1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIÀNH GIẬT TỪNG CĂN NHÀ 'CHƠI' THEO LUẬT CỦA ĐỐI PHƯƠNG SÀI GÒN, THÁNG 5 1968

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 24/05/2021.

  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Pinkston đưa khẩu M16 cho đồng đội để giúp 1 tay khiêng tử sĩ, có lẽ là Tom Cranford, người bị giết lúc đầu tiên tấn công vào xóm rồi bị bỏ rơi trong lúc hỗn loạn. Đạn địch rát quá khó có thể quay lại đem thiếu úy Casper và Merrill Moser ra được. Mike Jeter cho biết: "Dù ko muốn bỏ tử sĩ lại rút lui, nhưng quân lệnh như sơn."

    Quân của đại úy Craig đỗ xe ngay chỗ đám nhà bị họ bắn tan nát lúc đánh nhau, rồi xuống xe đóng ngay phía sau đống đổ nát. Sau khi đưa lính bị thương của tiểu đội mình lên trực thăng sơ tán, chỉ còn lại 4 trong tổng số 8 người, Phil Streuding cho biết: "Dường như bọn tôi sẽ có 1 đêm rất dài phía trước." Sau khi gài vài quả mìn claymore trước vị trí, giữa lúc Streuding thủ khẩu trọng liên 50, 3 trong số họ - gồm cả xạ thủ M60 bố trí cạnh xe - đã gom góp được đâu đó khoảng 5-6 thùng đạn. "Do quá thiếu người, chúng tôi phải thức suốt đêm vì biết địch trên đường rút quân sẽ luồn qua."

    Dù đại đội B hầu hết đều quay về hướng nam nhưng Lewis Hosler cho biết: "Chúng tôi vẫn để lại chỗ bờ kênh vài gã, phòng đặc công địch từ hướng đó đánh tập hậu. Lệnh đưa xuống bất cứ thứ gì ngoài kia đều là mục tiêu cả. Cứ thấy động đậy là bắn."

    Trời vừa tối thì Hosler phát hiện có bóng người di chuyển giữa 2 tòa nhà ngay trước mặt đám xe bọc thép, ôm theo thứ gì đó. Mấy tay khác ko để ý còn Hosler thì vội đưa khẩu M16 lên vai quất cả băng đạn vào bóng đen chả kịp báo trước gì. Mấy lính Mỹ chạy ra kiểm tra vội quay về cùng 1 em bé đang khóc thét với người 1 đàn ông mặc đồ bà ba đen bị thương. Họ đặt cả 2 nằm trên bửng sau xe bọc thép đợi quân y đến. Đức bé sơ sinh bị đạn vào bụng, chết sau đó ít phút. Hosler như muốn phát điên lên. Đại úy Craig cố gắng trấn an người lính trẻ; bảo anh đừng tự trách mình nữa: "Ku à. Đừng để tâm tới chuyện đó. Đây là chiến tranh và chuyện như thế xảy ra nhiều lắm."

    Đêm ấy Lewis Hosler ngồi trong xe dưới ánh lửa nhập nhoạng của cái xóm hoang tàn, của trực thăng vũ trang vẫn tiếp tục oanh kích khu vực. Suy sụp sau vụ việc vừa xảy ra, anh đã viết cho mẹ 1 bức thư đầy xúc động: "Đây là bức thư vĩnh biệt. Có lẽ con chỉ còn sống thêm được vài hôm nữa. Mẹ ơi, ở đây quá đỗi gian nan, quá đỗi khốc liệt. Thậm chí con còn chẳng biết liệu chúng con có thể mở đường máu thoát khỏi con kênh này ko nữa." Hosler nhét thư vào túi áo mà lòng do dự chả biết có nên gửi nó đi ko? Sau này khi thấy mình vẫn còn sống sau trận đánh anh "gấp lá thư lại giấu trong quyển kinh thánh; giữ như thế cho tới khi bố mẹ qua đời rồi mới vứt nó đi."


    Chương 20



    Tiểu đoàn của trung tá Schmalhorst được trực thăng vũ trang, pháo binh hỗ trợ đã đọ súng với lính bắn tỉa đối phương tới tận tối. Thế rồi, sau khi trực thăng tới để tiếp tế đạn dược, sơ tán hết thương binh thì đại đội A và đại đội C, tiểu đoàn 6, trung đoàn 31 bộ binh lập các vị trí phòng thủ cùng với địa phương quân và các đơn vị VNCH trên đường 230 chạy theo trục bắc nam, đoạn giữa 2 cây cầu nhỏ, ở góc tây nam Xóm Ông Đội.

    Phán đoán kẻ địch sẽ lợi dụng bóng tối để rút quân, theo chỉ thị của tiểu đoàn, đại úy Owen lệnh cho thiếu úy Gale, trung đội 3, đại đội C cho 1 tiểu đội ra mặt tây Xóm lập ổ phục kích. Trung sĩ Olson nhận nhiệm vụ. Tuy nhiên khi lên tới cái cầu nằm ở đầu phía bắc, thì đám lính Mỹ gác cầu cứ một mực can ngăn. "Họa có điên mới tiếp tục đi tới theo đường đó."

