1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giảng Sư/ Giáo Sư/ Cán bộ Giảng Dạy và Văn Hoá Việt

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi Gmail1234, 28/11/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    1 là chỗ vàng vàng
    2 là hỏi người dạy cho cấp học sau đại học (đốc tờ, phờ phủng gì đó) thì gọi là cái gì cơ mà??? Hay là đốc tờ không cần học ai cả, tự học mà lên???
  2. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    Cái chủ đề này, kéo dài đã lâu rồi. Về vấn đề lập lờ đánh lận con đen trong việc trích dẫn câu nói của Bác Hồ ?ocán bộ là đầy tớ của nhân dân?T thì tôi đã chỉ rõ trong chủ đề ?otrao đổi với gmail? và đến giờ gmail vẫn đánh trống lảng vì bí. Làm gì có kiến thức mà chẳng bí !
    Gần đây bác maskatukedo đã ?obổ túc một số kiến thức cơ bản về học hàm? (cụm từ của maskatukedo) cho gmail. Tôi thì cố tránh, không đi quá sâu về các thuật ngữ để khỏi lạc đề (các bác quản trị sẽ nhắc nhở là ?~đã đi ra khỏi chủ đề ?oLSVH?). Đã tách riêng vấn đề ra để trao đổi với gmail nhưng gmail bí và tảng lờ. Làm gì có kiến thức mà chẳng bí !
    Thấy gmail và các bác ?ođồng hội đồng thuyền với gmail? có vẻ vẫn chưa thông, tôi xin đóng góp tiếp cùng bác maskatukedo
    - thứ nhất là xin thưa, cái thời Pháp thuộc và cái thời gọi là ?oVNCH?, người ta đều dùng ?~giáo sư?T để chỉ người dạy ở trung học. (cách gọi của cái gọi là ?oVNCH? chỉ là tiếp tục cách gọi từ thời Pháp thuộc, không có gì mới mẻ cả). Vâng giáo sư = thầy giáo. Thời trước, chúng ta sính chữ Hán mà.
    - thứ hai, nếu tôi không nhầm thì ngay cả người dạy ở bậc tiểu học, thời đó cũng gọi là ?~giáo sư?. Tức là ?ogiáo sư? (Hán Việt) chính là ?othầy/cô giáo? (cái này các bạn có thể kiểm tra lại giúp tôi, tôi thấy trong 1 số bài viết trên các diễn đàn ở hải ngoại, họ vẫn dùng ?~giáo sư?T để chỉ người dạy tiểu học, không hiểu đây là 1 cá nhân đơn lẻ hay là cách dùng chung)
    - thứ ba, cách dùng từ Hán Việt đã thành thói quen từ lâu, nhiều người có từ thuần Việt tương đương cũng không chịu dùng từ thuần Việt mà chỉ thích dùng Hán Việt. Nó cũng là do căn bệnh vọng ngoại vốn có từ lâu. Đọc các văn bản, các bài viết của người MN thời đó và cả bây giờ ở hải ngoại thì thấy rõ điều đó. (tạm gọi thế vì thế nào là từ thuần việt, giới ngôn ngữ vẫn còn tranh cãi)
    - các bác như gmail chắc không biết rằng VNDCCH (bây giờ là CHXHCN VN) đã có những phong trào khuyến khích sử dụng từ thuần Việt 1 cách mạnh mẽ. Phong trào đó rất hay , rất hợp lý. Nó đã đặt nên nền tảng cho tiếng Việt hiện nay. Có thể VD luôn : hôm trước bạn tôi đến nhà, thấy trên giá sách của tôi có quyển ?otìm hiểu tiếng Việt lịch sử?, nó hỏi ?otiếng Việt lịch sử là cái gì?. Thế mới biết nếu viết bình thường là ?olịch sử tiếng Việt? thì ai cũng hiểu, còn viết ?otiếng Việt lịch sử? thì người hiểu người không?
