1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

GIÀNH GIẬT TỪNG CĂN NHÀ 'CHƠI' THEO LUẬT CỦA ĐỐI PHƯƠNG SÀI GÒN, THÁNG 5 1968

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 24/05/2021.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sau khi gọi thêm pháo binh, trực thăng vũ trang, máy bay phản lực đánh phá nát bét khu vực bằng cả bom mảnh lẫn bom napalm, Đại úy Eckman lại tấn công tiếp tục. Leader kể: “Tưởng như 2 trung đội kia chỉ có việc vào đếm xác mà thôi, Ai cũng tin chắc rằng địch chẳng còn gì nữa; phi pháo đã đánh tan, làm cỏ bọn họ rồi mà.”


    Niềm lạc quan ấy đã sai lầm. Đối phương dù có bị hỏa lực gây thiệt hại nhưng số bộ đội bám trụ trong những hầm chiến đấu ngập nước, gia cố bằng đất và thân cây dừa vẫn còn khá đông và một lần nữa lại chặn đứng đại đội Bravo. Về sau khám xét lính Mỹ thấy địch bố trí bệ bắn sao cho, súng AK-47 chĩa ra thẳng ngay bờ ruộng đằng trước mặt. Leader kể: “Địch đã canh sẵn mép bờ ruộng, tổ chức bắn thử từ trước. Họ chờ 2 trung đội đi lên bờ ruộng bên tay phải khu vực bị oanh kích là lập tức khai hỏa. Mọi khẩu súng của họ đều tập trung nhằm vào đó…cứ mỗi khi quân ta nhô lên, địch chỉ cần siết cò là đạn trúng ngay mép trên bờ ruộng.”


    Quân Mỹ tổn thất 10 binh sĩ. “1 Số bị bắn cụt ngón tay, 1 số bị đạn vào bụng, vào chân, vào ngực”. Leader tiếp tục kể. Trực thăng vũ trang lại phải nhào xuống yểm hộ cho lính Mỹ tháo lui lần thứ 2. “Họ bắn xối xả xuống đầu kẻ địch, kìm chặt đủ lâu để 2 trung đội kia lùi về.”


    Ca bị thương nặng nhất là hạ sĩ Fred G. Losel Jr., lính mang máy truyền tin của tổ tiền sát pháo phối thuộc đại đội B. Dù đã được trực thăng sơ tán rất khẩn trương, Losel vẫn chết tại bệnh viện và được truy tặng huân chương Sao bạc kèm theo huân chương quả tim tím. Ngoài thành tích điều phối hỏa lực hỗ trợ, Losel còn tham gia chiến đấu yểm hộ đồng đội từ ruộng lúa rút về nữa. Vernon Moore biết Losel chơi rất thân với thiếu úy Kaiser, người cũng được trực thăng sơ tán từ sáng. Losel rất buồn chuyện mất tổ trưởng nên “hôm ấy thần kinh ko được bình thường, làm gì cũng điên điên. Mấy cái nhà lá ở chỗ ấy thì làm quái gì cản được đạn địch vậy mà cậu ta cứ nấp phía sau, giương súng trường bắn trả. Có người còn kể cậu ta còn lấy súng máy nhào ra, nhả đạn như Rambo. Cậu ta đã hành động anh hùng theo kiểu John Wayne í. Tôi vẫn còn nhớ lúc đó mọi người còn nói ‘Dù có là John Waynes thật chăng nữa thì cũng chả thọ nổi ngoài này.’”


    Lính đại đội B đang xốc lại lực lượng thì 1 xe bọc thép chạy đến. Tổ lái căng thẳng của nó nhanh chóng bỏ xuống 1 đống thùng đạn, rồi chuồn thẳng với lý do phải về gấp tiểu đoàn bộ kẻo trời mưa. Đúng là lính đơn vị đang cần đạn thật, nhưng họ cũng cần cả nước uống nữa. Vậy mà đi trận suốt 2 ngày nay, họ chả được tiếp tế tí nước nào. Đồ ăn cũng chẳng có nhưng do lính tráng phần lớn đã mất cảm giác thèm ăn, thậm chí ko nuốt nổi đồ hộp khẩu phần C mang theo lúc đổ bộ bằng trực thăng xuống Sài Gòn nữa nên vấn đề đó cũng chả có gì to tát. Họ chỉ bị khát khô cổ, môi phồng rộp cả lên. Leader kể: “Chúng tôi phải chạy quá nhiều suốt dưới cái nóng, mà chỉ được nhấm nháp mấy viên muối để quên đi cái khát. Thế nhưng do nhà cửa bị phá hủy hết cả nên chả đào đâu ra nước nữa.” Thường dưới máng xối nhà dân hay có để lu đựng nước mưa nhưng do nhà đã tan hoang nên lu cũng chẳng còn. May sao 1 số lính dưới quyền Leader lại bắt gặp 1 lu nước còn nguyên trong 1 ngôi nhà sập phần nửa. Cái lu khá lớn cao cỡ 1m30, đường kính gần 1m, trên có phủ vải. “Tôi nhớ khi tháo vải đậy ra mới thấy nước bên trong nhung nhúc bọ gậy. Nhưng tôi cứ mặc kệ, thò đầu vào uống ừng ực.”



    Chương 26





    1 trực thăng trong lúc tiếp tế cho tiểu đoàn của DeLuca lúc hoàng hôn đã bị trúng đạn buộc phải hạ cánh khẩn cấp. Vào lúc này, DeLuca và Booras đã lập sở chỉ huy mới ở đầu đường Âu Dương Lân, nơi đã trở thành tâm điểm của trận đánh. Ban chỉ huy tiểu đoàn 2 cơ giới, trung đoàn 47 bộ binh tới đóng chỗ ngôi chùa dưới chân cầu chữ Y.


    Các vị trí nghỉ đêm đã đựoc thiết lập. Kết quả chiến đấu trong ngày được báo về lữ đoàn thế này: 14 lính Mỹ bị thương phải đưa đi sơ tán; đổi lại đếm được 98 xác VC.


    Trong thư gửi cho vợ viết đêm đó, Tony DeLuca cho biết:


    Phi pháo đánh phá cứ ầm ầm ko lúc nào dứt. Quân ta đánh rất cừ - trong 4 ngày giao chiến với 1 tiểu đoàn VC cố thủ vùng phía nam đô thành Sài Gòn, bọn anh đã tiến được tổng cộng 800m dù có những lúc bị thương vong, bị đẩy lùi. Cho tới lúc này, tuy đã giết được hơn 200 địch nhưng bọn anh cũng phải trả giá cho điều ấy…Ở trạm sơ cứu ngoài những người thiểu não ra vẫn còn 1 cậu lính cười rất tươi. Anh bèn tới gần hỏi chuyện. Cậu ta bị thương vào đầu khá nặng. Nhìn cậu ta mà ứa nước mắt nhưng cũng chính thái độ ấy đã khiến anh có thêm động lực để tiếp tục tiến lên.


    Trong thư DeLuca cũng đề cập tới mối quan hệ ko mấy tốt đẹp của mình với tướng Ewell: “Anh đoan chắc là tướng quân ko hài lòng. 2 hôm trước ông ta tuyên bố chỉ cần tới 4g chiều là quét sạch khu vực. Sai bét. Ông ta qui kết bọn anh thiếu quyết liệt mà có hiểu gì về chiến tranh đâu chứ? Chỉ cần Đại tá Benson ủng hộ anh là đủ.”Benson còn hỷ hả cho DeLuca biết là Ewell cứ hỏi đi hỏi lại mình rằng: “Tại sao DeLuca vẫn chưa xong việc nhỉ?”. Kể tiếp về vị sư trưởng của mình DeLuca viết cho vợ “chuyện ấy khiến anh nghĩ đến truyện the Pope in The Agony and the Ecstasy, Michelangelo khi vẽ bích họa cho nhà nguyện Sistine cứ bị hỏi mãi rằng ‘khi nào thì xong?’ ấy. Câu trả lời của ông ấy cũng là câu trả lời của anh. Đó là: ‘là khi tôi kết thúc.’”


    Trong trận đánh, đại tá Benson chạy đôn chạy đáo giữa các sở chỉ huy của 5 tiểu đoàn tác chiến trong đội hình lữ đoàn; nói chuyện trực tiếp với DeLuca, Adco-ck, Antila, Tower, và Schmalhorst để hiểu rõ hơn những khó khăn họ đang gặp phải cũng như hỗ trợ những thứ họ đang cần. “Đó là 1 trận đánh bộ binh thuần túy.” đại tá Benson nói, vẻ coi thường cái giá phải trả khi vai trò phối hợp tác chiến đã khiến mấy lần chiếc Huey của ông bị hỏa lực súng liên thanh nhắm bắn. “Chuyện vặt ấy mà! Thậm chí tôi còn chả biết là mình bị bắn hết nửa thời gian nữa cơ. Tới cuối ngày khi trở về, nghe đám phi công bảo ‘đại tá! Hôm nay ta bị trúng đạn 6 lần’ tôi còn nói “ờ, chúc may mắn nhé’.”