    Đám lính cho hay có quân địch trong khu vực mà tiểu đội của Olson phải đi qua để tới điểm phục kích. Chính Olson cũng nhìn thấy có những bóng đen đang vọt qua đường thật. Lấy kính nhìn đêm ra quan sát, thì dường như những bóng đen kia đều có vũ khí cả. Olson định gọi về báo tình hình cho đại úy Owen nhưng sau lại nghĩ tốt nhất là cứ ngậm mồm mà làm theo lệnh. Olson kể: "Chúng tôi toàn là lính mới, hãi lắm. 1 số đứa còn gần như hoảng loạn." Nếu cứ tiếp tục đi tiếp trên đường theo lệnh, thì có khi chính mình lại lọt ổ phục kích cũng nên. "Bọn tôi bàn bạc hồi lâu xem có thể lội trong bãi cỏ ngập nước ven đường, luồn tới mục tiêu từ phía sau mà ko bị phát hiện hay ko? Cách này bị bác bỏ vì ngoài việc di chuyển như thế lộ quá còn có nguy cơ bị mắc lầy nữa. Rốt cục lính của tôi cũng nhao nhao phản đối. Họ bảo sẽ ko đi tiếp nữa."

    Cả tiểu đội đều muốn Olson quay về trình bày với đại úy Owen, xin hủy nhiệm vụ. Olson nghe theo và trên đường về anh ko thôi dằn vặt tự nhủ liệu mình có nên bắt trước trong phim hô "theo tôi" rồi tiến lên hay ko? Về tới sở chỉ huy đại đội, Olson báo cáo tình hình với Owen, xin cho pháo dập xuống địa điểm phục kích và nơi phát hiện địch đang vận động. Owen trả lời là sẽ ko có pháo. Trong trường hợp chưa xảy ra đụng độ, sẽ ko được bắn vào xóm vì sợ ảnh hưởng tới người dân. Olson nói: "Tôi cho là Owen đã thử xin pháo, nhưng bị tiểu đoàn hoặc cấp cao hơn bác bỏ. Ko có hỏa lực hỗ trợ, cực chẳng đã, thu hết can đảm Olson phản đối Charlie Hunter 6, tuyên bố mình "sẽ ko lãnh trách nhiệm dẫn lính mình chui đầu vào ổ phục kích đâu. Nếu anh ko hủy lệnh, tôi sẽ đi đầu, nhưng ko chỉ huy."
    kuyomuko, caonam_vOz, gaume13 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đại úy Owen hỏi người tiểu đội trưởng có hiểu những gì vừa nói ko? Olson đáp có và chờ cơn thịnh nộ của đại úy. Anh rất đỗi ngạc nhiên khi thấy Owen chỉ bình tĩnh nhìn mình, bảo: "Tiểu đoàn muốn phục kích ở chỗ đó. Đi đi." Vậy thôi. Động thái phản kháng cuối cùng của trung sĩ Olson là xin pháo binh chi viện. Trung úy Belt, sĩ quan tiền sát pháo binh, tình nguyện chỉ huy toán lính để nếu có đụng độ thì mình có mặt, tiện gọi pháo. Olson kể: "Trung úy Belt nhận quyền chỉ huy và hành động như thể đi dạo trong công viên vậy. Anh ấy thật can đảm trong khi bọn còn lại chúng tôi thì sợ chết khiếp. Ai cũng cho rằng mình sắp chui đầu vào ổ phục kích để làm mồi nhử. Tuy nhiên tôi vẫn lên đi đầu và lính cũng đi theo. Thế là cả bọn lên đường."

    1 quả lựu đạn đã nổ tung dưới rãnh ven đường khi toán quân vừa mới vượt qua cầu. Lính của Olson vội ẩn nấp nhưng rồi vẫn chẳng có gì xảy ra thêm. Giấy nên nỗi nghi ngờ (sau mới biết là thực) rằng có kẻ trong bọn đã liệng lựu đạn để mong nhiệm vụ bị hủy bỏ. Chẳng có gì thay đổi hết. Tiểu đội vẫn tiếp tục đi trên đường trong đêm tối mịt mùng. Olson kể: "Dân chúng hé cửa nhà nhìn chúng tôi 1 cách thờ ơ lãnh đạm. Chẳng hề thấy ánh mắt nào tỏ vẻ thân thiện hay động viên." Tới địa điểm phục kích, tiểu đội Olson lên sân thượng 1 căn nhà 2 tầng, đã bị phá hủy một nửa. "Người Việt trong khu vực ai cũng biết bọn tôi ở đó. Mọi người cũng đã nghĩ tới chuyện cứ 30 phút đổi chỗ 1 lần như khi huấn luyện nhưng rồi lại thôi bởi chẳng tài nào vận động qua nổi mắt họ." Thế rồi Olson "phát giác có 4-5 người chạy ở mặt sau ngôi nhà. Tất cả đều sẵn sàng chờ bị đánh. Thế nhưng suốt cả cái đêm đầy khiếp hãi ấy vẫn ko nghe thêm tiếng người vận động và cũng chả thấy động thái gì. Địch ko hề tập kích. Tôi gần như chỉ muốn chúng nó đánh cho rồi. Khi đại đội trưởng giao nhiệm vụ cứ chối đây đẩy, ko chịu chỉ huy mà giờ lại chả có gì xảy ra cả. Xấu hổ chết đi được."