    - Về cách dùng từ : có nhiều cái khó lý giải, nếu gmail chăm đọc ở các diễn đàn ngôn ngữ thì sẽ thấy người ta cũng hay thắc mắc vui ?otại sao lại là kỹ sư mà không phải là kỹ sĩ, kỹ viên?, tại sao là ?~bác sĩ mà không phải là bác sư? v.v. Ngôn ngữ luôn phức tạp. Nhưng mà cách dùng từ của VN mấy chục năm nay trong ngành GD tôi cho là hợp lý. Dùng ?~viên?T chỉ những người lao động bình thường trong mọi lĩnh vực, ví dụ như : nhân viên, kỹ thuật viên, vận động viên, v.v. Cấp cao hơn thì dùng ?~sư?T. Trong GD : người dạy PTTH/PTCS/tiểu học gọi là ?ogiáo viên?; để phân biệt giáo viên nam, giáo viên nữ thì sử dụng thầy giáo/cô giáo, người dạy đại học gọi là ?~giảng viên?T. Còn những người nghiên cứu lâu năm, có công trình khoa học, có học vị tiến sĩ, thì có thể được phong tiếp lên chức danh PGS, GS (ở VN hiện tại, đổi là chức danh nhưng quan niệm thực tế thì vẫn là ?~học hàm?T). Như vậy hệ thống thuật ngữ trong GD đã hợp lý. Còn các ngành khác thì tôi không bàn đến vì đây không phải là box ngôn ngữ. (như thắc mắc sao lại là ?okỹ sư?T mà không phải ?~kỹ sĩ, kỹ viên?T)
    - cách sử dụng thuật ngữ : ngôn ngữ nói thì phong phú nhưng cũng có những cái hạn chế của nó, nhiều ngành nhiều khi bí từ, không có từ để dịch các thuật ngữ tương đương trong các tiếng nước ngoài. Từ ?ogiảng sư? vẫn là 1 từ trong kho tàng TV, còn hiện nay hệ thống hiện tại đã hợp lý, không nên thay đổi. Nếu sau này, có 1 ai đó muốn phân biệt như kiểu ?onếu 1 giảng viên ĐH lâu năm, không được phong lên GS, PGS?T thì sẽ gọi là gì ? Lúc đó, bạn gmail có thể đề nghị dùng từ ?~giảng sư?T để gọi những những giảng viên lâu năm đó, tôi nghĩ đó sẽ là 1 lời đề nghị hợp lý.
  3. U18

    U18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, thế vẫn chưa hết sư với viên à các bác. Viên tiếng Hán có nghĩa là nơi chốn, công sở, cơ quan. A, bây giờ thì em đã hiểu, vui thú điền viên sẽ có nghĩa là vui thú với chốn ruộng vườn công sở cơ quan. Thuốc viên có nghĩa là nơi chốn công sở cơ quan thuốc tức là công ti sản xuất dược phẩm trung ương II ngày nay. Ngoài ra còn có một số viên như cá viên chiên, bò viên, hơ hơ, thèm quá.. cũng là nơi chốn công sở cơ quan cá và bò chiên..hehe..
    Viên đá, viên sỏi gì cần hiểu là nơi chốn công sở cơ quan sỏi và đá..
    Hehe , tuyệt vời . Bây giờ thì em đã hiểu, đổi thành giáo sư giảng sư chỉ thương bọn Fugaca phải mất tiền đổi quảng cáo . "Thưa giáo sư , thuốc Fugaca diệt trừ giun như thế nào .." thành "Thưa giảng sư, thuốc Fugaca diệt trừ giun như thế nào .. " hehe.
    Cuối cùng, sau khi đổi viên thành sư xong cho nghề giáo,(Vì "nghĩa của chữ viên này đang làm giảm giá trị nghề nghiệp đích thực của một người" .) vụ chuyển đổi này đã gây ra một làn sóng bì tị , chẳng hạn bác tieungoclang dứt khoát đòi chuyển thành lập trình sư thay cho lập trình viên. Vì bác ấy cho rằng bác ấy đã có bằng Đh + là "người trùm" trong lĩnh vực CNTT. Nhân đó thầy lang Gmail cũng nhất định đòi chuyển đổi bác sĩ thành bác sư vì bác ấy cũng đã có bằng Đh chuyên ngành thần kinh + là "người trùm" trong lĩnh vực shock sọ. Hế hế, cả XH cũng chuyển thành sư, chỉ có mỗi em (mặc dù cũng thèm lắm nhưng không dám hó hé xin đổi) vì vẫn còn là sinh viên. Mà sinh viên thì chưa có bằng Đh ..huhu.. ko đủ chuẩn..huhu
    He, mà hỏi các bác , sinh viên luật ra trường phắt cái có được xưng là luật sư ngay không, hay phải vào luật sư đoàn mới được chính thức có danh luật sư? Tôi thấy các bác hành chính nhà mình ai cũng có bằng cử nhân luật giắt lưng, không lẽ là luật sư hết, có quyền ra toà cãi cọ hết?? Với cả, cứ học kiến trúc xong thì ra trường được gọi là kiến trúc sư ngay hay phải có tên trong văn phòng kiến trúc sư mới được gọi là kiến trúc sư?? Hay cứ thế hành nghề, in cart visit , không cần thông qua đăng kí hành nghề gì hết?? Cái này thì em không biết , có bác nào học luật hay kiến trúc giải thích qui trình hộ em cái.
