1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIẢNG ĐƯỜNG..ONLINE

Chủ đề trong 'Đại học Kinh tế Tp.HCM' bởi badboyVTB, 05/06/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    GIẢNG ĐƯỜNG..ONLINE

    KINH TẾ LÀ LĨNH VỰC RỘNG LỚN, KHÔNG AI CÓ THỂ NẮM RÕ TẤT CẢ CÁC LĨNH VỰC CỦA NÓ, TÔI LẬP CHUYÊN MỤC NÀY MONG CÁC BẠN VÀ TÔI CÓ THỂ TRAO ĐỖI THÔNG TIN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ BẠN QUAN TÂM, VỚI KINH NGHIỆM ÍT ỎI CỦA TUI TRONG LĨNH VỰC KINH TẾ, TUI SẼ CỐ GIÚP CÁC BẠN.
    XIN CHÀO MỪNG ĐẾN VỚI GIẢNG ĐƯỜNG CỦA TUI, AI GIỎI HƠN TUI THÌ TUI SẼ THEO HỌC Ở HỌ KEKEKE
  2. vantu_kt

    vantu_kt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    0
    Em muốn hỏi ý mọi người về giá USD hiện nay, theo em nghĩ thì nó do nhiều yếu tố tạo ra, 1 là do tâm lý đầu cơ chờ giá lên, 2 là mong đợi lãi suất trên đồng USD,3 là do lạm phát cao làm mất giá VND, 4 là do đồng USD trên thế giới đang mạnh. Hôm qua em nghe tivi báo là đô lên tới 18.100 VND; theo các pác thì hôm qua đô lên giá là do nguyên nhân gì nhỉ các pác, tivi lại còn thông báo giá dầu đã hạ nhiệt.
    Em chỉ biết có thế, mong các pác chỉ giáo.
  3. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Trên thị trường tự do, tỷ giá hối đoái không còn điều chỉnh theo ngày hay tuần như thời cung USD còn ứ đọng mà đã được điều chỉnh tăng từng giờ. (sau 3 tháng cuối năm 2007 và 2 tháng đầu năm 2008 dự trữ USD của hệ thống NHVN đạt mức bội chi trên #1000tỷ, sau đó thị trường lạm phát, tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ và VNĐ tăng => khan hiến USD và VND, giá Vàng biến động thất thường ngược với thế giới, thêm thông tin cuộc đua tranh cữ tổng thống Mỹ đã coi như kết thúc, đầu cơ USD => giá USD biến động)
    Trong những ngày gần đây 1 USD có thể đổi được 16.700 - 18.000 VND là hoàn toàn có thật. Thị trường ngoại tệ đã đảo chiều ?ongoạn mục?, từ chỗ ngân hàng dư cung ngoại tệ nặng nề cách đây 2 tháng thì chỉ trong vòng 2 tuần lại đây lại thiếu nguồn cung trầm trọng.
    Tỷ giá VND/USD niêm yết tại Eximbank, Vietcombank, ACB, DongA Bank? trong những ngày này đã nâng thêm gần 100 VND/USD so với những ngày đầu tháng. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng nhà nước công bố cũng tăng đều đặn mỗi ngày khoảng 2 - 3 VND/USD.
    Cách đây khoảng 2 tháng khi thị trường thừa ngoại tệ, lãi suất tiết kiệm VND tăng lên gấp đôi so với USD, nhiều khách hàng và doanh nghiệp xuất khẩu phải đến năn nỉ ngân hàng để bán được ngoại tệ. Nhiều người chấp nhập mức phí khấu trừ rất cao để giao dịch được với giá bán 1 USD lúc đó chỉ được 15.300 VND. Nhưng chỉ sau 2 tháng, thị trường đột ngột đảo chiều, tỷ giá hối đoái tăng đột biến, nhiều người săn lùng để mua USD.
    Đại diện một ngân hàng cổ phần cho biết, nhu cầu ngoại tệ tăng có nguyên nhân chính là do nhiều doanh nghiệp không vay được vốn bằng ngoại tệ đành phải mua trực tiếp. Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng tăng mua USD để bán lại cho ngân hàng nước ngoài. Các ngân hàng nước ngoài mua ngoại tệ để bán lại cho một số quỹ đầu tư nước ngoài (đã từng lưu ký tại ngân hàng) có nhu cầu chuyển một phần lợi nhuận về nước. Ngoài ra, với hạn ngạch vừa được ngân hàng nhà nước cấp thêm 3,5 tấn vàng buộc các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này cùng ngân hàng tăng tốc thu mua ngoại tệ để nhập hàng.