    Về sau, Benson đã được tướng Ewell gắn cho huân chương Sao bạc vì vai trò đảm nhiệm trong trận phòng thủ Sài Gòn. Đại úy Geschke, bác sĩ trưởng đi cùng tiểu đoàn 3/39 đã có mặt trong 1 vụ việc cho thấy tài chỉ huy cũng như lòng can đảm của vị lữ trưởng. Vào 1 ngày trong trận đánh, Benson đang đứng cạnh Geschke trên cửa trạm xá tiểu đoàn theo dõi phi cơ phản lực cắt bom thì bỗng 1 mảnh bom ‘do Mỹ sản xuất’ dài gần 50cm xuyên qua mái tôn cắm đánh phập xuống nền nhà, chỉ cách có vài bước. “Tôi hãi quá”, Geschke quân nhân nghĩa vụ, đã có vợ chẳng khoái chết ở VN vì cái gì hết, nhớ lại: “lập tức nằm bẹp xuống nền nhà. Sau ko thấy gì, tôi lại đứng dậy, nhưng người vẫn còn hơi run. Vị đại tá cao to thấy thế bèn động viên: ‘đúng đấy, thật ra ta chẳng bao giờ quen được với chuyện này đâu.’ Rõ ràng đại tá là 1 người đầy tình thương. Chính những lời nói ấy khiến tôi đỡ sợ hơn hẳn. Ông ấy đã cho tôi lòng dũng cảm thật là đúng lúc.”
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Thời xưa dân miền Tây Nam Bộ có 3 nguồn nước ngọt để xài: nước dưới đất (sông rạch, ao, giếng đào) để rửa chén, tưới rau; nước trên trời( mưa) hứng vô lu, để lắng cặn 1 năm rồi dùng để sinh hoạt, nấu cơm, nước uống; loại thứ 3 cầu kỳ hơn là hứng nước lá sen dùng để nấu trà.
    kuyomukotohongthi96 thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nhưng những người bị kẹt giữa trận đánh lại coi đám quân nhân càn quét khu vực này chỉ là 1 lũ điên, chẳng phải anh hùng gì sất. Charles Sweet của Tòa đại sứ Hoa Kỳ đã phát hiện ra rất nhiều chuyện hay ho khi lái xe xuống quận 8 trưa ngày 11/5.


    Vốn Sweet tới trụ sở quận là để tham dự cuộc họp của các thành viên dự án Đời mới, 1 chương trình phát triển cộng đồng đã và đang tiến hành tốt trong vùng kể từ năm 1965. Dù Sweet đã cộng tác mật thiết với số người này 1 thời gian dài như khi đến, anh chỉ được tiếp đón bằng 1 thái độ hết sức lạnh nhạt. Rốt cục, Đoàn Thanh Liêm, 1 luật sư 30 tuổi từng cùng gia đình trốn khỏi miền Bắc khi phe CS vào tiếp quản và sau là quản lý chương trình ở Chợ Lớn và quận 8 cũng phá vỡ sự im lặng nói mình rất khổ tâm khi thấy bom toàn rơi xuống những khu phố mà dân ở đó ủng hộ chính phủ cả. Anh ta nói nhỏ: “Khi các anh phải dùng tới chiến thuật ấy, thì tôi biết chúng ta sẽ thua cuộc chiến tranh này.”


    Trong Tết Mậu Thân, khi được điều tới chiếm lại quận, Biệt động quân VNCH đã nhờ cảnh sát địa phương chỉ điểm chính xác vị trí quân địch rồi mới gọi pháo, và máy bay Skyraider của Không quân họ tới đánh phá. Do đó mà trận đánh tuy gây ra thiệt hại ko nhỏ về vật chất nhưng lại ít làm người dân nổi giận. Nhưng tới tổng tiến công đợt 2 thì tình hình đã thay đổi rất nhiều; Liêm cho Sweet biết. Nhân dân hết sức phẫn nộ. Dù lần này địch tấn công chỉ đi từng tốp nhỏ, nhưng kết quả quân Mỹ thu được sau khi sử dụng hỏa lực phản ứng ‘long trời lở đất’ lại chả bằng lính VNCH đã làm 3 tháng trước đó. Hậu quả là số nhà cửa bị tàn phá, thường dân bị thương vong tăng vọt trong khi địch chết lại chẳng bao nhiêu.


    Làm sao người ta có thể hiểu nổi công sức 3 năm bỏ ra đã đổ sông đổ bể chỉ bởi 70-80 chiến sĩ quân Giải phóng lọt vào trong khu vực. Trong cơn giận dữ, nhưng dường như Liêm chỉ cung cấp cho những số liệu ít nhất mà mình nghe được từ người dân, chứ thực ra có lẽ còn nhiều hơn. Hoàn toàn chính xác, không có nghi ngờ chuyện các đơn vị quân Mỹ lạm dụng hỏa lực ‘dẫn đường’, sẵn sàng triệt hạ cả 1 khu phố để tiêu diệt vài tay súng bắn tỉa đối phương chứ ko chịu mất người trong cận chiến giành từng ngôi nhà một. Dù rằng Liêm ước lượng hơi thấp khi cho rằng chỉ có 20 VC bị giết vì bom cả thảy nhưng con số anh ta đưa ra có lẽ gần với sự thực hơn số liệu đếm xác kiểu nhận vơ mà sư doàn 9 tuyên bố. Theo Liêm, tính tới nay lính Mỹ đã giết hại 200 người dân trong quận, làm bị thương 1.000 người khác, hủy diệt 4.000 căn nhà cửa: “Tức là 200 căn nhà bị phá hủy cho mỗi VC bị tiêu diệt!”


    “Nói thế đủ rồi” Liêm nói. Anh muốn Sweet đích thân đi chứng kiến chuyện gì đã xảy ra. Liêm năn nỉ Sweet đặt tấm biển Báo chí lên kính chắn gió để nó bảo vệ họ ko phải khỏi quân địch mà để tránh những người dân đang giận dữ có thể phản ứng bạo lực nếu thấy người của sứ quán Hoa Kỳ. Liêm và Sweet đi qua xóm Cầu Mật, khu vực bị thiệt hại nặng nhất trong quận rồi rẽ sang đường Phạm Thế Hiển đi qua hàng nghìn người tị nạn đang cắm lều tạm trú dọc kênh Đôi. Liêm chỉ cho Sweet xem chợ Phạm Thế Hiển, nơi có 60 người dân chết và bị thương 2 ngày trước mà theo họ là bởi đơn vị cơ giới Mỹ đã phản ứng thái quá trước vài phát đạn bắn tỉa.


    Liêm cho rằng, thay vì bắn tan tành chỗ này, sĩ quan Mỹ nên dùng cán bộ của dự án nhờ sự chỉ điểm của người dân xác định chính xác vị trí địch, rồi tổ chức bao vây, dùng hơi cay lùa địch ra chỗ trống. Dù gì đi chăng nữa thì quân Giải phóng cũng chỉ chiến đấu theo từng tốp nhỏ, trang bị AK-47 với RPG mà thôi. Việc đáp trả hành động bắn tỉa bằng không kích chỉ khiến người dân vì căm thù mà đứng lên chống Mỹ.


    Tơi nơi đang diễn ra trận đánh trên đường Âu Dương Lân, đối mặt với trực thăng vũ trang, máy bay phản lực đang đánh phá trong khu vực, Liêm và Sweet buộc phải quay về. Theo đường cũ trở lại rồi qua kênh Đôi về Chợ Lớn, họ đi qua hết khu phố bị san phẳng này tới khu phố bị san phẳng khác. Sự hủy diệt có qui mô lớn hơn rất nhiều những thứ mà Sweet từng chứng kiến trong Tết Mậu Thân. Anh cùng Liêm đỗ lại, giành chút thì giờ lang thang trên những đường phố đổ nát để cảm nhận nỗi sợ hãi của cư dân. Liêm cho biết, tại chợ Lớn có hơn 300 người dân bị thiệt mạng. Cuối chuyến đi, Liêm yêu cầu Sweet báo cáo những gì mình thấy cho thượng cấp và nói thêm “Phải có người chịu trách nhiệm cho hành vi hủy diệt và sát nhân này.”


    Hôm sau Sweet viết bản báo cáo đã đưa tới việc MACV phải chính thức mở cuộc điều tra sư đoàn 9.


    Trong những giờ trước bình minh ngày 12/5/1968, Ban chỉ huy của trung tá DeLuca bị ăn đạn súng không giật, 23 quả cả thảy.


    Đối phương cũng bắn quấy rối sở chỉ huy mới của trung tá Tower chỗ ngôi chùa, nơi có Bill Sirtola cùng đơn vị cối bố trí cạnh đó. Sirtola khi ấy đang cùng đồng đội ngồi trên bao cát của ụ cối, xem màn đọ súng giữa 1 tổ RGP địch, trên tầng thượng 1 ngôi nhà 3 tầng với đám xe bọc thép đậu trên cầu chữ Y. Nhanh chóng có 1 xe jeep tiến về phía ngôi nhà. 1 viên thiếu tá lớn tuổi, vẻ cứng cỏi, chả sợ gì ngồi trên ghế phụ lấy đèn pha chiếu vào vị trí quân Giải phóng, rồi bật loa cất giọng oang oang “Đừng bắn. Để tao thử bắt mấy thằng tù binh coi.”


    Nói xong, viên thiếu tá chĩa loa về phía căn nhà có địch và bắt đầu nói tiếng Việt. Mới nói được mấy câu thì khẩu đội súng không giật đặt trên 1 xe bọc thép trên cầu đã quất vào cái mục tiêu đang được chiếu sáng rực kia. Cú trực xạ đã kết thúc màn thương thuyết. Điều khiến Sirtola ngạc nhiên là dù bị bất ngờ, nhưng viên thiếu tá vẫn ko hề nao núng. “Chúng tôi thấy rõ trên quầng sáng do đèn pha tạo ra cái bóng đứng trên xe jeep của tay thiếu tá can đảm kia, loa vẫn ở trên môi. Ông ta cứ đứng đó thêm mấy giây nữa thì loa, đèn mới tắt, rồi nghe tiếng xe jeep quay trở về. Chúng tôi reo ầm cả lên. Màn trình diễn quá là tuyệt.”


    ***
    maseo, kuyomukotoho, huytop2 người khác thích bài này.
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Khi quân của DeLuca bắt đầu tái tấn công trở lại, đại đội B, tiểu đoàn 2 cơ giới, trung đoàn 47 bộ binh, đơn vị vẫn phối thuộc cho tiểu đoàn, tổ chức truy quét tiếp về phía nam, nơi những khu vực trống trải. Lúc gần trưa, trung đội 1 lội bộ tới gần 1 xóm nhà lá nằm bên kia bờ 1 dòng kênh. Bước đến cây cầu ván nhỏ hẹp bắc qua bên kia, Bob Dyson, người đi vị trí xích hầu, bỗng cảm thấy rờn rợn ko muốn đi tiếp nữa. Anh linh cảm sắp có biến. Những xóm ấp ở ngoại vi thành phố thường nằm tách biệt, chia cắt với nhau bởi ruộng lúa, bờ bao. Do di chuyển qua bùn lầy quá chậm, lại phơi mình ra không an toàn nên đơn vị buộc phải đi trên đường.