    Quay lại cái vụ giảng viên với giáo sư nhà mình thì chắc cũng giống như bên luật ấy nhỉ, phấn đấu lắm mới lên được chức sư, tức là trùm trong lĩnh vực đấy. Chứ không phải cứ te tai cầm bằng ra là thành sư , thành trùm hết. Vô lí
  4. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    chào bạn FNguyen1
    "Riêng về giáo sư đại học thì dùng chức danh "giảng sư" cũng đúng và hợp lý, chứ dùng giáo sư đại học thì dài quá." (trích FNguyen1)
    - bác FNguyen1 à, bác chắc đã lâu không sống ở VN nên đúng là nói như người trên mây. Không ai dùng là GS đại học cả, nếu có ai dùng thì là dùng thừa. Ở VN này, nói đến giáo sư thì ai cũng biết là dạy đại học rồi, làm gì có giáo sư dạy trung học/ PTCS/tiểu học. bác đem toàn tư duy cũ ra áp dụng cho XH hiện tại, tôi khuyên bác chân thành là bác nên xem lại mình.
    "Có điều dùng "giáo sư" với "giảng sư" như cách này thì lại giống như thời VNCH mà tui nghĩ chắc chắn NN hiện nay không muốn tí nào." (trích FNguyen1)
    - câu này càng chứng tỏ bác lười đọc và thiếu kiến thức thực tế nghiêm trọng. quá chán bác, bác chẳng khác gì bác gmail . Mời bác vào các diễn đàn ngôn ngữ để xem họ tranh luận về từ Việt ''''bắc tiến'''', nam tiến như thế nào. Xin hỏi bác, ti vi, thiệp mời v.v. có phải là từ có từ cái thời gọi là ''''VNCH'''' không nhỉ. Thế mà sao bây giờ mọi người ở VN, cả trong nam ngoài bắc đều dùng. Các bác bị ám ảnh quá lâu nên mới nhầm lẫn, đưa ra những nhận định ngớ ngẩn như vậy. Ngôn ngữ chẳng liên quan quái gì đến CT chính em cả.
    "Giảng sư là chức danh thời VNCH, không có "bển" nào gọi cả." (trích FNguyen1)
    - cá nhân tôi nghi ngờ cái này. Tôi chẳng thấy ông nào ở cái thời gọi là "VNCH'''' đó gọi mình hay gọi người là''''giảng sư'''' cả. Tôi xin VD luôn.
    - chắc nhiều bác biết ông Lê Xuân Khoa, mới được bàn tán ầm ĩ trên BBC đó. Tôi xin trích đoạn sau :
    ?oMở đầu cho phần sinh hoạt là nhà văn Phạm Phú Minh phần trình bày về thân thế của GS Lê Xuân Khoa. Qua đó người ta có thể biết ông là một nhà khoa bảng có tiếng tăm trước năm 1975. Là GS của trường Trung Học Petrus Ký và phụ trách viết sách giáo khoa cho Sở Tu Thư Bộ Giáo Dục từ năm 1953. Năm 1960 ông được học bổng để sang Pháp theo học tại Ðại Học Sorbonne và đậu TS qua luận án ?oLe Boudhisme dhyana au Vietnam?, GS Khoa đã nhiều lần có dịp sang nghiên cứu tại Ấn Ðộ và từng được gặp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma tại Darjeeling, ông cũng giảng dạy về triết học tại Văn Khoa, Minh Ðức, Vạn Hạnh và ông cũng là người đầu tiên thiết lập hệ thống ?otín chỉ? cho Ðại Học Vạn Hạnh. Trước khi biến cố 1975, ông giữ chức Phó Viện Trưởng Ðại Học Sài Gòn.?
