1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIÀNH GIẬT TỪNG CĂN NHÀ 'CHƠI' THEO LUẬT CỦA ĐỐI PHƯƠNG SÀI GÒN, THÁNG 5 1968

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 24/05/2021.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Bữa đọc hồi ký "The Relucntant Communist" của Charles Jenkins, một lính Mỹ đào ngũ chạy sang Bắc Triều Tiên năm 1965 vì muốn trốn bị đưa sang Việt Nam, thì lính Mỹ bình thường khi ấy cũng thường lắm, và rất sợ sang VN.
    ngthi96 thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Mỹ chỉ có hoả lực thôi chứ chơi tay bo thì ko lại bộ đội ... bộ binh Úc, hàn mới khó nhai..
    kuyomukotohodanngoc thích bài này.
  3. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Thì nó có hỏa lực nó ngu sao chơi tay bo.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Chẳng tranh cãi hay do dự gì, Polaski lập tức mất dạng. Trong khi đó tay xạ thủ trọng liên 50 trên chiếc xe bọc thép của trung đội thám sát tiểu đoàn 2, trung đoàn 47 xả đạn như mưa vào ngôi nhà có lính bắn tỉa đối phương nấp, khiến lửa bốc lên rồi nhanh chóng lan sang những căn nhà khác. Dưới những phát đạn bắn tỉa, trung sĩ Thornburgh cùng 1 tốp lính tình nguyện, sử dụng chiếc xe bọc thép để che chắn, tiến trên đường Âu Dương Lân, lên lấy xác Abreu- Batista về. Chiếc M113 dừng lại cạnh thi hài còn bốc khói của người lính xích hầu để Thornburgh cùng 1 cậu lính khác, mỗi người 1 cổ chân kéo về sau xe. Thornburgh giờ vẫn còn thấy hãi, kể lại: "Người cậu ấy nóng hổi. Cháy cả giày. Giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên. Lâu lâu vẫn cảm giác thấy tay mình bị bỏng."

    Đại đội lùi lại để chỉnh đốn. Ai cũng tỏ ra tiếc thương vì mất Miguel Abreu-Batista, 1 chiến sĩ giỏi, tính tình vui vẻ, hòa đồng được cả đơn vị quí mến. Trung sĩ tiền sát của trung úy Bausser là bạn rất thân của Abreu- Batista. Bausser nhớ lại mình nhận được cuộc gọi bằng máy truyền tin của thượng sĩ Thornburgh "bảo lên chỗ anh ta ngay, cậu trung sĩ tiền sát kia do thương bạn quá đang mất tự chủ đánh nhử từ 1 người dân. Khi lên tới nơi thì mọi thứ đã kết thúc, cậu trung sĩ tiền sát đang ôm đầu ngồi dựa lưng vào tường. Cái chết của Batistathật đau lòng."

    1 tay lính chiến to con, xương xẩu mà Abreu-Batista thường trìu mến gọi là "Dum-Dum" đã nổi giận khi cũng bị 1 đồng đội khác gọi thế. Anh này gào lên: "Từ giờ trở đi, đừng ai gọi tao như vậy nữa!"

    Thế là chả ai còn dám gọi.

    Trong lúc Thompson lo việc chỉnh đốn, DeLuca và Booras được tin báo đại đội của Stuart sau khi hội quân với đại đội Eckman đã cùng nhau tiến đến đồn cảnh sát bị phong tỏa. Trong quá trình tiến quân, lính bắn tỉa địch đã làm đơn vị của Eckman bị thương thêm 7 người nữa, nhưng thương tích tất cả đều nhẹ. Thế rồi khi các đại đội của Stuartvà Eckman được 1 số xe bọc thép lên tăng cường, tiến ra lục soát khu vực từng bắn vào đồn cảnh sát thì đối phương cũng lẩn hết, chỉ rót thêm vài quả cối cuối cùng thay cho lời từ biệt.

    DeLuca lệnh cho Eckman ở lại bảo vệ đồn cảnh sát để đơn vị của Stuart lên xe bọc thép về sở chỉ huy. 1 ngày chiến đấu chán ngán trên đường phố khi được báo cáo qua điện đài giờ đã trở nên 'ngon lành' hơn hẳn. Điểm chiến thắng bằng 'đếm xác' của đại đội A/3-39 và đại đội B/6-31 đều là 10, đại đội B/3-39 được 12, cộng thêm 30 nữa cho ‘công hỗ trợ’ của trực thăng vũ trang đại đội B, phi đoàn 7, trung đoàn 1 Kỵ binh.


    Đại úy Eckman cho đại đội B vào vị trí phòng ngự ở cả trong lẫn ngoài đồn cảnh sát lúc chiều tối; sau đó anh cùng tiền sát pháo binh gọi pháo bắn quanh vị trí suốt nhiều giờ để ngăn ko cho đối phương tấn công đêm. Đạn rơi gần đến nỗi 1 mảnh pháo xuyên thủng mái tôn nhà ngủ trong đồn chém trúng tay 1 lính chiến đang ngủ. Tuy đóng quân phía ngoài, sau đám thùng phuy 50 gallon, nhưng trung sĩ Leader vẫn tỏ ra ko ngán vì anh đã cùng tiểu đội nhồi đầy nhóc chúng bằng xà bần lấy từ mấy căn nhà đổ nát bên kia đường.


    Khi pháo binh rót đạn xuống màn đêm quanh đó, cứ sau mỗi tiếng nổ là mảnh lại bay rào rào. Leader nhớ: "Ai cũng giữ chặt mũ sắt, mong sao mình ko dính chấu." Tiếng mảnh pháo rít lên nghe thật khủng khiếp và Leader, mọp người sau đám thùng phuy, rốt cục cũng lảnh 1 miểng ngay trên đầu gối. "Khá đau nhưng may quá nó ko to lắm và cũng chẳng phạm vào xương. Lẽ ra tôi phải bị thương nặng hơn thế. Lúc kéo ra, tôi thấy 2 đầu của nó sắc như dao ấy. Tôi mang theo cái mảnh pháo ấy 1 thời gian nhưng rồi chẳng hiểu làm mất ở đâu nữa. Chứ ko thế thì tôi đã mang về nhà làm kỷ niệm rồi."


    Khoảng 1-2 bữa sau thì trung úy Polaski lại trở về với đại đội B. Với trạm sơ cứu, mấy 'vết thương bèo bọt' ấy chẳng đáng 1 vé tản thương. Thượng sĩ trung đội phó Thornburgh đã phản ánh việc này lên đại đội phó, người đang tạm nắm quyền chỉ huy đơn vậy thay Thompson, bảo cả trung đội chẳng ai tin tưởng vào Polaski nữa. Tuy nhiên đại đội phó vẫn cho Polaski thêm 1 cơ hội. Thornburgh nhớ lại "Nếu như đêm đó ko ăn cối thì hẳn tôi bị mang tiếng ở ác rồi. Lần này thì Polaski quị hẳn." Polaski run như cầy sấy, khóc nức nở trước mặt người trung đội phó cùng cậu lính điện đài. Ngay sáng hôm sau, Thornburgh đã báo cáo chuyện này lên quyền đại đội trưởng và thế là Polaski biến khẩn trương, về tuyến sau. Trong những phút nóng nảy, Thornburgh chửi Polaski, 1 sĩ quan đã cư xử như thế dưới lửa đạn, ko ra gì. Thornburgh cho biết: "Phải mất nhiều năm ra tôi mới nhận ra là Polaski ko có lỗi. Anh ta chỉ chưa được chuẩn bị cho sứ mạng được giao. Giờ tôi chả còn trách cứ gì anh ấy nữa. Việc đó có thể xảy đến với bất kỳ ai hay cả với chúng tôi vào 1 thời điểm nào khác. Nếu giờ gặp lại Polaski, tôi sẽ lại bắt tay, bá cổ anh ấy."


