1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Giáo dục con từ bụng mẹ có tạo nên thần đồng? (P2)

Chủ đề trong 'Hạnh phúc gia đình' bởi nambinhthan_2016, 11/05/2016.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nambinhthan_2016

    nambinhthan_2016 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/02/2016
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Giáo dục sớm không có mục đích tạo thần đồng

    Thạc sĩ Minh Hường phân tích: "Trước 3 tuổi, bộ não của trẻ có nhiều kết nối thần kinh. Thời gian sau, kết nối nào được nuôi dưỡng sẽ được giữ lại, phần còn lại bị loại bỏ dần. Đến 15 tuổi, các kết nối thần kinh giảm một nửa so với trước 6 tuổi. Vì vậy, từ 0-6 tuổi được coi là giai đoạn vàng để tạo năng lực tốt nhất cho trẻ".



    [​IMG]


    Thạc sĩ Lưu Minh Hường
    -
    Viện phó Viện nghiên cứu Giáo dục Trẻ thông minh sớm VSK. Ảnh: nghiện Quyên Quyên.


    Bà Minh Hường cũng đánh giá, giáo dục sớm không phải cách tạo nên thần đồng. Trẻ biết đọc, làm toán sớm là hệ quả tất yếu của giáo dục sớm. Nếu cha mẹ lầm tưởng đây là cách tạo nên sự vượt trội của con sẽ vô tình tạo sức ép, gây hậu quả ngược với các bé.

    Trường hợp Đỗ Nhật Nam cũng vậy. Điều khiến Nhật Nam được mọi người yêu quý là luôn trau dồi để phát triển năng lực của bản thân. 14 tuổi, em tự lập cuộc sống khi du học tại Mỹ, đạt nhiều thành tích. Điều đó cho thấy, phía sau của giai đoạn “giáo dục sớm” cần những nỗ lực liên tục ở các giai đoạn tiếp theo mới có thể thành công.

    Vì vậy, theo Viện phó Lưu Minh Hường, giáo dục sớm không khẳng định mọi bé thực hiện phương pháp này đều thành công và vượt trội. Đây là cách phát huy tối ưu tiềm năng của con người trong giai đoạn đầu đời, là bước đệm tốt cho tương lai.

    Những nguyên tắc của giáo dục sớm

    Tuy còn mới mẻ nhưng đã có nhiều trường phái giáo dục sớm của nước ngoài đã được người Việt học hỏi như Phương án 0 tuổi (Trung Quốc); Montesorri (Italia); Shichida (Nhật Bản)...

    Cha mẹ nên tìm hiểu và lựa chọn cách giáo dục tốt nhất. "Tuy nhiên, điều quan trọng là tình yêu thương và sự tương tác của cha mẹ để giáo dục con tốt", thạc sĩ Hường nói.

    Luôn khích lệ động viên con, không ép buộc, đe dọa con, không kiểm tra, luôn dừng lại nếu con muốn.

    Giáo dục sớm không có nghĩa tiểu học hóa (dạy dập khuôn trước chương trình), không quý tộc hóa (dạy con trải nghiệm không sợ bẩn, thái độ sẵn sàng đón nhận sự khác biệt trong xã hội, chung tay giúp đỡ người nghèo khó)...

Chia sẻ trang này