    Trời vừa sáng, rất đông dân chúng, trong đó có nhiều người bị thương, từ đống đổ nát chui ra tụ về vị trí đại đội B. Đại úy Craig cho họ xuôi đường Trần Xuân Soạn về sở chỉ huy tiểu đoàn để cứu chữa.

    Ko lâu sau đó, trong khi lính của đại úy Morgan lo kéo số xe bọc thép bị mắc lầy thì Craig cử 1 toán quân đi tìm 2 tử sĩ mà đại đội C đã bỏ lại tối hôm trước. Ngoài những vết đạn bắn, cháy mất 1 chân do hỏa hoạn thì xác thiếu úy Casper vẫn còn nguyên. Tuy nhiên thi hài Merrill Moser, điện đài viên của người trung đội trưởng thì đã cháy thành than. 1 thành viên toán tuần thám cho biết "phải nhờ tới bác sĩ tiểu đoàn mới có thể xác định đó là tử thi con người."

    Thấy những cái xác phủ poncho được cáng qua, Tim Burke bèn hỏi tên các tử sĩ. "1 trong số đó là Charlie 3-6" 1 lính Mỹ trả lời. Burke choáng váng khi nghe tin trên. Khi còn là tiền sát viên của trung đội cối, Burke thường hay đi cùng trung đội Casper và thân với anh hơn mọi sĩ quan khác cùng tiểu đoàn. Burke cho biết: "chúng tôi cùng đánh trận đầu dịp Tết Mậu thân. Anh ấy luôn quan tâm tới tôi cùng cậu lính điện đài, luôn đảm bảo chia phần cho chúng tôi - bất cứ thứ gì từ đồ ăn, bia, nước ngọt.. Chẳng phải sĩ quan nào cũng thế đâu. Đa số bọn họ chỉ quan tâm tới lính dưới quyền mình. Tôi toàn phải nhắc rằng tôi cùng điện đài viên cũng đang đánh trận hệt như họ."

    Đại úy Craig cùng đại đội B bắt đầu lục soát nhà cửa trên đường Trần Xuân Soạn. Ko xảy ra đụng độ. Đối phương đã rút đi hồi đêm, chỉ để lại những tử sĩ mà do trời tối họ ko thể tìm thấy được cùng 1 chiến sĩ ko vũ khí, đã hoàn toàn bấn loạn bị lính đại đội B bắt được trong 1 căn nhà đã bị bắn nát chỗ đường 230 giao với đường Trần Xuân Soạn. Qua thông ngôn của đại úy Craig, người tù binh khai đại đội trưởng của mình là nữ; 1 phát hiện khá lý thú đối với lính Mỹ. Do súng mình bị hóc lúc đang chiến đấu, chị ta đã lấy khẩu AK-47 của anh ta để dùng; báo hại anh này chỉ còn cách chui xuống hầm đào trong nhà, tránh máy bay không kích.

    Với trực thăng vũ trang sà thấp canh me những đường địch có thể dùng để chạy trốn, tiểu đoàn trung tá Schmalhorst tiến hành truy quét khu nhà chỗ cù lao hình con nòng nọc mặt nam Xóm Ông Đội. Ko thấy đụng độ, tiểu đoàn tiếp tục tiến lên phía bắc tới trung tâm xóm. Tại đây đại úy Greene đại đội A, tiểu đoàn 6, trung đoàn 31 báo cáo phát hiện 36 xác thường dân trong khu nhà dùng làm nơi ở của gia đình các binh sĩ TQLC VNCH. Vừa đếm xác xong thì quân của Schmalhorst được lệnh rút về, ra đường 230 để trực thăng bốc đi tăng viện cho tiểu đoàn 5 cơ giới, trung đoàn 60, đơn vị đang đụng nặng ở phía nam Sài Gòn. Do trong lúc gấp gáp tiểu đoàn ko kịp ghi nhận nguyên nhân tử vong của số dân thường trên nên những năm về sau dường như chả thể nào biết được liệu họ là nạn nhân bị máy bay Mỹ không kích trong trận đánh hay là bị đối phương giết hại.

    Trận Xóm Ông Đội đã kết thúc. Tiểu đoàn 6, trung đoàn 31 bộ binh báo cáo mình có khoảng gần 1 tá binh sĩ bị thương trong khi đếm được 16 xác quân địch. Tiểu đoàn 2 cơ giới, trung đoàn 47 bộ binh có 8 lính chết, 36 bị thương (con số này khá thấp, có thể đó chỉ là những trường hợp bị thương nặng phải đưa đi sơ tán); đếm được 61 xác quân Giải phóng. Thường thì quân Mỹ hay phóng đại con số đếm xác nhưng trong trường hợp này có lẽ họ cũng ko nói quá nhiều lắm. Dù trong thực tế chỉ tìm thấy trong đống đổ nát được khoảng chục tử thi nhưng qua số lớn súng ống thu được có thể thấy rằng đó chỉ là số tử sĩ mà đối phương buộc phải bỏ lại. Dấu vết thương vong của địch trong khu vực là rất nhiều. John Driessler còn nhớ có lính Mỹ đã nhặt được 1 chiếc ví cùng những bức ảnh oai phong của chủ nhân. Người trong ảnh mặc quân phục, cầm AK-47 đứng tạo dáng trước tấm phông vẽ cảnh rừng già. Nó làm tôi nhớ đám ảnh chụp lấy le hồi chúng tôi còn huấn luyện cơ bản."

