột rút về ban đêm, triệu chứng này sẽ bớt khi bệnh nhân kê chân cao buổi tối khi đi ngủ. Về sau các triệu chứng nặng dần và xuất hiện các màng loạn dưỡng trên da và các tĩnh mạch giãn dần, nổi ngoằn ngoèo, có thể có những đợt viêm tắc tĩnh mạch với các triệu chứng nhiễm khuẩn toàn thân như sốt cao, môi khô, lưỡi bẩn... và tại chỗ tĩnh mạch bị viêm đỏ, trong lòng mạch xuất hiện những cục thuyên tắc cứng.
    Việc xác định chẩn đoán chủ yếu dựa vào khám lâm sàng bao gồm nhìn thấy những đoạn tĩnh mạch bị giãn, ngoằn ngoèo, da đổi màu, loạn dưỡng, loét và sự xuất hiện của các u máu.
    Sờ để biết được độ cứng của phần mềm, đặc biệt là vùng trước xương chày, so sánh cả hai bên. Có thể sờ thấy cả một đoạn tĩnh mạch cứng, phù nề, các cục thuyên tắc và xác định nhiệt độ của da. Ngoài ra, có thể áp dụng một số thủ thuật để đánh giá tình trạng của các van tĩnh mạch hiển trong như: thủ thuật Schwarz, thủ thuật ho, thủ thuật Trendelenburg và thủ thuật Perthes.
    Cuối cùng, chẩn đoán được xác định bằng siêu âm Doppler màu mạch máu. Phương pháp này cho phép chúng ta xác định những rối loạn huyết động học, tình trạng của các van tĩnh mạch, mức độ giãn của tĩnh mạch và các cục thuyên tắc trong lòng mạch để từ đó có thái độ điều trị đúng đắn.
    Tùy theo vị trí và nguyên nhân của tổn thương, bệnh giãn tĩnh mạch chi dưới được chia làm 4 nhóm gồm:
    - Nhóm giãn tĩnh mạch nguyên phát hay còn gọi là giãn tĩnh mạch vô căn: trong nhóm này, ban đầu các tĩnh mạch bị giãn dài ra sau đó các van tĩnh mạch mất dần chức năng.
    - Nhóm giãn tĩnh mạch thứ phát, thường do viêm tĩnh mạch. Ở nhóm này các van tĩnh mạch bị mất chức năng trước, sau đó các tĩnh mạch mới bị giãn và dài ra.
    - Giãn tĩnh mạch ở người có thai do tác dụng của nội tiết tố sinh dục nữ và chèn ép của tử cung bị to ra khi có thai.
    - Giãn tĩnh mạch bẩm sinh, nguyên nhân do bất thường của thành tĩnh mạch làm nghẹt tĩnh mạch sâu và rò động tĩnh mạch (dạng u máu hỗn hợp).