    PHẦN 4


    NHỮNG TRẬN GIAO TRANH KHÁC


    Chương 16




    Trong tổng tiến công đợt 2, lữ đoàn của đại tá Benson đã đánh 2 trận ác liệt. 1 diễn ra ở vùng quê phía nam Sài Gòn. Tại đây, các tiểu đoàn của Benson, nhất là tiểu đoàn 4, trung đoàn 39 bộ binh do trung tá Robert L. Adc-ock chỉ huy, được tăng cường bởi đại đội C/tiểu đoàn 3/39 và 1 trung đội của đại đội A/tiểu đoàn 5/60 đã nỗ lực ngăn ko cho địch đưa thêm quân lên đánh Sài Gòn. Benson cũng giao cho Adc-ock nhiệm vụ bảo vệ kho xăng Nhà Bè trên bờ sông Sài Gòn, phía đông nam thủ đô 6 cây số. Adc-ock cử 1 toán sĩ quan tới kho xăng Nhà Bè để toán này lập tức nếm cối. Những bồn xăng trong kho cháy rực. Tuy nhiên trận đụng nặng nhất của tiểu đoàn Adc-ock ko phải diễn ra ở Nhà Bè mà diễn ra trong quá trình chiếm lại Xóm Cô Điện (giờ là Nhơn Đức, Nhà Bè. ND), 1 ấp nằm ở phía tây nam, cách đó 7km, bị quân Giải phóng chiếm khi tổng tiến công đợt 2 bắt đầu.


    Cuối buổi sáng ngày 8/5/1968, Trung úy James M. Simmen, trung đội 2, đại đội A, tiểu đoàn 5 cơ giới, trung đoàn 60 bộ binh được lệnh hành quân tới hỗ trợ 1 đơn vị quân nam VN đang đụng nặng khi tấn công vào Xóm Cô Điện.


    Gần đến nơi, Simmen dừng lại trên đường 230 (nay là đường ĐT826C), từ Sài Gòn chạy xuống phía nam, cách Xóm Cô Điện vài trăm mét. Có thể nhìn thấy lính VNCH trước mặt đang bị ghìm chặt trong ruộng lúa 2 bên đường. Trong mắt của Simmen, dường như bọn họ đã dàn ra thành 1 tuyến, tổ chức tấn công vỗ mặt rồi bị chặn đứng ngay rìa Xóm. Quân nam VN bị thương vong nặng nề, gồm cả trưởng đơn vị lẫn viên thiếu tá Mỹ cố vấn. Jim Simmen nhớ lại: "Tôi gọi điện đài cho người thiếu tá. Thế rồi do thấy tôi liên lạc với hỏa lực hỗ trợ tốt hơn, ông ta đá luôn quả bóng sang cho tôi lãnh."
  5. lamali1

    lamali1 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2009
    Bài viết:
    7.429
    Đã được thích:
    13.528
    Cũng may cho Mỹ là vùng ven Sài Gon nhà cửa lụp xụp nhiều, chứ mà toàn nhà xây kiên cố , mới chung cư thì không hiểu phải hủy diệt đến mức nào mới đuổi được quân Giải Phóng.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trung úy Simmen cùng trung sĩ nhất Ronald W. Sherfey, 1 trung đội phó 'mì ăn liền', tổ chức 2 tiểu đội nằm dọc bờ ruộng, cùng các xạ thủ trọng liên 50 trên xe M113, làm nhiệm vụ yểm trợ hỏa lực tại chỗ, bắn qua đầu lính VNCH về phía xóm. Sau đó với 2 chiếc xe bọc thép dẫn đầu, bọn họ theo đường 230 tiến lên. Simmen đi sát phía sau xe để tránh đạn. Điện đài viên của anh ngồi trong khoang, đưa tổ hợp liên lạc qua cửa sau để Simmen gọi pháo, lập 1 hàng rào yểm hộ trong khi hành tiến bằng cả đạn khói lẫn đạn nổ.


    Vượt qua tuyến quân bị ghìm chặt, mấy xe bọc thép dừng lại, nhả lính, bò xuống ruộng kéo thương binh, tử sĩ nào tìm về phía con đường, dưới lằn đạn vẫn đang tiếp tục bắn ra của địch. Trong thư viết cho em trai vào hôm sau, Simmen nói: "Giá như em được thấy sự dũng cảm của lính anh. Họ lấy được cả những thương binh VNCH nằm ở trước mũi xe, nơi mà ko ai dám ra lấy. Anh cũng thế...Trước giờ anh chưa thấy những ai gan lỳ, dũng cảm như vậy cả. Họ làm anh choáng ngợp"


    Sau khi cho người chết, người bị thương lên xe, tất cả rút lui. 1 trực thăng tản thương đáp xuống mặt đường. Viên cố vấn Mỹ cùng đối tác VNCH của ông ta cũng nằm trong số người bị thương được cho lên chiếc Huey sơ tán. 1 Đơn vị xuồng bay chở theo trung đội của trung úy James W. Kirk, đại đội C, tiểu đoàn 4, trung đoàn 39 kéo đến đậu trên nhánh sông nhỏ phía dưới con đường mà Simmen bố trí (Rạch Dơi. ND). Sau khi trao đổi với Simmen, Kirk gọi về tiểu đoàn và được bảo rằng những đơn vị còn lại của đại đội C sẽ được rút từ Nhà Bè đưa xuống đó.


    Trong khi chờ quân tăng viện, trung úy Simmen trèo lên cửa chỉ huy xe bọc thép của mình, đậu trên đường cao, nơi có tầm quan sát rộng gọi thêm 1 đợt pháo nữa rót xuống Xóm Cô Điện. Người trung đội trưởng có 1 la bàn đeo trên cổ, nhưng ko sao xem được vì nắp cửa kim loại khiến cho kim của nó cứ quay tít. Simmen đành đứng thẳng dậy, mắt dán vào la bàn, chờ cây kim ổn định lại. Đúng lúc đó, cửa chỉ huy bị 1 phát AK-47 bắn trúng, bụng Simmen đau nhói. Tưởng bị nặng lắm, anh nhẹ cả người khi biết mình chỉ bị sơ sơ. Viên đạn bị vỡ khi va chạm; chỉ 1 mảnh của nó là sượt qua dạn dày, để lại 1 đường đỏ. Simmen còn đùa với lính rằng mình nhận huân chương quả tim tím sao mà dễ quá..