    Do có lẽ chẳng hiểu vì sao mà Dyson lại dừng lại, 1 binh nhì trong hàng quân tên là Larious đã vượt lên, chạy lên cầu. Mới được nửa đường thì xạ thủ súng máy đối phương đang phục sẵn bên bờ kia bỗng thình lình khai hỏa. Dù bị thương, Larious vẫn cố chạy sang bên kia kênh, phục xuống và nhận ra bên cạnh mình là 1 hố chiến đấu, trong có 1 chiến sĩ đối phương trang bị súng AK-47.


    Thấy thế Larious bèn giả chết. Trong lúc ấy, thấy 2 viên đạn cày xuống đất trước mặt mình, Dyson lập tức buột miệng chửi rồi lăn 1 vòng, vừa nâng khẩu M16 lên vai, đầu hơi ngóc lên để bắn. Do làm thế, anh lập tức trở thành mục tiêu; 1 viên đạn xẹt qua mang tai, 2 viên khác bay sát rạt sống lưng gần đến độ có thể cảm nhận được. Mấy binh sĩ khác hô anh lui về nấp cùng họ sau 1 căn nhà lá. Dyson vừa bò tới chỗ họ thì căn nhà bỗng phát hỏa; có vẻ như đạn bắn tới đã trúng 1 can dầu ăn. Dyson cùng đám bạn đành bò lui xuống ruộng nước toàn bùn để tránh lửa.


    John Driessler cũng rúc xuống ruộng tanh mùi bùn để trốn. Anh hút chết khi 1 loạt đạn quất xuống ngay trước mặt, khiến bùn văng lên trán mạnh như thể bị bắn trúng. Phát hiện 1 lính địch trong hố cá nhân bên kia kênh, người trung đội trưởng đang mọp gần đó liền ném sang 1 quả lựu đạn. Tuy hơi với nhưng khi nó nổ, tay lính địch xui xẻo vẫn bị giết vì đúng lúc ấy lại nhô lên bắn AK-47.


    Thiếu tá Riedl đang đậu xe ven bờ kênh, bên sườn trung đội đang chạm địch. Trong lúc quan sát bằng ống nhòm chỗ cái ấp, anh phát hiện mấy bóng người đang di chuyển gần 1 chỗ nhìn giống căn hầm chiến đấu. Riedl bèn cùng xạ thủ của mình là Tony Midkiff, dùng khẩu không giật 90mm gắn trên cửa chỉ huy nã đạn vào nơi đó. Sau đó Midkiff cầm khẩu M79, lốp 1 quả lựu đạn khói về phía mấy chớp lửa đầu nòng mình thấy được, chỉ điểm mục tiêu cho xạ thủ trọng liên 50 trên những xe M113 khác.


    Đối phương đáp trả khá dữ. Tấm chắn đạn mà Riedl và Midkiff đang nấp phía sau, người bên trái quan sát ống nhòm, người bên phải bắn súng phóng lựu, lập tức trúng đạn kêu leng keng.Tony Midkiff bị hất ngược vào trong khoang. Thoạt đầu chưa thấy đau, anh ngỡ mình chỉ bị đạn nảy va vào áo giáp. Nhưng tới khi định nhặt khẩu M79, anh mới thấy có gì đó ko ổn. Tay anh đã bị liệt, ko nhặt súng lên nổi. Rồi anh phát hiện khuỷu tay phải đã bay mất 1 miếng, máu từ động mạch đang phun ra xối xả.


    Đợi người lính cứu thương buộc ga rô tay cho Midkiff xong, Riedl hét bảo lái xe Roy Derr, ‘xách đít’ về vị trí tản thương dưới chân cầu chữ Y ngay. Về tới ‘vùng xanh’, chiếc M113 dừng lại, hạ bửng sau xuống và Midkiff, người đang nửa mê nửa tỉnh, được đem ra đặt vào cáng. Vài phút sau thì trực thăng tải thương tới. Nghe có ai đó kêu phải mặc áo giáp cho thương binh, Midkiff mới nhận ra áo mình đã bị lột mất từ lúc nào. Chính người lính cứu thương đã cởi nó ra để xem anh còn bị vào đâu nữa ko. Tới giờ, lại phải cần đến nó do sợ dính đạn mặt đất khi bay sơ tán ra ngoài. Riedl bèn cởi áo giáp của mình vứt cho Midkiff. Cái cáng nhanh chóngđược đưa lên chiếc trực thăng Huey. Do công tác tản thương diễn ra rất nhanh nên tính mạng cũng như cánh tay của Midkiff đều được cứu. Tuy nhiên, tiểu đoàn phó Riedl vẫn luôn tự dằn vặt rằng do quá ham đánh nhau nên đã để cho Tony Midkiff, 1 người lính gan lỳ, kiên định tham gia vào tổ lái chiếc M113 của mình, dù cho chỗ ấy được coi là an toàn nhất trong 1 tiểu đoàn bộ binh cơ giới.


    Trung úy đại đội phó Jerome Johnson, quyền chỉ huy đại đội B, tiểu đoàn 2 cơ giới, trung đoàn 47 bộ binh, đã bố trí trung đội 3 lập chốt chặn gần cái ấp mà trung đội 1 đang tiến đến rồi bị phục. Đám xe bọc thép của trung đội, đậu dọc theo đường mòn cũng bắt đầu bị đạn đối phương từ trong ấp bay qua đồng bắn đến.


    Paul Lanni hét gọi tiểu đội trưởng Jimmy Dye, bảo mình vừa phát hiện 1 chớp lửa đầu nòng. “Tôi sẽ chỉ thị nó” anh vừa hô vừa rê nòng khẩu trọng liên 50 về phía mục tiêu. “Tôi sẽ chỉ thị nó bằng đạn vạch đường.”


    Dye chuẩn bị sẵn 1 khẩu chống tăng M72 LAW, dõi theo đường đạn của Lanni – những phát đạn đỏ lừ bắn vào bờ ruộng – rồi phụt 1 phát qua ruộng lúa trúng cách hố chiến đấu kia chỉ vài chục cm. Tuy vụ nổ ko giết được kẻ địch nấp trong hố nhưng cũng khiến người này trốc công sự chạy tìm chỗ nấp khác, tốt hơn. Thế nhưng anh ta đã ko chạy được tới nơi. Do ruộng ngập bùn tới tận thắt lưng, khiến cho vận động rất chậm, người lính địch đã “bị khẩu 50 của Lanni giũ sổ”; Dye kể.


    Paul Lanni là 1 trong số những người được cả trung đội quí mến. Anh chàng người New York gốc Ý cao chưa đến 1,6m này lúc nào cũng lạc quan, chiến đấu dũng cảm như sư tử thể hiện ở việc sẵn sàng làm ‘chuột địa đạo’ cho đơn vị. Là người con hiếu thảo, anh nhờ bạn ở căn cứ Bearcat đánh máy thư gửi về nhà khiến cho bố mẹ cứ tưởng mình chỉ là lính văn phòng. Tuy nhiên anh lại giấu đồng đội chuyện mình là 1 kẻ đồng tính và sự dũng cảm kia phần nào là những gì ẩn sâu trong tâm khảm được phát tiết ra ngoài. Gần như Lanni chỉ mong được chết trong chiến đấu, như 1 người lính anh hùng để bạn bè nể phục. “Do rất xấu hổ vì bị gay nên tôi nghĩ chỉ có giết chóc là cách tốt nhất để quên được nó.”


    Trận đánh vẫn tiếp tục. Bob Dyson của trung đội 1 phóng tới ngôi nhà gạch nhỏ có mấy lính Mỹ đang núp phía sau bắn ra. 1 trong số họ giọt 1 phát M79 trúng căn nhà lá bên kia con kênh rồi reo lên mình nhìn thấy 2-3 lính địch chạy ra sau tiếng nổ. Khi đó, sau khoảng 1 giờ giao chiến, đối phương cuối cùng cũng rục rịc rút. Thấy đạn địch yếu dần, viên thượng sĩ trung đội phó – kẻ đang bị lính tráng khinh bỉ do chỉ biết rúc trốn trong xe trung đội trưởng ngày đầu tiên – bỗng dưng thay đổi hẳn. Anh ta bò lên trước tất cả mọi người, bắn ghìm đầu địch xuống để cho Larious từ bờ bên kia bơi về. Thương tích của Larious hóa ra cũng ko nặng lắm. Đó là nhờ mấy dây đạn đại liên quấn quanh ngực đã làm chệch hướng mấy phát đạn nhắm vào anh. Chứ không thế thì dù ko chết Larious cũng phải trọng thương rồi. Tuy nhiên dù có nhẹ, chúng cũng đủ để anh ta được lên trực thăng sơ tán. Khi nghe tay lính cứu thương trung đội cho biết như thế, Larious đã ko kìm nổi nụ cười nhẹ nhõm.
    viagraless, danngoc, convitbuoc3 người khác thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trong khi đó, lúc lội qua đồng trống để rút lui, 1 số chiến sĩ đối phương đã bị bắn hạ. Số liệu đếm xác được báo cáo chính thức là 10.

    Trung úy Madrigal và trung úy Bausser của đại đội B, tiểu đoàn 3, trung đoàn 39 bộ binh, cùng với 2 lính mang máy điện đài và 1 tay súng khác bò dưới mương thoát nước chạy theo hướng bắc nam giữa 2 tòa nhà tới 1 khu đất trộng rộng cỡ 1 sân bóng đá. Bọn họ chiếm lĩnh vị trí trong 1 cái nhà 2 mặt tiền ở góc tây bắc khu đất, sẵn sàng hạ gục bất cứ chiến sĩ đối phương nào bị quân Mỹ đang càn quét nhà cửa trên đường Âu Dương Lân xua ra phía đông. Madrigal bố trí tay súng M16, tân binh, chỗ 1 cửa sổ rồi bảo phải căng mắt ra mà nhìn. Vừa mới được 1 tí, tay lính mới đã la: “Chúa ơi. Chúng nó đang chạy kìa.”