    Thêm nữa, do thị trường chứng khoán liên tục đi xuống đã làm nản lòng một số nhà đầu tư ngoại và họ quyết định chuyển vốn sang các thị trường khác an toàn hơn. Vì thế, họ đã tăng mạnh lượng ngoại tệ mua vào.
    Ngân hàng Eximbank cho biết, trong những ngày gần đây, do tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do tăng mạnh, Ngân hàng có ngày không mua được một USD tiền mặt nào. Nguyên nhân do giá USD trên thị trường tự do được đẩy lên cao so với giá niêm yết trong ngân hàng nên nếu có nhu cầu bán USD, khách hàng không dại gì đem vào nhà băng. Giám đốc một ngân hàng cổ phần cho biết, bên cạnh nhu cầu thực sự, trên thị trường đang xuất hiện cả yếu tố đầu cơ ngoại tệ. Nhiều tiệm vàng đã thu gom USD giá cao hơn các ngân hàng, găm hàng chờ giá lên dẫn đến tỷ giá hối đoái từ đó càng tăng mạnh.
    Trước tình hình này, ngân hàng nhà nước vừa tuyên bố sẽ tiếp tục thực hiện bán ngoại tệ hỗ trợ cho các ngân hàng thương mại, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế, ổn định cung cầu ngoại tệ trên thị trường. Và trên thực tế, ngân hàng nhà nước đã thực hiện việc bán ngoại tệ cho các ngân hàng liên tục trong 2 tháng gần đây. Nhưng dường như vẫn chưa thỏa mãn được cơn khát của thị trường.
    Trước sự lên giá của USD nhiều nhà đầu tư nội đang mất phương hướng cũng chuyển sang mua USD càng làm cho cầu USD tăng lên cao nữa.
    Trước tình trạng USD lại khan hiếm này, có nhiều ý kiến cho rằng ngân hàng nhà nước cần hành động quyết liệt cần tiếp tục bán ra ngoại tệ để VND không thể tiếp tục mất giá trên thị trường hối đoái. Đồng thời, việc giảm cung tiền trong lưu thông khi ngân hàng nhà nước bán ngoại tệ sẽ góp phần kiềm chế lạm phát đang dâng cao trong nền kinh tế.
    So với đợt tăng giá đột biến vào cuối tháng 3.2008, tỉ giá hối đoái phục hồi lần này mạnh mẽ hơn vì đồng USD đang khan hiếm, trong khi nhu cầu của doanh nghiệp đang rất cần ngoại tệ để nhập hàng.
    Trong những ngày tới, diễn biến của tỷ giá hối đoái cũng như cung - cầu về ngoại tệ trên thị trường là khó dự đoán được. Song, nhiều người cho rằng việc tỷ giá VND/USD sẽ quay về ngưỡng 17.000 VND/USD là khó tránh khỏi.
  4. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    ok, thể theo lời yêu cầu của hàng triệu fan hâm mô và của mod...tui sẽ pót bài nhìu nhìu về học thuật, hy vọng giúp ít được các bạn trong học tập và công việc...(spam xíu....đợi viết xong mới post)
  5. badboyVTB

    badboyVTB Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2008
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Việc chuẩn bị thu phí giao dịch ATM của hiệp hội Ngân hàng VN dự kiến ngày 1/07/2008 đã tạm ngừng lại không có thời hạn do bức xúc của người dân, đặc biệt là tầng lớp người lao động, sinh viên, công nhân...vậy tui xin trích đăng bài nghiên cứu về việc bất lợi cho hệ thống ATM VN nếu tiến hành phu phí sử dụng ATM trên mỗi lần giao dịch như sao:
    Việc các ngân hàng muốn thu phí ATM có thể gây hại đến lợi ích của chính ngân hàng nhiều hơn số lợi thu được. Vì sao?
    >>Giao dịch bằng ATM phải trả phí
    Lợi bất cập hại
    Về khía cạnh dịch vụ ngân hàng bán lẻ, ATM mang lại lợi ích cho cả hai phía và ở vị thế cân bằng.