    Phát hiện có người chạy trong xóm, 1 số lính trên bờ ruộng nổ súng M60. Họ báo cáo mình bắn trúng đôi ba người gì đó. Hỏa lực chuẩn bị vẫn diễn ra liên hồi kỳ trận. Simmen viết cho em trai: "Anh đã điều tới 2 trực thăng quan sát, 4 trực thăng vũ trang, 2 máy bay phản lực cùng 1000 quả đạn pháo binh."


    Sau khi đến nơi, Đại úy Gerald Clark (tên đã được đổi), đại đội trưởng mới tinh của đại đội C nắm lấy quyền chỉ huy tác chiến và vạch ra kế hoạch đánh chiếm Xóm Cô Điện. 2 xe M113 sẽ làm thành lá chắn để 2 tiểu đội của trung đội Kirk, theo đường tiến tới. Khi vào được trong xóm, họ mới tỏa ra 'trục' kẻ địch ra khỏi công sự.


    Kirk với Simmen thất kinh khi Clark định đưa xe bọc thép vào tầm RPG đối phương trong Xóm Cô Điện. Simmen nói: "Tôi cảm thấy nếu đánh gần như thế, xe đi đầu rất dễ bị bắn cháy, mà nếu thế thì mọi thứ sẽ loạn cả, vì trong xe có rất nhiều đạn dược. Đại đội trưởng vẫn chẳng chịu hiểu làm thế là chỉ thành mồi ngon cho RPG địch." Ko thể thuyết phục được Clark thay đổi kế hoạch, Simmen đành chọn xe chỉ huy của mình đi đầu. "Việc trung đội trưởng đi tiên phong chả phải hay ho gì nhưng do ko cảm thấy đoạn kết việc này có hậu nên tôi mới ko để người khác làm việc đó."


    Dù có những sai lầm về chiến thuật nhưng Đại úy Clark, cũng là người can đảm. Khi 2 chiếc M113 bắt đầu đột kích, anh cũng lên đi cùng Simmen sau xe dẫn đầu. Trung sĩ nhất Sherfey cùng 2 xe bọc thép khác ở lại làm dự bị. Trung úy Kirk cũng làm tương tự với số quân còn lại của đại đội Charlie.


    Hạ sĩ Danny Avello (tên giả) là xạ thủ trọng liên 50 trên chiếc M113 đi đầu. Simmen cho em trai hay "cậu ta là dân California, thường hay dẫn đầu đoàn mô tô của băng Hell's Angels. Giờ thì dẫn đầu là bọn anh."


    Chiếc xe đi đầu được trung sĩ Ralph Richardson cầm lái. Anh cựu cảnh sát này là 1 chiến binh thiên bẩm. Vẻ rất ngưỡng mộ, Simmen viết: "Richardson đúng là 1 tên khốn. Nếu họ để bọn anh đánh theo cách của mình thì địch cứ gọi là chết sạch. Trung đội anh toàn sát thủ mà thôi."


    Chiếc M113 đi đầu dừng lại để trung úy Simmen gọi pháo chuyển làn dập xuống lối vào Xóm. Khi các binh sĩ tản ra dọc bờ ruộng thì địch nổ súng, khiến bùn, nước trên ruộng bắn tung lên. Từ bên hố chiến đấu bên tay trái, 1 lính đối phương nhảy lên chạy. Người này nhanh chóng bị hạ. Simmen kể: "Ai cũng chĩa súng về phía hắn ta mà bắn. Cứ nhao nhao cả lên. Tôi nhớ khi đó mình đã nghĩ 'Oh, Dis, họ nướng trụi chỗ này mất."


    Avello cũng bắt đầu khạc đạn trọng liên 50, nhằm vào 1 chiến sĩ giải phóng vừa nhô lên cùng khẩu RPG. Vẫn ở phía sau chiếc xe đi đầu khi quả đạn nổ tung, người Trung úy Simmen phủ đầy khói bụi, làm văng cả tổ hợp liên lạc lẫn khẩu M16. Dù chẳng thấy đau, nhưng khi vuốt vuốt anh thấy tay mình toàn là máu. Sau khi văng khỏi tay của Simmen, cái tổ hợp liên lạc nối với điện đài trong xe đã qua cửa sau xe tụt vào bên trong. Khi chui vào để lấy lại viên trung đội trưởngbắt gặp cái nhìn của binh nhất Steven J. Prescott, điện đài viên của mình đang nấp trong đó. Trước ánh mắt đầy khiếp hãi của Prescott, người vừa sang nam VN được 3 tuần, Simmen còn chọc 'Nghĩ sao về đống c-ứt này thế ku?"


    Gần như cùng lúc đó, trong xe bỗng sáng trắng, 1 quả RPG vừa xuyên qua giáp trước của nó. Lẽ ra, Simmen đã chết đứ đừ. Nhưng không, anh lại văng khỏi cửa sau, rớt xuống rãnh nước bên đường, mảnh găm chi chít. Simmen viết trong thư: "3 lính dưới quyền chạy tới cứu. Thấy máu nhiều anh hãi quá, nhưng tất cả các vết thương đều không sâu... tay, và sườn anh bị nhiều mảnh ghim vào. Chả sao hết - chỉ sơ sơ thôi... thật là may mắn."


    Đại úy Clark cũng dính miểng khi đứng cạnh cửa sau chiếc xe. Richardson bị vào mặt còn Danny Avello, khi đó đang bắn trọng liên 50, phần thân dưới ở trong khoang thì bị mất 1 chân. Simmen viết: "Dù chẳng nhìn thấy gì, nhưng Richardson vẫn kéo Avello ra khỏi xe, rồi rời khỏi con đường. Đúng là thằng mù lo cho thằng cụt"
    viagraless, caonam_vOz, huytop5 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thấy khói ngùn ngụt bốc lên chỗ chiếc xe bọc thép, Trung sĩ nhất Sherfey vội rời vị trí dự bị chạy tới cạnh Simmen. Trong thư Simmen viết: "Với mong muốn trung đội vẫn có thể chiến đấu nếu thiếu mình, anh luôn chuẩn bị cho họ phòng khi có ngày mình dính chấu. Và họ đã làm được. Dưới làn đạn mãnh liệt của địch, họ đã cứu được tất cả những người bị thương trước khi chiếc M113 phát nổ." Simmen chẳng những nói Sherfey sơ tán thương binh mà còn bảo "lính, đang xúm lại chỗ anh tản ra, vì RPG vẫn bắn đến sát cạnh. Chỉ sợ cả nhóm đang túm tụm mà dính chấu thì khổ. Sherfey đã nắm quyền chỉ huy và làm việc này rất là tốt."


    Trung úy Kirk cũng xông lên phía trước, la hét như thằng điên, đứng trên đường cố dùng khẩu CAR-15 áp chế địch. Khi những người bị thương được đưa vào chiếc xe thứ nhì, và tất cả chuẩn bị lùi lại thì Steve Prescott, điện đài viên lính mới, toài ra khỏi cửa sau chiếc M113 dẫn đầu. Trong lúc rối loạn, cậu ta đã bị bỏ quên. Trung úy Kirk với tiền sát viên pháo binh, cùng 2-3 tay súng của đại đội Charlie nữa hộc tốc quay lại cứu. Kirk nhớ lại "Cậu lính bị thương cháy xám cả. Dù biết khó mà sống nổi nhưng mẹ nó, vẫn phải cố vì ko thể nào bỏ người của mình lại được. Người nắm tay, người nắm chân, cả bọn vừa chạy vừa 1 tay cầm súng bắn về phía ngôi làng."