    - Xin hỏi FNguyen1, ông Lê Xuân Khoa này từng là phó Viện trưởng Đại học Sài Gòn, sao không thấy gọi là ?~giảng sư?T Lê Xuân Khoa nhỉ.. Mà bác Lê Xuân Khoa đấy vẫn còn ám ảnh nỗi nhục bại trận lắm, . Sao vẫn dùng từ của CS nhỉ. Bác FNguyen1 sao không vào các diễn đàn như Talawas, BBC để phê phán bác LXKhoa ?osao ông lại dùng từ GS của CS, ông phải dùng từ giảng sư của VNCH chúng ta chứ?.
    --
    ôi ! kẻ bị nhồi sọ thù hận lại ra rả " các anh bị nhồi sọ"
    Được qthang2006 sửa chữa / chuyển vào 06:48 ngày 30/11/2005
  5. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả,
    Lên trên cái mạng này cần nhất là thời giờ và kiên nhẫn, nếu không thì dễ nổi nóng mất.
    Chữ "viên" trong tiếng Hán có cả hơn hai chục ngữ nghĩa tùy theo mỗi bộ khác nhau, mà mỗi chữ lại có thêm nhiều nghĩa nữa. Thành thử có người không biết cũng dễ hiểu thôi. "Viên" còn có nghĩa "hình dạng tròn, không có góc cạnh", cũng có nghĩa là "con gái đẹp" nữa. Nhưng "viên" tui tra không thấy có nghĩa là "người". Khi dùng "sinh viên" thì "sinh viên trường thuốc", "sinh viên trường luật" nghe nó thuận tai hơn là sinh viên trống không, vì khi dùng trống không nó có ý như là một tập thể học trò đại học (giống như "viên chức" hay "nhân viên" là nghĩa tập thể chứ không phải chức danh riêng rẽ).
    Thầy/cô giáo dạy mẫu giáo đã có chức danh là thầy/cô giáo rồi. Tại sao phải rắc rối thêm thế!? Không có chức danh cho việc dạy các người học lên tiến sĩ, chỉ có người hướng dẫn hoặc đỡ đầu. Đó chính là các giảng sư thực thụ tại các đại học.
    Dịch "associate" ra là "phó cũng không chỉnh lắm. Nếu dịch là "tương đương", hay "chuẩn", hay "dự bị" thì đúng hơn. Bởi vì "associate" không làm "phó" cho ai hết! Mà "phó" có nghĩa là "phụ tá" cho chính. "Associate" làm việc và có trách nhiệm như một người chính, tại sao gọi họ là phó?
    Dùng "trợ lý" cho "assistant" cũng không hoàn toàn đúng, có thể gây hiểu lầm ("lý" gì trong này?), nên dùng "trợ tá" hay "phụ tá" thì đúng hơn. "Phụ (trợ) tá pháp lý" rút gọn thành "trợ lý" thì có lý hơn.
    Chào,
    FN
  6. U18

    U18 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/06/2003
    Bài viết:
    307
    Đã được thích:
    0
    Chòy, các bác biết không, em vừa gõ từ "giảng sư" hỏi giáo sư Gúc gồ mới biết CSVN đang xài từ này hẳn hoi. Giảng sư là để gọi các sư cụ giảng dạy Phật học trong các trường Đại học Phật giáo ở Việt Nam. Mí ông đó mới được gọi là giảng sư, có bài phỏng vấn hẳn hoi trên Vietnamnet ế. Từ rày bác nào muốn được gọi là giảng sư thì phải đi tu trước đã. Còn em thì xin thôi ko đổi thành sư nữa ạ. Em còn thích lượn gdgt lắm. hehe
  7. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0
    bác FNguyen1 ơi, thế còn bài của tôi. Bác lại lờ à, bác tài thật, cái tài tảng lờ của bác chẳng khác mấy bác gmail, tmkien, comcast bao nhiêu.