    Madrigal cũng nhìn thấy 1 người mang súng chạy rất nhanh qua đầu nam khu đất. Tay lính mới, 1 gã quê vùng Kentucky, đưa ngón tay cái lên liếm, chà chà khe ngắm, giương khẩu M16 lên vai, lấy đường ngắm rồi kéo cò nhả duy nhất 1 phát đạn, hạ gục cái mục tiêu đang chạy từ cự ly 100m. “Đã diệt.”

    “Giỏi lắm!” trung úy Madrigal thốt lên. “Tiếp tục quan sát, cứ thấy ai chạy qua chỗ đó là bắn hạ.”

    Tay tân binh diễn lạ cái trò đó khi người chiến sĩ thứ 2 rồi thứ 3 của đối phương, ko hề biết có lính Mỹ đang rình sẵn ở đầu kia khu đất, đổi vị trí thử chạy sang căn nhà khác. Madrigal kể: “Cậu ta hạ tuần tự cả 3 tên. Rất thư thả, thay vì bắn liên thanh. Lần nào cũng liếm ngón tay cái, miết khe ngắm, ngắm thật nắn nót rồi mới nổ súng. Quá kinh! Cực kỳ điềm đạm. Giết người cứ như ko ấy.”

    Rốt cục đối phương cũng để ý tới những phát súng bắn ra từ ngôi nhà 2 mặt tiền; đạn AK-47 bắt đầu nã tới. Bausser nhớ lại: “Gạch vữa bắn tung tóe khắp nơi. Madrigal và tôi nhìn nhau rồi cùng nói ‘Phải chuồn khỏi đây thôi!’. Rồi triệt thoái. Hay gọi ù té ra khỏi đó cũng được.” Trong lúc chạy tìm chỗ nấp, trung sĩ Henry – vốn là thám sát nhưng vác điện đài thay cho cậu lính mang máy bị thương nên vắng mặt – bỗng vấp ngã. Trung úy Bausser vội túm lấy áo giáp giúp anh này đứng lên. Anh nhớ lại: “Có thể nghe rõ tiếng đạn AK rít sát bên mình. Khi cả bọn chạy về tới góc đường, nơi đóng sở chỉ huy, tôi lấy máy gọi nhưng ko được. Thấy thế Henry gỡ máy ra khỏi lưng xem thì phát hiện pin của nó đã bị 1 viên đạn bắn trúng. Chính lực tác động của viên đạn đã khiến Henry ngã chúi. Chúng tôi lấy pin khác ra thay và cái máy hoạt động lại được ngay.”

    Trung tá DeLuca vẫn muốn đánh thêm lần nữa. Trung úy Bausser cho biết: “Chẳng ai muốn quay lại đó đâu nhưng với trung tá thì chuyện này rất quan trọng.”

    Lấy thêm 1 số tay súng nữa, lần thứ 2, trung úy Madrigal và trung úy Bausser bò tới căn nhà 2 mặt tiền, nơi chắc chắn địch đã để mắt tới nhưng lại là chỗ hiệu chỉnh tác xạ rất tốt. Họ vào lại đó lúc 6g. Vào lúc đó, sau khi rút khỏi cái ấp nhỏ ven đô, đại đội B, tiểu đoàn 2/47 đang triển khai cách đó về phía đông, trên đường Âu Dương Lân chưa đầy 100m. Chỉ cách chỗ họ 1 khối nhà.

    Trung úy Johnson, quyền chỉ huy đại đội bố trí đám xe bọc thép của mình dãn cách dọc theo đường đi, mũi húc sập hàng rào, ủi đất đầy mặt tiền nhà dân. Mọi người nấp trong xe trong nửa tiếng cuối cùng để cho trung úy Bowman, sĩ quan tiền sát pháo cùng người trung sĩ thuộc quyền đứng ngoài hiệu chỉnh cho pháo dập xuống 1 ngôi nhà mà địch bắn ra. Những quả đạn được rót rất khéo chỉ cách đám xe bọc thép tầm 30m.

    Bowman vừa gọi xong đợt pháo thì cũng là lúc nhóm của trung úy Madrigal lại ăn đạn từ 1 căn nhà sập còn phân nửa cách họ 30m về phía nam. Trong chiếc trực thăng chỉ huy bay trên trời, trung tá DeLuca bảo Bausser gọi pháo đội hỗ trợ cho tiểu đoàn rót thêm 1 quả nữa vào mục tiêu của Bowman rồi chỉnh pháo tới chỗ lính bắn tỉa đối phương trong ngôi nhà sập phân nửa. Muốn cảnh báo cho Bowman biết sẽ có 1 quả pháo nữa rót xuống chỗ mình, nhưng do nghẽn mạng, Bausser ko sao liên lạc được. Do tình thế khẩn cấp, DeLuca chỉ thị cứ cho tác xạ khiến Bausser đành miễn cưỡng làm theo. Pháo đội đếm ngược cho Bausser nghe khi rót quả đạn, nhưng dù đã ngó đầu ra nhìn anh vẫn ko thấy điểm nổ đâu hết. Quả pháo đã bay quá mục tiêu và nổ tung bên kia đám nhà cửa chỗ đường Âu Dương Lân. Tim Bausse thắt lại khi nghe tiếng gào "Ngừng bắn, ngừng bắn, ngừng bắn!" của Bowman trên sóng vô tuyến.

    Binh sĩ của Johnson vừa mới chui ra khỏi xe, tập hợp chuẩn bị xung phong vào ngôi nhà bị Bowman dập pháo thì quả đạn quá tầm kia bỗng thình lình lao xuống. Nó nổ tung ngay giữa đường. hạ sĩ Anthony P. Palumbo, 1 lính quân dịch 20 tuổi, da ngăm ngăm, tóc đen người Buffalo, New York bị trúng mảnh vào đầu chết ngay tức khắc. Dù là 1 cựu binh, đã chiến đấu được gần 8 tháng, anh luôn tươi cười, luôn đối xử với đồng đội 1 cách chân thành, nồng hậu mà binh sĩ bình thường khó có được. Sớm hôm đó, John Driessler cùng 1 cậu lính khác do khát quá, mới tới hỏi xem Palumbo còn nước uống ko, thì được anh đưa cho cái bi đông còn phân nửa của mình bảo cứ uống hết đi dù chẳng biết khi nào cả bọn mới được tiếp tế lại.

    Trong số bị thương thì binh nhất Philip M. Wooten, mới được phân về xe bảo trì của đại đội, là nghiêm trọng nhất. Bob Dyson được biết anh của người bị thương, cũng đang ở VN, đã tới thăm cậu ta chỉ 1 lúc sau đó và người này còn “phụ khiêng Wooten ra bãi trống để trực thăng sơ tán, nơi cậu ta tắt thở.”

    Chính Driessler cũng đưa 1 thương binh khác đi tản thương. “Nghe anh ấy cảm ơn mà tôi tí nữa thì khóc. Máu chảy nhiều quá khiến quần áo tôi cũng ướt sũng cả.”
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nguyên nhân vụ tai nạn đã lấy đi 2 sinh mạng ko bao giờ được tìm ra. Khi nhận lệnh ‘ngừng bắn’, viên pháo đội trưởng lập tức xem lại dữ kiện tác xạ ở trung tâm chỉ huy hỏa lực cũng như bản thân khẩu lựu pháo đã bắn. Mọi thông số đều chính xác. Thêm vào đó với sai số cho phép khi bắn là 15m thì nếu bay quá mục tiêu quả đạn phải nổ phía trước đám M113. Tuy nhiên nó lại bay tới cả 30 thước và rơi xuống đằng sau chúng. Viên sĩ quan điều tra vụ việc suy đoán rằng chính trong 10 phút giữa trận pháo ban đầu kéo dài nửa tiếng đồng hồ với quả đạn mồ côi kia, có lẽ nòng pháo nguội bớt đã ảnh hưởng đến đường đạn.

    Lời giải thích trên chẳng thể thỏa mãn được người lính cứu thương chán nản được Philip Jones Griffiths chụp khi đứng sau xe M113 của mình, 1 tay gác trên túi dết đeo chéo, tay kia cầm điếu thuốc. Phía sau anh ta, bên thành xe là xác của Anthony Palumbo, thân trên đắp tấm ra, tay bắt chéo trên bụng hệt như 1 người đang ngủ. Griffiths viết: “Nếu có lính bắn tỉa VC ở đó thì hẳn anh ta đã bỏ lỡ quá nhiều mồi ngon. Sau khi pháo ngừng bắn, hết sức thất vọng, lính Mỹ cứ tụm lại ngoài bãi trống bàn cách ‘xử’ đám sĩ quan pháo binh ở căn cứ.”