    Về tới chỗ lực lượng dự bị, tay lính cứu thương vẫn run như giẽ của Kirk liền nhào đến, cứu chữa thương binh, mặc kệ đạn từ Xóm Cô Điện vẫn bắn ra. Kirk kể: 'Ngày hôm ấy cậu ta sung lắm. Cứ xông ra thực hiện bổn phận của mình. Chỉ tới lúc mọi thứ kết thúc, mới thấy cậu ta ngồi xuống run lẩy bẩy."


    Simmen nằm ngửa trong xe bọc thép, tê bại chả nhúc nhích gì được, khát nước chết đi được. Nhưng dường như ngoài bia ra, chẳng ai còn nước cả. Simmen và 4 lính dưới quyền được chuẩn bị tản thương cùng với đại úy Clark và 6 binh sĩ thuộc đại đội Charlie. 6 thương binh nặng nhất gồm cả Steve Prescott, người sau này chết, được cho lên chiếc Huey đầu tiên. Khoảng 30 phút sau, chiếc trực thăng tải thương thứ nhì đáp xuống, bốc nốt 6 người còn lại. Simmen viết: "Phải rời xa lính mình anh thấy có lỗi kinh khủng."


    Simmen và Richardson, cũng như Kirk cùng những binh sĩ đã trở lại cứu Steve Prescott, về sau được tặng thưởng huân chương Sao Bạc. Sherfey cùng 1 số người nữa, kể cả cậu lính cứu thương hay run của Kirk, cũng sẽ được trao huân chương Sao Đồng. Dù lính Mỹ chẳng chiếm nổi mục tiêu, nhưng quân Giải phóng cũng đã bị 'trừng trị' 1 cách đích đáng. Con số 'đếm xác' của tiểu đoàn 4, trung đoàn 39 là 12 và trực thăng vũ trang của đại đội D, phi đoàn 3, trung đoàn 5 Kỵ binh được chia thêm 25 nữa.


    Trung úy Kirk, giờ nắm quyền chỉ huy đại đội, cho đơn vị hành quân tới 1 ấp nằm ngay phía tây đường 230. Khi lính Mỹ sắp sửa tiến lên 1 gò đất nhỏ, định đóng lại nghỉ đêm thì có dân trong ấp chạy theo kêu to cảnh báo. Họ nói gò này hồi xưa là 1 bãi mìn của Pháp. Người dân chỉ cho lính đơn vị thấy hàng rào kẽm gai cùng tấm biển ghi chữ 'mìn' rỉ sét. Kirk nhớ lại: "Nhờ có họ mà chúng tôi ko dại dột lên đó mà bỏ mạng. Mừng quá, tối đó chúng tôi cho dân quá trời đồ hộp."


    Trong lúc bay về Sài Gòn, chiếc trực thăng chở trung úy Simmen còn đáp xuống 1 con đường, để bốc 1 lính bị thương vì giao tranh của đơn vị khác. Simmen hãi quá chỉ lo mình bị bắn rơi khi mới vừa tạm an tâm. Chiếc trực thăng tải thương bốc lên ko gặp sự cố nào rồi hạ xuống bệnh viện Dã chiến số 3. Đến nơi thấy trung sĩ Richardson đui mù từ từ ra khỏi chiếc Huey, tay quờ quạng đằng trước mặt, Simmen bèn tới dìu anh ta vào viện. Với Richardson ngồi cạnh, viên trung úy huyên thuyên hết chuyện này hết chuyện kia nhằm giữ cho người trung sĩ khỏi nghĩ quẩn. Người lính ngồi đối diện Simmen chăm chú lắng nghe. Anh này bị 1 viên đạn xuyên qua cổ.


    Từ bệnh viện, Simmen viết thư cho em trai, kể lại lúc lính quân y cắt bỏ quần áo mình: "Anh khiến họ sợ vãi - phải có tới 1 hàng người truyền tay nhau đám lựu đạn mảnh, lựu đạn cháy, lựu đạn lân tinh và trái sáng lấy từ túi hộp quần anh ". Anh ko quên dặn em ko được nói cho mẹ biết mình đã bị thương. "Em đừng lo lắng" anh viết thêm "Anh quá là may - chả có lỗ nào to cả. Mấy tay ở đóhẳn là khoái anh lắm. Họ gắp mảnh ra dễ như chơi." Ko biết chuyện diễn ra hôm trước, Simmen rất ngạc nhiên khi thấy các đơn vị khác của đại đội A chiến đấu ở khu nam Sài Gòn, cũng thiệt hại nhiều đến thế. Anh cho biết " Cả 1 nửa đại đội anh đều ở đây. Lính tiểu đoàn 5, trung đoàn 60 lại làm loạn cả viện. Lúc nào cũng ồn ào như chợ vỡ."


    Sáng sớm ngày 9/5, trung úy Kirk lên lạc điện đài với máy bay quan sát FAC. Sau khi cho máy bay quần lượn ở độ cao thấp, phi công cho biết Xóm Cô Điện nhìn có vẻ yên ắng. Trong thực tế sáng hôm đó đúng là đẹp và yên bình thật. Để cho an toàn, Kirk vẫn yêu cầu oanh kích. Anh chứng kiến những máy bay chiến đấu phản lực, lấy con đường làm chuẩn, "xẹt xuống, lửa tóe ra dưới những họng pháo tự động 20mm. 1 lính của tôi, ko đội mũ sắt, đã bị 1 vỏ đạn rơi trúng đầu. Như ‘chày’ giáng vào đầu, cậu chàng lăn ra đường bất tỉnh nhân sự. Đúng là cười ra nước mắt."


    Sau màn không kích, rất đông dân ấp chạy ra đường 230 về phía đại đội Charlie. Đi đầu tiên là 1 ông già có 2 chân bị gãy, được 1 thanh niên cõng. Ông già được 1 người biết tiếng Anh giới thiệu là trưởng xóm. Kirk nhớ lại "Ông ấy nói cảm ơn. Nghĩ chuyện mình vừa mới bắn tung cả xóm lên mà vẫn được cảm ơn, thật mỉa mai làm sao."

    Quân của Kirk cùng với đại đội C, tiểu đoàn 3/39 của đại úy Latham, tiến vào mục tiêu sau 1 bức tường lửa của pháo binh. Họ đã chiếm được cái Xóm mà ko có đụng độ nào thêm nữa.