    Dù trong suốt thời gian càn quét, Xóm Ông Đội vắng như chùa bà đanh, đại đội B vẫn tìm thấy 1 phụ nữ mang thai, bị đạn vào bụng mà ko chết. 1 thời điểm khác, phát hiện có gì đó đang chuyển động, thượng sĩ trung đội phó trung đội 1, 1 quân nhân chuyên nghiệp đã hấp tấp nổ súng M16, làm bị thương 1 bà cụ. Cũng giống như người phụ nữ có thai kia, bà cụ này được băng bó, cho lên xe bọc thép chở về trạm sơ cứu tiểu đoàn. Trong khi đó, heo xổng chuồng rúc mõm xơi xác trâu bị đạn, chó đói gặm thân người. Xác người, xác súc vật nhanh chóng bốc mùi trong tiết trời nóng bức; Lewis Hosler vẫn nhớ mãi ko quên cảnh: "Ruồi nhặng bu kín xác chết trên đường. Thối kinh khủng. Chúng tôi phải đổ dầu diesel lên hỏa thiêu chúng."
    kuyomuko, caonam_vOz, gaume14 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Dù cho đa số thương vong của người dân là do phía có hỏa lực mạnh gây ra nhưng đối phương cũng có lỗi vì đã làm nảy sinh tình huống khiến những người vô tội bị kẹt ở giữa.

    Nghe có tiếng ồn ào đáng ngờ chỗ lối vào 1 ngôi nhà, tiểu đội của Jimmy Dye bèn chạy đến thì thấy 1 con nhỏ khoảng mười mấy tuổi, 2 đầu gối bị bắn đang cố lết. Trong lúc lính cứu thương tiêm mooc phin, chuẩn bị cho nó đi sơ tán thì tay thông ngôn tới hỏi chuyện gì đã xảy đến. Với mong muốn được sống con nhỏ "báo hết cho chúng tôi số lượng địch trong khu vực, hay ít ra là số quân nó nhìn thấy cũng như mọi thông tin mình biết về VC."

    Dye kể đến giờ nghỉ trưa "mọi người tụ tập, ăn khẩu phần C, nói chuyện. Chúng tôi nhìn ra đường thấy có chiếc xe máy đang phóng đến. Người cầm lái tay vung cao 1 khẩu súng lục." Người đầu tiên phản ứng là 1 trung sĩ nhất chuyên nghiệp, người mới tình nguyện từ bếp ăn tiểu đoàn chuyển về đại đội B làm lính chiến. Viên trung sĩ nhất nổ 1 tràng súng lục. Dye nhớ lại: "chiếc xe máy trượt dài trên đường. Chúng tôi đã ko nhìn thấy người cầm lái chở theo bố mình đằng sau. Ngồi kẹp giữa họ còn có 1 bé gái nhỏ khoảng 1 tuổi nữa. Ko ai chết, nhưng người cầm lái bị thương, khuỷu tay bé gái tí nữa thì bay mất. Chả hiểu có phải do trúng đạn ko nhưng do bé quá ngay cả mảnh đạn súng lục cũng có thể khiến em nát tay rồi."

    Người trung sĩ nhất hết sức buồn. "Khi nổ súng anh ko hề ngu ngốc hay hoảng loạn gì. Đó chỉ là phản ứng trước tình huống. Nhưng việc tí nữa thì giết chết 1 em bé khiến anh ta khổ tâm lắm." Mọi chuyện thêm tồi tệ khi thông ngôn của đại đội cho lính Mỹ biết rằng người cầm lái kia ko phải là VC mà là 1 binh sĩ VNCH, đang trên đường chạy trốn khỏi vùng địch đánh chiếm. Lo bị coi là thù địch, anh ta đã giơ cao khẩu súng lục để chứng tỏ mình trong sạch. Dye cũng cảm thấy rúng động. "Tay em bé dính lủng lẳng với chỗ khuỷu tay bằng 1 miếng da, Ấy vậy mà ko thấy nó khóc lóc, kêu rên gì hết. Chỉ tròn mắt nhìn chúng tôi." Khi trực thăng tản thương tới, có người đưa đứa bé cho Dye nhưng "tôi ko thể bế nó được. Chẳng dám chạm tới con bé nữa. Người lính cứu thương bèn đỡ lấy và đưa em lên chiếc Huey."

    Thiếu tá Riedl đi tới chỗ Doc Daughtery cùng lính quân y dưới quyền dựng lều sau xe bọc thép, bảo họ trong lúc chiến đấu, đùi mình bị gì mà rất đau. Viên thiếu tá cữ ngỡ mình bị trúng 1 quả M79 ko nổ vào đùi nhưng sau khi kiểm tra kỹ, Daughtery kêu lên: "Này, có đạn nằm trong đó đấy." Daughtery cho Riedl nằm xuống cáng, tiêm mooc phin rồi lấy 1 que inox chọc qua vết thương, đục 1 lỗ bên kia đùi, đẩy viên đạn ra. Đó là đạn M16 chứ ko phải đạn AK-47. Trung tá Tower mắng Riedl ngay: "Quên huân chương quả tim tím đi nhé. Đó là đạn quân ta!"