    Viên trung úy chỉ huy trung đội của Palumbo muốn nhìn mặt người lính mình gắn bó lần cuối nhưng rồi 1 binh sĩ khác đã ngăn anh này lại khi thấy dòng máu đặc chảy ra từ tấm khăn đắp trên đầu tử sĩ: “ko nên nhìn đâu trung úy”

    Thấy tình hình đã tạm ổn, DeLuca người vẫn còn 1 trận nữa phải đánh lại bắt Bausser dập pháo xuống số lính bắn tỉa địch đang bắn nhóm Madrigal. Viện cớ do ko nhìn thấy hay liên lạc được với các đơn vị bạn trong khu vực, nếu bắn tiếp sẽ thiếu an toàn, Bausser năn nỉ DeLuca nghĩ lại. Tuy nhiên DeLuca vẫn nhất quyết buộc Bausser phải chấp hành cho pháo bắn trở lại. Quá bức xúc, Bausser đã buông lời xúc phạm bảo DeLuca cút mẹ nó đi dù cho Madrigal đã cố giật lấy tổ hợp liên lạc. DeLuca cũng chửi um lên bảo trung úy nên từ nhiệm cho rồi. Tình hình thêm căng thẳng khi hỏa lực mãnh liệt của đối phương buộc cả nhóm 1 lần nữa phải theo mương nước rút về. Thượng sĩ Thornburgh đưa cho Bausser 1 chai Johnny Walker mình kiếm được trong ngôi nhà đổ, nơi trung đội dự bị của mình đang đóng. Hẳn rượu đã phát huy tác dụng vì Madrigal sau thấy Bausser cứ “ngồi đó ôm đầu, khóc nức nở. Suy sụp hoàn toàn. Hết sức bi ai”

    Nhưng dù rất bực bội, DeLuca vẫn không đuổi Bausser khỏi đại đội B. Bausser cho biết: “trở lại Rạch Kiến khi mọi thứ kết thúc, tôi đến câu lạc bộ sĩ quan thì chạm chán trung tá DeLuca. Dù cả 2 có liếc nhìn nhau thoáng chốc nhưng chẳng có ai đả động gì về vụ đó cả. Ông ta chả bao giờ bới nó lên nữa và thế là mọi thứ vẫn diễn ra bình thường.”


    Chương 27





    Trận đánh ác liệt nhất ngày hôm đó diễn ra khi đại úy Eckman cùng đại đội B, tiểu đoàn 6, trung đoàn 31 bộ binh phối hợp với đại đội C, tiểu đoàn 3, trung đoàn 39 bộ binh nỗ lực đánh lui số quân đối phương đang chiếm giữ cái đồn binh đã bị bỏ lại. Sau khi bị đẩy lui ngày hôm trước, lính Mỹ đang hết sức cay cú. Trung sĩ Leader đã cho thấy tâm trạng này trong cuốn băng gửi về nhà, khi mô tả cuộc tấn công có pháo binh đi trước dọn đường “Bọn anh tiến đến mục tiêu với quyết tâm chiếm nó cho bằng được”


    Tuy nhiên ngoài quyết tâm trên, lính Mỹ cũng còn những cảm xúc khác nữa. Trong lá thư gửi cho bố mẹ viết trước khi đeo điện đài lên vai, cầm lấy súng, tiến ra lúc sáng sớm David Gray cho biết: “Thật sự là con rất sợ!”


    Súng nổ gần như ngay lập tức. Đang dẫn đầu đội hình, theo đường cái tiến tới đồn binh thì tiểu đội xích hầu thuộc trung đội thiếu úy Procaccini do trung sĩ Kenneth R. Davis chỉ huy bị đối phương xạ kích. Sau vài phát đạn xẹt qua đầu, Davis đã xác định được phương hướng, vị trí và nhìn thấy ít nhất là phần thân trên của tay bắn tỉa. Người này chạy tới chạy lui chỗ mái hiên sau lưng 1 căn nhà, chốc chốc lại nổ 1 loạt AK-47. Với năng khiếu bộ binh thiên bẩm, Davis lao ngay tới chỗ cái hiên, chiếm lĩnh vị trí sau 1 cái cột đèn. Khi bóng người lính địch dừng lại ở giữa hiên, trở thành mục tiêu cố định, Davis chộp ngay lấy cơ hội “Mở khóa an toàn khẩu LAW, ước lượng cự ly, lấy đường ngắm ngang ngực anh ta. Hẳn là toi củ tỏi!!!”


    Vẫn dẫn đầu đội hình, khi đến gần đồn binh, tiểu đội của Davis lại vấp phải đạn bắn ra từ căn nhà lá, thoạt nhìn có vẻ an toàn chỉ có 1 con chó nằm chết trên nền đất. Khi Davis cùng 2 tổ trưởng yểm hộ cho nhau vận động áp sát được mục tiêu, dù đã kiểm tra kỹ tường lẫn trần nhà nhưng họ vẫn ko tìm thấy gì. Do vậy Davis nghi ngờ cái bếp đắp bằng đất sét trong nhà chính là lối bí mật dẫn vào 1 địa đạo. Chỉ có vậy mới giải thích được vì sao tay súng bắn tỉa đối phương vừa mới thấy ở đây nay đã mất dạng.


    Đến khi Davis cùng 2 tổ trưởng về lại chỗ tiểu đội rồi, thì điên tiết thay, từ trong nhà lại bay ra 1 phát đạn bắn tỉa khác. Không còn cơ hội đáp trả nữa. Thiếu úy Procaccini truyền đạt lại lệnh của đại úy Eckman muốn trung đội dẫn đầu tảo thanh dãy nhà lá chạy thẳng ra ruộng lúa, gần đồn. Ngoài 1 số vẫn còn nguyên, đa phần số nhà này chỉ còn là đống tro tàn đổ nát. Đằng sau dãy nhà hãy còn cái cái ụ có bờ cao chừng 1m chứa toàn rác rưởi hôi thối cùng nước mưa tù đọng.


    Dưới đạn địch bay viu víu, trung sĩ Davis cùng phần lớn tiểu đội vọt qua tàn tích của 1 cái cửa chui vào nấp trong 1 căn nhà sập gần phân nửa. Trung sĩ nhất Rexford Humes, chỉ huy tiểu đội hỏa lực cùng binh nhất Percy Horton tới chiếm lĩnh góc ngoài căn nhà, đặt súng M60 bắn trả.


    Trong khi khẩu súng máy đang nã đạn, Davis lại dẫn 2 tổ trưởng lúc nãy khom người di chuyển dưới bậu cửa sổ luồn qua cửa sau ra chỗ 1 bức tường gạch chạy song song với cái ụ sau dãy nhà lá. Từ góc tường, ló ra quan sát, Davis giật mình khi thấy đạn ko bắn từ xa đến mà lại từ ngay 1 hố chiến đấu đào ngay trong ụ, cách chỗ mình chỉ tầm 30 bước. Cái hố ngụy trang bằng lá dừa thỉnh thoảng lại xì khói mỗi khi tay địch bên trong điểm xạ 4-5 phát AK-47.
    gaume1, danngoc, kuyomukotoho3 người khác thích bài này.
  7. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Trung sĩ Davis muốn dùng súng phóng lựu giọt xuống hố nhưng lại ko thể gọi tay xạ thủ lên. Có mà cũng như không. Thằng lính mang M79 của tiểu đội là 1 đứa chẳng thể tin được, thuộc đạo quân 100.000 của McNamara, vừa ngu dốt vừa chỉ chăm chăm lo giữ mạng. Với những đứa như thế Davis toàn dùng làm ‘cửu vạn’ chuyên thồ thêm súng, đạn như khẩu shotgun anh rất khoái trong bối cảnh súng M16 thường hay kẹt đạn. Davis thường hay bảo đám thộn này rằng: “Nếu *** biết làm gì ra hồn thì chỉ việc mang súng đạn lên cho tao cùng các tổ trưởng mỗi khi cần đến.”


    Thế là khẩu phóng lựu được truyền tay lên cho Davis. Anh giọt 1 quả đạn chài trúng cái hố. Người lính địch bị hất tung lên rồi chậm chạp tụt xuống hố trở lại. “nhưng chỉ trong khoảng 5 phút sau, cái hố lại tiếp tục nổ súng”. Davis chả hiểu dưới hố có còn tên địch thứ 2 hay ko hay nó còn được nối với địa đạo nào khác.


    Trong lúc đọ súng, khẩu đại liên của Percy Horton bị trúng đạn, vỡ thước ngắm, hớt 1 đường khá sâu nơi gò má anh. Vẫn ko rời khẩu M60, Horton bắn yểm hộ cho tiểu đội Davis lùi về, nhằm đối phó với hỏa lực đang bắn mạnh từ bên sườn của địch. Chạy tới chỗ nấp, ngoái nhìn lại, Davis thấy địch ko hay biết, vẫn bắn như mưa vào cái nhà vừa bỏ trống. Khẩu đội súng máy của trung sĩ nhất Humes cũng rút về sau đó. Davis nhớ lại “Trong tâm trí tôi thì Humes, Horton, cùng cậu lính mang đạn đều là những chiến binh hết sức gan góc.” Humes là lính chuyên nghiệp da trắng, trong khi Horton là lính nghĩa vụ da đen trạc tuổi 20. Cậu lính mang đạn trong khẩu đội cũng là người da đen. Davis cho biết, ở cái lúc đơn vị mới chân ướt chân ráo sang VN “khi nhiều kẻ sử xự vẫn y như hồi còn ở nhà thì Percy đã thể hiện rõ mình là người lính. 1 chiến binh thực thụ. Tỏ ra là người chín chắn, từng trải, biết động viên các bạn cùng khẩu đội. Percy Horton vừa có thái độ vừa xông xáo, hiếu thắng nhưng cũng rất muốn sống để về nhà. Tất nhiên trước khi về phải tham gia đánh nhau cái đã.”


    Trung úy Michael J. Canney của đại đội C, tiểu đoàn 3/39, được triển khai lập chốt chặn ở phía nam đồn lại đoán những viên đạn rít vèo vèo qua đầu mình là của đơn vị bạn chứ ko phải của quân địch. Dường như đúng là đại đội Charlie đã lãnh đạn lạc của đại đội Bravo thật vì sau khi phun khói đánh dấu vị trí và đại đội trưởng Latham liên lạc với đại úy Eckman thì họ ko còn bị bắn nữa.


    Latham lệnh cho Canney bắt tay với đại đội Bravo. Cách duy nhất để vượt 1 bãi trống tới đó là qua 1 con mương nước. Nghĩ trong tình huống như thế mình phải làm gương, trung úy Canney lên đi trước. Ko thấy đạn địch bắn đến, người lính mang máy truyền tin của Canney cũng nối gót theo sau. Nhưng hạ sĩ Jaime A. Rivera-Lopez, lính xích hầu ‘thường trực’, người đi kế tiếp lại bị lún sình, tới tận đầu gối. 1 số lính đại đội Bravo phía sau vội tới kéo Rivera-Lopez lên thì anh này đã bị bắn trúng đầu, chết tươi. Canney đã đúng, 1 tay súng bắn tỉa đối phương đã canh me chỗ mương nước. Anh ko bao giờ biết việc Rivera-Lopez lọt vào đầu ruồi kẻ bắn tỉa kia là do bị lún sình, dễ bắn hay là bởi anh này đi phía sau cậu lính mang máy khiến địch tưởng nhầm là trung đội trưởng? Canney hồi tưởng lại “Chính vì ko đi theo thứ tự thông thường mà Lopez đã phải chịu số phận lẽ ra giành cho tôi.”