    Đêm đó địch lại dùng súng cối pháo kích Nhà Bè và tổ chức các trận tấn công thăm dò ở cả Cần Giuộc lẫn Xóm Cô Điện. Đối phương đánh vào Xóm Cô Điện dường như là để đánh lạc hướng cho các xuồng ba lá luồn qua, ra sông tới Sài Gòn. Tuy nhiên, địch ko hay biết là đại đội C, tiểu đoàn 3/39 đã tổ chức mai phục theo đoạn sông cách Xóm Cô Điện về phía tây bắc chừng 1km (Rạch Bà Lao. ND). Lính Mỹ nã súng M16, M79 vào đám xuồng, khiến 5 chiếc bị chìm, 1-2 chiếc khác bị hư hại. Con số đếm xác trong trận phục kích được báo cáo là 8. Theo nhật ký của lữ đoàn, qua kiểm tra 1 xuồng, lính thám sát Mãnh Hổ cho biết trong đó "nó chứa lương thực đủ để nuôi 1 đại đội VC suốt 2 ngày."
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    PHẦN 5


    NHỮNG CON BÁO





    Gần sáng ngày 9/5/1968, bộ chỉ huy sư đoàn mới báo cho đại tá Benson biết là tới 8g sáng, lữ đoàn ông phải tới Sài Gòn, đảm nhiệm khu vực xa nhất về phía đông của quận 8. Kể từ lúc bắt đầu tổng tiến công đợt 2 những xóm, ấp ở khu vực này - 1 phần của vùng Xóm Ông Đội (thực ra vị trí Xóm Ông Đội xưa nay là phường Tân Hưng, nhưng theo bản đồ thì nơi xảy ra trận đánh lại dịch về phía đông, chỗ khu định cư Tân Qui Đông, nay là phường Tân Kiểng, Quận 7. ND) - đã thành chiến địa ác liệt giữa quân Giải phóng và chiến đoàn TQLC VNCH, 1 đơn vị mạnh, thiện chiến, trang bị tốt. Kế hoạch lập tức được lên. Do cả Adc-ock, Antila, lẫn DeLuca đều đã tham chiến, Benson quyết định dùng tiểu đoàn của Schmalhorst với tiểu đoàn 2 cơ giới, trung đoàn 47 bộ binh dưới quyền trung tá John B. Tower, đơn vị sẽ hành quân theo đường bộ từ căn cứ Bearcat tới tăng phái cho lữ đoàn 3, quét sạch Xóm Ông Đội. Benson có vẻ tin vào thông tin tình báo ước tính khu vực nam Sài Gòn đã bị khoảng 2000 chiến sĩ giải phóng xâm nhập. Ông nhớ lại "Đã xảy ra rất nhiều cuộc đụng độ minh chứng những ước tính ấy là chính xác. Thay vì tung 1 lữ đoàn khác rồi mò mẫm trên bản đồ thì việc tăng phái thêm 1 số tiểu đoàn cho tôi, rồi giao cho tôi nắm quyền chỉ huy tác chiến toàn bộ khu vực dễ hơn rất nhiều."


    Trung tá Schmalhorst ngồi trên trực thăng chỉ huy bay trên trời giám sát trực thăng chở quân chở đại úy Greene và trung đội đi đầu của đại đội A, tiểu đoàn 6/31 đáp xuống lộ 15, (nay là đường Huỳnh Tấn Phát. ND) nằm phía đông Xóm Ông Đội quãng 11g trưa ngày 9/5. Sau khi đổ quân, đám trực thăng lại hộc tốc quay về căn cứ Smoke bốc 2 trung đội của đại đội A còn lại. Tuy nhiên lúc chở 2 đơn vị này tới bãi đáp, các trực thăng này đã bị bắn khá mạnh. Vậy nên, tới khi quay lại căn cứ hỏa lực lần thứ 4 để bốc đại úy Owencùng trung đội đầu tiên của đại đội C rồi quay ra bãi đáp, thì các phi công đã bắt đầu 'lạnh cẳng'. Owen kể: "Rốt cục họ cũng làm nhưng cách thức cũng như tốc độ tiếp cận thì đã thay đổi. Chưa thấy ai vào nhanh và thấp đến như vậy. Thậm chí ngay như bọn tôi, những thằng đã có kinh nghiệm mà vẫn thấy hãi chuyến bay ấy. Họ bay thấp đến độ giả như VC, từ hố cá nhân nhô lên bắn trực thăng thì nòng AK-47 hẳn phải quệt vào càng đáp.


    Ngồi trong trực thăng chỉ huy trên trời cao, lúc 12g20 trưa, đại tá Benson nghe báo các đại đội A và đại đội C (thiếu 1 trung đội ) đều đã xuống đất. Cùng lúc đó, tiểu đoàn 2, trung đoàn 47 bộ binh cơ giới cũng nổ máy rời căn cứ Bearcat. Theo kế hoạch, từ phía đông quân của Schmalhorst sẽ tiến tới con đường không tên chạy ở rìa nam Xóm Ông Đội cách đó khoảng 3km (đường Nguyễn Thị Thập bây giờ. ND). TQLC VNCH sẽ triển khai tới con đường nối lộ 15 với đường 230, đánh dấu rìa tây Xóm (nay là đường Nguyễn Hữu Thọ. ND) Schmalhorst được cho 2 tiếng đồng hồ để tới vị trí của mình. Trong thời gian đó, tiểu đoàn cơ giới của Tower sẽ hành quân qua Sài Gòn, theo lộ 15 vượt kênh Đôi rồi rẽ sang hướng tây vào đường 232 (đường Trần Xuân Soạn. ND). Tại vị trí đó, đoàn xe sẽ án ngữ phía bắc Xóm Ông Đội. Như vậy, Đối phương sẽ bị hãm bởi xe bọc thép ở phía bắc, bộ binh ở phía nam và TQLC VNCH ở mé tây. Để thoát thân, quân Giải phóng sẽ phải đi về phía đông, vượt qua 1 khúc sông rộng có tên là Rạch Bàng, phơi mình ra cho pháo binh và trực thăng vũ trang của phi đoàn 7, trung đoàn 1 Kỵ binh làm thịt.


    Chẳng màng tới chuyện rút lui, đối phương nổ súng bắn vào TQLC VNCH ở mé tây. Các máy bay trinh sát phát hiện 1 trung đội quân Giải phóng đang vận động tới 1 vị trí có nhiều nhà cửa, cây cối trên cù lao hình con nòng nọc phía nam xóm. Chúng cũng nhìn thấy những khẩu đội súng không giật, súng máy bố trí ở góc tây bắc Xóm Ông Đội, chỗ đường 230 trổ về phía nam từ đường Trần Xuân Soạn. Trong lúc bao vùng, 1 máy bay quan sát báo thấy các chiến sĩ quân Giải phóng từ mái nhà, ngọn cây bắn vào các trực thăng. Tuy nhiên khi trực thăng vũ trang nhào đến, bộ đội lập tức ẩn nấp. Theo báo cáo của phi đoàn 7, trung đoàn 1 Kỵ binh được ghi chép trong nhật ký lữ đoàn thì có lúc, 1 trực thăng vũ trang của đơn vị; đã "tiến hành trinh sát bằng hỏa lực (khu vực đường 232 giao với đường 230), nhưng vẫn ko thấy hỏa lực mặt đất bắn lên. Dù thế, các phi công vẫn cảm thấy VC đang rình sẵn, chờ bộ binh tiến vào."