    Doc Daughtery đang gắp 1 mảnh đạn ra khỏi đầu gối của Riedl thì có chiếc trực thăng Huey tới bốc tử sĩ. Tất cả đều đắp poncho đặt thành dãy gần chiếc xe M577 cứu thương. Bill Riedl hồi tưởng lại: "Sức gió cánh quạt hất tung đám poncho, tử sĩ phơi cả ra ngoài. Chắc tôi sẽ nhớ mãi cảnh tượng ấy cho tới tận lúc chết."

    Trận đánh lớn nhất của tiểu đoàn kể từ hồi Tết đã mang đến cho đơn vị rất nhiều huân huy chương. Đầu tiên là 2 huân chương Sao đồng giành cho trung tá Tower và thiếu tá Jones do công chỉ huy trận Xóm Ông Đội. Thiếu tá Riedl được thưởng cả huân chương Sao bạc lẫn huân chương quả tim tím. Doc Daughtery, người bác sĩ dũng cảm đã cùng chiếc M577 ra tận chiến trường, cũng được gắn huân chương Sao bạc.

    Đại úy Craig cùng đại úy Morgan và hầu hết trung đội trưởng đều được trao huân chương Sao bạc kể cả thượng sĩ trung đội phó Clarence Williams, người lên thay quyền chỉ huy trung đội khi trung úy Corry bị thương. Điện đài viên bị thiệt mạng Merrill Moser cũng được truy tặng huân chương Sao bạc. Huân chương sao đồng và huân chương quả tim tím cũng đã được gửi về cho gia đình của Ken Arnold, Tom Cranford, Paul Standridge, và Clarence Washington. Theo bảng tuyên dương công trạng thì Standridge và Washington hy sinh bởi đạn thù, 1 cách nói dối vô hại vẫn thường dùng trong trường hợp do đang chiến đấu với địch thì ăn đạn quân ta.

    Trung úy Klingmen người phải đi sơ tán mà lòng lo ngay ngáy chuyện 'củ giống' bị cháy mất cũng được tặng huân chương Army Commendation Medal. Mấy tháng sau thì trung úy Brice Barnes cũng 'đuổi kịp' Klingmen tại quân y viện Brooke ở Fort Sam Houston, Texas. Barnes nhớ lại: "Tôi thấy họ chữa cho những người bị bỏng siêu lắm. Phần hạ bộ của Klingmen ko bị di chứng lâu dài nào. 2 tai cũng được tái tạo lại từ da lấy ở những chỗ khác trên cơ thể."

    Lính lác cũng được ban cho vài huân chương Sao bạc. Đầu tiên là Paul Lanni, rồi sau đó tới lượt Dyson và Hosler. Khoảng 1 tá huân chương Sao Đồng và huân chương Army Commendation Medal đã được phát cho những người như Jimmy Dye, Lewis Hosler, Bruce Isenhoff, Mike Jeter, Clifford Pinkston, và Vernon Quagon, kiểu như chọn ngẫu nhiên để đại diện cho chủ nghĩa anh hùng tập thể của tiểu đoàn 2 cơ giới, trung đoàn 47 bộ binh.
    kuyomuko, caonam_vOz, gaume13 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Có những phần thưởng được mang tới cấp kỳ. Thiếu tá Riedl, người biết địa điểm 1 khu cảng nơi tàu thủy cỡ lớn thường xuống hàng đã cử chỉ huy trung đội tiếp liệu lái mấy xe tải rỗng qua cầu chữ Y với lời dặn "la liếm hay liên hệ với bất cứ ai để xem xem có thứ đồ ăn gì ngon hơn đồ hộp ko, mang về cho lính." Tay trung đội trưởng vào ngay 1 nơi đóng quân của 1 đơn vị tiếp liệu, những người đã chứng kiến trận đánh bên kia bờ kênh mà lòng đầy khiếp hãi. Để tỏ lòng thành với bộ binh, đám lính hậu cần chất đã lên mấy xe tải đủ thứ 'sơn hào hải vị' mà quân đội có. Riedl kể: "Chúng tôi ăn sướng như vua ấy. Do mang đội cấp dưỡng theo cùng nên bọn họ lập tức dựng lều ăn, bếp dã chiến và đãi đằng chúng tôi đủ món từ bít tết, sườn nướng, thịt quay, hamburger, khoai tây nghiền với đủ loại nước sốt. Đúng là 1 bữa đại tiệc. Do có xe, có cả thùng bảo quản đồ ăn nên nhậu xong chúng tôi còn mang theo để ăn đường nữa. Vì thế mà trong những ngày chiến đấu còn lại, binh sĩ tiểu đoàn ít nhất cũng được ăn ngày 1 bữa nóng. Tinh thần cũng vì vậy mà cao hẳn lên."

    Tim Burke chỉ nhớ duy nhất 1 thứ khó chịu: "Ruồi nhiều quá. Ko tài nào ngăn chúng đậu vào đồ ăn được."