  8. kien098

    kien098 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/12/2004
    Bài viết:
    530
    Đã được thích:
    15
    Hì hì, thế này cho chú đỡ nóng nhé:
    Ở VN có 2 cách gọi: Thầy/cô giáo mầm non/tiểu học/trung học/đại học hoặc giáo viên mầm non/tiểu học/trung học/đại học. Về văn bản thì là giáo viên cho cấp dưới đại học, giảng viên cho cấp đại học
    Cán bộ giảng dạy, cán bộ chuyên trách (công đoàn, nữ công, phong trào), cán bộ tổ chức, cán bộ........... là dùng cho hệ thống phân công phân nhiệm trong bộ máy nhà trường. Chả ai lên giảng đường thay vì thưa thầy lại nói là thưa cán bộ giảng dạy cả, nhớ nhé!
    Còn như chú mô tả thì: thầy/cô giáo cho mầm non, giáo sư cho tiểu/trung học, giảng sư cho đại học, có phải ko??? Hay là đấy chỉ là chú nghĩ thế, chú nghe nói thế???
    Còn chuyện trái truyền thống mà chủ topic đặt ra có vẻ không ai thèm động đến nữa nhỉ. Nó quá đúng hay nó không đáng để bàn đến nữa???
  9. qthang2006

    qthang2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2005
    Bài viết:
    121
    Đã được thích:
    0

    ô hay bạn FNguyen1, tôi gửi thư riêng cho bạn, gửi cả vào chủ đề này. Thế mà bạn vẫn tảng lờ bài của tôi. Thôi thì đánh cực nhọc đăng lại vậy. Mong rằng FNguyen1 sẽ không hoa mắt, nhìn lầm. Đọc cho kỹ để trả lời nghe
    Có lẽ anh em phải phong cho Fnguyen1 cái chức danh "tảng lờ sư'' (tương đương với giảng sư, giáo sư đấy!!!!)*
    chào bạn FNguyen1
    "Riêng về giáo sư đại học thì dùng chức danh "giảng sư" cũng đúng và hợp lý, chứ dùng giáo sư đại học thì dài quá." (trích FNguyen1)
    - bác FNguyen1 à, bác chắc đã lâu không sống ở VN nên đúng là nói như người trên mây. Không ai dùng là GS đại học cả, nếu có ai dùng thì là dùng thừa. Ở VN này, nói đến giáo sư thì ai cũng biết là dạy đại học rồi, làm gì có giáo sư dạy trung học/ PTCS/tiểu học. bác đem toàn tư duy cũ ra áp dụng cho XH hiện tại, tôi khuyên bác chân thành là bác nên xem lại mình.
    "Có điều dùng "giáo sư" với "giảng sư" như cách này thì lại giống như thời VNCH mà tui nghĩ chắc chắn NN hiện nay không muốn tí nào." (trích FNguyen1)
    - câu này càng chứng tỏ bác lười đọc và thiếu kiến thức thực tế nghiêm trọng. quá chán bác, bác chẳng khác gì bác gmail . Mời bác vào các diễn đàn ngôn ngữ để xem họ tranh luận về từ Việt ''''''''bắc tiến'''''''', nam tiến như thế nào. Xin hỏi bác, ti vi, thiệp mời v.v. có phải là từ có từ cái thời gọi là ''''''''VNCH'''''''' không nhỉ. Thế mà sao bây giờ mọi người ở VN, cả trong nam ngoài bắc đều dùng. Các bác bị ám ảnh quá lâu nên mới nhầm lẫn, đưa ra những nhận định ngớ ngẩn như vậy. Ngôn ngữ chẳng liên quan quái gì đến CT chính em cả.
    "Giảng sư là chức danh thời VNCH, không có "bển" nào gọi cả." (trích FNguyen1)
    - cá nhân tôi nghi ngờ cái này. Tôi chẳng thấy ông nào ở cái thời gọi là "VNCH'''''''' đó gọi mình hay gọi người là''''''''giảng sư'''''''' cả. Tôi xin VD luôn.