    David Gray, lính điện đài của trung đội 1, đại đội B/6/31 cũng bị bắn ngay sau khi anh phụ kéo Rivera-Lopez ra khỏi vũng sình. Sau khi ngã ngửa, dù đã cố lăn đi tìm chỗ nấp nhưng họng súng AK-47 kia vẫn ko chịu tha; Gray trúng liên tiếp thêm nhiều phát nữa. Bị bắn vào cả 2 chân 13 phát liền, vậy mà Gray chẳng thấy đau, chỉ thấy tê tê. Bỗng có những cánh tay khỏe mạnh của ai đó túm lấy cổ tay, trang bị lôi anh vào nấp sau 1 nhà lá và quay trở về với thực tại. Trung sĩ nhất Terry Dotson, 1 tiểu đội trưởng người da đen đang chiến đấu kỳ hạn thứ nhì ở VN chính là 1 trong số những người đã lăn xả vào lằn đạn cứu mạng người lính điện đài. Gray còn nhận ra Mark Mudd cùng 1 tổ trưởng tên là Sam Flores nữa. Với những đồng đội đã quên thân để cứu sống mình ấy, Gray sẽ chẳng bao giờ dám quên ơn.


    1 số binh sĩ đặt Gray lên cánh cửa rồi khiêng gấp về phía sau tới chỗ đại úy Eckman để y tá đại đội xem xét thương tích. Máu đang tuôn ra từ cả 2 động mạch đùi; xương bánh chè, mắt cá chân trái vỡ vụn. Đạn phá ra trên đùi phải thủng lỗ chỗ. Y tá buộc ga rô, rồi lấy đồ ra truyền dịch, thế nhưng máu vẫn ko ngừng chảy; Gray cảm thấy mình như đang chết dần. Nhưng trực thăng tải thương tới rất nhanh và anh được đưa ngay lên tàu. Mắt Gray như dán vào những ô hình quả trám trên tấm mút gắn trên trần khoang máy bay. Quì bên cạnh, tay lính cứu thương của trực thăng cứ la lên bảo anh gắng gượng. Sau vài phút thì chiếc Huey đáp xuống bệnh viện dã chiến số 3.


    Gray được đưa lên băng ca đẩy tới khu phân loại. Vì người vẫn còn bê bết bùn đất, 2 lính quân y đeo găng tay cùng tạp dề cao su màu xanh lá cây lấy vòi nước rửa ráy cho anh để chuẩn bị phẫu thuật. Những vết thương bị vô nước khiến sót chịu ko thấu. Anh la hét lên inh ỏi.


    Chỉ lát sau Gray đã được phẫu thuật. Khi hỏi thăm tình trạng của mình, 1 bác sĩ thật thà cho biết anh có thể sẽ phải cắt bỏ chân trái. “Ôi đừng làm thế!” Gray năn nỉ “Đừng! cứ làm bất cứ thứ gì nhưng xin đừng cưa chân tôi!”


    Họ bảo Gray há miệng ra rồi luồn 1 cái ống vào cổ họng anh. Sau đó anh bị đánh thuốc mê và ca mổ bắt đầu.


    Khi tỉnh dậy, Gray thấy chân mình hãy còn đó.


    Những tay súng bắn tỉa đối phương cũng ko phải là bất khả chiến bại. Trung đội của thiếu úy Procaccin đã hạ được 1 người nấp trên ngọn dừa cùng 1 người khác từ trong nhà bắn ra. Tay này hẳn nát như tương vì trung sĩ Davis mang theo tấm bảng màu cam, đã bò lên phía trước tiểu đội dẫn máy bay phản lực xuống không kích (do chỉ huy xông xáo hôm đó mà Davis sau đã được thưởng huân chương Sao bạc.) Chiếc Phantom sà thấp tới nỗi anh đọc được cả những dòng chữ sơn dưới bụng máy bay, cắt 1 quả bom mảnh chính xác ‘như đặt’ xuống chỗ ẩn nấp của tay bắn tỉa.


    Sau lượt không kích, trung sĩ Davis vận động tới chỗ 1 nhà kho nhỏ, vách tôn. Triệt để lợi dụng yếu tố bất ngờ, Davis để lính của mình lại bên ngoài, rồi lẻn qua khung cửa trống trèo qua mấy bao gạo chất trên nền nhà. Nhìn qua cửa căn nhà màu trắng đối diện, phát hiện có động, Davis rút chốt 2 trái lựu đạn. Trước kịp ném đi, anh nhận thấy có cái lỗ trên nền đất và mấy bao gạo chính là thứ dùng để che lối ra vào của 1 hầm ngầm.


    Đúng lúc đó 1 loạt AK-47 nã vào trong kho. Có tiếng nổ bép dưới chân Davis. Mới nghĩ địch dưới hầm vừa điểm hỏa 1 khối bộc phá, anh giật nảy mình; 2 trái lựu đạn tuột khỏi tay. Mỏ vịt bung ra.
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Bàng hoàng, mũ sắt sụp che cả mắt, trung sĩ Davis chộp lại được 1 quả, ném nó xuống cái lỗ trên nền nhà. Tìm tiếp quả kia, anh thấy nó nóng giãy. Anh vung tay trái, ném vội nó ra khoảnh sân trước mặt; nhưng vừa rời tay khoảng 1 mét thì lựu đạn nổ. Việc anh ko chết ngay tắp lự đúng là chuyện thần kỳ. Thay vì thế anh vẫn sống với nhiều mảnh cắm vào vai, ngực; tai ù đặc. Ký ức anh chỉ còn nhớ 1 quầng chớp vàng sáng chói, có tâm tối đen mà thôi. Chả nhìn thấy gì, cũng chả hiểu mình bị thương nặng hay nhẹ, Davis chỉ còn biết cầu Chúa.


    Thiếu úy Procaccini hết hồn khi thấy bóng binh nhất Lyle W. Hansen, điện đài viên trong tiểu đội Davis, lao qua khoảnh đất trống, xả súng M16 ko cần nhắm. Anh chàng Hansen tếu táo luôn làm tốt nhiệm vụ nhưng chưa bao giờ tỏ ra là siêu nhân nay lao vào trong kho, nơi Davis bị thương đang nằm. Nhằm dễ bề lôi tiểu đội trưởng của mình thoát khỏi cửa tử, anh để súng qua 1 bên, cởi bỏ điện đài rồi leo qua mấy bao gạo. Hansen cúi xuống hỏi Davis: “Trung sĩ, anh ổn chứ?”.


    Davis vừa mới trả lời thì Lyle Hansen đã trúng 2 phát đạn vào mặt, ngã đè ngang người tiểu đội trưởng, chết ngay. Cố toài ra khỏi xác người lính điện đài, hy vọng đừng bị bắn nữa, Davis trườn qua mấy bao gạo, bò qua khe hở của cái kho ra với tiểu đội mình. Tại đây, anh bắt đám lính bằng mọi cách phải đưa được Hansen ra. Bọn họ xin hứa rồi 1 người vòng tay ôm lấy Davis, dìu anh về phía sau tới chỗ tản thương. Hansen sau này được truy tặng huân chương sao bạc.

    Lính trung đội đi đầu trốn dưới mương thoát nước hoặc nấp rải rác sau nhà, cây nhìn ra ruộng lúa có ‘cù lao’ nhỏ bên trên là cái đồn đang nằm trong tay địch. Ngoài vài binh sĩ hăng hái xả đạn ào ào vào mấy cái nhà bên kia đồng hay 1 số khác nâng súng quá đầu nhắm mắt bắn bừa, vẫn còn nhiều kẻ toàn co đầu, rụt cổ trong suốt trận đánh. Ngay cả thiếu úy Procaccini, mỗi khi ko phải hò hét ra lệnh hoặc gọi vô tuyến cho đại úy Eckman, người là cầu nối liên lạc giữ anh với DeLuca, cũng lấy khẩu CAR15 ra mà nhả đạn.

    Đại úy Eckman phái tiểu đội của trung sĩ Leader tới tiếp viện Procaccini. Hạ sĩ Dennis K. Jones – tiền sát viên của trung đội cối nặng của tiểu đoàn, mới phối thuộc cho Leader hôm trước – liều lĩnh di chuyển giữa lằn đạn địch, tới điều phối pháo binh, trực thăng vũ trang oanh kích khu vực bên kia ruộng lúa. Cuối cùng Jones chạy đến nấp sau bờ tường, chỗ hiên 1 căn nhà xây nhỏ; cứ thỉnh thoảng lại nhô lên nã 1 loạt M16. Do quá hăng máu, anh ko để ý tới tiếng quát của các binh sĩ khác, bảo phải thay đổi vị trí nếu ko muốn địch xác định được chỗ mình. Chẳng mấy chốc, Dennis Jones đã phải trả giá cho những phút giây liều lĩnh, non kinh nghiệm bằng 1 phát đạn trúng đầu. Leader kéo Jones vào trong nhà. Chỏm sọ của anh ta đã bị bắn bay mất. Máu phun ra từ cả mũi lẫn đầu. Leader ko thể tin nổi trong con người ta lại có nhiều máu đến thế. Máu đặc lại trên sàn như thể thạch trái cây vậy.