    Theo lệnh của tướng Ewell, người rời trực thăng chỉ huy xuống nói chuyện với trung tá Tower, toàn tiểu đoàn tổ chức bố trí lại lực lượng. Trong lúc đại đội C vẫn ở lại cái Xóm điêu tàn kia thì đại đội B theo đường Trần Xuân Soạn tiến tới khu vực gần cầu chữ Y. Ban chỉ huy tiểu đoàn tới đóng gần cầu Nhị Thiên Đường thay cho tiểu đoàn 5 cơ giới, trung đoàn 60. Những trận đánh sắp tới vẫn đang chờ đón tiểu đoàn Báo đen.





    PHẦN 6


    MỘT CỐ GẮNG NỮA


    Chương 21



    Sáng ngày 10/5/1968, trung tá DeLuca phái đại đội B, tiểu đoàn 3, trung đoàn 39, dưới quyền trung úy Thompson, đơn vị vẫn còn rảnh rỗi từ vị trí đóng quân gần chùa đi về phía tây. Đại đội có nhiệm vụ trinh sát chiến đấu, sục sạo trong khu xóm nhà lá, dừa nước bên tay trái cây cầu bắc qua Rạch Ông Nhỏ (cầu Mật. ND).

    Sau khi tiến vào khu vực mà từ đó, đầu tối hôm qua, đối phương tiến đánh tiểu đoàn DeLuca, đại đội B dấn về tiếp phía tây tới Xóm Cầu Mật, nơi chả biết đã bị địch tái chiếm hay ko nữa? Một khi quân Giải phóng đã trở lại, DeLuca sẽ cho thêm đại đội A/3/39 đơn vị đang bảo vệ cầu Mật tới tăng cường. Trong trường hợp cần thiết, ông còn có thể đưa tiếp các đơn vị thuộc đại đội B, tiểu đoàn 6/31, hiện đang nằm về phía đông cách đó 1 cây số chỗ đồn cảnh sát mà đơn vị phối thuộc này đã đánh mở đường tới tối hôm trước đến chi viện nữa. Còn trường hợp ko có thêm đụng độ, DeLuca được chỉ thị chuyển giao trách nhiệm bảo vệ cầu chữ Y cho Schmalhorst, để tiểu đoàn 3, trung đoàn 39 chuẩn bị hành quân trực thăng vận, truy kích lực lượng quân Giải phóng đang rút.

    Thế nhưng, đối phương lại chẳng hề có ý định rút lui. Sau khi rẽ từ đường Phạm Thế Hiển vào con đường nhánh chạy qua 1 khu dân cư đông đúc (đường Âu Dương Lân. ND), vừa mới qua cây cầu nhỏ giành cho người đi bộ, bắc qua khúc rạch cong chạy từ đông sang tây dẫn tới đồng lúa phía bên kia thì đại đội B đã bị súng AK-47 và RPG bắn mãnh liệt.

    Trung úy Thompson gọi trực thăng vũ trang, pháo binh oanh kích các vị trí địch và xin trực thăng tới sơ tán 2 binh sĩ bị thương từ những loạt đạn đầu. Dù bị hỏa lực Mỹ dập mạnh, quân Giải phóng vẫn tiếp tục bắn. Trung tá DeLuca phải tung đại đội A của đại úy Stuart vào vòng chiến. Trung đội 3, đại đội A dưới quyền trung úy Charles D. Gibson đi đầu đội hình, theo đúng đường mà đại đội B đã đi trước đó. Vừa đến đầu bắc cây cầu bộ hành, họ phát hiện có 5-6 chiến sĩ đối phương, đầu ko mũ, quân phục ka ki ở bên kia con rạch. Do cây cầu gỗ rất cong, đứng ở đầu này chẳng thể nào nhìn thấy đầu bên kia được nên số địch quân này ko biết quân Mỹ tiếp viện đã tới sau lưng, vẫn cứ túm tụm, súng AK-47 hoặc khoác trên vai hoặc cầm 1 cách hờ hững, nói chuyện với nhau.

    Thượng sĩ trung đội phó Ronald N. Klump, 1 tay thiện xạ, vội giương khẩu M16 lên ngắm. Điện đài viên Frank Williams cùng tiểu đội trưởng da đen tên là Davis, 1 hạ sĩ quan gan lỳ cũng làm vậy. Cả 3 đồng loạt nổ súng. Để nòng súng ko bị giật ngược, Klump ko chuyển chế độ bắn liên thanh, mà chỉ siết cò bắn phát 1 nhanh như máy. Tới khi địch hiểu chuyện gì xảy ra thì anh đã bắn được ít nhất 10 viên đạn. Klump nhìn rõ mình bắn trúng, và cảm thấy cả Davis lẫn Williams cũng vậy. Nhưng dù súng nổ ran, vẫn ko thấy địch quân nào gục xuống. Thay vì vậy, những chiến sĩ mặc đồ ka ki kia chỉ ba chân bốn cẳng vọt đi tìm chỗ nấp. Quá đỗi ngạc nhiên trước diễn biến, Klump, Davis, và Williams hấp tấp thay băng đạn mới. Bờ bên kia lại vắng tanh. Ko thấy tiếng súng bắn trả.