    Đại úy Greene cùng với đại đội A bắt đầu theo con đường không tên nối lộ 15 với đường 230 tiến về phía tây, theo sau là Đại úy Owen và đại đội C. Đến 2g15 chiều, gần tới chỗ con đường giao với đường 230, Greene báo cáo thấy có đạn lạc từ nơi mà quân Giải phóng và TQLC nam VN đang đọ súng. Sau khi tiến tới, ngược giòng người dân đang chạy nạn, đại đội của Greene bắt đầu nếm hỏa lực trực tiếp của đối phương từ cù lao nòng nọc bên sườn phải, cách khoảng 100m bắn sang. Lính Mỹ lập tức vận động khỏi con đường xuống khu vực cỏ lác dẫn tới bờ rạch phía nam cù lao. Họ nổ súng bắn trả sang phía bờ bên kia, nơi có rặng dừa nước cùng những ngôi nhà xây màu trắng ẩn hiện giữa đám cây cối.


    Do cũng bị nhắm bắn, lính đại đội C của đại úy Owen nhào xuống bãi cỏ ngập nước ven đường, hoặc nằm hoặc quì trên sình, xả đạn qua bên kia rạch. Do công cứu những dân thường bị thương vào chỗ nấp, mà binh nhất Jeffery J. Quinn của đại đội A và trung sĩ nhất Dennis Meyer, tiểu đội trưởng đại đội Charlie Hunter được thưởng huân chương Army Commendation.


    Trong thời gian dài đọ súng, 1 binh sĩ của Owen cùng 4 lính của Greene đã dính đạn. Súng từ bên kia rạch bắn sang, tuy có vẻ rời rạc nhưng lại rất chính xác. Dù quân Giải phóng toàn bắn phát một, thỉnh thoảng mới thấy 1 loạt trung liên, nhưng cũng đủ khiến lính Mỹ, ko dám tự tung tự tác. Al Olson cho biết: "Chúng tôi cực kỳ căng thẳng. Đạn bắn ra nhiều hơn hẳn so với đối phương. Có thể thấy bóng người chạy ra chạy vô mấy căn nhà bên kia rạch. Dù chẳng biết đích xác đó có phải là địch hay ko, nhưng ai cũng nghĩ là chúng nó."


    Thiếu úy Anthony Eric Belt, sĩ quan tiền sát pháo binh, "lúc trước toàn làm trò cười cho đại đội " Owen cho biết "nhưng gặp lúc tình thế nguy nan, mới thấy cậu ta thể hiện." Giữa lằn đạn, Belt chạy qua chạy lại giữa căn nhà lá trên đường và bờ rạch ngăn cách giữa ta với địch. Belt, người sau đó nằm rạp chỗ 1 đám cỏ thấp tè nhớ lại: "Cả đại đội đều trong chỗ cỏ cao chỉ trừ có tôi và cậu lính điện đài. Địch thấy rõ chúng tôi và thế là đạn bắn đầu cày tung đất quanh đó. Trong hệ thống công sự của VC bên kia rạch có 1 ổ súng máy trên 1 doi đất, cỏ mọc cao được bố trí khá hiểm, khiến mọi người chẳng ngóc đầu lên nổi

    Thiếu úy Belt túm lấy tổ hợp liên lạc, định gọi pháo dập xuống hỏa điểm súng máy nhưng máy móc cứ tậm tịt chả làm thế nào liên lạc được với pháo đội đang tác xạ ở căn cứ Smoke cả. Belt kể: "Tôi nhận thấy, ăng ten phải cao tới khoảng 5-6m thì mới gọi pháo nổi." Khi Belt bảo cậu điện đài viên đứng dậy giữa làn đạn, xoay ăng ten "thằng nhóc dù nghĩ tôi đùa nhưng vẫn nghe theo. Cậu ta ngồi dậy, để tôi quì lên bên cạnh, kéo từ trong cái túi vải bạt buộc dưới điện đài ra cây ăng ten dài, tháo cái ngắn ra thay."
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nằm xuống, thiếu úy Belt giờ đã liên lạc được với pháo đội. Chỉ trong vòng 1 phút đồng hồ, anh gọi họ bắn 1 quả đạn phốt pho trắng chỉ thị mục tiêu rồi căn cứ vào đó hiệu chỉnh rót thêm 1 trái đạn nổ xuống cù lao. Thế rồi Belt hô: "pháo đội! 4!" tức là pháo đội 6 khẩu 105mm sẽ bắn cấp tập mỗi khẩu 4 quả. "Loạt 24 quả đạn đầu tiên đã dập trúng bờ rạch. Những cột bùn đen bắn lên cao cả chục mét, 1 quả trúng vị trí tay xạ thủ súng máy đối phương chỗ cù lao, người đã ghìm đầu cả bọn. Có thể thấy xác anh ta cùng khẩu súng bay lên lúc đạn nổ. Tôi tiếp tục rót pháo. Cả đại đội đều nhìn tôi reo hò tở mở."


    Sau khi bắt khẩu súng máy im tiếng, đại úy Owen lấy máy báo đại đội mình diệt được 3 địch, chiến công đầu tiên của đơn vị khi ra trận, và xin ko theo chỉ thị của tiểu đoàn, là giữ nguyên vị trí nữa. Thay vì thế Owen xin phép cho đại đội C di chuyển qua sau lưng đại đội A, rồi rẽ phải vào đường 230, tiến tới cây cầu nhỏ bắc qua con rạch không tên chạy ngang phía nam cù lao hình con nòng nọc. Tại đây, đại đội sẽ ở vào vị trí có thể bắn tạt sường quân Giải phóng phía nam Xóm Ông Đội.


    Sau khi qua cầu, trung đội 1 của thiếu úy May đi tiếp trên đường tiến vào phần phía tây của Xóm. Trung đội lập tức bị bắn mãnh liệt, phải rút lui có trật tự xuống 1 con mương, mọc toàn cỏ dại, nước tù đọng sâu tới gối. Thiếu úy May gọi trực thăng vũ trang tới, nhưng do ko thể xác định vị trí hỏa điểm địch giữa đám nhà cửa nên dường như những lượt công kích tỏ ra kém hiệu quả. Cuối cùng, đại úy Owen bảo thiếu úy Gale lên nhưng trung đội 3 cũng bị bắn mạnh khiến anh ta cùng binh sĩ cũng đành nhảy xuống mương, đạn bay vù vù trên đầu. 1 con rắn lớn thấy động, hoảng sợ, bò qua đùi tiểu đội trưởng Al Olson định chạy trốn. Sợ bị nó cắn, Olson nhảy dựng, lấy súng quật lung tung nhưng rồi lại phải hụp xuống vì đạn bắn tới.


    Trung đội của thiếu úy Gale đang bắn trả thì nghe tiếng trung đội thiếu úy May kêu sắp hết đạn. 1 số lính mang nhiều đạn M16, M60 của Gale bắt đầu lồm cồm lội trong mương tới tiếp tế. Trên đường đi, dù bị thương nhưng các binh nhất Leslie J. Haar và James W. Petty vẫn mang đạn tới cho đơn vị bạn. Nhờ đó ngoài huân chương Quả tim tím, cả 2 còn được thưởng huân chương Sao đồng. Nhưng thấy bắn trả như đổ đạn cũng chả khiến địch nao núng, rốt cục đại úy Owen đành bảo Gale và May lùi về. Al Olson kể "Ai cũng thấy nực nội, khát khô cả cổ. Nước cũng cần thiết chẳng kém gì đạn. Do lúc bắn nhau, nóng bức căng thẳng quá, hầu hết bi đông của mọi người đều đã cạn sạch."