    Được lệnh lui về bảo vệ bãi đáp, Leader cùng mấy người nữa lấy cánh cửa làm cáng khiêng Dennis Jones. Anh ko thể rời mắt khỏi cái thứ màu xám đung đưa 1 cách kỳ cục mỗi bước chạy bên nửa kia đầu của người lính đang trong tình trạng thập tử nhất sinh, ko còn biết gì nữa. Tốp lính khiêng chiếc ‘cáng’ tới khu đất trống gần 1 căn nhà lá nơi người thượng sĩ nhất đại đội đang phân loại thương binh để cho lên trực thăng tải thương đang sắp sửa đáp xuống. Cố gắng hạ cánh đầu tiên bị đón tiếp bởi hàng loạt đạn liên thanh, phi công bốc cao rồi lảng ra xa tránh khỏi khu đất trống. Leader vội cho lính tản khai. Tuy chưa phát hiện được lính bắn tỉa địch nhưng cũng ko thấy đạn bắn tới nữa. Nghe viên phi công đang bay vòng vòng trên trời hỏi bãi đáp an toàn chưa, Leader trả lời ‘có lẽ rồi’. Nhưng, thực ra đâu phải thế. Nỗ lực hạ cánh tiếp theo cũng bị hỏa lực địch phá hỏng.

    Tới lần thứ 3, Leader quan sát rất kỹ khu vực và chú ý tới thứ gì động đậy phía sau 1 cây dừa cách đó khoảng 50m bên kia khu đất và ruộng lầy mà anh ko muốn phái lính qua. Tất cả những gì anh có thể thấy của tay bắn tỉa địch đang quì chỉ là 1 chiếc giày thể thao mà người này đang đi. Phần lộ ra là mỗi cái mũi giày. Leader đưa khẩu M16 lên vai, đợi khi trực thăng đáp xuống, lập tức ngắm và lẩy duy nhất 1 phát đạn trước lúc tay súng địch kịp nổ súng. Chân của chiến sĩ đối phương giật nảy, rõ ràng đã bị thương. Leader đoán rằng, việc bất ngờ bị trúng đạn vào chân sẽ khiến tay súng địch sợ mất 1 lúc, đủ để đưa thương binh lên trực thăng rồi thoát ly. Lần này thì anh đúng. Tay kia nín khe suốt quá trình tản thương. Sau khi thương binh được sơ tán xong, Leader lại cùng tiểu đội quay lại trận đánh.

    Dennis Jones được truy tặng Huân chương chữ thập Biệt công.

    2 bên cứ bắn nhau dai dẳng cho tới 1 lúc chẳng hiểu DeLuca hay Eckman nhận định rằng; cách duy nhất để chiếm lại đồn là tổ chức xung phong theo lối cổ điển, vừa bắn vừa vận động rồi xốc tới dùng lựu đạn diệt hố cá nhân, hầm chiến đấu địch. Canney cho biết: “Tôi nhớ ai đó muốn trung đội tôi tổ chức xung phong qua cái vùng mắc dịch đó nhưng ý tưởng đó đã bị đại úy Latham từ chối.”

    Nhận lệnh bắt phải xung phong của Eckman, thiếu úy Procaccini cũng ko chịu, anh cố gắng giải thích với đại đội trưởng “Chúng tôi chả nhìn thấy thằng nào hết. Địch ở gần thật đấy nhưng chúng tôi ko biết đích xác vị trí chúng ở đâu cả. Trước mặt có 1 đám rào mắt cáo rồi sau đó là ruộng lúa. Tôi ko nghĩ mình có thể dẫn quân xông qua hàng rào, rồi đồng trống mà thoát khỏi cảnh bị diệt sạch.”

    Theo lời Procaccini, Eckman đã nổi nóng quát to bắt mình phải chấp hành mệnh lệnh. Anh di chuyển tới chỗ trung sĩ nhất Dotson, kỳ hạn chiến đấu trước là tiểu đội trưởng, chỗ dựa của mình; hét to, át cả tiếng súng nổ. “Chúng ta phải dàn quân! Chuẩn bị xung phong!”
    huytop, convitbuoc, viagraless2 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    “Anh điên à” Dotson hét trả. “Ko cách gì qua đó được đâu. Chỉ tổ vô ích thôi.”

    “Đó là lệnh trực tiếp của đại úy.”

    “Vô phương!” Dotson vẫn nhất quyết. Anh ta ko chịu đi và cũng chẳng ra lệnh cho tiểu đội.

    Tim Procaccini đập thình thịch. Người thiếu úy trẻ tuổi ko biết phải làm gì tiếp theo. Tuy nhiên lại nghĩ dù sao có làm vẫn hơn không, anh ôm khẩu CAR-15, luồn qua chân hàng rào rồi trườn xuống ruộng lầy cho tới bờ đất phía bên địch. Mở miệng gào lên gọi những người khác thì tay lính mang điện đài hét trả rằng cuộc xung phong đã bị hủy rồi. Thay vì xung phong, phản lực cơ sẽ được gọi tới và tất cả đều phải rút về. Cuộc không kích ở cự ly gần sẽ hết sức nguy hiểm.

    Sợ bị bỏ rơi, Procaccini tuyệt vọng ném lựu đạn vào 1 đám dừa nước rồi trườn lui. Dotson hạ lệnh 1 khẩu M60 bắn yểm hộ cho anh. Về tới nơi an toàn, tham gia việc triệt thoái mà Procaccini vẫn căm việc Eckman định ném trung đội mình vào 1 động thái ngõ hầu tự sát như thế. Anh trần tình: “Biết đời nào quân ta thua nổi vậy thì sao phải hy sinh tính mạng binh lính chỉ để giành chiến thắng mau hơn 1 tí? Ơn Chúa là lính nó ko chịu tiến chứ nếu ko chắc là chết khẳm.”

    Thấy trung đội đi đầu đã rút về 1 khoảng cách an toàn, Eckman cho pháo binh đang yểm hộ cuộc triệt thoái thôi bắn để dập bom và napalm. Đúng lúc đó Procaccini gọi máy báo 1 lính dưới quyền, là Hansen, vẫn còn mất tích và chắc là chết rồi. Eckman quát: “Xác nhận đi. Nó còn sống hay đã chết hử?” Procaccini nhanh chóng báo lại người lính mất tích đúng là đã chết thật. Eckman thở dài: “Được, nếu cậu ta chết rồi thì để sáng mai hẵng lấy xác. Hôm nay quyết ko để thêm ai bị giết nữa.”

    Trong đêm, có lúc người lính trực điện đài nối với trung đội Procaccini nói cho Eckman là mình ko nghe thấy họ báo tình hình nữa. Khi Eckman cùng thượng sĩ nhất ra tới vị trí của Procaccini thì phát hiện cả trung đội đều đã ngủ thiếp đi. Vừa cùng Eckman xuôi theo phòng tuyến viên thượng sĩ nhất vừa gọi đám lính dậy cho tới tận chỗ Procaccini đang quấn poncho nằm ngủ. Eckmanbắt đầu la lối. Đáp lại, Procaccini ra sức bảo vệ lính, nói họ đã chiến đấu suốt mấy hôm rồi, chả còn sức mà trụ nổi nữa. Eckman giận lắm anh cho biết: “Trong lúc như thế, đừng cãi, đừng bao biện gì hết. Càng nói tôi càng bực. Nick thì cố cãi rằng lính của mình cần phải ngủ vì quá mệt. Thế là bị tôi tát. Đúng ra ko nên làm thế đâu nhưng vẫn phải làm. 1 trong những điều cấm kỵ khi ra trận là để cho tất cả quân mình ngủ hết. Đúng là họ mệt thật đấy, nhưng chiến đấu đâu phải là làm việc 8 tiếng rồi về nghỉ ở nhà? Phải nghiêm thì mới có cơ hội sống sót. Trong hoàn cảnh như thế việc cắt người thức gác là hết sức cần thiết.”

    Rốt cục, Procaccini, người có ý phục vụ lâu dài trong quân ngũ vừa được thưởng huân chương vì dũng cảm vừa chấm dứt sự nghiệp vì bị báo cáo là ko có khả năng lãnh đạo. Eckman nhớ lại: “Khi lữ đoàn hỏi tại sao tôi ‘triệt’ viên thiếu úy này dữ thế tôi mới bảo họ rằng. Nick là 1 sĩ quan dũng cảm, chiến thuật khá, cầm quân được nhưng khi quyết định lại ngu ngốc, quản lính ko nghiêm.”


    Chương 28



    Vào lúc xế chiều, Tướng Ewell và tướng Roseborough đi trực thăng tới nghe báo cáo tình hình. Sau đó vị sư trưởng gắn huân chương Sao bạc cho trung tá DeLuca. Ngay đêm đó DeLuca viết cho vợ: “Anh rất ngạc nhiên vì thấy mình chưa xứng đáng. Đã 19g30 tối rồi mà công việc tiếp tế cho các đại đội tác chiến vẫn chưa xong. Lúc xẩm tối, đại đội A đã ‘đụng’ phải 1 ‘ổ kiến lửa’ và mọi thứ hiện đã được giải quyết. Ngày hôm nay ko hên lắm; bọn anh tổn thất 5 chết, bị thương 25. VC mất 85.”

    Thừa nhận sự ác liệt của trận đánh, DeLuca còn nói thêm “Đừng lo, cưng ạ. Tiểu đoàn bọn anh giỏi lắm chả dễ gì đánh bại đâu.”

    Đại úy Stuart cùng đại đội A, tiểu đoàn 3/39 đúng là đã đụng nặng lúc trời gần tối. Họ vấp phải trận địa cố thủ của đối phương trong đồng lúa gần Rạch Ông Nhỏ cách phía nam đường Phạm Thế Hiển chưa tới 1km. Bộ đội đào công sự trên bờ ruộng rốt cuộc đã kìm chặt quân Mỹ ngoài đồng trống. Trong cái nóng, nhiều người đã ngất đi vì kiệt sức. Những người còn khả năng chiến đấu gồm có xạ thủ M16 Gunnerson và lính bắn M79 Willo T. Naramore Jr. đã phát hiện ra hố chiến đấu đang bắn tỉa vào đội hình trung đội 1. Bằng khẩu phóng lựu của mình Naramore đã tốc được mái của cái hố. Tuy nhiên dù cả Naramore và Gunnerson đã ném ra rất nhiều lựu đạn nhưng tay súng bắn tỉa bên trong vẫn chẳng chịu im tiếng. Sau khi hết sạch lựu đạn, 2 lính Mỹ đã tìm cách áp sát cái hố. Thế nhưng Gunnerson chưa kịp xả súng bắn xuống thì nòng AK-47 của người lính địch đã ngóc lên, nã 3-4 phát trúng bụng anh.