    Được lệnh tiếp tục tiến quân, trung úy Gibson lên cùng tiểu đội đi đầu của Davis. Người lính đầu tiên chạy qua khỏi đầu nam cầu thì địch bắt đầu bắn như mưa. Chắc do bị thương, anh này ngã chúi rồi bò xuống nấp dưới hào thoát nước bên trái, cuối đường. Cái rãnh rộng khoảng 1,8m dài 6m chứa đầy nước mưa. Số lính còn lại của tiểu đội, gồm cả tổ đại liên, trung đội trưởng, lính điện đài và lính cứu thương đi kèm đều nhảy cả xuống hào nấp; bắn trả bằng súng M16, M79 và đại liên M60.
  5. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    363
    Mình sống ở khu này nhiều năm nên đọc tới đâu cũng có thể hình dung trân đánh như ở ngay trước mặt, khu Tân Qui sau 1968 thì qui hoạch thành cho gia đình thương bệnh binh VNCH nên gọi là Khu gia binh luôn. Cảm ơn chủ thớt nhé, dịch hay tuyệt
    maseo, huytop, ngthi961 người khác thích bài này.
  6. huytop

    huytop Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    16/11/2014
    Bài viết:
    1.406
    Đã được thích:
    5.927
    Chủ thớt này dịch tuyệt siêu về Chiến tranh luôn.... Tớ cũng thích....
    kuyomuko, convitbuocngthi96 thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Mình ở tphcm 30 năm nay mà mù tịt khu này... lúc dịch phải lấy bản đồ Saigon trước 75 ra đối chiếu..công nhận lính Mỹ sử dụng hoả lực bừa bãi thât
    huytopviagraless thích bài này.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bên bờ bắc con rạch, thượng sĩ Klump cho những tổ súng máy cùng các tiểu đội còn lại của trung đội chiếm lĩnh vị trí, tổ chức bắn chi viện cho Gibson và Davis. Ở tuổi 30, với 13 năm khoác áo lính, Ron Klump là 1 quân nhân cực kỳ mạnh mẽ. Chiếc cằm vuông, mắt nheo nheo, hàm râu kiểu cao bồi khiến mặt anh mang vẻ hung tợn. Tuy nhiên đó chỉ là thái độ lúc chiến đấu, chứ còn khi chỉ huy, anh thương lính như con vậy.

    Dù toàn lính quân dịch, do 1 đại đội trưởng có khả năng nhưng chưa đủ uy tín chỉ huy cùng đám tiểu đội trưởng 'mì ăn liền', thiếu úy mới ra ràng, nhưng đại đội A vẫn là 1 đơn vị khá bởi 2 lý do. 1 là nó có thượng sĩ nhất H. D. Johnson, tính tình hoa mỹ, lúc nào cũng phì phèo xì gà; can trường, nhạy bén luôn ở tuyến đầu cùng lính tráng. Lý do còn lại chính là Klump. Theo lời của William B. Spence, khi ấy là đại đội phó thì: "Johnson và Klump đã giúp đơn vị gắn kết". David L. Magnuson, lính súng trường mô tả Klump là 1 lãnh đạo "có khả năng đưa ra các quyết định chính xác 1 cách nhanh chóng, luôn quan tâm, chăm sóc lính tráng, người mà ta có thể giãi bày tâm sự, cho ta những câu trả lời chân thật nhất. Ai cũng nghĩ mình may mắn khi có anh là trung đội phó."

    Trong khi dọc bờ rạch nơi Klump bố trí những tổ đại liên cùng tiểu đội của hạ sĩ Carroll G. Westcott, chẳng có chỗ nào có thể ẩn nấp thì trái lại ở bờ nam, phía sau bờ đất, nhà cửa đối phương lại có dư thừa. Để 'khai quang' xạ trường, Klump thử đốt căn nhà gỗ cuối đường bên phải, đối diện cái hào có nhóm Gibson cũng như cái nhà lá gần đầu nam hào. Anh kích hoạt trái sáng rồi ném chúng qua rạch tới chỗ 2 cái nhà trên. Tuy nhiên chúng chỉ cháy xèo xèo 1 hồi rồi tắt; chả nên cơm cháo gì. Klump quát um kêu lính của Westcott đem hết súng chống tăng LAW lên cho mình, cả thảy 15 ống. Men theo bờ rạch tìm vị trí thuận lợi, Klump phụt súng chống tăng LAW sang 2 cái nhà phía bên kia, cộng thêm 1 số nơi mà anh cho có thể địch đang ém nữa. "Tôi bắn hết đám LAW chết tiệt ấy" Klump nhớ lại, chẳng để ý gì đến chuyện luồng phụt phản lực đã khiến tai mình ù đặc. "Trong cơn hăng máu, tôi thậm chí còn chẳng nghe thấy tiếng đạn phụt ra khỏi nòng nữa. Ko hiểu địch có bắn tôi hay ko. Điều duy nhất tôi qua tâm khi ấy là lính dưới quyền."

    Dù bị đối phương tập trung bắn, lại kẹt giữa 2 luồng đạn, nhưng nhóm Gibson vẫn ko thôi nhô lên khỏi miệng hào bắn trả. Trong khi làm như thế, binh nhất Marshall D. Bischoff đã lãnh 1 phát xuyên mũ sắt, từ trước trổ ra sau, hớt bay miếng da đầu khiến anh thẫn thờ mất 1 lúc, dù chưa đến nỗi ko thể cầm M16 bắn tiếp.