    Đại úy Owen tổ chức lại, anh cho trung đội thiếu úy May và trung đội thiếu úy Gale lập tuyến phòng thủ trong dãy nhà nằm cặp theo đường 230. Lính Mỹ bố trí sau rào, giậu, góc nhà. Súng máy thì lên mái. Trong lúc đại đội A vẫn duy trì hỏa lực từ phía nam bắn sang cù lao thì ở mé tây, đại đội Charlie Hunter cũng dùng M16, M79, M60 nã tới. Bị trực thăng vũ trang áp đảo ko ngóc đầu lên nổi, bộ đội rốt cục đành phải rút lui. Tuy nhiên vừa rời công sự họ lại lọt vào tầm ngắm của bộ binh Mỹ. Dù thế, quân Giải phóng cũng bắn trả lại. Robert Magdaleno, sau là tiểu đội trưởng trong trung đội thiếu úy May', bố trí trên nóc nhà nhớ lại: "Tôi ko thể quên cảm giác hãi hùng khi thấy 3 phát đạn xẹt qua sát rạt bên trái và trên đầu khi đang ngồi dựa tường, hút thuốc sau tổ súng máy." 1 lúc khác, Magdaleno đang nấp sau cái lu đựng nước mưa thì 1 loạt đạn bắn tới, làm lu vỡ, ướt như chuột.


    Đại úy Owen cùng ban chỉ huy chạy tới chạy lui trong dãy nhà, gặp các trung đội trưởng để chắc rằng mọi binh sĩ đều bắn đúng hướng. Cuối trận đánh, Charlie Hunter được ghi nhận đã hạ sát 15 địch. Owen cho biết "đã ở đủ gần để chính mắt thấy 1 vài tên gục xuống." Trận đấu súng đã trở thành cuộc tàn sát. "Có lúc tôi còn cảm thấy thương hại đám khố rách áo ôm ấy nữa. Sau khi dứt trận, 1 lính dưới quyền nhận xét hệt như trò bắn súng vào những mục tiêu bất chợt hiện lên ở hội chợ vậy."




    Chương 18





    Công tác chuyển quân dù được tổ chức gấp gáp nhưng vẫn nhanh chóng và hiệu quả. Trong thực tế, kể từ lúc nhận lệnh hành quân ở sư bộ, chỉ trong vòng 1 tiếng đồng hồ, tiểu đoàn 2 cơ giới, trung đoàn 47 bộ binh của trung tá Tower đã cuộn xích rời khỏi căn cứ Bearcat, trực chỉ Sài Gòn.


    Trung tá Tower giám sát quá trình hành quân từ trên trực thăng chỉ huy để cho sĩ quan hành quân của mình là thiếu tá William W. Jones trực tiếp dẫn đoàn xe dưới mặt đất vì anh này từng nhiều lần tới Sài Gòn, thạo đường xá, khỏi sợ bị lạc hay chậm trễ. Đi sau xe thiếu tá là đại úy James B. Craig cùng với đại đội B. Thiếu tá William H. Riedl, Phó của Tower nối theo sau cùng bộ phận phục vụ, bảo đảm. Đi sau rốt đội hình là đại đội C của đại úy Harold S. Morgan. Lệnh cảnh giác cao độ, nhiệm vụ khẩn cấp là dấu hiệu khiến đám lính ngồi trên xe bọc thép chẳng thể nào ko tự hỏi liệu ai trong bọn rồi sẽ kết thúc trong túi đựng xác? Dường như cuối cùng sau cuộc Tổng tiến công Tết, thời gian túc tắc làm nhiệm vụ bảo vệ sư bộ, ít đụng độ, cũng đã kết thúc. Tiểu đoàn lại tới lượt phải ra trận.


    Lẽ đương nhiên, những đơn vị đóng sâu trong vùng châu thổ thường tỏ ra ghen tị với vị trí ‘canh gác cung điện’ của tiểu đoàn trung tá Tower. Nhưng như thế là ko xác đáng. Dù đảm nhiệm công tác bảo đảm an ninh, nhưng tiểu đoàn vẫn thường phải tổ chức càn quét, cả dùng xe lẫn lội bộ; hộ tống các đoàn công voa hậu cần; tuần tra ban đêm trên đường giao thông ngăn ko cho địch đặt mìn, những công việc chả hề kém phần vất vả. Thêm vào đó, du kích địa phương lúc nào cũng khiến thần kinh họ căng như dây đàn bằng cách đắp ụ đất ngáng đường, lúc có mìn bẫy lúc lại ko, hay thỉnh thoảng lại tổ chức phục kích những đội tuần tra bằng vài phát RPG và AK-47 rồi lỉnh ngay khi màn đêm ầm ĩ tiếng súng bắn trả, tiếng trực thăng Huey đáp xuống bốc thương binh, tử sĩ Mỹ.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Dù là 1 tiểu đoàn vững, được chỉ huy tốt nhưng lẽ tự nhiên, binh sĩ các đại đội B và C vẫn rất mừng khi sáng ngày 9/5 được rút về căn cứ Bearcat nghỉ. Bruce Isenhoff kể: "Từ sau Tết tới giờ đây mới là lần nghỉ ngơi đầu tiên. Tất cả ai cũng mong có được vài ngày an dưỡng, để có thể tắm vòi hoa sen, nhậu nhẹt, ngủ trong lều với giường, sàn gỗ cùng mùng chống muỗi.


    Thế nhưng đợt dưỡng quân vừa mới bắt đầu thì đã thấy còi báo động hú vang, gọi tất cả ra bãi xe tập trung. Sau khi nghe tiểu đoàn phổ biến, đại úy Craig và đại úy Morgan về đơn vị mình truyền lệnh chuẩn bị lên đường: Toàn thể tiểu đoàn - chỉ trừ đại đội A, đang ở xa để bảo vệ 1 đơn vị công binh - sẽ hành quân về Sài Gòn.


    1 số lính khi ấy đã rời khỏi tiểu đoàn, ko kịp về khi có báo động. Hạ sĩ Jimmy R. Dye, tiểu đội trưởng của đại đội B, sau khi ra cửa hàng PX trở về đã rất ngạc nhiên khi thấy "tất cả xe trong bãi rồ máy, mọi người đều leo lên". Tôi tự nhủ "chuyện quái gì vậy?" rồi chạy về tiểu đội nhưng "trung đội tôi cũng bỏ lại nhiều lính. Khi có báo động, để thay cho những người đã đi vắng, họ vơ vét hết những ai có mặt. Nhiều tay hôm trước còn là cấp dưỡng, nay đã thành lính chiến rồi." Dù đang bị cúm, nhưng Dye cũng ko có ý xin nghỉ. Người lái xe, 1 tay lính giỏi tên là Ronald Bates, dù chỉ còn 3 hôm nữa là hết hạn phục vụ, cũng chẳng phản đối gì chuyện phải đi cả. Dye nhớ lại: "Cậu ta chả càm ràm, cũng chả nói 1 câu. Cứ thế lấy đồ đạc ra xe với những người còn lại."