    Lợi ích mà thẻ ATM đem đến cho khách hàng là: sự tiện dụng của thẻ trong thanh toán, an toàn trong việc giữ tiền mặt và thuận tiện về thời gian giao dịch.
    Trong khi đó, lợi ích mà thẻ ATM đem đến cho ngân hàng là: giảm thiểu chi phí giao dịch tại quầy và tăng năng lực xử lý nghiệp vụ ngân hàng, tận dụng vốn gửi không kỳ hạn của dân cư cũng như của tổ chức kinh tế tại ngân hàng thông qua giao dịch ATM và tiền gửi không kỳ hạn, thu hút khách hàng tiềm năng bằng dịch vụ tiện ích.
    Người viết cho rằng việc các ngân hàng dự kiến áp dụng phí ATM từ 1/7/2008 sẽ phát sinh những rắc rối sau cho chính các ngân hàng:
    Thứ nhất, các ngân hàng sẽ phải gia tăng chi phí cho người rút tiền tại ngân hàng trong giờ làm việc. Việc này gia tăng cho chi phí của ngân hàng ở mặt chi phí ngân công và các chi phí đầu vào khác. Chẳng hạn, ngân hàng sẽ thu được 1.000 VND phí từ rút 100 nghìn VND, nhưng có thể ngân hàng sẽ mất 5 phút lao động để thực hiện giao dịch 100 nghìn VND tại ngân hàng và chi phí cho 5 phút lao động đó sẽ lớn hơn 1.000 đồng nhiều lần.
    Thứ hai, sẽ gia tăng các nguồn tiền mặt dùng trong dân cư hơn là tiền mặt trong hệ thống ngân hàng. Nếu mỗi tài khoản duy trì số dư bình quân giảm một nửa từ đầu kỳ tới cuối kỳ (chẳng hạn từ 1 triệu đồng xuống còn 500 nghìn đồng), thì số vốn gửi không kỳ hạn mà ngân hàng tận dụng được sẽ rất lớn.
    Thứ ba, khả năng kiểm soát tiền trong lưu thông giảm do lượng tiền mặt cầm tay sẽ tăng lên. Việc thực thi các chính sách tiền tệ sẽ giảm sự chính xác, đồng thời chi phí lưu hành tiền mặt (in tiền cũ thay tiền mới) gia tăng trong tương lai.
    Thứ tư, làm gia tăng rủi ro thanh khoản trong tương lai. Việc các ngân hàng gia tăng chi phí tiền mặt tại quỹ để đáp ứng nhu cầu tiền mặt lớn hơn là hoàn toàn có thể. Do vậy chi phí quản lý thanh khoản sẽ phải gia tăng.
    Chưa kể, việc thực hiện phí với các thẻ ATM do chính ngân hàng phát hành có thể sẽ không thu được nhiều lợi ích, khi khách hàng sẽ giảm sử dụng dịch vụ với chính thẻ ATM và gia tăng dịch vụ trực tiếp với chính ngân hàng. Trong trường hợp đó, lợi ích của ngân hàng từ thu phí ATM sẽ nhỏ mà chi phí gia tăng sẽ lớn.
    Liên minh độc quyền?
    Trong hầu hết các trường hợp, phí ATM có thể phát sinh và chấp nhận được nếu như dùng thẻ ghi có (debit) với máy ATM của các ngân hàng khác hoặc các nhà cung cấp ATM khác không phải của ngân hàng mở tài khoản (mặc dù các ngân hàng có thể ở trong một liên minh và dạng phí chéo này xảy ra ở tất cả các nước, do chi phí quản lý ngân hàng có thể gia tăng và rủi ro trong quản lý tài khoản thực có tại ngân hàng mở tài khoản).
    Phí quản lý tài khoản cũng có thể chấp nhận được với từng ngân hàng khi việc quản lý tài khoản có thể thực hiện trực tuyến do khách hàng giảm chi phí thời gian tới ngân hàng.
    Tuy nhiên, phí rút tiền ATM như dự tính lại không phải như vậy. Phí được tính trên mỗi lần rút tiền. Liên minh thẻ xét về bản chất sở hữu thực tế là các ngân hàng. Việc các ngân hàng tự đứng ra quy định mức phí ATM vô hình chung là một hình thức phản cạnh tranh và làm thiệt hại cho người tiêu dùng và nền kinh tế nói chung.
