1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giáo dục con từ bụng mẹ có tạo nên thần đồng? (P1)

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi LuckyDragon69, 10/05/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. LuckyDragon69

    LuckyDragon69 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2016
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    1
    Theo thạc sĩ Lưu Minh Hường, nếu cha mẹ lầm tưởng giáo dục sớm là cách tạo thần đồng sẽ gây ra sức ép, tác hại ngược với trẻ nhỏ.

    Thời gian gần đây, giáo dục sớm là xu hướng được nhiều cha mẹ quan tâm. Một số trường mầm non, tiểu học đã áp dụng phương pháp này với giáo trình cụ thể. Có phụ huynh dành thời gian tìm hiểu qua sách báo, Internet sau đó lựa chọn cách tốt nhất giáo dục con.

    [​IMG]


    Trẻ em vui chơi tại trường mầm non WellSpring, Hà Nội. Ảnh: Lê Hiếu.




    Học cùng con

    Nói đến phương pháp giáo dục sớm, chị Phan Hồ Điệp - mẹ cậu bé thường được gọi là thần đồng Đỗ Nhật Nam - đã chia sẻ trên Facebook những bài học từ trải nghiệm nuôi dạy con của mình, nhận được sự quan tâm của nhiều người. Đỗ Nhật Nam được sinh ra tại Nhật. Bốn tuổi, em trở về sinh sống cùng gia đình ở Việt Nam. Mẹ Nhật Nam đã tìm hiểu rất nhiều sách và quyết tâm áp dụng phương pháp nuôi dạy con kiểu Nhật.

    Khi mang bầu, chị Điệp áp dụng những bài học về thai giáo bằng âm nhạc, kể chuyện. Chị cũng sử dụng phương pháp giáo dục Montessori (tiến trình giáo dục đặc biệt dựa vào việc học qua cảm giác).

    Chị dạy con từ lúc 10 tháng tuổi – giai đoạn tiền tập nói. Người mẹ chia sẻ: Lúc này, Nam bắt đầu bập bẹ nhưng chỉ một thời gian rất ngắn rồi dừng lại luôn. Chị Điệp gọi đó là giai đoạn của “anh hùng thầm lặng”, bởi cái gì cũng biết, nói cái gì cũng hiểu, chỉ nhất định không chịu nói.

    Để kích thích khả năng nói của con, người mẹ này thực hiện nhiều hoạt động. Chị mua các cuốn sách có hình hấp dẫn, dạy con theo thời gian biểu. Con được ngồi trong lòng hoặc đối diện với mẹ để có thể nhìn thấy khẩu hình của mẹ.

    Tiếp đến, giai đoạn 2-3 tuổi có thể coi là bước tiến vượt bậc trong phát triển ngôn ngữ của trẻ. Chị thường xuyên diễn kịch, xem phim, ghi nhật ký cùng con, gọi tên đồ vật gắn liền chức năng, dạy bé về những tính từ, giao tiếp.

    Lớn thêm một chút, người mẹ này chú trọng dạy con theo phương pháp tích hợp, mỗi ngày dạy Nam 15 phút về các môn Toán, Khoa học, Tiếng Việt.

    Trước khi vào lớp 1, chị Điệp hướng dẫn "thần đồng" cách quan sát, khả năng tập trung, ngồi học đúng tư thế, chơi với những con chữ, cách cảm nhận. Đặc biệt, khâu chuẩn bị tâm lý trước khi đến trường cho con rất quan trọng. Mẹ cùng con thường chơi những trò về lớp học như cô giáo – học sinh.

    Một trường hợp khác là bé Phạm Bảo Long và Phạm Khánh Long (2 tuổi, sinh năm 2013) tại Hà Nội được phụ huynh áp dụng phương pháp giáo dục sớm từ khi trong bụng mẹ. Hiện tại, cặp song sinh có khả năng nhận mặt chữ, phát âm tiếng Việt và tiếng Anh, nhận biết cờ của các nước, làm toán.

    Lên một tuổi, Bảo Long và Khánh Long theo học tại trường mầm non về giáo dục sớm. Thạc sĩ Lưu Minh Hường - Viện phó Viện nghiên cứu Giáo dục Trẻ thông minh sớm VSK đã theo sát sự phát triển của cặp song sinh trên. Bà cho biết: Đây là trường hợp tiêu biểu của phương pháp này khi các em đã có sự phát triển về thể chất, trí tuệ tốt.

    Một ngày tại trường tiểu học của Bảo Long và Khánh Long có các phần như: Hoạt động ngôn ngữ, âm nhạc, khoa học, mỹ thuật, yoga, tiếng Anh. Trong đó, các bé được giao lưu với giáo viên bản địa thông qua trò chơi, bài hát và nhiều hoạt động hứng thú để tạo điều kiện nói tiếng Anh như tiếng mẹ đẻ. Giờ ngôn ngữ, những em nhỏ được làm quen và chơi cùng chữ rất vui nhộn.

    Tìm hiểu thêm tại : https://thongminhdadien.vn/
  2. Uyenuyenphan

    Uyenuyenphan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2016
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    1
    Để cho con học tốt tiếng anh ngoài việc bắt con ôm sách vở học nhiều ngữ pháp mình nghĩ các cha mẹ nên cho con nghe hoặc tập phát âm nhiều hơn. Mà con trẻ thì hay lắm, cứ cho các cháu chơi, học, trò chuyện với người nước ngoài là tự nhiên các cháu bắt chước được nhiều: từ cách phát âm, nhấn nhá, vần điệu và cả từ vựng nữa. đừng nói các con mà những người làm cha làm mẹ như tụi mình cũng vậy, gặp một người nước ngoài trong công viên, mạnh dạn hỏi , trao đổi, bắt chuyện với họ là mình cũng đã học và bắt chước được nhiều ở họ, hiểu hơn nhiều từ vựng cũng như cách phát âm. vậy nên mình chọn trung tâm cho con mình chỉ chọn trung tâm có toàn giáo viên nước ngoài giảng dạy thôi à, ở quận 9 có lớp học của ông thầy Jesse dạy cũng hay lắm, mình cũng cho con theo học và tham gia clb chủ nhật mỗi tuần cùng con ở đó. giờ con mình (cháu được 13 tuổi) mạnh dạn và nói chuyện với các thầy nước ngoài dạy trong lớp khá ổn. nhớ hồi cháu học từ năm lớp 3, mình cứ bắt con viết ngữ pháp, từ vựng ra giấy rồi học thuộc học thuộc nhưng chẳng có mấy hiệu quả vì cháu ko dược thực hành nhiều miết rồi cháu quên thấy con cứ học nhồi nhét vậy thấy thương con quá, tôi tin rằng việc cho cháu đi học hướng anh văn giao tiếp ở lóp học của thầy Jesse là quyết định đúng cho tương lai của con.

Chia sẻ trang này