    Naramore nằm phục xuống, nhưng lại ko thể bắn nốt quả đạn cuối cùng. Anh ở quá gần trong khi phải trên 10m thì đạn mới đủ vòng quay. May quá trung sĩ nhất Robert D. Long, 1 lính trẻ da đen đã xông tới bằng 1 quả lựu đạn chuẩn xác đã diệt được cái hố và kết thúc mọi việc. Về sau Long được thưởng huân chương Sao bạc còn Gunnerson và Naramore thì nhận huân chương sao đồng.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Khi trận đánh nổ ra, Thượng sĩ trung đội phó Klump của trung đội 3 đã nhảy vào 1 vũng nước cạnh cái mả rồi ‘lặn hụp trong đó như trâu đầm’. Sau khi gom hết bi đông của trung đội lại, anh cùng 1 lính dưới quyền bò tới cái nhà lá gần đó. Họ múc đầy đám bi đông từ mấy phuy nước mưa bên hông nhà. 1 phát đạn bắn trượt làm mẩu đất văng trúng mặt cậu lính kia, khiến nó sưng 1 cục tướng. Cả 2 sau đó bò về chia số nước quí giá kia cho các đồng đội. Klump xin trực thăng tới sơ tán 2 binh sĩ gục vì nắng nóng của mình đi. Anh nhớ lại: “Khi Trực thăng bay tới, tôi phải đưa 2 gã đó ra. Địch nó bắn, sợ lắm nhưng rồi cuối cùng cũng đưa họ lên máy bay được.”

    Mặt trời bắt đầu lặn rồi mà Quân Giải phóng vẫn cố duy trì hỏa lực bắn tới. Trước nguy cơ 1 đơn vị bị hãm trên đồng lúa trong đêm tối với địch vây quanh DeLuca quyết định giúp Stuart dứt chiến bằng bằng cách cho không yểm tầm gần. Klump nhớ lại: “Điều kế tiếp tôi còn nhớ là máy bay FAC bay tới, bắn rocket khói chỉ thị mục tiêu. Cái của nợ ấy lao xuống chỉ cách chỗ tôi khoảng 1m.” Người phủ đầy bột màu quả đạn bục ra, Klump “nhìn lên, thấy chiếc máy bay chiến đấu chúi xuống, cắt bom. Tiên sư nó. Chẳng biết làm gì nữa ngoài nằm rạp, dí mũi xuống đất. Tôi nghĩ bụng ‘chết mất’ thì quả bom đã lao qua đầu, rơi xuống con suối cách khoảng 20m. Không nổ.”

    Chiếc máy bay thám thính do đại úy Garry G. Cooper, của Không quân Hoàng gia Úc, cầm lái. Cooper là 1 sĩ quan 30 tuổi, ngổ ngáo, thuộc diện trao đổi mới được phối thuộc về phi đoàn Không yểm chiến thuật số 19 của Không quân Mỹ đóng ở Đồng Tâm. Do thành tích dũng cảm ko ngại hỏa lực mặt đất, đánh dấu chính xác mục tiêu, đưa máy bay phản lực vào đánh trong 1 hành lang hẹp hỏa lực chi viện của pháo cối, giữa bối cảnh bầu trời đầy máy bay trực thăng vũ trang, chỉ huy, tiếp tế mà Cooper đã được thưởng huân chương sao Bạc. Chính nỗ lực của Cooper đã tạo điều kiện để các đại đội B/6/31, đại đội A/3/39 và đại đội C/3/39 thoái lui, tập hợp lại cũng như nhận hàng tiếp tế.

    Sĩ quan chỉ huy của Cooper viết rằng: “Do 1 số đơn vị mặt đất ko có lựu đạn khói nên trung úy Cooper đã phải bay rất thấp nhằm xác định mọi vị trí có quân bạn. Việc bay thấp trong 1 khu vực nhỏ như thế rất dễ bị hỏa lực địch bắn rơi và quả thật anh lập tức thu hút sự chú ý của súng máy 12 ly 7 đối phương. Ko quản sự an nguy của bản thân, anh vừa đánh giá tình hình vừa cơ động quyết liệt để tránh đạn mặt đất.” Khi đã nhận rõ đâu là vị trí ta, đâu là vị trí địch Cooper “bổ nhào xuống mục tiêu đầu tiên, định đánh dấu cho phi cơ chiến đấu. Anh lập tức lọt vào lằn đạn chéo cánh sẻ rất nguy hiểm, nghe thấy cả tiếng đạn rít vù vù qua kính chắn gió. Dù chỉ thị chính xác mục tiêu đầu tiên, nhưng do bị phân tâm bởi hỏa lực mặt đất nên các chiến đấu cơ đã đánh ko chính xác lắm.”

    Cooper bèn bật cả đèn dẫn đường navigation lights lẫn đèn hiệu xoay rotating beacon để các phi công máy bay chiến đấu ngừng đánh. (trời khi đó đã xẩm tối). Sau khi chỉ thị lại mục tiêu, anh vòng thấp tại chỗ thu hút hỏa lực địch về phía mình rồi nhẹ nhàng lảng ra dụ đạn lửa đuổi theo, tạo điều kiện cho đám phản lực cơ thoải mái nhào xuống. Mục tiêu bị diệt. Cứ thế, Cooper lấy chiếc máy bay trinh sát của mình ra làm mồi nhử thêm 5 lần nữa. Dù thế trong lúc đánh gía thiệt hại, lại bị địch từ 1 vị trí khác bắn, Cooper lập tức “làm động tác lật rồi bổ nhào xuống ngay chỗ đó, phóng quả rocket cuối cùng rất chuẩn xác.”


    Bóng tối đã bao phủ hết chiến trường, do đang lập vị trí qua đêm sợ lộ vị trí khiến kẻ thù tập kích, các chỉ huy mặt đất đã ko cho bắn pháo sáng. “Lúc này, đám phản lực cơ bắt đầu công kích lần cuối trước khi về nghỉ. Đại úy Cooper chỉ còn quan sát được chúng nhờ luồng lửa do ống xả phụt ra.” Viên sĩ quan chỉ huy tiếp tục tường trình. Do đã hết rocket, để đánh dấu các mục tiêu khác Cooper phải ném lựu đạn khói, lựu đạn lân tinh qua cửa sổ. Để khói ko che mắt phi công phản lực, Cooper “bật đèn, bay vòng vòng sát trên đám khói làm vật chuẩn cho bọn họ. Đạn địch bắn lên mãnh liệt cùng lúc đó càng khiến cho các chiến đấu cơ nhận rõ mục tiêu.” Dù bom nổ gần khiến máy bay chao đảo “đại úy Cooper vẫn nán lại chỗ mục tiêu, tiếp tục hướng dẫn pháo binh dập xuống những chỗ nghi có địch rút lui rồi mới quay vì hết nhiên liệu.”


    Cooper đã ở trên không trung suốt 3 giờ liền. Khi về lại Đồng Tâm, anh rất ngạc nhiên khi thấy chiếc máy bay trinh sát của mình chỉ bị hư hại nhẹ. Kẻ thù lại có thêm cơ hội ‘đục lỗ’ trên chiếc máy bay lúc gần nửa đêm, sở chỉ huy của DeLuca báo họ bị AK-47, RPG tập kích. Sau khi chiếc máy bay trinh sát đã được tái vũ trang, nạp lại nhiên liệu, Cooper lại bay xuyên màn đêm tới Sài Gòn. Anh tổ chức thêm 3 đợt không kích nữa và đánh lui thành công cuộc tấn công của địch.


    Đầu giờ tối, trung tá DeLuca biết tin, cảnh sát VNCH bắt được 1 tù binh. Anh này khai mình là tiểu đội trưởng thuộc 1 đơn vị nổi tiếng. “Anh phát hiện ra là hôm nay bọn anh đã đối mặt với tiểu đoàn 2 Phú Lợi, 1 trong những đơn vị giỏi nhất trên chiến trường VN.” DeLuca đã viết như thế trong bức thư gửi cho vợ đêm đó. Ngoài ra ông còn cho biết, nhiều đơn vị khác cũng đã từng ‘tóm hụt’ những chiến sĩ du kích kỳ cựu này. “Họ nổi danh là 1 tiểu đoàn ma”.


    Việc này xảy ra khi trung úy Foster, quyền chỉ huy đại đội B, tiểu đoàn 3/39 sáng hôm sau, ngày 13/5/1968, liên lạc với DeLuca lúc tiểu đoàn chuẩn bị tiến đánh mục tiêu thêm 1 lần nữa. DeLuca đã kể lại chuyện này trong thư gửi về nhà 1 tuần sau đó:


    Hôm nay Pete [Booras] bảo với tôi rằng bài ‘diễn văn’ tôi đọc cho 1 đại đội trưởng qua máy truyền tin lúc đang giao tranh ở Sài Gòn đã khiến anh rơi nước mắt. Đó là thời khắc hết sức khó khăn, trung úy Foster sau 3 ngày cố ‘nhổ’ 1 vị trí của VC mà ko được

    đã bỏ cuộc, đòi cử 1 sĩ quan khác, có khả năng hoàn thành nhiệm vụ xuống thay. Anh chẳng nhớ chính xác mình đã nói gì khi ấy ngoài việc tỏ lòng khâm phục sự xuất sắc mà cậu ta cùng đại đội mình đã thể hiện khi đối đầu với tiểu đoàn giỏi nhất của quân Giải phóng; nói mình tin là họ sẽ tiếp tục phát huy. Họ đã làm được. Vị trí địch đã bị nhổ.”

Chia sẻ trang này