    Biến chứng của giãn tĩnh mạch
    Trước tiên là các biến chứng về rối loạn huyết động học: cẳng chân bệnh nhân bị sưng to, có triệu chứng đau buốt mặt sau cẳng chân, chuột rút về đêm.
    Nặng hơn, bệnh nhân có thể bị viêm tắc tĩnh mạch, chân nóng, sưng đỏ, các tĩnh mạch nông nổi rõ và viêm cứng.
    Giai đoạn cuối cùng có thể diễn tiến đến tình trạng giãn to toàn bộ hệ tĩnh mạch, các tĩnh mạch giãn rất lớn, ứ trệ tuần hoàn và rối loạn dinh dưỡng của da chân phía dưới gây viêm loét, nhiễm khuẩn rất khó điều trị.
    Cục thuyên tắc có thể tách rời khỏi thành tĩnh mạch, đi về tim và gây thuyên tắc động mạch phổi, một biến chứng rất nặng có thể đưa đến tử vong nếu không cấp cứu kịp thời.
    Trên thực tế không phải người nào cũng có khả năng bị bệnh này, chỉ có một số người thuộc nhóm có nguy cơ cao là hay bị. Tuy nhiên, bệnh có liên quan đến yếu tố di truyền, có một số người về di truyền dễ mắc bệnh hơn những người khác, nguyên nhân do những thay đổi về enzym trong mô liên kết. Nữ thường bị nhiều hơn nam do ảnh hưởng của nội tiết tố nữ, thai nghén lên thành tĩnh mạch, do phải đứng lâu trong một số ngành nghề đặc biệt như bán hàng, thợ dệt, do khối lượng cơ thấp hoặc dùng giày không thích hợp.
    - Tăng trọng quá mức cũng là một yếu tố nguy cơ vì lực tác động từ phía trước để hút máu về tim bị giảm và các dòng trào ngược ly tâm phát sinh do gia tăng áp lực từ ổ bụng.
    - Phẫu thuật có thể gây ra biến chứng huyết khối tĩnh mạch và viêm tĩnh mạch, nhất là những phẫu thuật vùng tiểu khung như phẫu thuật trong sản khoa và niệu khoa, các thủ thuật khác như bó bột, bất động lâu trong gãy xương,... Tuy nhiên gần đây tầm quan trọng của yếu tố nguy cơ này đã giảm bớt.
    - Những bệnh nhân ăn theo chế độ ăn kiêng nhiều chất bột, ít chất xơ hay bị táo bón cũng dễ bị giãn tĩnh mạch.
    Điều trị hiệu quả bằng cách nào?
    Bệnh tĩnh mạch không phải lúc nào cũng được chữa khỏi. Đáng tiếc là các van tĩnh mạch bị tổn thương và các tĩnh mạch bị giãn không thể trở về tình trạng bình thường như trước đó được. Hai phương pháp điều trị có hiệu quả là điều trị xâm lấn, tức là các tĩnh mạch bị bệnh được chích xơ hoặc phẫu thuật cắt bỏ và điều trị bảo tồn.
    Điều trị bằng áp lực và vai trò của vớ y khoa
    Điều trị bảo tồn nhằm cải thiện tình trạng bệnh bằng áp lực, tập thể dục và dùng thuốc. Điều trị bằng áp lực là nền tảng của phương pháp điều trị bảo tồn. Trong vài trường hợp cần phải băng ép khi mới bắt đầu điều trị để làm giảm phù chân. Cả hai phương pháp băng ép và mang vớ y khoa đều hỗ trợ chân và làm giảm đường kính tĩnh mạch, giúp các van tĩnh mạch khép kín trở lại, do đó phục hồi tác dụng của van "một chiều", tức là ngăn chặn máu chảy xuống phần thấp của chân.
    Vớ y khoa được dùng sau điều trị băng ép, hoặc dùng từ đầu để bó chân lại. Vớ y khoa có tác dụng phòng ngừa việc hình thành các tĩnh mạch giãn và giữ cho bệnh tĩnh mạch hiện có không tiến triển thêm. Nếu bệnh tĩnh mạch không được điều trị, nó có thể tiến triển xấu hơn và trở nên mạn tính. Đó là lý do tại sao mang vớ y khoa là đặc biệt quan trọng để phòng ngừa tiến triển xấu hơn cũng như các biến chứng của bệnh tĩnh mạch.
    Mang vớ ép áp lực tăng dần vẫn là biện pháp trị liệu đầu tiên cho bệnh lý tĩnh mạch nguyên phát. Phương pháp này tương đối rẻ tiền, ít nguy cơ, có thể cải thiện triệu chứng cơ năng liên quan tới suy van và giãn tĩnh mạch. Chưa xác định được áp lực chính xác là bao nhiêu thì cải thiện lâm sàng. Bất lợi lớn nhất có thể làm cho phương thức điều trị này thất bại là khả năng chấp nhận và dung nạp của bệnh nhân.
    Điều trị phẫu thuật
    Điều trị phẫu thuật nhằm loại bỏ nguyên nhân gây bệnh, lấy đi búi tĩnh mạch giãn, đồng thời bảo đảm tối đa tính thẩm mỹ.
    Phương pháp cột tĩnh mạch hiển cao gần chỗ nối mà không lấy bỏ tĩnh mạch hiển có thể có nguy cơ tái phát cao.
    Do đó điều trị triệt để là giải quyết tình trạng trào ngược cùng với lấy bỏ búi trĩ tĩnh mạch giãn. Các phương pháp điều trị tình trạng trào ngược van tĩnh mạch hiện nay bao gồm: mổ lấy đi các tĩnh mạch giãn bằng phương pháp stripping, đốt nhiệt cao tần, đốt laser nội mạch. Điều trị búi tĩnh mạch giãn bằng mổ bỏ tĩmh mạch giãn tại chỗ (phương pháp Muller), chích xơ tạo bọt (là tiêm vào lòng mạch các chất làm tổn thương nội mạc gây ra sự tắc mạch dần sau đó).
    http://www.suckhoe360.com/Benh-thuong-gap/Gian-tinh-mach/benh-suy-tinh-mach-chi-duoi-va-phuong-phap-dieu-tri.php
    Còn nhiều bài lien quan tới bệnh này có thể tham khảo tại đây:
    http://www.suckhoe360.com/benh-thuong-gap/Benh-thuong-gap/Gian-tinh-mach-2.php
  8. tuyenhglh

    tuyenhglh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/06/2007
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm đến topic của mình và cho mình những thông tin thật bổ ích.
    Hy vọng những anh/ chị/ bạn cần biết về thông tin này cũng được cập nhật.
    Chào thân ái,
  9. granada

    granada Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2007
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Mẹ mình cũng bị như mẹ bạn, rất đau tức và khó chịu. Mình đã đưa đi khám bác sỹ và uống thuốc nhưng cũng không đỡ mấy, có thể chữa bằng cách mổ nhưng bác sỹ khuyên chỉ mổ khi nào bệnh quá nặng không thể không mổ. Bác sỹ khuyên là đi ngủ nên kê cao chân, không nên đứng lâu và nên thường xuyên mang tất áp lực hay còn gọi là vớ y khoa. Bệnh này phụ nữ lớn tuổi thường gặp và khó chữa khỏi hẳn. Chữa trị chỉ giúp cho bệnh không nặng thêm và đỡ đau tức khó chịu thôi.
    Được granada sửa chữa / chuyển vào 17:41 ngày 08/10/2007

Chia sẻ trang này