    Đó cũng là hàng hoá độc quyền, nếu xét theo khía cạnh liên minh để mang lại lợi ích gia tăng cho các ngân hàng, và vô hình chung, là một hình thức vi phạm luật chống độc quyền của chính Việt Nam. Bởi có thể thấy, loại phí này nếu không có sự ?ođồng thuận? từ liên minh thẻ (mà cụ thể là từ chính các ngân hàng) sẽ khó mà tồn tại.
    Nói tóm lại, về mặt dài hạn, khi công nghệ ngân hàng và thanh toán thực hiện rộng khắp thì việc dùng thẻ sẽ tăng tiện ích lớn cho cả hai phía và trên thực tế mang lại lợi ích cho các ngân hàng nhiều hơn là cho khách hàng. Việc gia tăng số lượng khách hàng dùng tài khoản thanh toán sẽ gia tăng lợi ích to lớn cho chính ngân hàng. Và, việc gia tăng chất lượng của máy ATM cũng chỉ là một hình thức cạnh tranh của các ngân hàng qua việc thu hút khách hàng, chứ không phải là hình thức mà khách hàng phải đền bù bằng phí.
    Với cách nhìn như trên, phí ATM về bản chất không làm lợi cho ngân hàng và cho khách hàng. Trong thị trường cạnh tranh thì mức phí này khó mà tồn tại được, và xét theo lợi ích cụ thể từng ngân hàng, việc áp dụng phí ATM với chính khách hàng của mình có lẽ sẽ lợi bất cập hại.
    * Tác giả bài viết là nghiên cứu sinh chuyên ngành tài chính - tiền tệ, Đại học Georgetown (Mỹ).
  6. vantu_kt

    vantu_kt Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/02/2007
    Bài viết:
    676
    Đã được thích:
    0
    KINH TẾ VIỆT NAM- VÌ ĐÂU NÊN NỖI?!
    Nền kinh tế VN hiện nay, thị trường nhà đất đóng băng, thị trường chứng khoán suy thoái, tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát cao, VNĐ rớt giá lien tục. Lý do quan trọng nhất theo riêng em trong thời gian qua các ngân hang thương mại bơm quá nhiều tiền ra nền kinh tế, nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận với những khỏan tín dụng, vay tiền ngân hang mua BĐS, chứng khóan rồi dung chính BĐS và Chứng Khoán đã mua thế chấp khỏan vay và mua them BĐS, Ck; 1vòng sinh lợi hấp dẫn! Hàng loạt nhà đầu tư đổ xô vào cách kiếm tiền béo bở có sẵn trước mắt, tạo ra thặng dư ảo, thặng dư không do sản xuất kinh doanh mà chỉ từ hoạt động mua đi bán lại đẩy giá lên cao. Vào một ngày đẹp trời, ngân hang nhà nước chợt nhận ra rằng bơm tiền ra nền kinh tế nhiều quá sẽ gây ra lạm phát cao, thế là họ thắt chặt, buộc các ngân hang thương mại phải tăng tính thanh khoản và hạn chế tín dụng, các ngân hang nhỏ từ trước đến nay do uy tín thấp nên không huy động được tiền gửi, vay tiền các ngân hang lớn trên thị trường lien ngân hang và cho vay lại hưởng chênh lệch lãi suất, nháo nhào vay tiền để đảm bảo tính thanh khỏan. Không có tiền BĐS, CK mất tính thanh khoản, rớt giá thê thảm, các doanh nghiệp ko có vốn sản xuất => kinh tế không tăng trưởng. Mục tiêu của nhà nước: kiềm chế lạm phát, không đạt được, hệ lụy vẫn còn đó, chỉ có thị trường nhà đất đóng băng theo ý của chính phủ,nhưng chỉ nhà cấp cao đóng băng, nhà cấp thấp vẫn lên giá, người có thu nhập thấp và trung bình vẫn chưa đủ tiền mua nhà, em vẫn phải đi ở trọ !
    Đây là thông tin em lấy bên nồi lẩu và ly cà phê, mong các cao thủ chỉ giáo them !

Chia sẻ trang này