    Trận đọ súng diễn ra khá rời rạc. 1 bộ đội nổ súng xong rồi tới 1 lính Mỹ; sau khi 1 người khác bắn xong lại tới lượt tay súng khác của địch. Tuy nhiên trong khi lính Mỹ toàn bắn vào những cái bóng thấp thoáng, vào chỗ có tiếng động thì quân Giải phóng lại thấy rõ mục tiêu. Chỉ trong thoáng chốc, xạ thủ súng máy cùng người lính tiếp đạn đều bị bắn trúng. Dù cũng bị đạn vào bụng, nhưng người lính cứu thương của Gibson vẫn cố đem túi cứu thương bò qua bùn nước tới cứu chữa đồng đội. Trong khi đó, trung sĩ nhất Davis, chả biết sợ là gì, vừa vụt lựu đạn vừa chọc tức kẻ thù trước mỗi lần ném. "Tốt hơn hết là hãy chiêu hồi đê! Chúng mày nên chiêu hồi trước khi tao nổi nóng!"

    Dù đại úy Stuart đã gọi pháo và trực thăng vũ trang tới oanh kích nhưng vẫn chẳng làm sao xua được địch ra khỏi các vị trí kín đáo ấy. Sau 1 tiếng rưỡi đồng hồ chả kết quả gì, Stuart gọi Klump về chỗ mình hỏi: "Tôi đang định cho cả đại đội xông qua cầu. Anh nghỉ thế nào?"

    "Sếp ạ. Để tôi nói cho anh nghe. Nếu ko muốn có nhiều người chết hoặc bị thương thì hãy đừng cho ai qua cái cầu chết tiệt ấy."

    Thật là tiến thoái lưỡng nan. Đã có người bị thương, cần sơ tán gấp. Tuy nhiên, dù có xông qua cầu thì theo Klump vẫn chẳng những ko thể đánh lui được địch mà chỉ tổ cho đối phương thêm nhiều mục tiêu hơn mà thôi. Thay vì để đại đội lao đầu vào nguy hiểm, Klump muốn tổ chức bắn chế áp tạo điều kiện cho nhóm của Gibson, vọt qua cầu về phía bờ bên này. Cực chẳng đã, anh mới đề nghị Stuart cho mình đưa tiểu đội Westcott sang cứu Gibson. Klump nói: "Tôi sẽ qua bên kia vì đó là trung đội mình. Nhưng tôi khuyên anh đừng cho cả đơn vị sang đó."

    Khi ấy, chỉ huy trung đội 2 cũng gia nhập nhóm chỉ huy. Tuy nhiên khi được hỏi, anh này lại hoàn toàn nhất trí với kế hoạch của đại úy Stuart. "Đúng là cái thằng trẻ người non dạ" Klump nghĩ bụng. Mặt anh nhăn lại khi nghe Stuart quyết định: "Ok. Xông lên nào.."

    "Được thôi, sếp." Klump nói "Để tôi ra bảo lính lập đội hình."

    Không thấy ai bàn ra nữa.

    Vài phút sau đó, Klump lợi dụng sống cầu che chắn, từ đầu bắc bò lên cùng với tổ súng máy; tiểu đội Westcott bám sát phía sau. Anh hô lên 1 tiếng, rồi bật dậy như 1 mục tiêu nơi trường bắn, cố gắng chạy nhanh nhất có thể qua cầu, với đầy đủ trang bị, đạn dược, 1 tay cầm súng, tay kia giữ mũ sắt.

    Toán của Klump nhảy xuống hào cùng trung úy Gibson. Đại úy Stuart với duy nhất tiểu đội đi đầu của trung đội 2 - số còn lại bị hỏa lực địch ngăn cản - cũng xông qua và nhảy xuống nấp dưới 1 con mương chỗ mặt nam cái nhà gỗ, bên kia đường. Trung sĩ Howard E. Querry, 1 tiểu đội trưởng 'mì ăn liền' 23 tuổi, mới xa vợ được 2 tháng, được kéo xuống mương trong tình trạng thập tử nhất sinh. Anh này bị đạn khi xông qua cầu.
    cuchuoi_kt115, kuyomuko, gaume13 người khác thích bài này.
  9. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    363
    đọc phần này xem ra oánh nhao tay bo thì G.I không ăn được Vici nhỉ ? cứ phải pháo chụp, trực thăng bầy + phản lực dội bom thì mới cân được.

    Nhân tiện thấy tay Klump đi lính 13 năm mà mới thượng sĩ, chắc có phốt gì chứ bèo cũng phải đại uý chứ.
    ngthi96 thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    chắc dốt chứ ko đã đc gửi đi học sĩ quan rồi:-D...còn để đc phong ngoài chiến trường thì thành tích chưa đủ...tg cũng thừa nhận rất thẳng thắn bệnh báo cáo láo về thành tích của Mỹ nhất là trò 'đếm xác'. e rút ra kinh nghiệm số liệu mỗi bên về thương vong của mình có thể tạm tin chứ thương vong của địch thì 'úi giời':-D
    maseo, huytopviagraless thích bài này.

Chia sẻ trang này