    - chắc nhiều bác biết ông Lê Xuân Khoa, mới được bàn tán ầm ĩ trên BBC đó. Tôi xin trích đoạn sau :
    ?oMở đầu cho phần sinh hoạt là nhà văn Phạm Phú Minh phần trình bày về thân thế của GS Lê Xuân Khoa. Qua đó người ta có thể biết ông là một nhà khoa bảng có tiếng tăm trước năm 1975. Là GS của trường Trung Học Petrus Ký và phụ trách viết sách giáo khoa cho Sở Tu Thư Bộ Giáo Dục từ năm 1953. Năm 1960 ông được học bổng để sang Pháp theo học tại Ðại Học Sorbonne và đậu TS qua luận án ?oLe Boudhisme dhyana au Vietnam?, GS Khoa đã nhiều lần có dịp sang nghiên cứu tại Ấn Ðộ và từng được gặp Ðức Ðạt Lai Lạt Ma tại Darjeeling, ông cũng giảng dạy về triết học tại Văn Khoa, Minh Ðức, Vạn Hạnh và ông cũng là người đầu tiên thiết lập hệ thống ?otín chỉ? cho Ðại Học Vạn Hạnh. Trước khi biến cố 1975, ông giữ chức Phó Viện Trưởng Ðại Học Sài Gòn.?
    - Xin hỏi FNguyen1, ông Lê Xuân Khoa này từng là phó Viện trưởng Đại học Sài Gòn, sao không thấy gọi là ?~giảng sư?T Lê Xuân Khoa nhỉ.. Mà bác Lê Xuân Khoa đấy vẫn còn ám ảnh nỗi nhục bại trận lắm, . Sao vẫn dùng từ của CS nhỉ. Bác FNguyen1 sao không vào các diễn đàn như Talawas, BBC để phê phán bác LXKhoa ?osao ông lại dùng từ GS của CS, ông phải dùng từ giảng sư của VNCH chúng ta chứ?.
    --
    ôi ! kẻ bị nhồi sọ thù hận lại hay ra rả " các anh bị nhồi sọ"
  10. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Chào tất cả,
    Theo tui hiểu và cũng có bác nào đấy biết là VNCH không dùng chức danh "giáo sư" cho thầy/cô giáo dậy bậc tiểu học.
    Giáo sư đại học hay giảng sư là chức danh hoán đổi được, và người ta gọi ngắn giáo sư đại học bằng giáo sư không có nghĩa là hạ thấp phẩm chất của họ. Đa số các giáo sư đại học tại VN (thời VNCH) đều từng là giáo sư trung học, mà chức danh thì suốt đời không đổi, vì vậy gọi họ như vậy coi như gọi tắt mà cũng không có nghĩa là đánh giá họ thấp. Trường hợp gs LXK cũng không khác. Tui biết nhiều vị giáo sư đại học chỉ thích được gọi là "thầy" thôi. Tuy nhiên giáo sư trung học không thể tự xưng hoặc bắt người khác gọi mình là giảng sư, vì như thế là không chính danh. Ở đây tui đang nói về cách dùng chức danh của chế độ cũ, và tui thấy nó hợp lý, danh chính ngôn thuận hơn cách dùng hiện tại. Nên nhớ đây là ý kiến của tui thôi nhé!
    Chắc chắn là có sự không thích, không ưa dùng chức danh "giảng sư" ở thời điểm hiện tại vì đã có một bác đưa ra thông tin rằng NN VN hiện nay dùng chức danh này cho các giáo sĩ (điển hình là Phật giáo) thuyết giảng Phật pháp. Các giáo sư đại học ở VN hiện nay chắc cũng không muốn được gọi như thế!
    Lại nói đến chữ "viên". Như tui có đề cập "nhân viên" là chỉ cả một tập thể làm việc ở một nơi chốn nào đó. Chữ này bao gồm cả mọi người chứ không là chức danh riêng rẽ. "Nhân viên" có thể bao gồm cả lao công, gác dan, thư ký, ... ,và lên tới tận giám đốc. Ngoài ra còn có "phòng nhân viên" (personnel) tức là lo về vấn đề tổ chức và nhân sự. Chữ "viên chức" cũng vậy thôi, là cả một tập thể của một cơ quan, chứ không thể là chức danh.. Vì vậy khi dùng "giảng viên", "giáo viên" để chỉ chức danh là có cái gì không ổn trong cách dùng này rồi.
    Chào,
    FN
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này