    Trung úy Guy O. Corry, trung đội 1, đại đội C bảo Bruce Isenhoff, lái xe của mình "Nổ máy đê! Ike" rồi dõng dạc tuyên bố "Hôm nay chúng ta sẽ thịt vài thằng VC".


    Trong khi đám xe bọc thép rồ máy, rời khỏi bãi, Corry khui 1 lon bia cho mình và 1 lon khác cho Isenhoff. Qua khỏi cổng căn cứ, nghe Isenhoff hỏi họ sẽ đi đâu, Corry nói gọn lỏn: 'Sài Gòn"


    Isenhoff - 1 tay lính quân dịch - hỏi mà lòng thầm hy vọng xem có phải họ sẽ hộ tống 1 đàn công voa không? "Còn khuya" Corry đáp 1 cách bí ẩn, có vẻ khoái tỉ. Anh đùa: "Có cần thêm lon nữa ko?"


    Trung úy Corry là 1 tay thấp đậm, chắc nịch khỏe như vâm, nhanh nhẹn của 1 đô vật và cực kỳ thích đánh nhau. Corry đặt tên cho các xe dưới quyền là Cáo I, II, III, và IV của Rommel vừa để vinh danh thống chế Erwin Rommel vừa có ý muốn lưu tên mình vào sử sách như 1 'chiến tướng' tài ba nhất chiến tranh VN. Isenhoff nói: "Tôi đã phì cười khi xem phim Forrest Gump. Nhân vật trung úy Dan đúng là hợp với Guy Corry nhất. Cứ mỗi khi đại đội hành quân là Corry lại 'chạy chọt' để trung đội mình được đi đầu. Và anh ta cũng thường được toại nguyện. Vào cái ngày phải về Sài Gòn ấy, trung đội tôi cũng dẫn đầu đại đội ."


    Là lái xe của trung úy, so với các binh sĩ khác, Isenhoff thân với Corry nhất. Họ chò truyện với nhau như thể bạn bè chứ ko phải giữa chỉ huy với cấp dưới. Corry coi Isenhoff như cố vấn của mình. Thậm chí Corry còn hỏi Isenhoff xem những người khác nghĩ gì về mình nữa. Thực ra, lính tráng vừa nể nang nhưng cũng ko kém phần tức bực trung đội trưởng của mình. Isenhoff giải thích: "Những đứa khác ko ưa cái tính năng nổ làm nhiệm vụ của trung úy. Bọn nó bảo 'nhìn thấy *** còn chưa đủ hay sao mà còn muốn lặn hụp trong đó?' Nhưng mặt khác, bạn cũng buộc phải xông xáo theo đuôi Corry. Nhiệt huyết của Corry khiến chúng tôi cũng phải nâng cao cảnh giác theo bởi nếu làm hỏng việc, thì mình sẽ là những kẻ đầu tiên phải ăn hành chứ ai nữa. Chính điều đó khiến trung đội tôi là 1 tập thể rất đoàn kết, hơn cả những đơn vị còn lại cùng đại đội C."


    Từ Bearcat tới Long Bình mất khoảng 1 tiếng đồng hồ hành quân trên đường. Điện đài chốc chốc lại thấy thông báo về các chốt kiểm soát, tốc độ, khoảng cách. Đoàn xe rẽ vào đường 316, (trước 1975 là xa lộ Biên Hòa sau đổi thành xa lộ Hà Nội. ND) vượt qua sông Đồng Nai rồi đạp hết ga thêm 25 cây số nữa trên con đường thênh thang rộng mở, là đến Sài Gòn. Sau khi qua khỏi cầu Tân Cảng (nay là cầu Sài Gòn. ND), thiếu tá Jones khéo léo dẫn tiểu đoàn vượt qua 1 mê cung phố xá tới quốc lộ 15, cong cong men theo bờ sông Sài Gòn, qua trung tâm thành phố. (đường Bến Bạch Đằng trước gp, nay là đường Tôn Đức Thắng. ND). Robert A. Dyson, 1 trưởng xe của đại đội B vẫn còn nhớ: "Quân cảnh Mỹ và cảnh sát VNCH đã ra chặn đường, để chúng tôi qua được nhanh. Dù đùa rằng sẽ được tới canh Tòa Đại Sứ, nhưng trong thâm tâm ai cũng biết mình sắp phải đánh nhau ác liệt."


    Thiếu tá Riedl bảo lái xe của mình tấp vào vệ đường, hiếu kỳ nhìn cảnh đoàn xe chạy ngược chiều vào 1 vòng xoay. Với 1 lượng xe bọc thép đông đảo, lại phóng nhanh qua 1 khu vực sấm uất đến thế, anh rất đỗi ngạc nhiên khi ko thấy chiếc ô tô nào bị cán bẹp hay hất văng tưng, cũng như chưa khách bộ hành nào phải di viện cả. Jimmy Dye kể khi đoàn xe đi ngang 1 khách sạn nơi các nhân viên dân sự Hoa Kỳ trú ngụ "đám đó ùa hết ra ban công, nâng ly reo hò bảo chúng tôi: 'Đi đi! làm cỏ bọn nó.' Trái ngược với cảnh đó, người VN vẫn bận bịu đi bộ trên vỉa hè, phóng xe máy chẳng thèm nhìn đoàn xe bọc thép tới lần thứ 2. Dù thế lính Mỹ cũng được 1 đám gái bán bar nhìn rất dâm vẫy gọi rối rít. Binh nhất John E. Driessler biết tỏng sự nhiệt tình ấy là vì cuộc tổng tiến công cùng lệnh giới nghiêm đã khiến lính tráng bị cấm trại chẳng thể lai vãng tới những quán bar hay nhà thổ trong thành phố nữa. Anh nói vui: "Việc đuổi cổ địch để việc 'kinh doanh' trở lại bình thường nếu đem áp dụng vào trường hợp này thấy khập khiễng, nực cười làm sao."


    Nắm quyền chỉ huy được 4 tháng, ấn tượng về trung tá Tower với hầu hết các sĩ quan thuộc quyền "là 1 chiến binh giỏi đ-éo chịu được." Sở hữu cái kiểu cười hô hố đầy khinh thị, óc hài hước, tính tình năng nổ, có sức lôi cuốn; John Tower được coi thuộc típ sĩ quan kiêu ngạo, hãnh tiến nhiều tham vọng. Theo Bill Riedl, ông ta còn "là 1 gã nhỏ con tính nóng như lửa, 1 chỉ huy thô bạo và chắc chắn ko phải loại trung tá sang VN chỉ để kiếm vé thăng quan tiến chức."


    Bố của Tower là 1 người nhập cư Canada. Ông mồ côi cha từ nhỏ. Mẹ ông tái hôn rồi cùng chồng mới chuyển nhà tới Dedham, Massachusetts. Sau khi học xong trung học, biết kiểu nào cũng phải đi quân dịch, ông đã tình nguyện nhập ngũ. Vào lính rồi ông lại thấy yêu môi trường quân đội. Năm 1953, sau khi phục vụ sư đoàn dù 101, ông được gửi đi học sĩ quan OSC.

Chia sẻ trang này